Chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử lớp 8

50 4.7K 30
Chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử lớp 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên: 1. Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII? - Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm sản xuất và buôn bán lớn (nền sản xuất mới TBCN đã ra đời trong lòng xã hội PK châu Âu). - Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế độ PK kìm hãm, chèn ép. Vì vậy mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế độ PK rất gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. 2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. + Nguyên nhân: - Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-đéc-len (vùng đất bao gồm Bỉ và Hà Lan ngày nay) phát triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự phát triển này. - Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.

LỚP 8 PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) Chủ đề 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX) I. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên: 1. Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII? - Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường . có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm sản xuất và buôn bán lớn (nền sản xuất mới TBCN đã ra đời trong lòng xã hội PK châu Âu). - Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế độ PK kìm hãm, chèn ép. Vì vậy mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế độ PK rất gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. 2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. + Nguyên nhân: - Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-đéc-len (vùng đất bao gồm Bỉ và Hà Lan ngày nay) phát triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự phát triển này. - Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc. + Diễn biến: - Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền thực dân phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566. - Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-len đã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan). - Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng kết thúc, Hà Lan được giải phóng. + Ý nghĩa: - Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 3. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. + Nguyên nhân: - Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ . Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh. - Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì trở nên nghèo khổ. - Trong khi đó, chế độ PK tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm lật đổ chế độ PK chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất TBCN. + Diễn biến: (chia làm hai giai đoạn) - Giai đoạn 1 (1642 - 1648) * Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội. * Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng quân đội có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt. - Giai đoạn 2 (1649 - 1688) * Ngày 30 - 1 - 1649, Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao. * Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi, còn nhân dân không có gì. Vì vậy họ tiếp tục đấu tranh. * Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng tư sản Anh kết thúc, đây là cuộc cách mạng không triệt để. + Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng: - Cuộc cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. - Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn “ngôi vua”. Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì. 4. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. + Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh. - Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày càng nhiều. Đến thế kỉ XVIII, họ đã thiết lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây. - Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước . Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt. - Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho CNTB phát triển. + Diễn biến của chiến tranh. - Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng. - Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la- đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không đạt kết quả. - Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. - Ngày 4 -7 - 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. - Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa lại giành thắng lợi lớn ở Xa-ra- tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc. + Kết quả, ý nghĩa: - Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời. Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng. - Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển. - Tuy nhiên, cũng như Cách mạng tư sản Anh, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì. II. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 1. Tình hình kinh tế xã hội Pháp trước cách mạng. + Tình hình kinh tế: - Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực. - Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng lại bị chế độ PK cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ. + Tình hình chính trị, xã hội; - Trước CM, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. - Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó Đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất. - Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt. Nên dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến. + Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng: - Thời này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông- te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI. - Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ. 2. Trình bày nguyên nhân trực tiếp bùng nổ và sự phát triển của cách mạng Pháp? + Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cuộc cách mạng: - Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc. - Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Nhưng đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và đã tự thành lập Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp. + Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính: - Giai đoạn phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 - 7 - 1789 đến ngày 10 - 8 - 1792): * Ngày 14 - 7 - 1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài - nhà ngục Ba-xti. Họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến và làm chủ các cơ quan quan trọng của thành phố. * Sau khi giành thắng lợi, phái Lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được hai việc quan trọng đối với cách mạng: Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu cao khẩu hiệu “Tự do - bình đẳng - Bác ái” (tháng 8 - 1789). Ban hành Hiến pháp (tháng 9 - 1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, vua không nắm thực quyền mà là Quốc hội. Vì vậy, Lu-i XVI đã liên kết với lực lượng phản cách mạng trong nước và cầu cứu các thế lực bên ngoài để giành lại chính quyền. * Tháng 4 - 1792, Liên minh hai nước Áo - Phổ cùng bọn phản động ở Pháp đã tiến công cách mạng. Phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, tình hình đất nước trở nên lâm nguy. * Trước tình hình đó, ngày 10 - 8- 1792, phái Gi-rông-đanh đứng lên lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ PK. - Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hòa (từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793). * Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ PK, phái Gi-rông- đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hòa. Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc. * Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước PK châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước ở mọi nơi cũng nổi dậy tấn công cách mạng, làm cho tình hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực. * Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh. - Giai đoạn phái Gia-cô-banh lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Gi- rông-đanh và thiết lập nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. * Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với PK, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá bán các mặt hàng cho dân nghèo, . * Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản. * Do nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô-banh không đem lại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie để xử tử (28 - 7 - 1794). Cách mạng kết thúc vào cuối thế kỉ XVIII. 3. Hãy đánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi. + Ý nghĩa lịch sử của các cuộc CMTS đầu tiên: - Xác lập sự thắng lợi của CNTB đối với chế độ phong kiến: Đó là sự thắng lợi của giai cấp Tư sản, đại diện cho nền sản xuất mới, phương thức sản xuất TBCN đang đứng ở vị trí tiên phong, tiến bộ hơn hẳn giai cấp Địa chủ, Phong kiến, đại diện cho nền sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời lạc hậu (dẫn chứng .). - Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới TBCN phát triển (dẫn chứng). - Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân ( là lực lượng ủng hộ tham gia và quyết định thắng lợi của cách mạng .dẫn chứng ) + Là những cuộc cách mạng không triệt để, thể hiện CNTB có mặt tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế : - Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của quần chúng nhân dân (dẫn chứng). - Không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác (dẫn chứng). - Thậm chí giai cấp tư sản ở một số nước còn thể hiện sự thoả hiệp với phong kiến (dẫn chứng). + Phân biệt một số khái niệm: - Chế độ quân chủ chuyên chế: Chế độ chính trị của một nước, có triều đình phong kiến do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua. Chế độ quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một Hiến pháp do Quốc hội tư sản định ra . Nhà vua tuy ở ngôi (trị vì) nhưng không nắm thực quyền cai trị. - Đẳng cấp: Là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ PK, do luật pháp hoặc tập tục quy định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ phác nhau. - Quý tộc mới: Tầng lớp quý tộc PK đã tư sản hóa, kinh doanh theo TBCN, xuất hiện ở châu Âu vào thế kỉ XVI, mạnh nhất ở Anh, là lực lượng quan trọng lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. - Đẳng cấp thứ ba: Đẳng cấp thấp nhất trong xã hội PK Pháp trước năm 1789, gồm công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản và nông dân. Họ không có quyền gì, bị PK thống trị và phải đóng mọi thứ thuế. - Phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh: Phái Lập hiến gồm tầng lớp đại tư sản để phân biệt với phái Gi-rông-đanh gồm tầng lớp tư sản công thương và phái Gia-cô-banh gồm những người dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ. - Khái niệm “cách mạng tư sản”: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (ở Anh là quý tộc mới) nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản. III. Sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới. 1. Cách mạng công nghiệp là gì? Nó đã được tiến hành ra sao? Hệ quả kinh tế, xã hội của cách mạng công nghiệp? a. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. b. Cách mạng công nghiệp đã diễn ra như thế nào? + Cách mạng công nghiệp ở nước Anh: - Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt: * Năm 1764, Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, nâng cao năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. * Năm 1783, Ác-crai-tơ chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, nâng năng suất lao động lên gấp 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông chảy xiết, về mùa đông, nước đóng băng nên không hoạt động được. - Đặc biệt, từ năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời và phát triển như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thủy, tàu hỏa sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước. - Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “công xưởng” của thế giới. + Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức: - Năm 1830, cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt đầu, nhưng tốc độ lại diễn ra rất nhanh. Đến năm 1870, nước Pháp đã có 27.000 máy hơi nước, giúp công nghiệp Pháp vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh). - Ở Đức, từ những năm 40 của thế kỉ XIX, dù đất nước chưa được thống nhất, nhưng quá trình cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Được thừa hưởng những thành tựu của các nước đi trước, đến những năm 1850 - 1860, các ngành kinh tế của Đức đều đã sử dụng máy móc. Sau năm 1870, công nghiệp của Đức đã vươn lên đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). c. Hệ quả của cách mạng công nghiệp: + Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn, . + Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. 2. Tại sao có thể nói: “Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập và thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới”? + Những cuộc CMTS tiếp tục nổ ra ở khu vực Mĩ La-tinh và châu Âu trong tế kỉ XIX: - Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế TBCN, cộng với những tác động từ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân dân các nước thuộc địa ở khu vực Mĩ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành chính quyền về tay mình, thành lập hàng loạt quốc gia tư sản như Cô-lôm-bi-a, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê- xu-lê-a, . - Ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại tiếp tục nổ ra ở Pháp, sau đó nhanh chóng lan ra các nước Bỉ, Đức, I-ta-li-a, Ba Lan, . làm rung chuyển chế độ PK châu Âu và đế quốc Áo - Hung. - Ở I-ta-li-a, từ năm 1859 đến năm 1870, dưới sự lãnh đạo của quý tộc tư sản hóa, đại diện là Ca-vua, sau đó là người anh hùng dân tộc Ga- ri-ban-đi, các vương quốc ở I-ta-li-a đã thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Áo và thống nhất vương quốc I-ta-li-a, mở đường cho CNTB phát triển. - Ở Đức, từ năm 1864 đến năm 1871, giai cấp tư sản và quý tộc quân phiệt Phổ - đại diện là Bi-xmác đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc thống nhất, đưa nước Đức phát triển theo con đường TBCN. - Ở Nga, năm 1861, Nga hoàng A-lếch-xan-đrơ II đã ban bố “Sắc lệnh giải phóng nông nô”, nhờ đó tạo thêm nguồn nhân công cho nền sản xuất tư bản, giúp Nga sớm chuyển sang CNTB. + Sự bành trướng của các nước TB ở các nước Á. Phi: - Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản (nhất là Anh và Pháp) trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này đẩy mạnh việc xâm lược đối với phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. - Tại châu Phi, các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, . cũng ráo riết đẩy mạnh xâu xé, biến toàn bộ châu lục này thành thuộc địa của mình. - Kết quả, cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây. + Kết luận: Như vậy là, trong thế kỉ XIX, ở khu vực Mĩ La-tinh và châu Âu đã tiếp tục nổ ra các cuộc cách mạng tư sản, khiến hầu hết các nước này đều giành được độc lập và phát triển đi lên theo con đường TBCN. Cùng đó, trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra quá trình bành trướng xâm lược để giải quyết vấn đề nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản đối với các nước Á, Phi. Từ hai nội dung trên, ta có thể kết luận: “Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập và thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới”. IV. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. 1. Trình bày những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỉ XIX? + Những hình thức đấu tranh trong buổi đầu: - Sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương lại [...]... Tháng 12 - 184 8, Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Đây là văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng XHCN + Phong trào công nhân từ năm 184 8 đến năm 187 0 - Quốc tế thứ nhất: - Sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt: Ở Pháp, ngày 23 - 6 - 184 8, công... mình + Phong trào công nhân trong những năm 183 0 - 184 0: - Trong những năm 183 0 - 184 0, phong trào công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh phát triển mạnh Năm 183 1, công nhân dệt ở thành phố Liông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp - Năm 184 4, công nhân dệt vùng Sơ-đê-lin (Đức) khởi... khoa học (năm 184 8) do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người 3 Sự phát triển của văn học và nghệ thuật: Văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX có những đóng góp cho cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và giải phóng nhân dân bị áp bức: - Ở Pháp, có các nhà Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô, kịch liệt lên án chế độ phong kiến lỗi thời,... giành độc lập b Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX + Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ + Cuối năm 188 5, Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giai... tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như: chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 189 8); chiến tranh Anh - Bô-ơ ( 189 9 - 1902); chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) + Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung ( 188 2) và khối Hiệp ước của Anh - Pháp - Nga (1907) Cả hai khối đều tích cực chạy... phong trào đấu tranh nổ ra: - Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920) - Ở Phi-líp-pin, cuộc cách mạng 189 6 - 189 8, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống lại thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập... cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt - Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương nổ ra và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn ( 188 5 - 189 6) Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài tới 30 năm ( 188 4 - 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp + Nhận xét chung: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực... hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này + Đầu năm 186 8, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ: - Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 188 9, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến - Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở... chiến sĩ Công xã đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng tại nghĩa địa Cha La-se-dơ + Ý nghĩa, bài học lịch sử của Công xã Pa-ri: - Tuy chỉ tồn tại 72 ngày (từ ngày 18 - 3 đến ngày 28 - 5 - 187 1), nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại niềm tin và mơ ước về một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động - Công xã đã để lại bài học kinh... nghĩa 18 - 3 - 187 1 và sự thành lập Công xã Pa-ri? + Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri: - Để giảm bớt mâu thuẫn trong nước và ngăn cản sự phát triển của nước Đức thống nhất, Pháp tuyên chiến với Phổ, song chiến tranh đã gây cho Pháp nhiều khó khăn - Ngày 2 - 9 - 187 0, Hoàng đế Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ 10 vạn quân chủ lực Pháp bị quân Phổ bắt làm tù binh Nhân cơ hội này, ngày 4 - 7 - 187 0, nhân . nghĩa, bài học lịch sử của Công xã Pa-ri: - Tuy chỉ tồn tại 72 ngày (từ ngày 18 - 3 đến ngày 28 - 5 - 187 1), nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn.. LỚP 8 PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) Chủ đề

Ngày đăng: 13/08/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan