Các hình thức tiền lương và tổ chức hạch toán lao động tiền lương hiện nay trong các doanh nghiệp.doc

34 546 1
Các hình thức tiền lương và tổ chức hạch toán lao động tiền lương hiện nay trong các doanh nghiệp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các hình thức tiền lương và tổ chức hạch toán lao động tiền lương hiện nay trong các doanh nghiệp

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường khi sức lao động được coi là hàng hóa thìviệc xác định, đánh giá đúng giá trị loại hàng hóa đặc biệt này không chỉ cóýnghĩa với người lao động, người sử dụng lao động mà còn với cả xã hội.

Tiền lương là phương tiện, là cách biểu hiện thù lao tương xứng với sứclao động bỏ ra Tiền lương là một phạm trù động, là một yếu tố của sản xuấtvà tiêu dùng Đối với người lao động, tiền lương là bộ phận cực kỳ quan trọngđể tái sản xuất sức lao động; đối với người sử dụng sức lao động, tiền lươnglà một trong các khoản mục của chi phí sản xuất, là khoản đầu tư ứng trước,đầu tư cho phát triển, là công cụ của nhà nước để điều tiết nền kinh tế – xãhội, có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển toàn diện, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của người lao động Do đó, tiền lương cần bảo đảmtái sản xuất mở rộng sức lao động và ngày càng được tăng lên theo sự pháttriển và tăng trưởng của nền sản xuất xã hội.

Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, tiền lương ở việt nam chưatrở thành đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ, chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động,mặc dù giá cả tăng, sản xuất tăng trưởng.Việc phân phối tiền lương tiềnthưởng còn bình quân đã hạn chế tính tích cực sáng tạo và những mong muốncủa người lao động.Vì vậy nhà nước cần xây dựng các chế độ chính sách tiềnlương hợp lý Dựa trên chế độ chính sách tiền lương của nhà nước, mỗi doanhnghiệp tùy thuộc vào đặc điểm, mục đích…hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình để vận dụng phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu từ đó bảo tồn vàphát triển được vốn, nguồn nhân lực, sản xuất kinh doanh có hiệu quả đảmbảo đời sống cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhànước.

Nhận thấy vai trò to lớn của kế toán tiền lương trong doanh nghiệp, em

đã chọn đề tài:”Các hình thức tiền lương và tổ chức hạch toán lao động

tiền lương hiện nay trong các doanh nghiệp”

Chuyên đề của em gồm các nội dung cơ bản sau:

PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG.PHẦN II: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG.

Trang 2

PHẦNIII: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNGTRONG CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ PHƯƠNGHƯỚNG HOÀN THIỆN.

Do thời gian và khả năng có hạn, bài viết của em không thể tránh khỏinhững thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đềán của em được hoàn thiện hơn.

Qua đây, em xin cảm ơn cô: TRẦN THỊ PHƯỢNG đã tận tình hướng dẫnem thực hiện đề án này

Trang 3

PHẦN I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNGI.Bản chất tiền lương và nhiệm vụ hạch toán.

1.Khái niệm và bản chất của tiền lương

Trong cơ chế hoạch toán tập trung, tiền lương được hiểu là một phần củathu nhập quốc dân, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho cán bộ côngnhân viên dựa trên cơ sở, nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái tạosản xuất sức lao động.

Quan niệm về tiền lương như vậy đã làm nảy sinh ra nhiều vấn đề sau:

Một là, vì không coi sức lao động là hàng hóa, nên tiền lương không

phải là tiền trả đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên bỏ ra Dovậy, trong những năm tồn tại mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã ápdụng hình thức phân phối theo chế độ bình quân, nhà nước bao cấp tiền lươngtrong doanh nghiệp không gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, không kíchthích con người trong lao động , sáng tạo để đạt năng suất cao, đưa ra nhữngsản phẩm mới… nên hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế yếukém.

Hai là, tiền lương được coi là một bộ phận của thu nhập quốc dân, nên

cơ chế phân phối tiền lương phụ thuộc vào vấn đề của chế độ phân phối Theochế độ phân phối đó, thu nhập quốc dân còn nhiều thì phân phối nhiều vàngược lại thu nhập quốc dân thấp thì phân phối ít, do đó nhiều khi không tínhđến một cách đầy đủ sự bù đắp chi phí sức lao động Kết quả là biên chế laođộng ngày càng lớn, ngân sách thâm hụt nặng nề do phải bao cấp tiền lương,mà tiền lương lại không đủ tái sản xuất sức lao động, sản xuất kinh doanh mấtđộng lực nên mức tăng trưởng của nền kinh tế rất thấp, hiệu quả sản xuất kinhdoanh không cao.

Ba là, tiền lương không còn là mối quan tâm của công nhân viên chức

trong các doanh nghiệp Nhà nước, cái mà họ quan tâm là những lợi ích đượcphân phối ngoài lương Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp ngày càngkhông đáp ứng được các nhu cầu của đời sống nhân dân Người lao động mặcdù được coi là chủ nhân nhưng không gắn bó với cơ sở sản xuất, phổ biến tìnhtrạng “ cha chung không ai khóc” lãng phí ngày công, giờ công, Nhà nướcmất dần đội ngũ lao động có tay nghề cao Do đó đã đẩy nền kinh tế nước tangày càng lấn sâu vào cuộc khủng hoảng, mức tăng trưởng kinh tế thấp vàkéo dài.

Trang 4

Thực hiện đổi mới nền kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta vận hành theo cơchế thị trường buộc chúng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức Vìvậy, quan niệm về tiền lương cũng có sự đổi mới dựa trên yêu cầu:

+Coi sức lao động là hàng hóa của thị trường yếu tố sản xuất.

+Tiền lương phải là tiền trả cho sức lao động và tuân thủ theo các quyluật của thị trường.

+Tiền lương là bộ phận cơ bản (hoặc duy nhất) trong thu nhập củangười lao động, đồng thời phải được hiểu nó là một trong những yếu tố đầuvào của chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với ý nghĩa đó, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao độngsống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khốilượng sản phẩm hay công việc mà người lao động đã hoàn thành Tiền lươngchính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động Các doanh nghiệp sửdụng công cụ tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tronglao động sản xuất, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động Đối vớicác doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một bộ phận chiphí cấu thành nên giá trị sản phẩm hàng hóa Do vậy, các doanh nghiệp phảisử dụng sức lao động một cách có hiệu quả để tiết kiệm chi phí đầu vào, tiềnđề để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của mình trênthị trường.

Cùng với khái niệm trên, tiền công chỉ là một biểu hiện hay là một têngọi khác của tiền lương Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ cung cầuvề sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh,các hợp đồng thuê lao động có thời hạn Tiền công còn được hiểu là tiền trảcho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, là tiền trả theo khối lượng sảnphẩm, công việc cho người lao động đã được thỏa thuận trong hợp đồng và cóthể gọi là giá công lao động Trong nền kinh tế thị trường ở các nước pháttriển, khái niệm tiền lương và tiền công được xem là đồng nhất cả về bản chấtkinh tế, phạm vi và đối tượng áp dụng Nhưng ở các nước đang chuyển từ nềnkinh tế mệnh lệnh sang nền kinh tế thị trường như nước ta thì khái niệm tiềnlương thường được gắn với chế độ tuyển dụng suốt đời hoặc một thỏa thuậnhợp đồng sử dụng lao động dài hạn, ổn định Nói chung khái niệm tiền lươngcó tính phổ cập hơn và cùng với nó là một loạt khái niệm:

+Tiền lương danh nghĩa: Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sửdụng sức lao động trả cho người cung ứng sức lao động căn cứ vào hợp đồng

Trang 5

thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê mua Trên thực tế, mọi mức lương trảcho người lao động là tiền lương danh nghĩa

+ Tiền lương thực tế nó là một khái niệm chỉ số lượng tư liệu sinh hoạtvà dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩacủa mình sau khi đã đóng các khoản thuế (thuế thu nhập,…) theo quy địnhcủa Nhà nước.

Đối với người lao động, lợi ích và mục đích cuối cùng của việc cung ứngsức lao động là tiền lương thực tế chứ không phải tiền lương danh nghĩa Vìtiền lương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động và các lợi íchvật chất khác của họ Do vậy, trong nội dung bản hợp đồng lao động được kýkết hai bên (người sử dụng sức lao động và người cung ứng sức lao động)luôn phải có một sự ngầm hiểu, so sánh, cân đối giữa mức lương đưa ra và giátrị hiện hành để thống nhất một mức lương thực tế thích hợp.

+ Mức tiền lương hiệu quả, căn cứ vào doanh thu biên của lao động vì nóđặc trưng cho chi phí biên của việc thuê lao động Mức tiền lương hiệu quảnói lên”ngưỡng” tối đa mà doanh nghiệp có thể chấp nhận trả cho người laođộng để đảm bảo tối thiểu hóa chi phí đầu vào.

+ Tiền lương tối thiểu cũng có những quan niệm khác nhau Từ trướcđến nay mức lương tối thiểu được xem là “cái ngưỡng”cuối cùng để tiến tớiđàm phán, xây dựng nên hệ thống tiền lương của các nghành, các lĩnh vựchay hệ thống tiền lương chung thống nhất cho một quốc gia Nó là căn cứ đểđịnh ra và hoàn thiện hóa chính sách tiền lương.

2 Vai trò của chính sách tiền lương trong sản xuất kinh doanh.

Trong sản xuất kinh doanh Đối với các doanh nghiệp, tiền lương là mộtyếu tố của sản xuất, nó còn chứa đựng một yếu tố quan trọng đó là vấn đề xãhội Còn đối với người cung ứng không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế,một vấn đề lợi ích mà còn phải hiểu rộng hơn là nó ảnh hưởng đến các chínhsách vĩ mô của Nhà nước Vì vậy, trong cơ chế điều tiết của thị trường laođộng phải được định hướng bằng các chính sách của Chính phủ phải chú ýđến các quy định kiểm soát lao động, tiền lương là thu nhập chủ yếu của họhay nói cách khác đi, mục tiêu cuối cùng của nhà sản xuất là lợi nhuận và củangười cung cấp sức lao động là tiền lương Với ý nghĩa đó, tiền lương khôngchỉ mang bản chất của chi phí mà nó đã trở thành phương tiện tạo ra giá trịmới, hay nói đúng hơn là nguồn cung ứng sự sáng tạo ra giá trị gia tăng Mặt

Trang 6

khác, khi năng suất lao động tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, do đónguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động được hưởng cũng tănglên Hơn nữa, khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng những mứclương thỏa đáng, nó sẽ tạo ra sự gắn kết giữa những người lao động với mụctiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa người chủ doanhnghiệp và công nhân, làm cho người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơnvới các hoạt động của mình…Các nhà kinh tế gọi đó là “phản ứng dây chuyềntích cực” của tiền lương.

Ngược lại, nếu chế độ trả lương trong doanh nghiệp không hợp lý khôngchú ý đúng mức đến lợi ích người lao động, chỉ vì mục tiêu lợi nhuận thuầntúy thì nguồn nhân lực có thể bị kiệt quệ về số lượng cũng như chất lượng.Biểu hiện của nó được thể hiện trong sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanhvà đồng thời nó lại sinh ra mâu thuẫn người lao động với chủ doanh nghiệp cóthể dẫn tới bãi công, đình công…Mà điều tồi tệ hơn đó là sự di chuyển laođộng, chất xám sang những khu vực doanh nghiệp mới có mức lương hấp dẫnhơn Hậu quả gây ra không những mất đi nguồn nhân lực quý giá mà nó cònlàm cho doanh nghiệp thiếu hụt lao động cục bộ, đình đốn trong sản xuất vàlàm giảm sức cạnh tranh của mình trên thị trường, đưa doanh nghiệp dẫn tớiphá sản.

3 Tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương trong các doanhnghiệp

Vấn đề quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tácquản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó là một nhân tố giúp chodoanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinhdoanh của mình, thúc đẩy người lao động tăng năng suất và chất lượng laođộng trong hoạt động sản xuất của mình Chi phí tiền lương không chỉ có ýnghĩa đối với các nhà sản xuất mà còn là mục đích, động cơ và lợi ích kinh tếcủa người cung cấp sức lao động Một mức lương hợp lý nó sẽ tác động tới cảcung và cầu sức lao động Đối với doanh nghiệp để tối thiểu hóa chi phí đầuvào thì mức lương trả cho người lao động không được lớn hơn doanh thu biênmà người công nhân được thuê thêm cuối cùng tạo ra nó Còn đối với ngườicông nhân, mức lương hợp lý có tác dụng kích thích sức sáng tạo, tinh thầntrách nhiệm trong lao động Trong trường hợp này, lợi ích kinh tế của ngườihưởng lương đã nhất trí với lợi ích của doanh nghiệp, đó chính là động lực,

Trang 7

nhân tố lớn nhất của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcũng như trong hoạt động của nền kinh tế nói chung.

Thực hiện tốt quá trình tổ chức công tác hạch toán lao động và tiềnlương còn giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trảlương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, chế độ Mặt khác còn tạora cơ sở cho việc phân bổ chi phi nhân công vào giá thành sản phẩm một cáchchính xác và hợp lý.

4 Nhiệm vụ của hạch toán tiền lương.

Để làm tốt công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thì nhiệm vụcủa công tác kế toán tiền lương phải tổ chức tốt các nhiệm vụ sau:

+Thực hiện tốt quá trình ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu để tínhlương và các khoản phải trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công đúng đốitượng sử dụng lao động.

+Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở cơ sở, bộ phận sản xuấtkinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ hóa đơn ghi chépban đầu về lao động, về tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụlao động, đúng phương pháp và tiền lương đúng chế độ.

+Lập các báo về tiền lương thuộc phần việc do mình phụ trách.

+Phân tích tình hình sử dụng và quản lý chi phí nhân công, đề xuất cácbiện pháp nhằm khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả mọi tiềm năng vềnguồn nhân lực sẵn có của doanh nghiệp.

II Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.

a Hình thức trả lương theo thời gian.

Hình thức trả theo thời gian là hình thức thực hiện việc tính lương chongười lao động theo thời gian làm việc dựa trên cơ sở ngành nghề và trình độthành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động Tùy theothuộc tính, tính chất của lao động khác nhau và mỗi ngành nghề cụ thể có mộtthang lương riêng Trong mỗi thang lương lại tùy theo trình độ thành thạo

Trang 8

nghiệp vụ, kỹ thuật và tay nghề chuyên môn mà chia làm nhiều bậc lương.Mỗi bậc lương có một mức lương nhất định Đơn vị để tính tiền lương thờigian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ

Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thanglương, lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm côngtác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và thuộc các ngành nghề mang tínhchất xã hội không mang tính chất sản xuất.

Hình thức trả lương theo ngày là tiền lương trả cho người lao động theomức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng Mức lương ngàythường được tính bằng cách lấy mức lương tháng chia cho số ngày làm việctrong tháng theo chế độ (thường tính 26 ngày) Lương ngày thường áp dụngđể trả lương cho người lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lươngcho người lao động trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nghĩa vụkhác và làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội Nó có thể khái quát theocông thức sau:

Tiền lương phảitrả trong tháng =

Mức lươngmột ngày x

Số ngày làm việcthực tế trong tháng.

Mức lương tháng theocấp bậc(hay chức vụ) x

Hệ số các loại phụcấp (nếu có)

Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (26 ngày)

Mức lương giờ = Mức lương ngày

Số giờ làm việc theo chế độ (8 giờ)

Lương được tính theo giờ thường được áp dụng để trả lương cho laođộng trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng theo sản phẩm( nóthường áp dụng đối với các ngành nặng nhọc, nguy hiểm)

Tiền lương tính theo thời gian được chia thành: tiền lương tính theo thờigian giản đơn và tiền lương tính theo thời gian có thưởng.

- Tiền lương tính theo thời gian giản đơn căn cứ vào số giờ làm việcthực tế nhân với mức tiền lương của một đơn vị thời gian Tiền lương tínhtheo thời gian giản đơn không phát huy được đầy đủ nguyên tắc phân phối

Trang 9

theo lao động, vì nó chưa chú ý đến kết quả và chất lượng lao động thực tếcủa người lao động

- Tiền lương tính theo thời gian có thưởng là tiền lương tính theo thờigian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất Tiền lương tínhtheo thời gian có thưởng có tác dụng túc đẩy người lao động tăng năng suấtlao động, tiết kiệm vật tư, tính năng động sáng tạo,… trong sản xuất và bảođảm chất lương sản phẩm, hàng hoá.

Nhìn chung hình thức trả lương theo thời gian có những mặt hạn chếcủa nó như tiền lương mang tính chất bình quân nhiều khi không phù hợp vớikết quả lao dộng thực tế của người lao động Do vậy, chỉ những trường hợpchưa đủ điều kiện trả lương theo sản phẩm mới áp dụng chế độ trả lương theothời gian.

b Hình thức trả lương theo sản phẩm.

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượngvà chất lượng công việc đã hoàn thành Đây là hình thức trả lương phù hợpvới nguyên tắc phân phối theo lao động gắn chặt với số lượng lao động vàchất lượng lao động, năng tực sáng tạo,…từ đó góp phần tăng thêm của cải,sản phẩm hàng hoá cho xã hội một cách hợp lý Là hình thức trả lương theosản phẩm, do đó còn phải tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng doanh nghiệp,từng lĩnh vực mà vận dụng theo các hình thức cụ thể sau đây:

- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế Với hình thức này

tiền lương phải trả cho người lao động tính trực tiếp theo số lượng sản phẩmhoàn thành dựa trên kết quả đánh giá, nghiệm thu về quy cách, phẩm chất, sốlượng,…của sản phẩm làm ra của người lao động và đơn giá tiền lương sảnphẩm đã quy định không chịu một sự hạn chế nào Đây là hình thức được cácdoanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho lao động trực tiếp.

- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Là hình thức được áp dụng để trả

lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệmvụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị,… Có thểcăn cứ vào kết quả của lao động trực tiếp mà lao động giáp tiếp phục vụ đểtính lương cho lao động gián tiếp.

- Trả lương theo sản phẩm có thưởng, phạt: Theo hình thức này, ngoài

lương tính theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được hưởng trong sảnxuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất laođộng, tiết kiệm vật tư,…Nhưng trong các trường hợp người lao động làm ra

Trang 10

các sản phẩm hỏng, sản phẩm không đủ chất lượng, lãng phí vật tư,… thì cóthể phải chịu tiền phạt và khấu trừ vào tiền lương của họ

-Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này, ngoài tiền lương

theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt định mức laođộng để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến Tỷ lệ hoàn thành vượtđịnh mức ngày càng cao thì suất luỹ tiến càng nhiều Lương trả theo sản phẩmluỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động,do đó nó được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốcđộ sản xuất, đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ Sử dụng hình thức trảlương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong quá trình sản xuất,làm tăng giá thành sản phẩm Vì vậy, trong các trường hợp không cần thiết thìkhông nên sử dụng hình thức trả lương này.

- Trả lương khoán theo khối lượng hoặc khoán từng việc: Là hình thức

được áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuấtnhư bốc dỡ nguyên vật liệu, sửa chữa nhà cửa,….

- Hình thức khoán quỹ lương: Theo hình thức này, căn cứ vào khối

lượng công việc của từng phòng ban trong doanh nghiệp để tiến hành khoánquỹ lương Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việcđược giao cho từng phòng ban Tiền lương thực tế của từng nhân viên phụthuộc vào quỹ lương thực tế của phòng, vào số lượng nhân viên biên chếtrong các phòng ban của doanh ngiệp

- Trả lương theo sản phẩm tập thể: Theo hình thức này trước hết tính

tiền lương chung cho cả tập thể (tổ) sau đó tiến hành chia lương cho từngngười trong tập thể (tổ) theo các phương pháp sau:

+ Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo thời gian làm việc vàcấp bậc kỹ thuật:

+ Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo thời gian làm việc, cấpbậc kỹ thuật kết hợp bình công chấm điểm.

+ Phương pháp chia lương theo hình thức bình công chấm điểm.

Tóm lại, hình thức trả lương theo sản phẩm nhìn chung có nhiều ưuđiểm, nó quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động Tuy nhiên đểhình thức trả lương này phát huy được tác dụng trong công tác quản lý vàhoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải có định mức lao độngcụ thể cho từng công viêc, từng cấp (bậc) thợ, có căn cứ kỹ thuật và phải phùhợp với điều kiện lao động cụ thể của từng doanh nghiệp Có như vậy hình

Trang 11

thức trả lương theo sản phẩm mới bảo đảm được tính chính xác, công bằng vàhợp lý.

2 Quỹ tiền lương và thành phần của quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.

a Quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho sốcông nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trảlương.

b Thành phần của quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm:

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế(lương thời gian, lương sản phẩm).

- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâmniên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụcấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm côngtác khoa học-kỹ thuật có tài năng.

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất donhững nguyên nhân khách quan, thời gian đi học, nghỉ phép.

-Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chếđộ quy định.

Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp đượcchia thành 2 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ.

+Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gianhọ thực hiện nhiệm vụ chính: tiền lương cấp bậc,các khoản phụ cấp (phụ cấplàm đêm, thêm giờ…).

+Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họthực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ của họ và được hưởng lương theochế độ.

Trong công tác hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sảnxuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm, tiền lương phụcủa công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sảnxuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.

Trang 12

PHẦN II : KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNGI Hạch toán chi tiết tiền lương.

1 Hạch toán số lượng lao động.

Chỉ tiêu số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên sổ danhsách lao động của doanh nghiệp do phòng lao động- tiền lương lập căn cứ vàosố lao động hiện có của doanh nghiệp Nó bao gồm cả số lao động dài hạn vàlao động tạm thời, cả lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp

Cơ sở để ghi sổ danh sách lao động là chứng từ ban đầu về tuyển dụngthuyên chuyển công tác, nâng bậc,cũng như thôi việc,…Các chứng từ trên đạibộ phận do phòng tổ chức lao động tiền lương lập mỗi khi tuyển dụng, nângbậc, thuyên chuyển công tác,…Mọi biến động phải được ghi chép kịp thời,đầy đủ vào sổ danh sách lao động để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tínhlương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được hưởng một cáchtốt nhất.

2 Hạch toán sử dụng thời gian lao động

Hạch toán sử dụng thời gian lao động phải bảo đảm ghi chép phản ánhkịp thời, chính xác số ngày công, giờ công lao động thực tế hoặc ngừng sảnxuất, nghỉ việc của từng người lao động, từng đơn vị phòng ban trong doanhnghiệp Hạch toán sử dụng thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong việcquản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động làm cơ sở để tínhlương (thưởng) cho người lao động trong đơn vị mình.

Để làm tốt quá trình hạnh toán sử dụng thời gian lao động thì chứng từkế toán cần sử dụng là:

+ Bảng chẩm công: Đây là chứng từ ban đầu rất quan trọng để hạch toánthời gian lao động trong từng đơn vị, phòng ban Mặt khác sử dụng để hạchtoán thời gian làm việc, nghỉ việc vì các lý do chính đáng.

+ Phiếu làm thêm giờ (hoặc làm đêm): Chứng từ này được hạch toántheo từng người hoặc số giờ làm việc Theo luật lao động đã quy định, làmthêm giờ trong các ngày chủ nhật có phụ cấp cao hơn làm thêm giờ trong cácngày thường.

+ Phiếu ghi hưởng bảo hiểm xã hội: Được dùng trong các trường hợpnghỉ việc do ốm đau, con ốm, nghỉ tai nạn lao động,…Các trường hợp nàyđều phải có chứng từ xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền (như bệnhviện) và được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu đã quy định.

Trang 13

3 Hạch toán kết quả lao động

Song song với việc hạch toán số lượng và thời gian lao động, việc hạchtoán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quảnlý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Hạch toánkết quả lao động phải đảm bảo phản ánh chính xác về chất lượng và số lượngsản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người lao động,từng đơn vị phòng ban làm căn cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự phùhợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động, kiểm tra tình hình thực hiệnđịnh mức lao động của từng người, từng đơn vị, phòng ban và tổng hợp kếtquả cả doanh nghiệp

Để hạch toán kết quả lao động trong các doanh nghiệp người ta sử dụngcác chứng từ sau:

+Bảng theo dõi công tác của tổ, phòng ban.

+Giấy giao ca: Có một số hoạt động của doanh nghiệp không theo dõiđược từng người, từng tổ mà phải tính theo ca.

+Phiếu nhập kho sản phẩm.+ Hợp đồng khoán.

4 Tính lương, tính thưởng và lập bảng thanh toán lương.

Thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả chongười lao động là hàng tháng Căn cứ để tính là các chứng từ hạch toán thờigian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan như giấynghỉ ốm, biên bản nghỉ việc không lương,…Tất cả các chứng từ trên phảiđược kế toán kiểm tra trước khi tính lương,tính thưởng và phải bảo đảm đượccác yêu cầu về chứng từ kế toán Sau khi đã kiểm tra các chứng từ tính lương,tính thưởng, tính trợ cấp, phụ cấp thì kế toán tiến hành tính lương, tính thưởngvà tính trợ cấp phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương, tiềnthưởng đang được áp dụng tại doanh nghiệp và phải lập bảng thanh toán tiềnlương, tiền thưởng trên cơ sở đó.

Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL) của chế độ chứng từ kếtoán là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người laođộng cũng như làm cơ sở để kiểm tra việc thanh toán lương đó Bảng thanhtoán tiền lương được lập cho từng đơn vị phòng ban tương ứng với bảng chấmcông trong doanh nghiệp.

Trang 14

II Hạch toán tổng hợp Tiền lương

1 Tài khoản sử dụng.

Kế toán tổng hợp tiền lương sử dụng TK 334: “Phải trả công nhân viên”.TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanhtoán các khoản đó (gồm: tiền lương, BHXH và các khoản thuộc thu nhập củacông nhân viên).

Kết cấu của TK 334: “Phải trả công nhân viên”.* Bên nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác đã trả đã ứng chocông nhân viên.

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.* Bên có:

- Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác phải trả côngnhân viên.

* Dư có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác còn phảitrả công nhân viên.

* Dự nợ (cá biệt): Số tiền đã trả công nhân viên lớn hơn số tiền phải trả.

2 Phương pháp hạch toán.

- Hàng tháng căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liênquan khác kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổvào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việcphân bổ thực hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” Kế toán ghi:

Nợ TK 622 : Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 (6271) : Phải trả cho nhân viên phân xưởng Nợ TK 641 (6411) : Phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng Nợ TK 642 (6421) : Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241 (2412) : Phải trả công nhân bộ phận xây dựng cơ bản Có TK 334: Tổng tiền lương và phụ cấp phải trả

- Tiền ăn ca phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 622 : Tiền ăn ca của công nhân sản xuất.

Nợ TK 627,641,642…: Tiền ăn ca của nhân viên sản xuất, nhân viên bán hàng, nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp Có TK 334 : Tổng tiền ăn ca phải trả.

Trang 15

- Tiền lương thi đua chi từ quỹ khen thưởng, trợ cấp khó khăn chi từ quỹphúc lợi phải trả công nhân viên.

Nợ TK 4311 : Tiền thưởng thi đua Nợ TK 4312 : Trợ cấp khó khăn Có TK 334 :

- Khi tính ra tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân viên Nợ TK 335 (622) :

Nợ TK 627,641,642 : Có TK 334 :

- Trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên Nợ TK 3383 :

Có TK 334 :

- Khi khấu trừ các khoản vào tiền lương của công nhân viên Nợ TK 334 : Tổng số tiền khấu trừ

Có TK 3383 : Khấu trừ tiền đóng BHXH Có TK 3384 : Khấu trừ tiền đóng BHYT Có TK 141 : Khấu trừ tiền tạm ứng thừa Có TK 1388 : Khấu trừ các khoản phải thu Có TK 3338 : Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Có TK 3388 : Doanh nghiệp thu hộ các khoản phải trả khác- Thanh toán tiền cho công nhân viên

Nợ TK 334 : Có TK 111,112 :

+ Trường hợp công nhân viên đi vắng chưa lĩnh lương Nợ TK 334 :

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên

Có TK 512: Doanh thu nội bộ

Trang 16

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên.

Có TK 512 : Doanh thu nội bộ Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

- Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện trả lương cho người lao độngtheo hình thức khoán thu nhập (khoán đến tận lỗ, lãi).

+Tính tiền lương phải trả:

Nợ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 334 :

+ Khi chi trả tiền lương:

Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên

Có TK 111,112…: Thanh toán lương bằng tiền mặt, TGNH, + Khi báo cáo tài chính được phê duyệt, kế toán xác định tiền lươngthực tế phải trả người lao động và so với số đã trả theo kế hoạch của nămtrước để xác định số phải trả thêm hoặc số đã trả thừa

Nếu trả thêm: Nợ TK 4211 : Có TK 334: Nếu đã trả thừa: Nợ TK 334:

Có TK 4211:

Trang 17

TK 335TL nghỉ phép t tế

Trích trước tlnghỉ phép theo kế hoạch.TK 111,112

Chi trả TL, tiền thưởng, bhxhvà các khoản khác cho cnv

TK 3388Khi cnv đi

về lĩnh lương

Tl của cnv đivắng chưa lĩnhTK 512

TK 3331

Thanh toán lươngbằng hiện vậtGiá không

T GTGT

phải trả cnsx

TK 4311,4312Tiền thưởng, thi đua, trợ cấp khó

khăn chi từ quỹ khen thưởng, phúc

lợi phải trả cnv

TK 3383

Trợ cấp BHXH phải trả cnv

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan