Chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử lớp 7

35 2.7K 18
Chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử lớp 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt... Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau; phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước... Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới: - Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có. - Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa. Từ những biến đổi trên đã dẫn tới sự ra đời của xã hội PK châu Âu. 2. Em biết gì về các lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến Lãnh địa PK là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa PK - như một vương quốc thu nhỏ. Lãnh địa gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa. Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa. Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. 3. Em biết gì về các thành thị trung đại trong xã hội PK châu Âu ? Nguyên nhân ra đời của các thành thị trung đại là do : - Vào thời kì PK phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi, buôn bán, giao thương với bên ngoài. - Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất. - Từ đấy hình thành các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị trung đại.

LỚP 7 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Chủ đề 1 XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (PHƯƠNG TÂY) 1. Trình bày sự hình thành xã hội PK châu Âu Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt . Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau; phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước . Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới: - Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có. - Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa. Từ những biến đổi trên đã dẫn tới sự ra đời của xã hội PK châu Âu. 2. Em biết gì về các lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến Lãnh địa PK là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa PK - như một vương quốc thu nhỏ. Lãnh địa gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy . của lãnh chúa. Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa. Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. 3. Em biết gì về các thành thị trung đại trong xã hội PK châu Âu ? Nguyên nhân ra đời của các thành thị trung đại là do : - Vào thời PK phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi, buôn bán, giao thương với bên ngoài. - Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất. - Từ đấy hình thành các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị trung đại. Hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại : Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hoạt động trên của các thành thị trung đại đã có vai trò thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội PK phát triển. 4. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành như thế nào ? Từ cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, do nhu cầu phát triển sản xuất cùng những tiến bộ về thuật hàng hải như: la bàn, hải đồ, thuật đóng tàu . đã thúc đẩy những cuộc phát kiến lớn về địa lí như: B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; Va-xcô đơ Ga- ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; Ph. Ma-gien- lăng đi vòng quanh trái đất (1519 - 1522). Các cuộc phát kiến địa lí đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho những quý tộc, thương nhân. Đó là quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy (tạo ra số vốn đầu tiên và những người lao động làm thuê). Tầng lớp này trở nên giàu có nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên và buôn bán, trao đổi ở các nước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức lao động người làm thuê, giai cấp tư sản ra đời. Cùng đó là giai cấp vô sản được hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Từ những tiền đề và điều kiện vừa nêu trên, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành, ra đời ngay trong lòng xã hội phong kiến châu Âu. 5. Em hiểu gì về phong trào Văn hóa Phục hưng ? Vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, do sự kìm hãm, vùi dập của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hóa. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, xã hội nên đấu tranh giành địa vị chính trị, xã hội, mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa. Cuộc đấu tranh đó phát triển thành “phong trào Văn hóa Phục hưng” : Đó là sự phục hưng những tinh hoa giá trị tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp và Rô- ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao hơn (sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản). Phong trào diễn ra với các nội dung: lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến ; đề cao những giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật. Có thể kể tên những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa tiêu biểu như : nhà thiên văn học Cô-péc-ních, nhà toán học và triết học xuất sắc R. Đê-các-tơ, họa sĩ Lê-ô-na đơ Vanh-xi, nhà soạn kịch U. Sếch-xpia . Phong trào Văn hóa Phục hưng đã có ý nghĩa thức tỉnh và phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến bảo thủ, lạc hậu ; đồng thời mở đường cho sự phát triển văn hóa ở một tầm cao mới của châu Âu và nhân loại. Chủ đề 2. XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG 1. So sánh quá trình hình thành và phát triển của xã hội PK ở các nước phương Đông và phương Tây để rút ra những điểm khác biệt ? Xã hội PK phương Đông : - Hình thành sớm, vào thời trước CN (như Trung Quốc), phát triển chậm, mức độ tập quyền cao hơn so với xã hội PK phương Tây. - Quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài và sau này rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc trở thành thuộc địa của CNTB phương Tây. Xã hội PK phương Tây : - Ra đời muộn (thế kỉ V), nhưng phát triển nhanh. - Xuất hiện CNTB trong lòng chế độ PK. - Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa, mãi đến thế kỉ XV khi các quốc gia PK thống nhất, quyền lực mới tập trung trong tay nhà vua. 2. Trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ PK ? Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ PK là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây). Tư liệu sản xuất, ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô sản xuất. Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô. Riêng ở xã hội PK phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển mạnh. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Chủ đề 3. BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (Thế kỉ X) I. Những nét chính về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê ? A. Về chính trị : 1. Nhà Ngô (939-965) Ngô Vương 938-944 ; Dương Bình Vương 945-950 ; Hậu Ngô Vương 951-965 Đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Vương đặt ra các chức quan văn võ, qui định triều nghi, lập bộ máy chính quyền mang tính chất tập quyền. Ngô Quyền chỉ ở ngôi được sáu năm. Lúc sắp mất, Ngô Quyền đem con là Ngô Xương Ngập ủy thác cho người em vợ là Dương Tam Kha. Dương Tam Kha là con của Dương Đình Nghệ, em của bà Dương Hậu. Nhưng khi Ngô Quyền mất rồi. Dương Tam Kha phản bội lòng tin của Ngô Quyền, cướp lấy ngôi, tự xưng là Bình Vương (945-950). Ngô Xương Ngập phải chạy trốn vào núi. Dương Tam Kha bèn bắt người con thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn làm con nuôi. Ngô Xương Văn, trong một dịp đi hành quân dẹp loạn, đem quân trở ngược lại bắt được Dương Tam Kha, giáng Kha xuống bậc công. Ngô Xương Văn xưng vương và cho người đi rước anh về cùng làm vua. Không bao lâu Ngô Xương Ngập bệnh chết (954). Thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu, khắp nơi loạn lạc. Trong một chuyến đi dẹp loạn (965), Xương Văn bị trúng tên chết. Kể từ đấy, nhà Ngô không còn là một thế lực trung tâm của đất nước nữa. Con của Xương Văn là Ngô Xương Xí trở thành một trong 12 sứ quân. Từ đó đất nước trải qua một thời kỳ nội chiến tranh quyền khốc liệt mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Sau nhờ Đinh Bộ Lĩnh (924-979) đánh thắng tất cả các sứ quân, đất nước mới thoát cảnh nội chiến. 2. Nhà Đinh (968-980) - Đại Cồ Việt Đinh Tiên Hoàng 968-979 ; Đinh Tuệ (Đinh Toàn) 980 Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình). Đồng thời với gian đoạn này, ở Trung Hoa, nhà Tống làm chủ đất nước và tiêu diệt nước Nam Hán (970). Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang thông hiếu. Đến năm 972 nhà vua sai Đinh Liễn đem quà sang cống. Vua Tống bèn phong cho Đinh Tiên Hoàng làm An Nam Quận vương và Đinh Liễn làm Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ. Đinh Tiên Hoàng đặt ra những luật lệ hình phạt nặng nề như bỏ phạm nhân vào dầu hay cho hổ báo xé xác. Quân đội dưới thời Đinh Tiên Hoàng đã được tổ chức chặt chẽ, phân ra làm các đơn vị như sau: Đạo = 10 quân; Quân = 10 lữ ; Lữ = 10 tốt; Tốt = 10 ngũ ; Ngũ = 10 người. Năm 979, nhân lúc Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn say rượu, nằm ở sân điện, một tên quan hầu là Đỗ Thích giết chết cả hai. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết chết, đình thần tìm bắt được Đỗ Thích và đem giết chết đi rồi tôn người con nhỏ là Đinh Tuệ (Đinh Toàn), mới sáu tuổi lên làm vua. Quyền bính ở cả trong tay Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn lại có quan hệ chặt chẽ với người vợ góa của Đinh Tiên Hoàng là Dương Thái Hậu nên uy thế rất lừng lẫy. Các công thần cũ của Đinh Bộ Lĩnh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền đem quân vây đánh Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn tiêu diệt và giết cả. 3. Nhà Tiền Lê (980-1009) Lê Đại Hành 980-1005 ; Lê Long Việt 1005 ; Lê Long Đĩnh 1005-1009 Nhà Tống lợi dụng sự rối ren trong triều nhà Đinh, chuẩn bị cho quân sang xâm lược Đại Cồ Việt. Thái hậu Dương Vân Nga trao long cổn (áo bào của vua Đinh Tiên Hoàng - tượng trưng cho uy quyền của nhà vua) cho Lê Hoàn và cùng quan lại, quân lính tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê. Để có thời gian chuẩn bị, nhà vua phái sứ giả qua xin hòa hoãn cùng nhà Tống. Đồng thời nhà vua gấp rút bày binh bố trận. Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, vào đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành một mặt cho quân chặn đánh toán quân bộ ở Chi Lăng (Lạng Sơn). Tướng Hầu Nhân Bảo, cầm đầu toán quân bộ, mắc mưu trá hàng của Lê Hoàn, bị chém chết; quân sĩ bị diệt quá nửa, tan rã. Toán quân thủy bị chặn ở Bạch Đằng, nghe tin thất bại, bèn tháo chạy về nước. Dù chiến thắng, Lê Đại Hành vẫn giữ đường lối hòa hoãn, cho thả các tù binh về nước, đồng thời cho người sang nhà Tống xin triều cống. Thấy thế không thắng được Lê Đại Hành, vua Tống đành chấp thuận, phong cho ông làm Tiết độ sứ. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thắng lợi đã biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta; chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. Không còn lo lắng việc chống Tống nữa, Lê Đại Hành sửa sang mọi việc trong nước. Ông mở mang kinh đô Hoa Lư, củng cố bộ máy chính quyền trung ương, sắp xếp các đơn vị hành chính. Để khuyến khích hoạt động nông nghiệp, Lê Đại Hành làm lễ cày ruộng Tịch điền, mở đầu cho tục lệ này ở đất nước. Về đối ngoại, nhà vua tuy thần phục nhà Tống và chịu lệ cống, nhưng hoàn toàn không lệ thuộc gì cả. Lê Hoàn làm vua được 24 năm, mất năm 1005, thọ 65 tuổi. Sau khi Lê Đại Hành mất, Thái tử Long Việt lên ngôi được ba ngày thì bị Long Đĩnh sai người giết chết. Các hoàng tử đánh nhau trong 8 tháng để tranh ngôi. Cuối cùng Lê Long Đĩnh diệt được các hoàng tử khác và lên ngôi vua cai trị đất nước. Lê Long Đĩnh là người hoang dâm, không thiết gì việc xây dựng đất nước, chỉ lo đến việc ăn chơi. Do bị bệnh hoạn, mỗi khi thiết triều, Lê Long Đĩnh không thể ngồi được mà phải nằm, nên sử sách gọi ông ta là Lê Ngọa Triều. Lê Long Đĩnh lại rất tàn ác, đặt ra nhiều hình phạt dã man để mua vui. Lê Long Đĩnh ở ngôi 4 năm (1005-1009) thì chết. Triều đình đưa người dòng họ khác là Lý Công Uẩn lên ngôi vua. B. Về kinh tế: Thời này, quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua. Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang . được chú trọng, nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển; nghề trồng dâu tằm cũng được khuyến khích; nhiều năm được mùa. Đã xây dựng một số công trường thủ công: từ thời Đinh đã có những xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo . xây cung điện, chùa chiền. Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệt lụa, làm gốm. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. Nhân dân hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới. Tóm lại, thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, nước ta đã bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ trong điều kiện đất nước đã độc lập, các triều vua đã có một số biện pháp khuyến nông như đào vét kênh, vua tổ chức lễ cày Tịch điền; về thủ công nghiệp, các thợ lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc . nên kinh tế đã có sự phát triển. C. Về văn hóa xã hội: Xã hội chia thành 3 tầng lớp: tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn võ (cùng một số nhà sư); tầng lớp bị trị mà đa số là nông dân tự do, cày ruộng công làng xã; tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều). Nho học chưa tạo được ảnh hưởng, giáo dục chưa phát triển. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà được nhân dân quý trọng. Nhiều loại hình văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền . tồn tại và phát triển trong thời gian này. II. Trình bày ngắn gọn công lao của các vị anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn? Ngô Quyền: Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của đất nước. Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, đã khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và tự quyết định vận mệnh của mình. Đinh Bộ Lĩnh: Là người có công lớn trong việc dẹp “Loạn 12 sứ quân”. Vì trước nguy cơ ngoại xâm mới (mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Tống) đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó. Đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ. Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó. Việc Đặt tên nước (là Đại Cồ Việt), chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ. Lê Hoàn: Là người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa to lớn. Thắng lợi ấy đã biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta; chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. Trong giai đoạn lịch sử củng cố bảo vệ nền độc lập và buổi đầu xây dựng đất nước, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng dân tộc, được nhân ta kính trọng, biết ơn, nhiều nơi lập đền thờ. Chủ đề 4. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (thế kỉ XI - đầu thế kỉ XIII) I. Nhà Lý đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước như thế nào? 1. Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý? Bối cảnh ra đời nhà Lý: Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Tiên Sơn, Hà Bắc) không có cha, mẹ họ Phạm. Thời niên thiếu của Lý Công Uẩn trải qua trong môi trường Phật giáo. Năm lên ba, Lý Công Uẩn làm con nuôi cho nhà Lý Khánh Vân (vì thế ông mang họ Lý). Sau đó ông lại là đệ tử của Vạn Hạnh và ở hẳn trong chùa Lục Tổ (còn gọi là chùa Cổ Pháp). Lớn lên, Lý Công Uẩn được giữ một chức nhỏ trong đội cấm quân của vua Lê Đại Hành. Ông nổi tiếng là người liêm khiết và được giới Phật giáo ủng hộ. Năm 1005, sau khi Lê Đại Hành mất, các hoàng tử tranh ngôi, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ mới ba ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết. Lý Công Uẩn không ngại ngần, ôm xác người vua mới mà khóc. Lê Long Đĩnh lên ngôi, phong Lý Công Uẩn làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh toàn thể quân túc vệ. Lê Long Đĩnh chết vào năm 1009 sau một thời gian trị vì tàn bạo. Lúc bấy giờ giới Phật giáo với các vị cao tăng danh tiếng như Vạn Hạnh đang có uy tín trong xã hội và trong triều đình đang chán ghét nhà Lê, họ cùng quan đại thần là Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên nhà Lý. Nhà Lý truyền được tám đời nên sử sách thường gọi là Lý Bát Đế (không kể đời Lý Chiêu Hoàng). Lý Thái Tổ với việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (đổi tên là thành Thăng Long): Sau khi lên làm vua, Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp nên cho dời đô về Đại La (1010) và đổi tên Đại La thành Thăng Long (Hà Nội). Thăng Long bấy giờ nằm vào vị trí trung tâm của đất nước, là nơi hội tụ của đường bộ, đường sông. Theo quan niệm của người xưa, Thăng Long có "được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc; tiện hình thế núi sông sau trước . Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" (Chiếu dời đô). Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chức bộ máy nhà nước gồm : Chính quyền TW: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ. Chính quyền địa phương: cả nước được chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã. Đó là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân chưa phải là đã xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền. 2. Trình bày những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý: Luật pháp: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là bộ Luật Hình thư. Bao gồm những quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân; nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc. Quân đội: Quân đội thời Lý bao gồm có quân bộ và quân thủy. Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá. Trong quân còn chia làm hai loại: cấm quân và quân địa phương. Quân đội nhà Lý được tổ chức có quy mô. Dưới đời Lý Thánh Tông, tổ chức quân đội được chia làm bốn lộ là tả, hữu, tiền, hậu. Tất cả gồm có 100 đội, mỗi đội có lính kị và lính bắn đá. Binh pháp nhà Lý rất nổi tiếng, nhà Tống bên Trung Hoa đã từng bắt chước, áp dụng binh pháp này cho quân đội của mình. Đến thời Lý Thần Tông có một ít thay đổi trong cơ chế quân đội. Quân lính được sáu tháng một lần đổi phiên nhau về làm ruộng. Nhờ thế, nhân lực cho nền nông nghiệp vẫn được bảo đảm. Chính sách đối nội, đối ngoại: Về đối nội, nhà Lý coi trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Về đối ngoại, đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống và Cham-pa. Kiên quyết bảo toàn chủ quyền, lãnh thổ. 3. Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý: Về kinh tế: Do đất nước đã độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc cùng những chính sách quản lí, điều hành phù hợp của nhà Lý nên kinh tế đã có bước phát triển. Nông nghiệp: Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò .), nhiều năm mùa màng bội thu. Thủ công nghiệp và xây dựng: nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng chùa chiền, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy, đúc đồng, rèn sắt . đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng đã được các thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định). Thương nghiệp: việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước. Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi giao thương buôn bán với nước ngoài rất sầm uất. Về xã hội: Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ. Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã; họ phải làm các nghĩa vụ với nhà nước và nộp tô cho địa chủ; một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác. Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng, xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà vua. Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan. Về văn hóa, giáo dục: Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám. Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông . Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc . đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A- di-đà, hình rồng thời Lý, . Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. Những thành tựu về văn hóa - nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. II. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) dưới thời Lý đã diễn ra như thế nào? 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống được thể hiện như thế nào? Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân nổi lên khởi nghĩa, vùng biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu . Đối với Đại Việt, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước và đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước. Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt chúng ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc làm phản. 2. Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao? Nhà Lý đã cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến. Quân đội được mộ thêm người và tăng cường canh phòng, luyện tập, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham- pa. Thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”, tháng 10 - 1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông), sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, quân ta tiếp tục tấn công châu Ung (Quảng tây). Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút về nước. Đây là một chủ trương hết sức độc đáo, táo bạo và sáng tạo, trong binh pháp gọi là “tiên phát chế nhân” (đánh trước để khống chế kẻ thù). Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Cuộc tiến công diễn ra rất nhanh chỉ nhằm vào các căn cứ quân sự, kho tàng, quân lương mà quân Tống chuẩn bị để tiến hành cuộc xâm lược. Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước. 3. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 (1076 - 1077) của quân dân Đại Việt? Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng các tuyến phòng thủ ở các vị trí hiểm yếu, chiến lược gần biên giới phía Bắc (nơi ta dự đoán quân giặc nhất định sẽ phải đi qua). Đặc biệt là tuyến phòng thủ chủ yếu trên bờ Nam sông Như Nguyệt. Sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong (bờ Bắc là Bắc Giang, bờ Nam là Bắc Ninh ngày nay). Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long. Phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp bằng đất, cao, vững chắc; bên ngoài còn có mấy lớp giậu tre dày đặc. Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy trực tiếp đóng giữ phòng tuyến quan trọng này. Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt. Tháng 1 - 1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống. Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại. Quân thủy của chúng cũng bị chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ. Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt để tiến xuống phía Nam, nhưng bị quân ta đẩy lùi. Quân Tống chán nản, tuyệt vọng, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to. Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống chấp nhận ngay và rút về nước. Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt rất độc đáo: để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm hòa bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. III. Nhân vật tiêu biểu Ngoài những ông vua lỗi lạc của nhà Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, nước Việt thời Lý còn có những nhân vật nổi tiếng như Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh . đặc biệt có Lý Thường Kiệt, một nhà quân sự tài ba và Ỷ Lan Nguyên phi, một người phụ nữ đã phát huy được khả năng trong việc cai trị đất nước. Ỷ Lan nguyên phi Ỷ Lan quê ở làng Thổ Lỗi (Thuận Thành, Hà Bắc). Năm 1062, vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà không có con nên thường đi các nơi để cầu tự. Một hôm vua qua làng Thổ Lỗi, trong khi mọi người đổ ra đường xem xa giá thì bà đang hái dâu, chỉ đứng dựa cây lan mà nhìn. Vua thấy thế làm lạ, cho gọi đến để hỏi. Thấy bà xinh đẹp, đối đáp dịu dàng lại thông minh sắc sảo, vua đưa về cung và phong làm Ỷ Lan phu nhân. Năm 1066 bà sinh Thái tử Càn Đức và được phong là Nguyên phi. Lúc bấy giờ giữa Đại Việt và Cham-pa đang xảy ra chiến tranh biên giới. Vua Lý Thánh Tông phải thân chinh đi đánh (1069). Vua giao cho bà quyền giám quốc. Sau nhiều trận không thành công, Lý Thánh Tông rút quân về nước. Trên đường về kinh đô, nghe báo là bà Ỷ Lan thay vua trị nước được yên vui, Thánh Tông nghĩ: "Người đàn bà trị nước còn được như thế, ta đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm à!” Vua đem quân trở lại và lần này chiến thắng. Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức mới bảy tuổi lên nối ngôi. Bà được phong làm Thái phi. Có tài liệu ghi rằng lúc bấy giờ Thái hậu họ Dương buông rèm lo việc triều chính. Ỷ Lan lên làm Hoàng Thái Hậu (tức Linh Nhân Thái Hậu) giúp vua trị nước. Trước họa nhà Tống lăm le xâm lăng Đại Việt, bà đã nghe theo lời Lý [...]... Bộ và vùng Thanh Nghệ đã nổ ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân như: khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 173 7) ở Sơn Tây; Nguyễn Danh Phương ( 174 0 - 175 1) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quang Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu ( 174 1 - 175 1) và Hoàng Công Chất ( 173 9 - 176 9) Nguyễn Hữu Cầu còn gọi là quận He Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh... tiếng Xiêm 4 Sử học, Địa lí, Y học: - Về Sử học, triều Tây Sơn có bộ “Đại Việt sử tiền biên”; triều Nguyễn có “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện” * Lê Quý Đôn ( 172 6 - 178 3): người làng Diên Hà (Thái Bình), nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII, tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục * Phan Huy Chú ( 178 2 - 1840): người Quốc Oai (Hà Tây), tác giả bộ Lịch triều hiến... về hình luật), sau lại được sung chức Hàn lâm viện Học sĩ kiêm Quốc sử viện Tu giám Thời gian này Lê Văn Hưu được vua Trần Thái Tông sai soạn bộ "Đại Việt sử ký" viết về lịch sử Việt Nam từ đời Triệu Đà (2 07 trước Công nguyên) đến đời Lý Chiêu Hoàng Không rõ Lê Văn Hưu soạn bộ này từ lúc nào, chỉ biết đến năm 1 272 thì hoàn tất Bộ sử gồm tất cả ba mươi quyển, được đưa lên cho vua Trần Thánh Tông xem... Trong lần tiến quân năm 177 7, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ + Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ( 178 5) tiêu diệt quân Xiêm: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 178 4, hơn 5 vạn quân thủy bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân Tháng 1 - 178 5, Nguyễn Huệ kéo quân... hai người cô đều lấy vua Trần Minh Tông, một người là mẹ của vua Trần Nghệ Tông, người kia là mẹ của Trần Duệ Tông Dưới triều vua Trần Nghệ Tông (1 370 -1 372 ), Lê Quý Ly làm đến chức Khu Mật đại sứ và rất được Nghệ Tông tin dùng Vào đời Trần Duệ Tông (1 372 -1 377 ), ngoài việc bản thân vua là con người cô của Quý Ly, thì hoàng hậu cũng là em họ của Quý Ly Uy quyền của Quý Ly vì thế nghiêng trời lệch đất Năm... 3 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? + Nguyên nhân thắng lợi: Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta Nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân + Ý nghĩa lịch sử: Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã... nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào? Cuối năm 12 57, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập Hốt Tất Liệt cho sứ sang bảo vua Trần phải thần phục Vua Trần Thái Tông cho giam đoàn sứ giả lại rồi sai Trần Hưng Đạo đem quân lên giữ phía Bắc Nhà Trần đã có chủ trương và đường lối chuẩn bị kháng... Thời Lê sơ (1428 - 15 27) , tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 Tiến sỹ và 20 Trạng nguyên + Văn học, khoa học, nghệ thuật: - Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế; văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc - Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử toàn thư - Địa... (1442 - 14 97) : - Một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và văn, thơ - Có nhiều tác phẩm giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập - Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc + Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV): là nhà Sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV, là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử toàn... đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như tể tướng Năm 15 27, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (sử cũ gọi là Bắc triều) - Diễn biến: Năm 1533, Nguyễn Kim, một võ quan triều Lê đã chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” (sử cũ gọi là Nam triều) Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên hơn 50 năm, chiến trường kéo dài . LỚP 7 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Chủ đề 1 XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (PHƯƠNG TÂY) 1. Trình bày sự hình. Quốc sử viện Tu giám. Thời gian này Lê Văn Hưu được vua Trần Thái Tông sai soạn bộ "Đại Việt sử ký" viết về lịch sử Việt Nam từ đời Triệu Đà (207

Ngày đăng: 13/08/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan