Khóa luận môn lịch sử việt nam

10 1K 0
Khóa luận môn lịch sử việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo Cáo Khóa Luận

Bible School For VietNamese (BSFVN) Trường Kinh Thánh Cho Việt Nam Lịch Sử Việt Nam Kỳ Học : 01-04-2013 BÀI KHÓA LUẬN Sự phát triển của lịch sử Việt Nam với lịch sử Cơ Đốc Giáo từ năm 1975 đến hiện nay Giáo : Huỳnh Thị Thanh Sinh viên : Lê Anh Kiên 10 DÀN BÀI I. Dẫn Nhập …………………………………………………………3 II. Sự phát triển của Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay……………3 III. Sự phát triển của Lịch sử Cơ Đốc Giáo từ 1975 đến nay ……… 4 IV. Kết Luận……………………………………………………………9 Thư Mục 10 I. Dẫn Nhập Lịch sử không những chỉ để chúng ta biết về quá khứ nhưng còn cho chúng ta thấy sự tể trị của Đức Chúa Trời trên từng giai đoạn lịch sử. Qua đó chúng ta sẽ nhìn nhận và đánh giá để biết được sự thực hữu của Ngài, bên cạnh đó chúng ta có thể hiểu được những cái nguyên ro cốt lõi của những thất bại và thành công, điều đó giúp cho chúng ta sửa đổi và có những kế sách chiến lược trong tương lai. II. Sự phát triển của Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu nước năm 1975 đến nay.Cách mạng Việt nam chuyển sang thời kỳ Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngày 25/4/1976, nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Trong 10 năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, trì trệ, cách mạng nước ta gặp không ít khó khăn, yếu kém , sai lầm ,khuyết điểm đòi hỏi phải đổi mới . Từ Đại Hội VI (12-1986) của Đảng , nước ta bước vào thời kỳ đổi mới , đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên. Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi , từng bước đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội , khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng , bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối Đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới đã tiếp tục được Đảng khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhiều chủng loại hàng hóa được xuất khẩu và nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến; kinh tế đạt 10 tăng trưởng cao vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng hơn hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Ngày 28/7/1995 Việt Nam hội nhập Asean . Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà – làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đến 2000, đã thực hiện được ba kế hoạch Nhà nước 5 năm. Đến 11-1-2007 Việt Nam gia nhập (WTO) , có nhiều biến chuyển trong kinh tế. Nước ta đang biến chuyển từng ngày trên con đường phát triển. III. Sự phát triển của Lịch sử Cơ Đốc Giáo từ 1975 đến nay Từ sau năm 1975, Hội thánh Tin Lành ở miền Bắc chỉ hoạt động cầm chừng,không mở rộng tín đồ, nhiều chức sắc tuổi cao qua đời nên bộ máy tổ chức lại bị lâm vào khủng hoảng vì thiếu nhân sự kế thừa. Đến năm 2004, sau 20 năm không tổ chức đại hội, Đại Hội đồng lần thứ 32 được triệu tập mở ra một giai đoạn mới cho giáo hội với sự phát triển nhiều giáo đoàn trong 10 vòng người dân tộc ở miền núi phía Bắc. Tầm hoạt động của giáo hội cũng mở rộng ở hơn 20 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình trở ra. Ở Tây Bắc có khoảng 135 000 đồng bào Mông, và khoảng 2 500 người Dao trở thành tín hữu Tin Lành. Tại miền Nam, Hội thánh Tin Lành chưa được nhà nước công nhận. Hội đồng Tổng Liên hội lần thứ 42 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6, 1976 bầu Mục Ông Văn Huyên vào chức vụ Hội trưởng, ông tiếp tục lãnh đạo giáo hội cho đến khi từ trần trong tháng 7, 1999. Năm 1992-94, chính quyền cho phép nhập 33 000 Kinh Thánh và 20 000 Thánh ca, rồi cấp phép ấn hành 85 000 quyển Kinh Thánh toàn bộ (Cựu Ước và Tân Ước), 65 000 Kinh Thánh Tân Ước, 25 000 Thánh ca, và 120 000 quyển Truyện tích Kinh Thánh. Tháng 2, 2001, Đại Hội đồng lần thứ 43 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua bản Hiến chương mới, và bầu Mục Phạm Xuân Thiều làm Hội trưởng. Các hoạt động của giáo hội dần được phục hồi và phát triển với khoảng 600 000 tín hữu (năm 2009) ở 34 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị trở vào. Về đào tạo, Viện Thánh Kinh Thần học được mở lại từ năm 2003 với cơ sở mới đang được hoàn thành tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tháng 6, 2011, Lễ Kỷ niệm 100 năm Tin Lành đến Việt Nam lần lượt được tổ chức tại Đà Nẵng, Hà Nội, và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có khoảng gần 5 000 người nước ngoài sinh sống ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang sinh hoạt tại các nhà thờ Tin Lành trong khu vực, đông nhất là người Hàn Quốc với 1 giáo đoàn ở Hà Nội, 2 giáo đoàn Báp-tít và 2 giáo đoàn Trưởng Lão ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tại thành phố này còn có Hội thánh New Life Fellowship dành cho cho người Mỹ, và một số nhóm của người Úc, và người Đức. Mặc dù công cuộc truyền bá phúc âm cho các dân tộc thiểu số đã khởi sự từ năm 1924 giữa vòng người Khmer ở Châu Đốc, và cuối thập niên 1920 đã có một nhà thờ người sắc tộc được thành lập ở Khe So gần Đà Nẵng, đến năm 1929, mục tiêu truyền giáo cho người sắc tộc mới 10 trở thành mối quan tâm của Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp. Hội thánh Tin Lành và Hội Truyền giáo phối hợp cử những nhà truyền giáo tìm đến các dân tộc thiểu số để truyền giảng và thành lập các giáo đoàn. Bên cạnh đó còn có nỗ lực truyền giáo của Cơ Đốc Truyền giáo hội. Sự đáp ứng đối với thông điệp phúc âm là tích cực. Cho đến năm 1975, mục và tín hữu người sắc tộc điều hành hội thánh của họ với sự cố vấn và hỗ trợ của những nhà truyền giáo từ Hội Truyền giáo và Hội thánh Tin Lành Việt Nam. Đến cuối thế kỷ 20, thêm một đợt bùng nổ số lượng người tiếp nhận đức tin Cơ Đốc, nâng số tín hữu trong các dân tộc thiểu số lên gấp 7 lần so với con số thống kê tính đến thời điểm 1975. Theo ước tính của một cuộc khảo sát thực hiện năm 2009, tỉ lệ tín hữu Cơ Đốc trong một số sắc dân là khá cao như M’Nông (44%), Mạ (45%), Stieng (52%), Ê Đê (53%); số tín hữu người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 62% trong tổng số hơn 1,2 triệu tín hữu thuộc cộng đồng Tin Lành tại Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang sút giảm bởi vì ngày càng có nhiều người Kinh tiếp nhận đức tin Cơ Đốc. Đa nguyên và dân chủ là hai nguyên lý căn bản trong việc hình thành và liên kết các giáo hội có tổ chức trong cộng đồng Tin Lành trên thế giới. Đồng thuận với nhau về những nguyên lý thần học căn bản, tinh thần hiệp nhất giữa các hệ phái lập nền trên giáo thuyết “Hội thánh vô hình” phân biệt với “hội thánh hữu hình” trên đất - bao gồm con dân thật của Chúa, và chỉ có Chúa biết họ. Như vậy, các hệ phái được thành lập để đáp ứng những nhu cầu đa dạng mà mỗi hội đoàn đều gặp phải như sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, cơ cấu tổ chức, hoặc mục tiêu hoạt động mà vẫn duy trì sự hiệp nhất thuộc linh và sự hợp tác trong nỗ lực truyền bá phúc âm và các hoạt động xã hội. Bên cạnh Hội thánh Tin Lành Việt Nam cho đến nay vẫn là giáo hội lớn nhất và nhiều ảnh hưởng nhất trong cộng đồng Tin Lành còn có những hệ phái sớm có mặt tại Việt Nam như Hội Truyền giáo Cơ Đốc (1957), Báp-tít (1959), Hội thánh Đấng Christ (1959). Ngoài ra còn có các hệ phái khác như Trưởng Lão, Ngũ Tuần, Giám Lý, Mennonite, Môn đệ Đấng Christ…với những nhóm độc lập bên trong mỗi hệ phái. Do có những khác biệt quan trọng và căn bản trong thần học và sống đạo, các hệ phái như Cơ Đốc Phục lâm, Chứng 10 nhân Giê-hô-va, Mormon . không được công nhận là một thành phần trong cộng đồng Tin Lành. Dù có mặt ở Việt Nam khá muộn màng, sau hơn 100 năm tồn tại Tin Lành được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhất, đặc biệt là từ những thập niên cuối thế kỷ 20. Sự hình thành và phát triển của cộng đồng Tin Lành tại Việt Nam là một thành quả đáng kể nếu so sánh với những xứ sở lân cận. Sau 100 năm hoạt động truyền giáo ở Thái Lan, chỉ có 9 000 người qui đạo. Cộng đồng Tin Lành ở Kampuchia và Lào có qui mô nhỏ hơn nhiều. Số tín hữu ở Trung Quốc đông đảo hơn nhưng họ có đến hơn 200 năm truyền giáo với sự tập trung rất lớn của các hội truyền giáo từ châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ cuộc chiến giành độc lập, Tin Lành được công nhận là một trong những tôn giáo chính của đất nước. Mặt khác, đức tin đòi hỏi người tín hữu phải có mối tương giao trực tiếp với Chúa Giê-xu, và những trải nghiệm tâm linh trong cuộc sống thường nhật là không thể thiếu: họ trò chuyện, giãi bày, tâm sự, khẩn nài với Chúa, và khi phạm tội xin Chúa tha thứ tội lỗi mà không cần thông qua một thực thể trung gian nào; đồng thời họ có thể tìm kiếm sự dạy dỗ, soi dẫn cũng như sự khích lệ, an ủi và sức mạnh tâm linh từ Chúa qua sự suy ngẫm Kinh Thánh bởi sự vận hành của Chúa Thánh Linh. Nền thần học này đã giúp giải phóng người tín hữu khỏi sự lệ thuộc vào các giáo hội có tổ chức. Trong thực tế, không ít người tiếp nhận và thực hành đức tin Cơ Đốc mà không có mối quan hệ nào, hoặc nếu có thì rất lỏng lẻo, với các giáo hội, nên con số thực có thể lớn hơn những gì được tìm thấy trên các bảng thống kê. Có một số nhân tố đóng góp cho thành tựu này: Chữ Quốc ngữ giúp phổ biến rộng rãi các loại ấn phẩm tôn giáo, nhất là bản Kinh Thánh tiếng Việt. Sự tận tụy và hi sinh của những nhà truyền giáo thời kỳ tiên khởi, nhiều người dành gần trọn đời mình (có những người gởi thân xác ở đây), chịu đựng bệnh tật và trải qua nhiều gian khổ. Cũng phải kể đến nhiệt huyết, khả năng, và bản lĩnh của các mục Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên. Tín hữu Việt Nam được sớm đào tạo để tự điều hành và xây dựng một giáo hội tự trị, tự lập, và tự truyền bá. Sử dụng hiệu quả kinh nghiệm của nhân học 10 tôn giáo để truyền giáo cho các dân tộc thiểu số; đến năm 1965, hơn 30 ngôn ngữ đã được dùng để đem thông điệp phúc âm đến các sắc dân ở Tây Nguyên và Tây Bắc, và Kinh Thánh đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cộng đồng Tin Lành cho đến nay vẫn là thiểu số, nhất là trong vòng người Kinh (chỉ chiếm 1% dân số), và không có nhiều ảnh hưởng trong xã hội, đặc biệt trong giới trí thức. Từ thập niên 1960, Mục Lê Hoàng Phu đã quan tâm đến sự thiếu vắng sự sâu nhiệm thuộc linh ở nhiều chức sắc, vì vậy họ luận giải Kinh Thánh "bằng cách bắt chước những diễn giả khác"; ông cũng sớm nhận diện một trong những vấn nạn của giáo hội, đó là không thể "cung cấp đủ những lãnh đạo được huấn luyện kỹ lưỡng để chăn dắt các Hội thánh đang tăng trưởng về nhân số và hiểu biết". Tình trạng hiện nay còn tồi tệ hơn. Khác với cộng đồng Tin Lành người Việt ở hải ngoại, thành phần trí thức chỉ là thiểu số trong giới lãnh đạo và trong hệ thống đào tạo của các giáo hội trong nước, sự khiếm khuyết về kiến thức thần học và xã hội là khá phổ biến giữa vòng họ. Mặt khác, trong những năm gần đây, nhiều vụ tai tiếng xuất hiện với tần suất cao chưa từng có trong lịch sử hơn 100 năm của cộng đồng Kháng Cách Việt Nam là điều đáng quan ngại. Việc các tiên tri giả nổi lên dụ dỗ các đồng bào dân tộc thiểu số, tung những tin đồn thất thiệt về việc Chúa Giê-xu tái lâm đã gây cho không ít người phải nhà tan cửa nát. Mặc dù khó có thể kiểm tra độ chính xác của những cáo buộc về tư cách đạo đức của nhiều người thuộc hàng giáo phẩm, nhất là những người lãnh đạo các giáo hội, chúng đã gây phân hóa cũng như làm sút giảm uy tín của cả cộng đồng. Mặc dù hiện nay chính sách nhà nước đã thông thoáng hơn nhưng vẫn còn nhiều điều cản trở sự phát triển Hội Thánh Chúa. Sự bắt bớ bởi chính quyền cũng một phần là do sự đố kị giữa các hệ phái . Việc các Hội Thánh Chúa thiếu hiệp một đã dẫn đến chiến tranh nội bộ, không đánh mà thua. Hiện tại rất nhiều Hội Thánh Chúa đang được mở ra nhưng phần nhiều các tôi tớ Chúa chưa được trang bị đầy đủ, sinh hoạt không có giấy phép nên gặp nhiều khó khăn với chính quyền về mặt pháp lý đó cũng là một lực cản khác đối với nỗ lực mang phúc âm đến cho một đất nước gần 90 triệu dân. Bên 10 cạnh đó sự đào tạo những người hầu việc Chúa chưa được mở rộng. Đời sống những người hầu việc Chúa chưa được chăm lo dẫn đến tình trạng người Hầu việc Chúa luôn luôn có gánh nặng khiến cho Hội Thánh Chúa không mở mang. Nhớ khi xưa dân của Chúa được Chia thành 12 chi phái thì chi Phái người Lê-vi được biệt riêng để chăm lo công việc đền thờ. Họ không phải lo lắng bôn ba như các Mục sư, nhà Truyền đạo hay những người hầu việc Chúa bây giờ . Đó cũng là một vấn đề nhức nhối với các đầy tớ Chúa hiện nay. IV. Kết Luận Nhìn kỹ lại con đường phát triển đó chúng ta thấy được sự quyền năng của Đức Chúa Trời, khi đất nước chúng ta trong giai đoạn bắt bớ Tin Lành thì không có sự phát triển. Trong thời điểm hiện tại khi được mở mang hơn, con đường bước đi theo Chúa được rộng mở thì kèm theo đó là số lượng tín hữu được tăng lên, cùng sự cầu nguyện miệt mài của con dân Chúa đất nước chúng ta đang trên đà phát triển. Đất nước nào có Đức Giê-hô-va làm chủ , đất nước đó phước hạnh. Thư Mục 10 1.Đỗ Hữu Nghiêm, Phương pháp truyền giáo của Tin Lành giáo tại Việt Nam, Luận án cao học Sử học, Trường Đại học Văn Khoa, Sài Gòn, 1968. 2. Lê Hoàng Phu, Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, NXB TG, HN 2011 3. Lê Văn Thái, Bốn mươi sáu năm trong chức vụ, hồi ký, Cơ quan Tin Lành xuất bản, Sài Gòn, 1971. 4. Ms Bùi Hoành Thử, Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, bản viết tay, 5. Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin Lành trên thế giới và Việt Nam, Nxb Tôn giáo, HN 2004. 6. Nguyễn Thanh Xuân. (Chủ biên), Đạo Tin lành ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, HN 2008 . For VietNamese (BSFVN) Trường Kinh Thánh Cho Việt Nam Lịch Sử Việt Nam Kỳ Học : 01-04-2013 BÀI KHÓA LUẬN Sự phát triển của lịch sử Việt Nam với lịch sử Cơ. Lành giáo tại Việt Nam, Luận án cao học Sử học, Trường Đại học Văn Khoa, Sài Gòn, 1968. 2. Lê Hoàng Phu, Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, NXB TG, HN

Ngày đăng: 17/08/2013, 23:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan