TIÊU CHUẨN kỹ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

35 1.7K 1
TIÊU CHUẨN kỹ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiêu chuẩn kỹ thuật giao thông tập IV. Yêu cầu kỹ thuật cho bu lông dùng trong cầu thép. Tiêu chuẩn này được ban hành cùng với quyết định số 844/ QĐ - KHKT

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẬP IV NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI - 1998 - TIÊU CHUẨN NGÀNH 4 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BULÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO DÙNG CHO CẦU THÉP 22TCN 204-91 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Yêu cầu kỹ thuật Có hiệu lực từ: 08-5- 1991 (Ban hành kèm theo Quyết định số 844/QĐ - KHKT) Bulông cường độ (bao gồm đai ốc, vòng đệm) có đường kính ren từ 18mm đến 24mm dùng để liên kết trong kết cấu nhịp dầm cầu thép. I- THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC: 1.1. Cấu tạo và kích thước của bulông phải tương ứng với chỉ dẫn trong hình 1; của đai ốc theo hình 2 và bảng 2; của vòng đệm theo hình 3 và bảng 3. Hình 1: Bulông cường độ cao Bảng 1 - Đường kính danh nghĩa của ren bu lông d, mm 18 20 22 24 - Bước ren 2,5 2,5 2,5 3 - Đường kính thân bulông d, mm 18 20 22 24 - Kích thước miệng chưa vặn S,mm 30 32 36 41 - Chiều cao đầu bulông H, mm 13 14 15 17 - Đường kính vòng tròn ngoài tiếp D, không nhỏ hơn, mm 33,3 35 39,6 45,2 - Bán kính góc lượn ở đầu bulông r từ 1,5 đến 2 Từ 2,5 đến 3 5 Hình 2: Đai ốc cường độ cao Bảng 2: Kích thước cơ bản của đai ốc - Đường kính danh nghĩa của ren đai ốc d,mm 18 20 22 24 - Bước ren, mm 2,5 2,5 2,5 3 - Chiều cao H, mm 16 18 19 22 - Kích thước miệng chưa vặn S, mm 30 32 36 41 - Đường kính vòng tròn ngoại tiếp D, không nhỏ hơn, mm 33,3 35 39,6 45,2 Hình 3: Vòng đệm Bảng 3: Kích thước cơ bản của vòng đệm - Đường kính danh nghĩa của ren bulông 18 20 22 24 - Đường kính ngoài D, mm 39 44 50 56 - Đường kính trong d, mm 20 22 24 26 - Chiều dầy S, mm 4 4 6 6 - Lượng vát C, mm 1,5 1,5 2,5 2,5 6 1.2. Chiều dài đoạn cắt ren L o trên bulông phụ thuộc vào chiều dài L và đường kính d của bu lông theo bảng 4. Bảng 4 Chiều dài đoạn cắt ren L o Đườn g kính bulôn g 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 10 0 10 5 11 0 11 5 12 0 13 0 14 0 15 0 16 0 trở lên 18 x 42 46 20 x 46 52 22 x 50 58 24 x 54 60 Ghi chú: Những bulông đánh dấu x có ren trên toàn bộ chiều dài. II. YÊU CẦU KỸ THUẬT: 2.1. Bulông cường độ cao (bao gồm đai ốc, vòng đệm) dùng cho cầu phải được chế tạo theo Tiêu chuẩn này. 2.2. Vật liệu để chế tạo bulông là thép 40Cr, đai ốc là 40Cr hoặc C45 Vòng đệm là thép các bon CT5, C35, C40, C45 hoặc thép 40Cr. 2.3. Tính chất cơ học của bulông, đai ốc và vòng đệm quy định như sau: 2.3.1- Đối với bulông: - Giới hạn bền nhỏ nhất 110 kG/mm 2 lớn nhất 130 kG/mm 2 - Độ cứng đạt 325-388HB (35-41 HRC) - Độ thắt tương đối ϕ% không nhỏ hơn 35 - Độ dãn dài tương đối δ% không nhỏ hơn 8 - Độ dai va đập a k KGm/cm 2 không nhỏ hơn 5 2.3.2- Đối với đai ốc - Giới hạn bền không nhỏ hơn 110. kG/mm 2 (khi thử cùng với bulông) - Độ cứng đạt: 283- 341HB (30-37HRc) 2.3.3. Đối với vòng đệm - Độ cứng phải đạt 283 - 426 HB (30-45HRc) 2.4. Cấp chính xác mối ghép ren của bulông và đai ốc cho phép là 7H/8g theo TCVN 1917-76 2.5. Sai lệch về kích thước hình học của bulông phải tuân theo TCVN 1889-76, của đai ốc theo TCVN 1898-76 và của ren theo TCVN 2248-77. 7 2.6. Cho phép tăng đường kính của thân bulông đến 0,25mm của đoạn thân không có ren so với kích thước danh nghĩa, trên chiều dài 20mm tính từ mặt tựa của mũ bulông. 2.7. Độ không vuông góc giữa mặt tựa mũ bulông đối với đường tâm của thân bu lông không vượt quá 1 o 2.8. Độ nhám bề mặt của ren trên bulông và đai ốc RZ không lớn hơn 20 theo TCVN 2511-78 2.9. Khi chế tạo bulông và đai ốc: - Không cho phép có nứt ren và tróc ren ở bề mặt nếu chiều sâu khuyết tật này vượt ra ngoài giới hạn đường kính trung bình của ren hoặc chiều dài của chúng lớn hơn 1/4 chiều dài của một vòng ren. - Không cho phép có rìa thừa ở mặt tựa mũ bulông 2.10. Bulông, đai ốc, vòng đệm khi lắp trọn bộ (1 bulông, 1 đai ốc, và 2 vòng đệm) phải đảm bảo có hệ số mômen xiết trong phạm vi không lớn hơn 0,20 và không nhỏ hơn 0,14 với giá trị hệ số mômen xiết trung bình K = 0,17 với độ phân tán 5%. III. QUY TẮC NGHIỆM THU: 3.1. Bulông cường độ cao (bao gồm đai ốc, vòng đệm) sau khi gia công xong phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của nhà máy kiểm tra kích thước hình học theo điều 1.1 và 1.2. Nếu đạt mới tiến hành kiểm tra các bước có tính tiếp theo. 3.2. Bu lông phải qua thí nghiệm - Thử kéo mẫu: 5 mẫu với mỗi bó vật liệu - Xác định độ dai va đập: với 5 mẫu với mỗi bó vật liệu - Xác định độ cứng: 100% bulông sản xuất ra - Thử kéo đứt bulông: 2% của lô bulông - Kiểm tra khuyết tật: 100% bulông sản xuất ra - Xác định hệ số mômen xiết K: 5% - Thử đứt gẫy trên vòng đệm vát (theo sự thoả thuận giữa đơn vị sản xuất và khách hàng) 3.3. Đai ốc phải được kiểm tra: - Độ cứng theo điều 2.2.2. - Kéo đứt trong bộ cùng với bulông 3.4. Vòng đệm phải được kiểm tra độ cứng theo điều 2.2.3. 3.5. Quy tắc nghiệm thu khi xác định hệ số mômen xiết K phải tuân theo những quy định sau: 3.5.1. Các sản phẩm được tiến hành thử hệ số mômen xiết phải đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước và cơ tính. 3.5.2. Số lượng mẫu để thử hệ số mômen xiết được lấy là 5% của lô sản phẩm nhưng không được ít hơn 5 sản phẩm. 3.5.3. Các mẫu thử của lô sản phẩm phải đạt các quy định của điều 2.9 (K có giá trị trong khoảng 0,14 - 0,20). 3.6. Cứ mỗi lô 2000 bộ bulông phải có chứng chỉ kiểm tra hệ số mômen xiết của cơ quan kiểm định đo lường có tư cách pháp nhân thực hiện. 8 4. PHƯƠNG PHÁP THỬ: 4.1. Các phương pháp kiểm tra thử nghiệm về cơ tính, kích thước hình học của bu lông, đai ốc và vòng đệm phải tuân theo quy định của TCVN 1916-76. 4.2. Kiểm tra độ bền kéo mẫu bulông, đai ốc phải đảm bảo các điều kiện quy định trong điều 2.2. Diện tích tính toán và tải trọng khi kiểm tra bulông chịu kéo và đai ốc chịu tải trong thử nghiệm phải đảm bảo điều kiện sau: Bảng 5: Tải trọng kéo đứt ứng với đường kính bulông và giới hạn bền Đường kính Diện tích tính toán Giới hạn bền kG/mm 2 danh nghĩa của mặt cắt khi đứt Nhỏ nhất 110 Lớn nhất 130 của ren(mm) mm 2 Tải trọng ứng với diện tích T 18 192 21,1 25 20 245 27,1 31,9 22 303 35,3 39,4 24 352 38,7 45,9 Ghi chú: Khi thử kéo nếu chiều dài của bulông không đủ để lắp vào đầu kẹp thì cho phép sử dụng đai ốc đặt biệt để có thể cùng một lúc lắp hai bulông, chiều cao của đai ốc đặc biệt ít nhất phải gấp hai lần chiều cao của đai ốc thường theo TCVN 1898-76. 4.3. Độ cứng của đai ốc có đường kính ren 24mm cho phép đo ở mặt đầu bulông. Đối với bulông có chiều dài lớn hơn 200mm cho phép đo độ cứng ở phần trụ trơn của thân bulông. - Độ cứng của đai ốc được đo ở mặt đầu hoặc trong một số mặt cạnh. 4.4. Việc thử kéo mẫu phải theo TCVN 1916-76. Phương pháp xác định giới hạn bền và độ dãn dài tương đối theo TCVN 197-66, thử độ dai va đập theo TCVN 312 - 69. Thử kép mẫu với bulông có chiều dài 70mm và lớn hơn phải tiến hành với mẫu hình trụ có đường kính 10mm. Đối với bulông có chiều dài dưới 70mm tiến hành thử với mẫu hình trụ có đường kính 6mm. Mẫu thử kéo có hình dáng và kích thước theo hình 4. Hình 4 Ghi chú: Các mẫu thử kéo và độ dai va đập phải được tiến hành các bước công nghệ 9 giống như đối với bulông cường độ cao. 4.5. Hệ số mômen xiết được xác định trên thiết bị chuyên dùng có độ chính xác ± 0,5% cho phép xác định đồng thời lực căng bulông N và mômen xoắn M x . máy phải có chứng chỉ của cơ quan đo lường nhà nước kiểm định máy. 4.6. Sản phẩm đã tiến hành thử nghiệm không được đưa vào sử dụng, cho phép tận dụng lại những vòng đệm với điều kiện là đai ốc sẽ tiếp xúc với mặt khác của vòng đệm. 4.7. Trước khi thí nghiệm, bề mặt của sản phẩm phải sạch, không rỉ và được bôi một lớp dung dịch 10% dầu khoáng trong xăng công nghiệp. Khi dùng tay vặn đai ốc phải quay trơn trên suốt chiều dài ren của bulông. 4.8. Các mẫu kiểm tra tổ chức tế vi, kiểm tra đứt gẫy và phương pháp thí nghiệm bu lông được sự thoả thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng. 5. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN 5.1. Bulông phải được dập chữ nổi ở mặt mũ bulông, (hình 5) viết tắt tên nhà máy sản xuất. Thí dụ: Hình 5 5.2. Các yêu cầu về ghi nhãn khác theo TCVN 2195-77. 5.3. Bulông cường độ cao khi xuất xưởng phải được ghép thành bộ gồm bulông, đai ốc, còn vòng đệm để ngoài nhưng tất cả được xếp chung vào một hòm 50 bộ. 5.4. Không cho phép vận chuyển sản phẩm mà không có đóng gói bằng hòm. Các quy định về bao gói phải thực hiện theo TCVN 2195-77. 5.5. Mỗi lô hàng phải có một chứng chỉ, trong đó ghi rõ: - Phiếu xác nhận của cơ quan kiểm định Nhà nước. - Tên nhà máy chế tạo. - Quy cách của sản phẩm - Số hiệu của lô - Khối lượng tịnh kg - Khối lượng cả bì 5.6. Ở mặt đầu mỗi hòm phải in rõ: - Tên nhà máy chế tạo - Tên và quy cách sản phẩm - Số hiệu của lô sản phẩm - Khối lượng tịnh (kg) 10 - Khối lượng cả bì 11 TIÊU CHUẨN NGÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 22 TCN 24-84 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Có hiệu lực từ 3-11-1984 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2449/ KHKT) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Quy trình này áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu các dầm cầu thép hàn, hợp kim thấp, liên kết bằng bulông cường độ cao (BLCĐC) làm mới cho cầu đường sắt, cầu đường ôtô. 1.2. Trong khi áp dụng bản quy trình này còn phải tuân theo những quy trình, quy phạm về thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu cống đã được Bộ và Nhà nước ban hành. 1.3. Khi thi công và nghiệm thu các công trình đặc biệt lớn, dùng vật liệu đặc biệt, kết cấu đặc biệt hoặc sử dụng ở vùng có môi trường khí hậu đặc biệt, thì khi cần thiết có thể thảo ra những quy định bổ sung, sửa đổi nội dung quy trình này, song các bổ sung, sửa đổi đó phải được Bộ Giao thông vận tải duyệt. Chương II CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN, CẦU NÂNG, BẢO QUẢN THANH, DẦM VÀ CÁC CẤU KIỆN A- Vận chuyển bốc xếp 2.1. Trước khi vận chuyển, phải xem kỹ các hiệu đã ghi trên cấu kiện. Các hiệu bị mờ phải được đánh dấu lại bằng sơn, chữ ghi phải dễ đọc, ghi ở nơi mặt ngoài để dễ tìm kiếm và thuận tiện cho việc lắp ráp khỏi nhầm lẫn (không được ghi hiệu ở mặt thép đã hoặc sẽ tạo ma sát). 2.2. Khi nhận các cấu kiện của dầm thép LKBLCĐC phải nhận đủ và phải đối chiếu với bản kê của thiết kế, không được nhầm lẫn, thừa hoặc thiếu. 2.3. Phải nắm vững kích thước, trọng lượng, vị trí móc cẩu, kê đệm của thanh dầm và các bó, hòm cấu kiện để tiện cho việc chọn phương tiện vận chuyển cũng như thực hiện an toàn trong quá trình vận chuyển. 2.4. Khi vận chuyển, các thanh dầm, bó, hòm cấu kiện phải được chèn lót, chằng buộc cẩn thận, tránh làm cong vênh, sây sát (đặc biệt chú ý các bản nút, cũng như các đầu thanh liên kết). Phải cử người đi áp tải để hướng dẫn việc xếp dỡ và bảo quản trong quá trình chuyên chở. 12 QUY TRÌNH THI CÔNG V NGHIÀ ỆM THU DẦM CẦU THÉP LIÊN KẾT BẰNG BULÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO 2.5. Bulông, đai ốc, vòng đệm khi vận chuyển phải để trong hòm kín. Phải quy định hướng cẩu, hướng sắp xếp các hòm kín đó trên phương tiện vận chuyển, trên kho bãi để tránh khỏi bị đảo lộn làm hư hỏng đến ren của bulông, đai ốc cũng như tránh làm hỏng các lớp giấy lóp chống ẩm, hay hòm gỗ bảo quản cấu kiện. Trong quá trình vận chuyển, bốc xếp các hòm này phải nhẹ nhàng và che phủ tránh mưa nắng. Bên ngoài hòm phải ghi rõ đầy đủ quy cách và số lượng cấu kiện. 2.6. Khi cẩu nâng các thanh, dầm, bó, hòm cấu kiện phải theo đúng các quy định về thao tác để bảo đảm an toàn lao động kỹ thuật. Nghiêm cấm văng, quật gây xung kích quá mạnh làm cong vênh, sây sát các thanh dầm, bó, hòm cấu kiện. Nghiêm cấm để các thanh dầm thép lên những chỗ gồ ghề, hoặc chất chồng chéo lên nhau. 2.7. Buộc dây để cẩu phải đúng vị trí quy định và phải chêm lót nơi buộc dây. Tuyệt đối không buộc dây vào các vị trí mặt thép có lớp sơn, mạ bảo vệ mặt ma sát và vị trí có lỗ bulông. B- Công tác bảo quản thanh, dầm thép và cấu kiện 2.8. Trong mọi trường hợp khi xếp các thanh, dầm đều phải đảm bảo thoáng; nên lợi dụng gió thiên nhiên và ánh sáng mặt trời để chống đọng nước và hơi nước. 2.9. Đối với những thanh, dầm đã tạo mặt ma sát và phủ lớp chống gỉ, phải đặc biệt chú ý bảo vệ cho vùng đã tạo ma sát đó không bị ngưng tụ nước. Nếu kiểm tra thấy ngưng tụ nước phải thực hiện mọi biện pháp để làm khô (hong khô, thổi hơi ép .). 2.10. Trong quá trình vận chuyển, cẩu nâng các thanh, dầm đã được bọc bảo vệ mặt ma sát phải tránh làm bong lớp bọc bảo vệ đó (như đệm rơm, cao su, vải v.v .). Khi đến bãi phải bỏ lớp bọc để mặt thép được thoáng. 2.11. Đối với các thanh, dầm có đánh hiệu trong chế tạo lúc bảo quản phải xếp đặt sao cho dễ đọc các hiệu đó để tránh nhầm lẫn khi lắp ráp. 2.12. Đối với các bản nút, bản nối, bản phủ phải được xếp đặt trong nhà có mái che, kê cao cách mặt nền nhà tối thiểu là 20cm (trên nền nhà bê- tông cũng phải có điểm kê). Nếu phải xếp ngoài trời thì tránh xếp tầng (hình I-1) phải xếp theo hình chữ "A" hoặc xếp chồng nghiêng có độ dốc tối thiểu là 10%, có kê đệm nhằm chống ngưng tụ nước (hình I-2) Hình 1-1 - Xếp không đúng 13 . TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẬP IV NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI - 1998 - TIÊU CHUẨN NGÀNH 4 CỘNG HOÀ XÃ HỘI. đúng lực căng tiêu chuẩn. 5. Thay từng bulông vào các lỗ còn để trống và xiết ngay bulông đó đến lực căng tiêu chuẩn. 6. Rút ra từng con lói thi công và thay

Ngày đăng: 17/08/2013, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan