Nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt

193 229 0
Nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Vịt Xiêm (Muscovy duck) hay còn gọi là Ngan, có tên khoa học Cairina moschata, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ (Anonymou, 2012). Thịt vịt Xiêm cũng được nhiều người ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt khác do cơ ức rộng, tỷ lệ nạc cao hơn, ít mỡ (Parkhurst and Mountney, 1988; Adesope and Nodu, 2002), thịt mềm và thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao 19,6-21% CP (protein thô) và 2,47% EE (chất béo) (Dong, 2005). Người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung nuôi chủ yếu 3 giống vịt Xiêm là vịt Xiêm địa phương, vịt Xiêm Pháp và vịt Xiêm lai. Trong đó người dân thường nuôi vịt Xiêm địa phương vì có khả năng tận dụng tốt các nguồn phụ phẩm thức ăn như bã bia, bã đậu nành, bã khoai mì, vỏ đầu tôm, phụ phẩm cá tra, các loại rau xanh…(Dong et al., 2004; Nguyễn Thùy Linh, 2010; Dang Thi My Tu and Nguyen Thi Kim Dong, 2012), vì thế vịt Xiêm địa phương được chú ý phát triển trong hệ thống chăn nuôi của người dân. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho vịt Xiêm, người chăn nuôi phải cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu các dưỡng chất cho chúng. Protein thô, acid amin và năng lượng có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của vịt Xiêm, trong đó nhu cầu protein thô và các acid amin được quan tâm nghiên cứu (Linares et al., 2012; Baeza et al., 2012 và Zhang et al., 2014). Kamran et al. (2004) cho rằng chất protein là một trong các thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn của gia cầm; thực liệu cung cấp chất protein có giá thành cao (Ojano-Dirain and Waldroup, 2002). Vì vậy, việc xác định nhu cầu protein thô và acid amin phù hợp trong khẩu phần cho vịt để nâng cao năng suất thịt, giảm chi phí thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm lượng nitơ thải ra gây ô nhiễm môi trường (Moran, 1992; Ospina-Roja, 2012). Bên cạnh đó, lysine là acid amin giới hạn trong các acid amin thiết yếu của gia cầm và lysine được sử dụng để tính tỉ lệ các acid amin thiết yếu còn lại trong khẩu phần theo bảng protein lý tưởng của Mack et al. (1999) và Baker et al. (2002). Đồng thời, threonine cũng là acid amin thiết yếu quan trọng đối với loài lông vũ nói chung và vịt Xiêm nói riêng. Threonine tham gia vào quá trình tổng hợp protein, sự dị hóa của chúng tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng cho quá trình biến dưỡng như glycine, acetyl-CoA và pyruvate (Kidd and Kerr, 1996). Đồng thời, mức năng lượng trao đổi phù hợp với hàm lượng lysine có trong khẩu phần sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của thân thịt (Eits et al., 2002; Collin et al., 2003; Purba et al., 2016). Vịt tiêu thụ một lượng năng lượng trao đổi cần thiết cho việc duy trì trong quá trình trao đổi chất cơ bản, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, các hoạt động thường ngày và tăng trưởng bình thường (Adeola, 2006). Sự kết hợp giữa lysine và năng lượng trao đổi trong khẩu phần tương quan tích cực với sự tăng trưởng phát triển của vịt (Adeola, 2006). Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi vịt cần xác định mức lysine-năng lượng trong khẩu phần phù hợp cho vịt. Tuy nhiên những nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng như acid amin và ME trong khẩu phần vịt Xiêm chủ yếu dựa vào thông tin về nhu cầu của gà cũng như các giống vịt khác như vịt Pekin (Miclosanu and Roibu, 2001). NRC (1994) khuyến cáo mức lysine trong khẩu phần của vịt Pekin giai đoạn 0-2 tuần tuổi là 0,9% lysine và giai đoạn 2-7 tuần tuổi là 0,65% lysine. Ketaren et al. (2011) khuyến cáo mức lysine và năng lượng trong khẩu phần cho vịt lai giữa con trống vịt Xiêm với vịt mái Mojosari, cho giai đoạn bắt đầu là 1,15% lysine và 2900 kcal (12,13 MJ), và giai đoạn kết thúc là 0,80% lysine và 2700 kcal (11,30 MJ), kết quả tăng khối lượng cao và hệ số chuyển hóa thấp. Adeola (2006) khuyến cáo mức protein và threonine trong khẩu phần của vịt Pekin giai đoạn 0-2 tuần tuổi là 23% CP và 0,76% threonine và giai đoạn 2-7 tuần tuổi là 20,5% CP và 0,56% threonine. Đối với vịt Xiêm, Leclercq and Carville (1986), khuyến cáo mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 3107 kcal (13 MJ) giai đoạn 29-84 ngày tuổi. INRA (1989) đề nghị sử dụng khẩu phần có 19% CP và 0,61% threonine cho vịt Xiêm giai đoạn nuôi úm và khẩu phần có 16% CP và 0,55% threonine nuôi vịt Xiêm giai đoạn tăng trưởng. Hiện nay đã có một số nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam xác định nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần nuôi vịt Xiêm tăng trưởng và các tác giả đã đề xuất các mức khuyến cáo khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thực hiện trên giống vịt Xiêm Pháp, có rất ít các nghiên cứu thực hiện trên giống vịt Xiêm địa phương. Với lý do trên, chúng tôi tiến hành luận án “Nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt” nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu để phối hợp khẩu phần góp phần vào việc hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng vịt Xiêm địa phương hợp lý.

... mức lượng trao đổi acid amin phần lên suất sinh trưởng vịt Xiêm địa phương nuôi thịt nhằm cung cấp sở liệu để phối hợp phần góp phần vào việc hồn thiện qui trình ni dưỡng vịt Xiêm địa phương hợp... xác định mức lượng trao đổi phần lên suất sinh trưởng giai đoạn vịt Xiêm địa phương Xác định mức protein thô, threonine phần tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất acid amin vịt Xiêm địa phương Xác... tuổi vịt Xiêm địa phương thí nghiệm 95 4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng mức lysine lượng trao đổi lên suất sinh trưởng vịt Xiêm địa phương nuôi thịt 99 4.4.1 Thí nghiệm ni sinh trưởng

Ngày đăng: 26/09/2018, 14:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan