KINH NGHIỆM mẹo vặt GIA ĐÌNH

102 353 0
KINH NGHIỆM mẹo vặt GIA ĐÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bạn có thể thấm dầu đinh hương vào miếng bông gòn rồi đắp vào chiếc răng bị đau hoặc nhét bột nghệ... Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào. Không gì nhức nhối bằng đau răng. Nếu chưa kịp đến nha sỹ, một vài bài thuốc từ thảo dược dưới đây sẽ giúp bạn tạm thời cắt cơn đau tại nhà: 1. Nhúng một miếng bông gòn vào nước hương vani, sau đó ấn miếng bông này vào chiếc răng bị đau. Khi thực hiện phương pháp này, phải bảo đảm đặt miếng gạc vào đúng vị trí chiếc răng bị đau. 2. Dầu đinh hương là một cách điều trị đau răng phổ biến tại nhà. Thấm dầu đinh hương vào miếng bông gòn rồi đắp vào chiếc răng bị đau. Phương pháp này rất hiệu quả, nhưng điều quan trọng là bạn phải cẩn thận, đừng để dầu dính ra các vùng nướu xung quanh, vì có thể làm các vết loét phát triển.

KINH NGHIỆM MẸO VẶT GIA ĐÌNH: Kinh nghiệm nhỏ chữa đau răng bằng gia vị: Bạn có thể thấm dầu đinh hương vào miếng bông gòn rồi đắp vào chiếc răng bị đau hoặc nhét bột nghệ . Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào. Không gì nhức nhối bằng đau răng. Nếu chưa kịp đến nha sỹ, một vài bài thuốc từ thảo dược dưới đây sẽ giúp bạn tạm thời cắt cơn đau tại nhà: 1. Nhúng một miếng bông gòn vào nước hương vani, sau đó ấn miếng bông này vào chiếc răng bị đau. Khi thực hiện phương pháp này, phải bảo đảm đặt miếng gạc vào đúng vị trí chiếc răng bị đau. 2. Dầu đinh hương là một cách điều trị đau răng phổ biến tại nhà. Thấm dầu đinh hương vào miếng bông gòn rồi đắp vào chiếc răng bị đau. Phương pháp này rất hiệu quả, nhưng điều quan trọng là bạn phải cẩn thận, đừng để dầu dính ra các vùng nướu xung quanh, vì có thể làm các vết loét phát triển. 3. Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào chiếc răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào. 4. Một bài thuốc khác tương đối dễ thực hiện là bẻ đôi một tép tỏi và ấn ngay vào chỗ chiếc răng bị đau. Nước tỏi là một chất gây mê tự nhiên hữu hiệu, sẽ làm giảm cơn đau ngay lập tức. Đôi khi, tình trạng đau răng có thể phát triển sau khi nhổ răng hoặc sau khi nha sĩ đã chữa một vấn đề nghiêm trọng nào đó ở hàm răng của bạn. Thông thường, các nha sĩ sẽ chỉ định bạn uống thuốc giảm đau. Trong trường hợp cơn đau xảy ra dữ dội và bạn không có sẵn những loại thuốc giảm đau, hãy thử áp dụng các bài thuốc sau (chảy máu nướu răng cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc này). 1. Nhúng một túi trà vào trong một chén nước đá lạnh. Sau đó, đặt túi trà đã được làm lạnh vào khu vực răng bị đau để giúp giảm đau. 2. Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau Thuốc quý từ bưởi Bưởi có vị chua, tính lạnh, làm cho thư thái, trị nôn nghén, biếng ăn, tích rượu. Vỏ bưởi tính vị đắng, cay, thông lợi, trừ đàm, hóa thấp, hòa huyết, giảm đau, tiêu phù (bỏ cùi trắng sao vàng). Việt Nam có nhiều giống bưởi quý: Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Thanh Trà… cả cây bưởi đều có ích tăng cường sức khỏe. Sau đây là một số cách dùng bưởi để phòng chữa bệnh. Chế nước pectin để uống Hạt bưởi chọn loại to, sạch, đẹp. Để dùng trong ngày lấy khoảng 20 hạt. Cho hạt vào cốc, rót nước sôi ngập hạt đánh đều khoảng 5 phút rồi lắng lấy nước vào 1 cốc riêng. Đổ nước lần 2, lần 3 cho đến khi hạt bưởi hết chất nhầy. Dồn nước đã góp lại để dùng. Sau 3 giờ không dùng hết thì cho vào tủ lạnh sẽ tạo thạch. Dùng để uống cho mát vào ngày hè, tiêu hóa tốt, chống táo bón, giảm hấp thu chất béo gây béo phì, khống chế tăng đường huyết cho người bị đái tháo đường, các trường hợp chảy máu (trĩ, phẫu thuật). Bưởi làm thuốc Múi bưởi: Vị ngọt chua, tính hàn. Dùng để giã rượu, cầm nôn nghén. Vỏ bưởi: Vị đắng ngọt, tính ấm. Giảm ho long đờm, điều khí giảm đau. Vỏ bưởi đào hay dùng làm thuốc hơn (lợi tiểu tiêu phù). Bóp tinh dầu chữa rụng tóc, hói đầu. Hạt bưởi: Vị đắng, tính ấm, chữa ăn không tiêu. Hoa bưởi: Thơm ngát làm hương liệu giúp tiêu hóa tốt. Theo Tuệ Tĩnh, bưởi có vị chua, tính lạnh, làm cho thư thái, trị nôn nghén, biếng ăn, tích rượu. Vỏ bưởi tính vị đắng, cay, thông lợi, trừ đàm, hóa thấp, hòa huyết, giảm đau, tiêu phù (bỏ cùi trắng sao vàng). - Chữa đau dạ dày: làm nước pectin từ hạt bưởi như đã nói trên để uống. - Đau bụng ăn không tiêu: vỏ bưởi sao vàng 4 -12g, sắc lấy nước uống. - Đau bụng do lạnh, đầy: lá bưởi non luộc hay nướng, đắp lên rốn. - Trĩ: rễ bưởi rửa sạch 20g/ngày sắc uống. - Hạ nang (bìu dái) sa xuống đau tức: bưởi non 1 quả, gọt vỏ sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống. - Thấp khớp: chùm gửi cây bưởi sao vàng sắc nước uống. - Lá bưởi dùng cho nồi xông giải cảm lạnh. Ở Việt Nam có món bưởi ướp mật ong: múi bưởi tươi 500g, mật ong 250g. Rượu trắng vừa đủ, múi bưởi bóc vỏ, bỏ hạt ngắt từng miếng nhỏ, bỏ trong bình sứ đổ rượu vừa phải, đậy nút, bịt kín miệng lọ, ngâm 1 đêm. Ngày hôm sau cho múi bưởi vào nồi đun đến khi đặc thì cho mật ong, trộn đều là được. Khi nguội đựng vào lọ sứ dùng dần. Ngày ăn 3g, ngày 3 lần. Công dụng trừ thấp, tan đờm, trị ho, kém ăn. Thầy thuốc Trung Quốc ca ngợi tác dụng của nó thanh phế nhiệt, hóa đàm khi dùng bưởi tươi. Nếu gặp ho đàm ở người có tiêu hóa không tốt thì nấu canh bưởi với thịt heo nạc, thêm mấy lát gừng già để trợ tiêu hóa thì sẽ có hiệu quả mong muốn. Vào dịp Tết, nhà nào cũng mâm cao cỗ đầy, thường là thức ăn béo trệ. Do đó rất cần thường xuyên có rau trái tươi, nhất là bưởi và họ hàng cam, quýt, quất… Và phải nhớ bưởi “toàn bộ”, nghĩa là bóc lấy múi để ăn, không chỉ ép lấy nước, không dùng máy xay sinh tố (trừ trường hợp không có răng hoặc không nhai được) vì sẽ làm hỏng sự kết hợp hài hòa trong cơ cấu của nó, và tránh được gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Để hoàn chỉnh hơn nữa, cần ăn thêm ít phần xốp cũng có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh cho mọi người. Có tác giả còn viết phải chọn ăn loại bưởi có hột, vì hột ngâm nước chế thành những món ăn dân dã, thú vị như thạch trắng. Kị ăn bưởi Các chứng bệnh kị chua như đau dạ dày thừa toan, không ăn lúc đói gây cồn ruột và một số bệnh về răng, miệng (gây xót, mòn men răng .). Cải xoong chữa bướu cổ Ngoài ra, cây cải xoong còn có thể chữa tàn nhanh, huyết áp, bí tiểu tiện… Về thành phần hoá học, trong 100g cải xoong có 93,7g nước, 2,1g protit, 1,4g gluxit, 2g xenlulo, 69mg canxi, 28mg photpho, 1,6mg sắt, nhiều iốt và vitamin C. Cây có hoạt chất gọi là senevol và tinh dầu, tỷ lệ tinh dầu khoảng 0,05%. Cải xoong có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là hoạt chất senevol, iốt chữa được bệnh. Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C). Thường cải xoong được dùng tươi, ngày 20 - 100g rau tươi và ép lấy nước. Không nên sắc uống vì sẽ kém tác dụng do hoạt chất của cây thuốc đã bị bay hơi. Chính nhờ hoạt chất này (chất senevol) nên cải xoong có mùi đặc biệt và có tác dụng chữa ho. Ở miền núi, nơi có bệnh bướu cổ lưu hành, việc phát triển trồng cải xoong rất tốt, không những có một loại rau ăn ngon mà còn góp phần phòng chống bướu cổ vì cải xoong là nguồn cung cấp iốt cho cơ thể. Món cải xoong trộn dầu giấm ăn sống không chỉ là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích, mà còn là một bài thuốc chữa ho, chảy máu chân răng và phòng bệnh bướu cổ tốt. Cách làm rất đơn giản. Nguyên liệu gồm một mớ cải xoong khoảng 200g; Một quả cà chua; Rau mùi, kinh giới mỗi thứ một ít; Dầu ô liu hai thìa canh; Tỏi, ớt, mắm, giấm vừa đủ. Các loại rau đều được nhặt và rửa thật sạch, vẩy hết nước. Cà chua thái lát mỏng. Cách trộn dầu giấm như trộn rau xà lách. Cũng có thể dùng những nguyên liệu trên, thêm lạc rang giã nhỏ vào chế biến thành món nộm cải xoong, ăn vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, cải xoong còn được dùng chữa một số bệnh khác, như tàn nhang, tăng huyết áp, bí tiểu tiện . Chữa tàn nhang: Dùng hỗn dịch gồm dịch cải xoong 3 phần, mật ong 1 phần, trộn đều. Lấy vải mềm đắp tẩm ngày 2 lần (sáng, chiều), rồi rửa sạch. Chữa bí tiểu tiện: Cải xoong 1 nắm, hành 3 củ, củ cải 2 củ, nước 1 lít, sắc lấy nước uống vào giữa bữa ăn. Chữa tăng huyết áp: Lấy dịch cải xoong uống ngày 2 lần, mỗi lần 100ml Dùng rau cải chữa nhiều bệnh thường gặp Cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm, thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau . Theo Đông y: cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh. Hạt cải canh và cải thìa cũng là những vị thuốc cay, ấm; thường dùng chữa ho, đờm nghẽn tắc ở cổ họng, suyễn thở, ngực sườn đầy tức đau, ăn vào nôn ngược trở lại (phản vị ẩu thổ), trúng phong không nói được, chân tay đau nhức tê dại, cước khí, ung nhọt, thũng độc, chấn thương sưng đau . Còn cải bẹ cũng có vị cay, nhưng tính mát; có tác dụng tán huyết, tiêu thũng; dùng chữa thổ huyết do lao thương, đại tiện xuất huyết do lị, các chứng ung nhọt do nhiệt độc. Hạt cải bẹ trong Đông y gọi là vân đài tử; có tác dụng hành huyết, phá khí, tiêu thũng, tán kết. Dùng chữa các bệnh ở ngực bụng sau khi sinh, thũng độc, trĩ lậu . Một số bài thuốc dùng rau cải Chữa cảm mạo: dùng rễ cải thìa 50g - rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g, sắc nước uống trong ngày (Theo Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa ho gà: dùng rễ cải thìa 2 cái, đường phèn 30g, sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Viêm phế quản, suyễn thở: dùng hạt cải canh (sao) 3 - 6g, hạt củ cải (sao) 6 -9g, vỏ quít 6g, cam thảo 6g, sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa viêm loét chân răng: dùng rau cải canh thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, ngày bôi vào chân răng 3 - 4 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam). Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml) (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa viêm loét khoang miệng, viêm lưỡi: dùng rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa cho vàng thẫm, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Đã thử nghiệm điều trị 100 ca, kết quả rất tốt: thông thường sau 3 - 4 ngày là khỏi bệnh. Đối với trường hợp vết loét trong khoang miệng đã ăn sâu cần bôi thuốc nhiều ngày hơn (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Kiết lị ra máu, bụng đau, bồn chồn: dùng cải bẹ cả cây, rửa sạch, giã vắt lấy 2 chén nước, hòa thêm 1 chén mật ong vào, hâm nóng uống (Phổ tế phương). Chữa viêm thận: dùng rau cải canh tươi 150g (khô 50g), đổ ngập nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa 25 phút, sau đó đập 1 quả trứng gà vào, trộn đều, sau khi canh chín thêm chút muối; Mỗi ngày ăn một lần sau bữa cơm trưa, liên tục trong nhiều ngày, hoặc có thể dùng cải canh khô sắc nước uống thay trà (Thực vật dược dụng chỉ nam). Hành kinh đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ 9g, hồng hoa 9g, diên hồ sách 9g, đan sâm 15g, xích thược 12g, hương phụ 12g sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Sản hậu đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ (sao) 6g, đương quy 9g, quế 4,5g; sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa sản máu hôi ra không ngừng, bụng ngực đau nhói: dùng hạt cải bẹ (sao), quế - hai vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng giấm nấu với bột mì thành hồ, trộn với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt nhãn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 1 - 2 viên, chiêu thuốc bằng rượu ấm (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa sản hậu chóng mặt: dùng hạt cải bẹ, sinh địa (khô) - hai thứ liều lượng bằng nhau; tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g bột thuốc, gừng tươi 7 lát, rượu, đồng tiện và nước - mỗi thứ nửa chén, sắc cạn còn 7 phần uống (Ôn thị hải thượng tiên phương). Phụ nữ sau khi sinh ít sữa: dùng cải bẹ cả cây, giã đắp lên vú (Nhật dụng bản thảo). Chữa ung thũng, hậu bối, nhọt mọc ở cổ: dùng lá cải bẹ sắc nước uống hoặc nấu thành các món ăn. Cũng có thể dùng giấy ẩm bọc cải bẹ, hơ nóng, chườm lên chỗ bị nhọt Vị thuốc từ cây sim. Nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chúng. Món quà do thiên nhiên ban tặng Cây sim rừng là một loại thuốc quý, quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian. Sim rừng thuộc họ myrtaceae, được chia làm hai loại: hồng sim và tiểu sim. Loại hồng sim cho hoa màu đỏ, quả tím, tiểu sim cho hoa màu trắng, quả đen. Cây sim cao từ một đến hai mét, mọc tại những vùng đất hoang dã, ở độ cao từ 10 đế 1.500m. Ở Việt Nam, sim rừng chủ yếu mọc ở vùng rừng núi hoặc hải đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn và Hòn Gai. Nhiều người thường nhầm sim rừng với loài hoa mua. Tuy nhiên khi nhìn kỹ, bạn sẽ thấy lá cây sim có hình bầu dục, dài từ 3 đến 6cm, mọc đối nhau trên thân cây. Quả sim khi chín có màu hồng tím thẫm hoặc sậm đen, trên vỏ quả có một lớp lông trắng mịn như tơ. Khi ăn, quả cho vị chát, ngọt, nên thường được dùng làm thực phẩm giải khát cho người đi đường. Loài cây cho lợi ích từ gốc đến ngọn Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Loại chất này có chứa nhiều pelargonidin dùng làm màu nhuộm tự nhiên trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô . người ta còn chiết xuất phần tinh chất từ thân cây sim để chế biến thành các loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng . Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe. Nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến các công dụng tuyệt vời của chúng. Hoa sim, dù màu tím hay trắng, đều chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Chính vì vậy, hoa sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sim sắc thành nước để rửa vết thương, vế trày xước. Hoặc bạn có thể rửa sạch lá sim tươi, giã nát, đắp vào vế thương giúp cầm máu và mau lành da. Bạn cũng có thể dùng búp sim sắc lấy nước uống, chữa bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khá hiệu quả. Bên cạnh đó, lá sim chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt. Chất rhdomyrtone trong lá sim có vai trò như một chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn nguy hiểm như escherichia coli và staphylococcus aureus. Đây là những vi khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Quả sim cũng là một vị thuốc tốt cho người bệnh lâu ngày. Người bị suy nhược cơ thể, phụ nư sau sinh bị thiếu máu có thể uống nước sắc từ quả sim và đậu đen, lá dâu non để bồi dưỡng cơ thể. Bạn có thể đem quả chín đồ lên, phơi khô để dùng dần. Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ Đông y. Theo một nghiên cứu gần đây, sản phẩm từ sim rừng có thể giúp cải thiện khả năng gối chăn của các đấng mày râu. Bất ngờ vị thuốc chữa bệnh từ khoai tây Khoai tây không chỉ là thực phẩm ngon miệng, bổ dưỡng mà còn được sử dụng như vị thuốc trị ngộ độc thực phẩm, trị bỏng nước, cảm lạnh, ho do thời tiết . Tên khoa học Solanum tuberosumeae. Ở nước ta, khoai tây trồng phổ biến tại Đà Lạt, Bắc Giang . Tuy nhiên, khoai tây Việt Nam không to củ như khoai Trung Quốc, châu Âu. Khoai tây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhờ: tinh bột, đường, vitamin, khoáng chất giàu vi lượng và đường. Mặt khác, khoai tây cũng được các nhà bào chế thuốc trích xuất hoạt chất để chế biến dược liệu chữa một số bệnh. Duy một điều, khi chế biến khoai tây làm thuốc, các nhà nghiên cứu y học phải loại bỏ chất độc solanin là một alkaloid, thường tích tụ ở ruột khoai từ 4- 7mg/100gr, ở vỏ từ 30-50mg/100gr, nhiều nhất là ở mầm từ 420-730mg/100gr. Khi ăn khoai tây không bỏ mầm và chân mầm, người ngộ độc sẽ bị rối loạn dạ dày, tiêu ra máu, nôn ói, dẫn đến giãn đồng tử, liệt nhẹ tứ chi và tử vong nếu hệ thần kinh trung ương bị tê liệt. Ngoài ra, gần đây, các nhà Đông y còn phát hiện, khoai tây chứa độc tố glycoalkaloids ở phần màu xanh trong thịt khoai và phần ung thối nếu không cắt bỏ khi sử dụng. Độc tố này tạo vị đắng và gây nhức đầu, hoa mắt, nôn mửa, kích ngất. Dù vậy, khoai tây vẫn là vị thuốc chữa nhiều bệnh như: - Khi lao động mệt, tim mạch đập dồn dập, đầu choáng: Chỉ cần nướng 1 củ khoai nặng 50-70gr cháy đen, lột bỏ vỏ ăn với 1 muỗng mật ong. - Khi ngộ độc thực phẩm: Chọn 1 củ khoai tây 30-50gr, gọt bỏ vỏ, ăn sống với muối tiêu. - Trẻ bị bỏng nước sôi từ 60 độ C: Xắt lát 2 củ khoai tây sống (bỏ vỏ, vùng xanh) đắp lên chỗ phỏng. Sau đó đưa đi chữa trị. - Người cao tuổi cảm lạnh, ho khúc khắc, trẻ ho thời tiết: Nướng củ khoai từ 25-50gr (bỏ vỏ) cháy đen. Ăn với 1 muỗng mật ong sẽ hết ho. Riêng chất độc solanin ở mầm khoai tây được sử dụng làm thuốc chống dị ứng hải sản, thịt bò rất hiệu quả (cần phải có chỉ định của lương y). Cỏ nhọ nồi chữa viêm họng Nhọ nồi là một vị thuốc vừa dễ kiếm và rất hữu ích trong việc chữa viêm họng, sốt cao, cơ thể suy nhược… Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay . ● Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. ● Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày. ● Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. ● Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng. ● Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày. ● Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần. . KINH NGHIỆM MẸO VẶT GIA ĐÌNH: Kinh nghiệm nhỏ chữa đau răng bằng gia vị: Bạn có thể thấm dầu đinh hương vào. mà còn bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, ăn trong một thời gian dài. Thêm 1 vị thuốc hay cho gia đình từ cây ổi Cây ổi là vị thuốc tiêu biểu dùng để chữa

Ngày đăng: 13/08/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

Xương sông còn có xang sông, hoạt lộc thảo... Lá xương sông hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn - KINH NGHIỆM mẹo vặt GIA ĐÌNH

ng.

sông còn có xang sông, hoạt lộc thảo... Lá xương sông hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn Xem tại trang 16 của tài liệu.
Trong dân gian lưu truyền rằng có mộtsố món ăn cần kiêng trong quá trình hình thành sẹo, chẳng hạn món trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben, thịt bò dễ gây co kéo  da, hải sản, da gà hay gây ngứa.. - KINH NGHIỆM mẹo vặt GIA ĐÌNH

rong.

dân gian lưu truyền rằng có mộtsố món ăn cần kiêng trong quá trình hình thành sẹo, chẳng hạn món trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben, thịt bò dễ gây co kéo da, hải sản, da gà hay gây ngứa Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hiểu đơn giản, sỏi mật được hình thành khi dịch mật nằm trong túi mật có hiện tượng bị vón cục và lâu dần sẽ tích tụ thành sỏi mật. - KINH NGHIỆM mẹo vặt GIA ĐÌNH

i.

ểu đơn giản, sỏi mật được hình thành khi dịch mật nằm trong túi mật có hiện tượng bị vón cục và lâu dần sẽ tích tụ thành sỏi mật Xem tại trang 36 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan