ĐỀ TÀI: XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

17 8.9K 20
 ĐỀ TÀI: XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một trong những vai trò quan trọng nhất của xuất nhập khẩu nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung là thông qua hoạt động buôn bán trao đổi với nước ngoài để tạo vốn cần thiết cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ LỚP NCKT3ATH – KHOÁ 3 ÏÏÏo0oÒÒÒ ĐỀ TÀI: XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP 1 Tp Hồ Chí Minh, 2008 MỤC LỤC Lời mở đầu Chương 1: Vai trò của xuất nhập khẩu: . 1.1 Điều hòa quá trình tái sản xuất xã hội 1.1.1 Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước: 1.1.2 Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm 1.1.3 Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh . 1.2 Thúc đẩy Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mở rộng thị trường . Chương 2: Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay 2.1 Tình hình xuất nhập khẩu chung ở Việt Nam . .8-12 2.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam a. Nhân tố khách quan . b. Nhân tố chủ quan . 2.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam . a. Giá trị tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu b. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu c. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu . 2.2 Những thành tựu đạt được . 2.2.1 Về quy mô tốc độ tăng trưởng xuất khẩu . 2.2.2 Về chuyển dịch cơ cấu hành hóa xuất khẩu 2.2.3 Về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu . Chương 3: Phương hướng đẩy mạnh xuất nhập khẩu . 3.1 Điều chỉnh chiến lược vào cơ cấu xuất nhập khẩu . 3.2 Quảng bá thương hiệu tăng sức cạnh tranh . . 3.3 Phát triển khoa học công nghệ mở rộng thị trường . Kết luận . 2 LỜI MỞ ĐẦU: Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền kinh tế của mình. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng của công cuộc đổi mới. Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chử yếu của kinh tế đối ngoại, đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta, ngoại thương có tác dụng rất lớn, rất quan trọng. Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất riêng biệt… Do đó cần phải nhận rõ tầm quan trọng của xuất nhập khẩu, tình hình thực tế về ngoại thương của nước ta để đề ra những giải pháp, chiến lược thích hợp để phát triển hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó, việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đem đến nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách. 3 Nhằm hiểu biết rõ hơn về vấn đề kinh tế trên, nhóm thuyết trình xin chọn đề tài “Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ hiện nay, thực trạng giải pháp”. Đề tài này rất rộng mang tính thời sự, tuy nhiên do hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên chúng em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ hiểu biết của mình. Chương 1: VAI TRÒ CỦA XUẤT NHẬP KHẤU 1.1 Điều hòa quá trình tái sản xuất xã hội: Với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có những vai trò quan trọng: 1.1.1 Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước: Một trong những vai trò quan trọng nhất của xuất nhập khẩu nói riêng kinh tế đối ngoại nói chung là thông qua hoạt động buôn bán trao đổi với nước ngoài để tạo vốn cần thiết cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Việc tạo vốn sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả trở thành mối quan tâm ưu tiên hàng đầu đầu trong thời kì đầu công nghiệp hóa nói chung trong chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, không một quốc gia nào lại đặt hy vọng vào việc thực hiện công nghiệp hóa chỉ bằng vốn của bản thân. Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta không những đòi hỏi các khoản vốn đầu tư hiện có, mà còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới lớn mà khả năng trong nước không đủ đáp ứng. Tuy nhiên, cần xác định những mục tiêu hợp lý, thực tế, không quá tham vọng. Bên cạnh đó, một mặt quan trọng về vốn là hiệu quả sử dụng của nó. Có thể nói, tạo vốn sử dụng vốn có hiệu quả trở thành yếu tố có tác động mạnh nhất tới quá trình tăng trưởng kinh tế kém phát triển như nước ta ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa. 1.1.2 Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng tích lũy. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất. Tiêu dùng với tư cách là một yếu tố của quá trình tái sản xuất xã hội, vừa chịu sự tác động quyết định của sản xuất, nhưng đồng thời cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất. Tiêu dùng chính là quá trình tái 4 sản xuất sức lao động, yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Không đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu đến một mức độ cần thiết thì không thể tái sản xuất đầy đủ về số luợng chất lượng lao động cho quá trình sản xuất mới. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với việc chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng tích lũy. Xuất nhập khẩu nhập khẩu những tư liệu sản xuất mới cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước. Xuất nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ. Đây là một hoạt động quan trọng của xuất nhập khẩu để phục vụ cho tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân, nhưng hoàn toàn không thể bị động với đòi hỏi của tiêu dùng, mà phải tác động mạnh mẽ đến tiêu dùng đặc biệt là cơ cấu tiêu dùng trong xã hội, làm cho nó thích ứng với tình trạng cụ thể của cơ cấu sản xuất. Mở rộng buôn bán với nước ngoài đã làm cho tình trạng tiêu dùng của xã hội có nhiều biến đổi quan trọng. Sự thay đổi đó đặt ra những yêu cầu cao hơn cả về số lượng chất lượng, kiểu, mốt, thẩm mỹ của hàng tiêu dùng. Điều đó một mặt thúc ép việc sản xuất trong nước muốn phát triển phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày vàng cao của người tiêu dùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được với hàng ngoại. Mặt khác xuất nhập khẩu có thể cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc hướng người tiêu dùng vào những đòi hỏi hợp lý đối với thị trường, phù hợp với chính sách tiêu dùng trong một giai đoạn nhất định. Phải bằng nhiều biện pháp trong đó quan trọng là biện pháp giá cả để điều tiết những đòi hỏi vượt quá khả năng của nền kinh tế. 1.1.3 Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Xuất nhập khẩu ra đời là kết quả của sản xuất phát triển, đồng thời xuất nhập khẩu lại là một tiền đề cho sự phát triển của sản xuất.Sản xuất có phát triển thì xã hội mới giàu có. Nhưng muốn sản xuất phát triển thì cần giải quyết các nhân tố cần thiết cho quá trình đó. Đó là việc đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuấ, tạo tập thị trường cho sản xuất phát triển. Trong nền kinh tế kém phát triển như nước ta, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, việc buôn bán với nước ngoài đưa đến những thay đổi cơ cấu sản phẩm xã hội có lợi cho quá trình phát triển. Sự phát triển của xuất nhập khẩu làm cho đất đai lao động của nước ta được sử dụng triệt để hơn để sản xuất các sản phẩm nhiệt đới như gạo, cao su, cà phê, chè, dầu dừa… để xuất khẩu. Nhờ xuất nhập khẩu mà các nước “thoát khỏi tình trạng các tiềm năng không được khai thác”. 5 Khái niệm nhập khẩu dẫn đến sự phát triển bao gồm các yếu tố thúc đẩy nhất định đối với một số ngành công nghiệp vốn không có cơ hội phát triển nào khác. Ví dụ, khi phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu sẽ tạo ra nhu cầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến. Việc cung cấp cơ sở hạ tầng – đường bộ, đường sắt, cầu cảng, năng lượng, thông tin liên lạc – cho ngành công nghiệp xuất khẩu có thể làm giảm chi phí còn mở cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của xuất nhập khẩu có quan hệ đến thuế tức là phần thu nhập không nhỏ của chính phủ từ việc xuất khẩu, nhập khẩu (dưới dạng thuế hay lợi nhuận) được dùng để tài trợ cho sự phát triển của các ngành khác. 1.2 Thúc đẩy Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mở rộng thị trường: Vai trò quan trọng bao quát của xuất nhập khẩu là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm những đầu vào mới cho công nghiệp tiêu thụ của những sản phẩm mà công nghiệp làm ra. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, xuất nhập khẩu còn được sử dụng như một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế trong nước giữa trong nước với nước ngoài. Quá trình này không chỉ đơn giản là gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để tranh thủ những lợi thế do ngoại thươngvà phân công lao động quốc tế mang lại, mà quan trọng hơn là dùng ngoại thương để thúc đẩy quá trình phát triển trong nội bộ nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường thống nhất trong nước qua các hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, vốn, marketing từ các công ty nước ngoài vào nước ta. Qua hoạt động liên doanh, đầu tư vốn hình thành các khu công nghiệp, thành phố lớn, khu chế biến xuất khẩu, cảng tự do buôn bán… mà hình thành nên các mối quan hệ gắn bó trên thị trường trong nước thị trường nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn lạc hậu, cơ cấu kinh tế mang nặng tính nông nghiệp khai khoáng, tỷ trọng hàng công nghiệp chưa lớn thì xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi, nhưng xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô mức độ chế biến thấp như hiện nay là lãng phí chóng làm cạn kiệt nguồn dự trữ. Chính vì vậy cần hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô sơ chế, khuyến khích xuất khẩu có mức độ chế biến cao hoặc thành phẩm tiêu dùng. Đó không chỉ là cách làm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mà còn kết hợp được tài nguyên thiên nhiên với nguồn lao động dồi dào sẵn có góp phần nâng cao trình độ công nghệ qua phát triển công nghiệp chế tạo chế biến. 6 Xuất nhập khẩu tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng hàng hóa của nước ta ra nước ngoài, giúp mở rộng thị trường. Trong xuất nhập khẩu, việc nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhận chuyển giao công nghệ sẽ thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong nước phát triển từ đó góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.  o0o  Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẤU VIỆT NAM TỪ 2001 TỚI NAY 2.1. Tình hình xuất nhập khẩu chung ở Việt Nam giai đoạn 2001-2008: 2.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hiên nay a. Nhân tố khách quan: Những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới, Trung Quốc gia nhập WTO b. Nhân tố chủ quan: Việt Nam gia nhập WTO, các Hiệp định Thương mại, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2010, định hướng chiến lược phát triển Ngoại thương Việt Nam, mục tiêu chung của xuất khẩu Việt Nam thời kì 2010-2015. 2.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam a. Giá trị tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tương đói ổn định ổn định. Năm 2011,2 tháng đầu năm tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt 8,9 tỷ usd, tăng o,1% so với cùng kỳ. trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những tăng trưởng về xuất khẩu khá tốt tăng gần 40% trong khi doanh nghiệp trong nuocs giảm 7 20%. Điều này cho thấy môi trường thông thoáng của viêt nam dã phat huy tác dụng các nghành có hàm lượng chất xám nhiều như điện tử đã bắt đầu xuất khẩu nhiều. • về xuất khẩu Kim nghạch xuất khẩu hàng hóa thang 2 ước đạt 3,9 tỷ usd, giảm 23,2% so với tháng 2/2009, trong đó : xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài đạt 1,85 tỷ usd, tăng 16,5%. Tính chung 2 tháng ước đạt 8.91 tỷ usd tăng 0.1 so vơi cùng kỳ. Xét theo nhóm hàng: tháng 2, nhóm hàng nông lâm, thủy sản ước đạt 0,79 tỷ usd, giảm 23,5%; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản ước đạt 0,45 tỷ usd, giảm 29,95%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 2,01 tỷ usd giảm 33.4% so với tháng 2/2009. tính chung 2 tháng nhóm hàng nông lâm thủy sản ước đạt 1,84 tỷ usd, tăng 2,,2%; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản ước đạt 1,12 tỷ usd ,giảm 11,7% nhóm hàng công nghiệp ché biến ước đạt 4,62 tỷ usd, giảm 9,5% so với cùng kỳ Xuất khẩu 2 tháng của một số mặt hàng chủ yếu như: dầu thô ước đạt 1,36 triệu tấn, giảm 51,3% về lượng 15,4% về kim nghạch; dệt may 0,15 tỷ $,tăng 16.8%, giày da 0,68 tỷ $ tăng 4 % ; sản phẩm gỗ 0.47 triệu$, tăng 29.2% ; linh kiện điện tử 0,41 tỷ$, tăng 30,6%; gạo 781 nghìn tấn ,giảm 24,9% về lượng giảm 6,8% về kim nghạch. Sự phục hồi của nền kinh tế một số nước trong khối EU chạm nên xuất khẩu thang 2 vào một số thị trường chính giảm nhẹ 2,2% so với 2/2010 tuy nhiên với thị trường châu á tăng 4.6%; hoa kỳ tăng 23,8%;trung quốc tăng 26,3%. Tính chung 2 tháng, xuât khẩu vào một thị trường chính so với cùng kỳ như sau: châu á chiếm 48,7%; châu âu chiếm 19,0%; châu mỹ chiếm 23,5%; châu phi chiếm 1,3%; châu đại dương chiếm 4,5% thị trường khác chiếm 2,9%. b. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu  Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu: Hàng dầu thô than đá đã chiếm 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Khối lượng xuất khẩu dầu thô giảm nhẹ trong năm cả về số lượng trữ lượng. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển.  Nhóm hàng nông lâm thủy sản Trong năm 2010-2011 giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên. Đây là những mặt hàng chịu nền tác động của thị trường thế giới. Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thỷ sản trước những thời cơ thách thức mới.  Nhóm hàng chế biến Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực: dệt may, giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ… Có thể phân chia các mặt hàng này thành hai nhóm:  Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ. 8  Hàng chế biến cao: điện tử linh kiện máy tính, phần mềm. Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc kí kết các hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính chất gia công. c. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu  Các thị trường xuất khẩu chủ yếu: Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo tứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2.8 lần , vào Nhật là 2.3 lần ASEAN là 2.8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Định hướng xuất khẩu Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ giảm xuất khẩu sang các nước Châu Á.  Các thị trường nhập khẩu chủ yếu: Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản , Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Trong chính sách về thị trường nhập khẩu, định hướng đưa ra là giảm thị trường nhập khẩu từ các nước Châu Á xuống còn 55% vào năm 2010. Các đối tác xuất khẩu chủ yếu là các thị trường có công nghệ nguồn, trong khi các đối tác nhập khẩu chủ yếu là các thị trường không có công nghệ nguồn. 2.2 Những thành tựu đạt được: 2.2.1 Về quy mô tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng khá nhanh vững chắc trong thời gian 2001 - 2008. Trong thời gian 2001 - 2007, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hằng năm là 18,89%, cao hơn so với tốc độ kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2001 - 2005 là 16% (theo mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010) cao hơn mức tăng trưởng 18% theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra của xuất khẩu năm 2006 2007. Do tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3,35 lần trong khoảng thời gian 7 năm qua. Đây là một trong những mức tăng xuất khẩu nhanh nhất trong khu vực trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người cũng tăng nhanh. Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ là 186 USD thì đến năm 2007 đã tăng lên mức 569 USD, tức là tăng gấp 3,05 lần. 2.2.2 Về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: 9 Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm dần sản phẩm thô, nguyên liệu. 2.2.3 Về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng đa dạng hóa, nhất là đã đột phá xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ duy trì được thị phần trên thị trường lớn nhất thế giới này. Xuất khẩu hàng hóa đã huy động ngày càng đông đảo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI các doanh nghiệp xuất khẩu không thuộc khu vực kinh tế nhà nước đang trở thành động lực chính cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI đang đóng góp quan trọng nhất cho xuất khẩu với việc khai thông thị trường, phát triển các mặt hàng chế biến, chế tạo cho xuất khẩu (điện tử, bản mạch máy tính .) Tăng trưởng xuất khẩu thời gian qua đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao trong thồi gian qua ,xuất khẩu đã thực sự trở thành một động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam, góp phần tạo việc làm cho hàng triệu lao động cải thiện thu nhập cho hàng triệu nông dân các lao động khác nhờ tham gia xuất khẩu hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ các hàng hóa khác .  o0o  Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT NHẬP KHẨU 3.1 Điều chỉnh chiến lược vào cơ cấu xuất nhập khẩu: Sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), uy tín trên trường quốc tế ngày một nâng cao, đầu tư FDI tăng mạnh… nhưng kinh tế - thương mại trong nước cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quả của Nhà nước, kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những thành công trong năm 2007. Trong đó, thắng lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài (16 tỷ USD) sự phát triển mạnh của thương mại được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là những nhân tố quan trọng góp phần đạt được những thành công của nền kinh tế năm . 10 . về vấn đề kinh tế trên, nhóm thuyết trình xin chọn đề tài Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ hiện nay, thực trạng và giải pháp . Đề tài này rất rộng và mang. thương Việt Nam, mục tiêu chung của xuất khẩu Việt Nam thời kì 2010-2015. 2.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam a. Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất nhập

Ngày đăng: 14/08/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan