Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

11 2.2K 14
Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

• Cá Tra có tên khoa học là Pangasius hypophthalmus trước đây còn có tên là P. micronemus, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu long (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam). • Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxygen hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao. • Cá tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. • Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống... Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh. • Cá tra lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 1 - 1,2 kg/con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn. Cá nuôi trong ao có thể đạt đến 25 kg ở cá 10 tuổi. • Cá tra không đẻ trong ao nuôi. Cá tra cũng không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt Nam. Cá tra đẻ ở Cam-pu-chia, cá bột theo dòng nước về Việt Nam. • Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Người ta thường vớt cá tra bột trên sông vào khoảng tháng 5 âm lịch. Hiện nay

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC & KỸ THUẬT NUÔI CÁC LÒAI CÁ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÂN BỐ Ở VÙNG ĐBSCL KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Pangasius hypophthalmus) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA Hình 1: Hình dáng bên ngoài của cá Tra • Cá Tra có tên khoa học là Pangasius hypophthalmus trước đây còn có tên là P. micronemus, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu long (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam). • Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxygen hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao. • Cá tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. • Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống . Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh. • Cá tra lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 1 - 1,2 kg/con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn. Cá nuôi trong ao có thể đạt đến 25 kg ở cá 10 tuổi. • Cá tra không đẻ trong ao nuôi. Cá tra cũng không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt Nam. Cá tra đẻ ở Cam-pu-chia, cá bột theo dòng nước về Việt Nam. • Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Người ta thường vớt cá tra bột trên sông vào khoảng tháng 5 âm lịch. Hiện nay cá tra bột cũng có thể mua được ở các trại cá giống. 19 II. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TRA BỘT TRONG AO  Chuẩn bị ao ương cá Hình 2: Cải tạo ao ương nuôi Ao ương có diện tích từ 500 - 1000 m 2 , độ sâu từ 1 - 1,5 m. Bờ ao phải chắc chắn, không bi rò rỉ, xung quanh bờ ao cần thoáng mát không bi cây cối che khuất. Ao phải có cống cấp và thoát nước. Cải tạo ao cần tuân theo những bước sau • Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ; làm sạch cỏ xung quanh bờ ao (hình 2). • Vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại một lớp bùn mỏng khoảng 5 cm. Bón vôi bột với liều lượng từ 10 -15 kg/100 m 2 ao. Phơi ao 2-3 ngày. • Lọc nước vào ao với mức nước 0,8-1m trước khi thả cá 4 ngày. Có thể sử dụng bột đậu nành hay bột cá bón từ 2 - 3 kg/100 m 2 ao để gây nuôi thức ăn tự nhiên • Để tăng thêm nguồn thức ăn tự nhiên, có thể cấy thêm trứng nước và trùng chỉ trước khi thả cá 1 - 2 ngày. Hình 3: Ao ương, nuôi cá tra sau khi cải tạo  Mật độ cá thả ương Mật độ ương cá tra là 250 - 500 con/m 2 . 20  Thức ăn cung cấp cho cá tra ương • Cá tra bột thích ăn mồi tươi sống và ăn liên tục các loại như luân trùng, trứng nước và các loại động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước. Đến ngày thứ 8 cá ăn được lăng quăng, ấu trùng muỗi đỏ, trùn chỉ, và mùn bả hữu cơ. • Cá bắt đầu xuống đáy tìm thức ăn từ ngày thứ 11. Kể từ ngày tuổi thứ 25, cá đã chuyển sang ăn tạp và tính ăn của cá giống như cá trưởng thành. Khi khâu chuẩn bị ao tốt, cá bột sẽ có sẵn một lượng thức ăn tự nhiên trong ao. • Trong tuần thứ nhất lượng thức ăn cho 10.000 cá thả ương gồm + Lòng đỏ trứng gà hay trứng vịt 20 cái + Bột đậu nành 80 gam + Bột cá lạt 140 gam. • Mỗi ngày cho cá ăn 4 - 8 lần. • Sau khi cá được 1 tuần tuổi, có thể tập cho cá ăn các loại thức ăn chế biến dạng ẩm. Công thức thức ăn được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Công thức thức ăn cho cá tra bột (tính cho 10 kg thức ăn) Nguyên liệu Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Bột cá 4,5 kg 3,0 kg Cám 2,8 kg 4,3 kg Tấm 0,8 kg 0,8 kg Bột đậu nành 1,5 kg 1,5 kg Premix 0,2 kg 0,2 kg Chất kết dính (bột mì, bột keo) 0,2 kg 0,2 kg • Khi cho cá ăn cần tập trung cá lại một chỗ bằng cách tạo tiếng động (gõ vào thành cầu, gõ vào thùng chứa thức ăn .) dần dần sẽ tạo thành phản xạ cho cá, chỉ cần tạo tiếng động là cá sẽ tập trung về nơi cho ăn (hình 3). Đối với những ao ương có diện tích rộng có thể thiết kế nhiều sàng ăn dọc theo ao. Sàng ăn có thể giữ nổi trên mặt nhờ các phao (hình 4). • Thức ăn để ương nuôi cá tra trong giai đoạn 1 tháng tuồi cần phải có hàm lượng đạm (protein) khoảng 28 - 32 % (thành phần thức ăn trong bảng 1). Có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp dạng đậm đặc trộn thêm cám. Lượng thức ăn cho cá dao động từ 10 - 20 kg/100 kg cá, cho cá ăn 2 - 4 lần trong ngày. 21 Hình 4: Cho cá ăn từ các sàng ăn Hình 5: Cho cá ăn với thức ăn công nghiệp Hình 6: Sàng ăn nổi cho ao ương cá Tra • Cần theo dõi chất lượng nước thường xuyên và giữ nước sạch, vì cá Tra rất mẩn cảm với những biến đổi của điều kiện môi trường. Sau 2 tháng ương, cá đạt kích cỡ 8 -10 cm. Tỉ lệ sống trung bình đạt 40 – 60 % III. KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA TRONG AO 22 • Ao nuôi cá tra phải được đặt gần nguồn cấp nước tốt (sông, kênh rạch), tránh xa các nguồn gây ô nhiễm, khu công nghiệp. • Ao không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Độ phèn (pH) của nước trung tính và dao động từ 7 - 8,5. • Ao phải gần nhà để tiện việc quản lý và chăm sóc.  Thiết kế ao nuôi • Diện tích ao nuôi tùy vào điều kiện của nông hộ, tuy nhiên tốt nhất là ao có diện tích dao động từ 1.000 – 3.000 m 2 trở lên. • Với những vùng thường bị ngập lũ, bờ ao phải được gia cố chắc chắn, và phải thiết kế lưới bao quanh ao • Tùy theo cơ cấu đất ở vùng nuôi, độ sâu của ao nuôi có thể thiết kế dao động từ 1,8 - 2,4 m. Ao phải có cống cấp và thoát nước. • Ao tốt nhất có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 3 - 4 chiều ngang. Hình 7: Ao nuôi cá tra với hệ thống lưới bao quanh • Ao nuôi cá tra với hệ thống lưới bao quanh. Xung quanh ao phải thông thoáng, không có cây cối rậm rạp. Trường hợp ao nuôi cá nằm trong vườn, cần phải chặt bỏ các cây xung quanh ao để ao được thoáng. • Trong ao nuôi cá tra nên thiết kế 1 hay nhiều nơi cho cá ăn, đó là các sàng cho cá ăn (Hình 6). Việc này sẽ giúp ích cho việc theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn. • Sàn ăn có thể được làm bằng tre, tràm hay bằng các loại gỗ tạp khác. 23 Hình 8: Ao nuôi cá tra với sàng cho ăn dọc theo chiều dài ao  Chuẩn bị ao nuôi Trước khi thả cá ao cần được chuẩn bị kỹ theo các bước sau Hình 9: Ao nuôi cá tra có diện tích nhỏ với 1 sàng ăn • Vét hết lớp bùn đáy ao, kiểm tra kỹ bờ ao, cống bộng, gia cố bờ ao, làm sàng ăn cho cá (hình 8) Hình 10: Làm sàng ăn cho cá 24 • Bón vôi bột với liều lượng 10 -15 kg/100 m 2 . Nếu là ao đã nuôi cá trước vài vụ thì có thể tăng lượng vôi lên 20 kg /100 m 2 để đảm bảo tẩy trùng cho ao. • Nếu có điều kiện phơi ao 3 - 5 ngày, sau đó cấp nước vào ao với mức nước ban đầu là 1.8 – 2.4 m.  Thả giống Thời vụ thả nuôi thích hợp nhất từ tháng 6 - 7 hàng năm, vì đây là mùa sinh sản của cá tra nên chất lượng con giống sẽ tốt hơn so với các thời điểm khác trong năm.  Kích cỡ và mật độ thả nuôi • Cá giống thả nuôi phải đều cỡ. Kích cỡ cá thả nuôi tốt nhất là 10 - 15 cm thường được thả nuôi với mật độ từ 8 - 10 con/m 2 . Trong điều kiện nguồn nước tốt và thức ăn đầy đủ có thể thả nuôi với mật độ 20 – 30 con/ m 2 .  Chọn cá giống • Cá không bị dị tật, màu sắc tươi sáng: lưng xanh đen, bụng màu trắng bạc, các sọc dọc theo thân phải rõ ràng. • Cá nhanh nhẹn, bơi lội khoẻ và chạy thành đàn. • Cá không bi xây xát, các vi không bị rách. Hình 11: Cá Tra giống  Vận chuyển và thả giống Cá tra có thể vận chuyển dễ dàng theo 2 cách • Vận chuyển hở bằng các dụng cụ như xô nhựa, chậu trong trường hợp vận chuyển gần. • Vận chuyển bằng cách đóng trong bao có oxygen trong trường hợp vận chuyển đi xa. • Vận chuyển cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hay chiều tối. Ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 15 phút sau đó mới mở bao, cho nước ao vào bao để cá tự bơi ra. Trường hợp vận chuyển bằng thùng hay xô cũng cho nước ao vào từ từ tránh thả cá trực tiếp ra ao. 25  Thức ăn cho cá nuôi thương phẩm Hình 12: Thức ăn công nghiệp cho cá Tra nuôi Thức ăn cho cá thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn cho cá nuôi thịt có hàm lượng đạm (protein) thích hợp dao động từ 18 – 28 %. Có thể phối chế bằng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương theo các công thức thức ăn trong bảng 2 và 3 • Tấm, cá tạp được nấu chín sau đó trộn đều với các thành phần thức ăn khác và ép thành viên. Kích thước của viên thức ăn tùy thuộc vào cỡ cá. • Nếu không có điều kiện ép viên thức ăn, có thể trộn và vắt thức ăn thành từng viên bằng tay để cho cá ăn. Có thể sử dụng bột keo hoặc bột mì (không nên sử dụng bột gòn vì sẽ làm cho thịt cá có màu vàng) làm chất kết dính để hạn chế sự tan rã của thức ăn trong nước. Bảng 2: Công thức thức ăn dùng cho 2 tháng đầu (tính cho 10 kg thức ăn) Nguyên liệu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Cá tạp 3,0 kg 5,0 kg - Bột cá - - 3,8 kg Bánh dầu 1,5 kg - - Cám 4,7 kg 4,2 kg 5,4 kg Tấm 0,8 kg 0,8 kg 0,8 kg Bảng 3: Công thức thức ăn cho các tháng tiếp theo (tính cho 10 kg thức ăn) Nguyên liệu Công thức 4 Công thức 5 Cá tạp - 3,8 kg Bột cá 2,5 kg - Cám 6,5 kg 5,4 kg Tấm 1,0 kg 0,8 kg 26 Hình 13: Cá Tra sử dụng thức ăn công nghiệp • Nên bổ sung khoảng 1 - 2 % các loại premix khoáng và Vitamin C (60 – 100 mg/kg thức ăn) vào thức ăn mỗi tuần 2 lần để giúp cá có sức đề kháng tốt với các loại bệnh. • Các loại thức ăn dạng ẩm sử dụng để nuôi cá tra sau khi chế biến phải được cho cá ăn ngay trong ngày, vì thức ăn ẩm rất dễ bị hư do tác động của các vi sinh vật. • Hạn chế sử dụng các loại nguyên liệu thực vật có nhiều sắc tố (Carotenoid) như bột bắp vàng, rau muống vì các loại sắc tố này sẽ tích trữ lại trong thịt cá và làm cho thịt cá Tra có màu vàng. Hình 14: Trộn và ép viên thức ăn • Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, đây là một nguồn thức ăn tốt cho việc nuôi cá tra thâm canh trong ao. Chúng có những ưu điểm như hàm lượng các chất dinh dưỡng đầy đủ và ổn định, dể bảo quản và giảm chi phí nhân công. Tuy nhiên, thức ăn viên công nghiệp hiện nay chưa được người nuôi sử dụng nhiều vì giá cao. Thức ăn viên sử dụng cho nuôi thịt cá tra phải có hàm lượng đạm dao động từ 18 % - 28 %.  Cho cá ăn 27 Nên tập cho cá ăn tập trung tại các sàn cho cá ăn. Rải thức ăn ít và chậm cho cá ăn hết thức ăn mới rải tiếp. Khi cá không còn tập trung lại ăn là dấu hiệu cá đã no, thì ngừng cho ăn. • Lượng thức ăn cho 2 tháng đầu của chu kỳ nuôi là 5 - 7 kg/100 kg cá và cho các tháng sau của chu kỳ nuôi là 3 - 5 kg/100 kg cá. Cho ăn 2 - 4 lần trong ngày.  Quản lý ao nuôi Hình 15: Khảo sát nhiệt độ nước ao nuôi Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, điều này rất dể quan sát vì cá tra ăn tập trung một chỗ khi đã no chúng sẽ tản ra xa do đó có thể tính toán được lượng thức ăn cần thiết cho cá. • Mặc dù cá tra có sức chịu đựng cao và thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường nuôi, nhưng trong mô hình nuôi thâm canh với mật độ rất cao việc tuần tra, theo dõi hoạt động của cá nuôi phải được thực hiện thường xuyên. • Những biểu hiện không tốt của cá trong ao nuôi như: cá nổi đầu, bơi lờ đờ, cá bỏ ăn hay cá có biểu hiện bệnh và chết phải được xử lý với những biện pháp thích hợp. Luôn giữ nguồn nước ao sạch và ổn định (Xem thêm Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản và Quản lý sức khoẻ cá, tôm trong ao, ruộng nuôi nước ngọt). • Cần hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong nuôi cá tra vì thuốc làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá và làm tăng giá thành sản phẩm. V. THU HOẠCH Cá tra nuôi trong ao đất sau 6 tháng thì có thể thu hoạch. Phương thức thu hoạch tốt nhất là đánh bắt bằng lưới và thu hoạch một lần, sau đó tát cạn ao để để bắt hết số cá còn lại đồng thời chuẩn bị cho vụ nuôi sau. Trong lượng cá tra nuôi lúc bấy giờ có thể đạt từ 1 - 1,2 kg/con. 28 [...]...Hình 16: Thu hoạch cá Tra nuôi 29 . 10 -1 5 kg/100 m 2 ao. Phơi ao 2- 3 ngày. • Lọc nước vào ao với mức nước 0, 8-1 m trước khi thả cá 4 ngày. Có thể sử dụng bột đậu nành hay bột cá bón từ 2 -. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC & KỸ THUẬT NUÔI CÁC LÒAI CÁ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÂN BỐ Ở VÙNG ĐBSCL KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA TRONG AO ĐẤT

Ngày đăng: 16/08/2013, 16:35

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Hình dáng bên ngoài của cá Tra - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 1.

Hình dáng bên ngoài của cá Tra Xem tại trang 1 của tài liệu.
Hình 2: Cải tạo ao ương nuôi - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 2.

Cải tạo ao ương nuôi Xem tại trang 2 của tài liệu.
• Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ; làm sạch cỏ xung quanh bờ ao (hình 2). - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

m.

cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ; làm sạch cỏ xung quanh bờ ao (hình 2) Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 1: Công thức thức ăn cho cá tra bột (tính cho 10 kg thức ăn) - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Bảng 1.

Công thức thức ăn cho cá tra bột (tính cho 10 kg thức ăn) Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 4: Cho cá ăn từ các sàng ăn - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 4.

Cho cá ăn từ các sàng ăn Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 5: Cho cá ăn với thức ăn công nghiệp - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 5.

Cho cá ăn với thức ăn công nghiệp Xem tại trang 4 của tài liệu.
• Ao tốt nhất có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp -4 chiều ngang. - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

o.

tốt nhất có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp -4 chiều ngang Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 8: Ao nuôi cá tra với sàng cho ăn dọc theo chiều dài ao - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 8.

Ao nuôi cá tra với sàng cho ăn dọc theo chiều dài ao Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 9: Ao nuôi cá tra có diện tích nhỏ với 1 sàng ăn - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 9.

Ao nuôi cá tra có diện tích nhỏ với 1 sàng ăn Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 11: Cá Tra giống - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 11.

Cá Tra giống Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 12: Thức ăn công nghiệp cho cá Tra nuôi - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 12.

Thức ăn công nghiệp cho cá Tra nuôi Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2: Công thức thức ăn dùng cho 2 tháng đầu (tính cho 10 kg thức ăn) - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Bảng 2.

Công thức thức ăn dùng cho 2 tháng đầu (tính cho 10 kg thức ăn) Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 14: Trộn và ép viên thức ăn - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 14.

Trộn và ép viên thức ăn Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 13: Cá Tra sử dụng thức ăn công nghiệp - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 13.

Cá Tra sử dụng thức ăn công nghiệp Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 15: Khảo sát nhiệt độ nước ao nuôi - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 15.

Khảo sát nhiệt độ nước ao nuôi Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 16: Thu hoạch cá Tra nuôi - Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Hình 16.

Thu hoạch cá Tra nuôi Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan