PR marketing chiến lược marketing độc đáo

5 355 0
PR marketing  chiến lược marketing độc đáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một chiến lược quảng cáo và tiếp thị mới mẻ đã xuất hiện trên thị trường, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm giảm cân. Những câu quảng cáo vu vơ tưởng như chả liên quan gì đến việc ca ngợi sản phẩm hoá ra lại có sức mạnh vô cùng lớn lao. Weight Watchers, một hãng tư vấn và cung cấp thực phẩm giảm cân muốn chúng ta biết họ đứng về phe chúng ta. “Ăn kiêng là khổ cực” là dòng tít quảng cáo trong chiến dịch “Hãy ngừng ăn kiêng và vui sống” mà Weight Watchers đang thực hiện. Nhưng kế hoạch ăn kiêng chẳng phải là mục đích kinh doanh của Weight Watchers hay sao? Hoặc Tylenol, hãng dược phẩm trước đây thường khuyến cáo khách hàng mua các sản phẩm của họ để tránh bệnh đau đầu, đau cơ thì bây giờ, mọi chuyện đã thay đổi. “Hãy ngồi thẳng. Ngồi sai tư thế có thể dẫn đến các cơn đau đầu” là một trong những khẩu hiệu của họ. Trước đây thường có hai kiểu tiếp thị cơ bản mà các tập đoàn mỹ phẩm và thực phẩm giảm cân thường sử dụng. Thứ nhất, cho khách hàng thấy họ sẽ xinh đẹp ra sao nếu sử dụng sản phẩm của các công ty đó. Thứ hai, ngược lại, trông họ sẽ kinh khủng như thế nào, ví dụ tóc trở nên xơ xác hay những vết tàn nhang sẽ nổi loạn nếu không sử dụng loại mỹ phẩm X nào đó. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên diễn ra sự chuyển đổi thực sự trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị. Hiện nay, trên các trang web, những đoạn quảng cáo trên ti vi hay các tấm băng rôn ngoài đường phố, các tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng như Unilever và Johnson & Johnson cũng luôn đưa ra các lời khuyên về sức khoẻ hay khen ngợi khách hàng chứ không đả động gì tới việc tại sao bạn lại nên sử dụng sản phẩm của họ. Phải chăng họ đã quên mất điều quan trọng nhất cần nói? Không hề. Họ chỉ đang làm theo tiêu chí: lấy lòng khách hàng bằng việc nâng cao giá trị của họ và cung cấp cho họ nhiều thông tin hữu ích.

PR Marketing: Chiến lược marketing độc đáo [27/03/2008] Một chiến lược quảng cáo và tiếp thị mới mẻ đã xuất hiện trên thị trường, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm giảm cân. Những câu quảng cáo vu vơ tưởng như chả liên quan gì đến việc ca ngợi sản phẩm hoá ra lại có sức mạnh vô cùng lớn lao. Weight Watchers, một hãng tư vấn và cung cấp thực phẩm giảm cân muốn chúng ta biết họ đứng về phe chúng ta. “Ăn kiêng là khổ cực” là dòng tít quảng cáo trong chiến dịch “Hãy ngừng ăn kiêng và vui sống” mà Weight Watchers đang thực hiện. Nhưng kế hoạch ăn kiêng chẳng phải là mục đích kinh doanh của Weight Watchers hay sao? Hoặc Tylenol, hãng dược phẩm trước đây thường khuyến cáo khách hàng mua các sản phẩm của họ để tránh bệnh đau đầu, đau cơ thì bây giờ, mọi chuyện đã thay đổi. “Hãy ngồi thẳng. Ngồi sai tư thế có thể dẫn đến các cơn đau đầu” là một trong những khẩu hiệu của họ. Trước đây thường có hai kiểu tiếp thị cơ bản mà các tập đoàn mỹ phẩm và thực phẩm giảm cân thường sử dụng. Thứ nhất, cho khách hàng thấy họ sẽ xinh đẹp ra sao nếu sử dụng sản phẩm của các công ty đó. Thứ hai, ngược lại, trông họ sẽ kinh khủng như thế nào, ví dụ tóc trở nên xơ xác hay những vết tàn nhang sẽ nổi loạn nếu không sử dụng loại mỹ phẩm X nào đó. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên diễn ra sự chuyển đổi thực sự trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị. Hiện nay, trên các trang web, những đoạn quảng cáo trên ti vi hay các tấm băng rôn ngoài đường phố, các tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng như Unilever và Johnson & Johnson cũng luôn đưa ra các lời khuyên về sức khoẻ hay khen ngợi khách hàng chứ không đả động gì tới việc tại sao bạn lại nên sử dụng sản phẩm của họ. Phải chăng họ đã quên mất điều quan trọng nhất cần nói? Không hề. Họ chỉ đang làm theo tiêu chí: lấy lòng khách hàng bằng việc nâng cao giá trị của họ và cung cấp cho họ nhiều thông tin hữu ích. Giáo sư ngành tiếp thị tại Đại học Boston, Mỹ C. B. Bhattacharya nhận định: “Không ai nghi ngờ một sự thật là các tập đoàn đang làm tất cả những gì có thể để đem lại lợi nhuận cho họ. Khi người tiêu dùng nghĩ rằng các công ty đó có thể đem lại những điều tốt cho họ thì có nghĩa là chiến dịch quảng cáo đó đã thành công. Tất nhiên là họ muốn kiếm tiền, nhưng họ cũng muốn quan tâm tới tôi, khách hàng của họ”. Do đó, những chiến dịch quảng cáo này không bị lạc hướng mà đó là mưu lược của những người làm tiếp thị, “chơi đẹp” để nhận lại được nhiều hơn. Có thể có người cho rằng đây là một mánh khoé vớ vẩn, nhưng họ sẽ thay đổi suy nghĩ khi nhìn vào số lãi khổng lồ mà các hãng có được nhờ sự đổi mới tư duy này. Đơn cử là trường hợp của hãng mỹ phẩm Dove. “Chiến dịch tìm kiếm vẻ đẹp thực sự” của Dove vào năm 2004, trong đó khuyến cáo phái đẹp hãy yêu quý chính cơ thể của mình trong khi khéo léo gợi ý họ nên dùng các loại kem chống rạn da, v.v cùng các tuyên ngôn như “Những người phụ nữ thực sự phải có các đường cong” (Real women have curves) đã làm cho doanh thu bán hàng của Dove tăng vùn vụt, vượt qua ngưỡng một tỷ đô la/năm. Ngoài ra Dove còn hái được hàng tá giải thưởng quảng cáo hấp dẫn, ấn tượng do người tiêu dùng bình chọn. Jean Grow, một giáo sư dạy môn tiếp thị tại Đại học Marquette, Mỹ cho rằng sở dĩ Dove thành công đến thế bởi họ đã đánh trúng tâm lý các đối tượng khách hàng của mình. Với việc gắn liền sự tôn vinh phái đẹp trong các băng rôn quảng cáo, Dove làm cho khách hàng tin rằng mua sản phẩm của họ cũng đồng nghĩa với việc khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ. Tương tự, Weight Watchers không công bố số doanh thu của mình là bao nhiêu, chỉ biết hãng này thực sự ăn nên làm ra và được đánh giá là một trong những dịch vụ tư vấn ăn kiêng uy tín nhất toàn cầu. Giải thích về sự thành công này Cheryl Callan, phó Chủ tịch của Weight Watchers nói đơn giản: “Khẩu hiệu ”Hãy ngừng ăn kiêng và vui sống” của chúng tôi là một cách cảm thông với khách hàng, làm cho họ có cảm giác được bênh vực và ủng hộ”. Bà Callan nói thêm: “Khách hàng sẽ đánh giá cao chúng tôi bởi sự trao đổi thẳng thắn về công cuộc ăn kiêng đầy mệt mỏi. Chúng tôi hy vọng khách hàng sẽ luôn tin tưởng chúng tôi hơn về sự trung thực này”. Jenny Craig, một hãng kinh doanh thực phẩm ăn kiêng khác cũng áp dụng chiến lược giống như Weight Watchers. Rằng khách hàng của họ chỉ cần giảm được 5% cân nặng là tốt rồi, chứ không cần phải ép cân quá đáng, để đang mặc cỡ quần áo 12 xuống còn cỡ 2 như trước kia. Còn theo giáo sư Bhattacharya, lý do để các chiến lược tiếp thị mới này thành công vì nó đã dựng được mối quan hệ hai chiều tương tác, có đi có lại giữa khách hàng và công ty. Công ty đã cung cấp những thông tin, lời khuyên hữu ích và khen ngợi khách hàng một cách khéo léo thì đổi lại, khách hàng cũng sẽ “trả ơn” bằng một hành động thiết thực là mua hàng giúp họ. Logic rất đơn giản mà hiệu quả không ngờ. Theo Tổ Quốc Những chiến lược marketing thành công nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp VN đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các mặt hàng của thế giới.tuy nhiên đã có 1 số thương hiệu nổi lên đã gây đc nhiều tiếng vang lớn,sẵn sàng cạnh tranh với các thương hiệu lớn của thế giới đã có từ lâu đời như trà xanh của THP với pepsi,coca-cola,x-men với romano,cafe hoà tan g7 với nescafe . vậy xin mọi người cho ý kiến về lí do tại sao những sản phẩm đó lại gặt hái đc nhiều thành công đến như vậy?có phải do các chiến lc marketing ko?những marketer đã làm gì để tạo ra những thương hiệu lớn như vậy? Hiện nay tôi đang có một đề tài về chiến lược Mar. Bạn nào có thể góp ý cho mình với: Lập một chiến lược để đưa một sản phẩm vào thị trường (sp có hoặc chưa có trên thị trường) bạn hỏi câu này được đấy. Họ thành công bởi 1 chiến lược makerting lâu dài, họ biết đầu tư vào quảng bá sản phẩm.: bạn đang đi đường, đến 1 cái quán, bạn khát nước, bạn nghĩ đến cái gì pepsi cocacola ( hình như 0 mát lắm ). vậy là 0 độ rồi . bạn tìm kiếm thông tin bạn nghĩ ngay là vào google.com.vn hãy làm cho mọi người nghĩ đến sản phẩm của bạn, bạn sẽ thắng ( tất nhiên phải có chất lượng chứ ko có thì ai dám làm ăn ) makerting là 1 nghệ thuật, người làm ra nó là 1 người khác người ( thế thì mới nghĩ được ra cách hành động) Những chiến lược Marketing độc nhất vô nhị Có rất nhiều chiến lược marketing khác nhau, nhưng có lẽ chỉ những chiến lược marketing độc đáo nhất mới phát huy hết vai trò thực sự trong việc thu hút khách hàng. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nhân cần có sự phân tích, nghiên cứu kỹ thị trường và điều quan trọng là có chút ít “sự thông minh”. 1. Phỏng theo các món ăn hoàng đế đã ăn Đó là cách mà nhà hàng Hasvey nằm tại bang Califonia, Mỹ, do một người Trung Quốc làm chủ đã thực hiện hàng chục năm nay. Các món ăn ở đây kinh doanh hoàn toàn phỏng theo phương pháp làm các món ăn trong cung đình của các hoàng đế Trung Quốc. Ở nhà hàng này luôn chú ý đến tâm lý khách hàng. Khách hàng luôn có tình cảm thần bí, ngưỡng mộ, bắt chước nào đó đối với các hoàng đế. Đặc biệt là những người dân phương Tây, họ rất có hứng thú đối với các món ăn hoàng đế Trung Quốc đã từng ăn. Thậm chí để tăng thêm cảm giác thần bí của các món ăn trong cung đình, nhà hàng còn sưu tầm thêm rất nhiều truyền thuyết về các món ăn cung đình, tập hợp thành những câu chuyện hấp dẫn ly kỳ, sau đó các nhân viên nhà hàng lại giới thiệu mỗi khi phục vụ khiến cho khách hàng nghe xong cảm thấy thêm phần hứng thú. Mới đây, thị trưởng thành phố Washington, Mỹ đã tổ chức buổi tiệc tại nhà hàng này. Các nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn và không quên giới thiệu rằng: “Có một lần Từ Hy Thái Hậu trong giấc ngủ mơ thấy ăn bánh nướng thịt băm. Sáng sớm hôm sau cũng vừa vặn người đầu bếp cũng chuẩn bị bánh nướng thịt băm. Hoàng hậu nghĩ rằng đây là điềm lành may mắn như ý. Món bánh nướng mà hôm nay các vị ăn chính là món bánh nướng thịt băm ấy đấy. Mong cho mọi người ăn món này vạn sự như ý, luôn luôn may mắn”. Lời cô phục vụ vừa dứt đã dẫn đến những tràng vỗ tay không ngớt khiến ông thị trưởng Washington và quan khách rất xúc động. Vị thị trưởng vui mừng bày tỏ rằng: “Lầm sau nếu đến Califonia tôi nguyện sẽ lại đến chỗ các bạn”. Chính cách kinh doanh tuyệt với đó đã khiến cho nhà hàng tiếng tăm lừng lẫy, khách từ nhiều nơi đổ về đây để thưởng thức. 2. Đồng tiền gặp may Từ lâu không chỉ ở châu Á mà ở cả các nước Anh, Mỹ, người ta tin rằng nếu bỏ một số đồng tiền vào ví tiền mới thì sẽ gặp may. Lợi dụng khia cạnh này, một cửa hàng bán lẻ của Mỹ đã thường xuyên bỏ vào mỗi ví và túi xách của cửa hàng mình một đồng 6 cent, đồng thời in thêm dòng chữ sau đây vào danh thiếp “có lẽ cách làm của chúng tôi hơi cổ lỗ những cầu chúc bạn gặp nhiều may mắn”. Chi phí cho việc quảng cáo này chẳng đáng là bao nhiêu, nhưng túi xách, ví tiền đã bán chạy nhanh chóng khiến cho cửa hàng trở nên nổi tiếng. Còn vị trưởng quầy đó lập tức được thăng chức vụ cao hơn. 3. Cửa hàng tự động giảm giá Trên một đường phố ở Mỹ có một toà nhà 8 tầng gắn chữ “Phrin” toà nhà này chính là công ty bán lẻ Phrin. Ở cửa hàng này có một cách tiêu thụ đặc biệt là tự động giảm giá cho các loại hàng hoá, phương thức là: hàng hoá của cửa hàng này đều được tự động hạ giá theo thời gian. Sau 1 tháng có thể hạ xuống số 0 có nghĩa là đem tặng hoặc làm từ thiện. Mỗi một thứ hàng bày bán trong cửa hàng này bên cạnh biển giá còn có biển ghi ngày tháng bắt đầu bán. Trong vòng 12 ngày kể từ ngày bán đầu tiên hàng được bán nguyên giá, nếu hàng này không bán được thì từ ngày thứ 13 trở đi tự động giảm giá 25%, nếu hàng có giá trị là 200 USD thì chỉ còn 150 USD. Qua 6 ngày nữa mà vẫn không bán được thì giảm tiếp 25 giá nữa tức là 50% so với giá bán ban đầu, nếu hàng gốc là 100 USD thì giờ chỉ thu 50 USD. Lại qua 6 ngày nữa hàng này vẫn không bán được thì giảm tiếp 25% giá nữa tức là 75% so với giá bán ban đầu. Như vậy, hàng giá 100 USD giờ chỉ thu 25 USD. Lại qua tiếp 6 ngày cuối cùng của tháng nếu vẫn chưa không có người mua thì hàng này đem tặng cho các tổ chức từ thiện xử lý. Chính cách bán hàng tự động hạ giá như vậy của công ty này đã chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của họ rất thành công. Khách hàng đến với cửa hàng lúc nào cũng đông nườm nượp. Sẽ có vấn đề đặt ra rằng, giả sử nếu khách hàng nào cũng chờ đến khi hạ giá mấy mức giá mới mua thì của hàng sẽ lỗ vốn mất. Song các nhân viên cửa hàng đều giải thích rằng: đa số khách hàng chỉ đợi giảm giá đợt 1 là đã đổ xô đến mua, không ai dám chờ đến đợt khác, bởi vì nếu hạ giá mà không mua thì sợ người khác sẽ mua lại mất. Vì thế không ai bảo ai, họ tranh nhau các hàng hoá ở đây. 4. Lợi dụng hiệu ứng ảnh hưởng dây chuyền Một cửa hàng ở Pháp bán các đồ gỗ nội thất, thế những suốt ba tuần kể từ ngày khai trương cửa hàng không có khách hàng nào biết đến cửa hàng. Ông chủ cửa hàng bèn tìm đến John Smith, một chuyên gia nổi tiếng về kiến trúc nội thất nói rằng: Cửa hàng tôi có nhiều đồ gỗ nội thất những suốt ba tuần qua chẳng có khách hàng nào đoái hoài đến, nay nhờ ông giúp đỡ, ông cứ đi vài vòng xung quanh cửa hàng tôi, trước khi bỏ đi thì quay đầu nhìn lại, tôi sẽ trả phí tổn cho ông trong các ngày đó”. Smith đồng ý làm theo lời thỉnh cầu này của ông chủ cửa hàng. Smith vốn là một chuyên gia nổi tiếng về nội thất gia đình, nay mọi người thấy Smith xuất hiện mấy ngày liền cứ vòng đi vòng lại cửa hàng, nhìn nhìn, ngó ngó, trước khi rời đi lại quay đầu lại nhìn một cách ra vẻ tiếc rẻ khiến cho lập tức ai cũng đến xem bình phẩm đồ gỗ nội thất của cửa hàng. Lập tức cửa hàng không những tiêu thụ mạnh sản phẩm của mình mà giá cả còn tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ ông chủ cửa hàng là người rất giỏi thuật bán hàng, ông ta đã biết lợi dụng ảnh hưởng của người nổi tỉếng am hiểu về đồ gỗ nội thất trên thị trường khiến sản phẩm của cửa hàng bán được nhiều, giá lại cao. . động) Những chiến lược Marketing độc nhất vô nhị Có rất nhiều chiến lược marketing khác nhau, nhưng có lẽ chỉ những chiến lược marketing độc đáo nhất mới. PR Marketing: Chiến lược marketing độc đáo [27/03/2008] Một chiến lược quảng cáo và tiếp thị mới mẻ đã xuất hiện

Ngày đăng: 16/08/2013, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan