Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội

65 344 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1.1. Thông tin chung về Tổng công ty Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập theo quyết định số 75/2003/QĐ – BCN ngày 16/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty với truyền thống, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồ uống, nước giải khát của mình, đang ngày càng phát huy thế mạnh cũng như mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của thị trường hơn 87 triệu dân Việt Nam cũng như mở cửa ra thị trường thế giới. Với những cố gắng, nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty, các sản phẩm của TCT đã và đang nhận được sự ủng hộ và tin dùng của người tiêu dùng, trở thành niềm tự hào của thương hiệu Việt. Tên doanh nghiệp: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội. Tên viết tắt: HABECO. Tổng giám đốc: TS. Nguyễn Văn Việt. Địa chỉ: 183 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 8.453843 Fax: (84.4) 8464549 Email: vinabeco@hn.vnn.vn Website: http://www.habeco.com.vn/ Vốn điều lệ của TCT :2.318 tỷ đồng. Nhà nước nắm giữ 74,44% vốn điều lệ. Số đăng ký kinh doanh: 113641 – DNNN Mã số thuế: 0101376672 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của TCT : Tiền thân của TCT là nhà máy Bia Hommel, do một chủ tư sản người Pháp thành lập tại Đại Yên, Ngọc Hà, Hà Nội . Đây là công ty Bia đầu tiên của Miền Bắc. Từ đó đến nay, công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1 (1890 - 1957): nhà máy Bia Hommel được xây dựng và bắt đầu tiến hành sản xuất những mẻ bia đầu tiên. Công suất của nhà máy lúc bấy giờ đạt từ 1 - 3 triệu lít/năm. Sản phẩm lúc bấy giờ là bia chai và bia lon, chủ yếu phục vụ người Pháp và những công chức Việt Nam tại một số thành phố lớn ở miền Bắc.Toàn bộ kỹ thuật, nguyên liệu sản xuất đều do người Pháp quản lý. Số lao động trong giai đoạn này chỉ 50-70 người. Năm 1954, Hà Nội được giải phóng, nhà máy Bia Hommel bị phá hủy hoàn toàn, đến tháng 8/1957 Chính phủ Việt Nam đã cho khôi phục lại và đổi tên thành nhà máy Bia Hà Nội nhằm phục vụ thị trường nội địa với công suất 6 triệu lít/năm với sự giúp đỡ của các chuyên gia Tiệp Khắc, Cộng hòa liên bang Đức… Giai đoạn 2 (1958 - 1981): Nhà máy nâng công suất lên 15 triệu lít/năm (1960) và 20 triệu lít/năm (1970). Nhà máy Bia HN hạch toán độc lập với mô hình nhà máy trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Giai đoạn 3 (1982 - 1992): Với sự giúp đỡ của Cộng hòa Dân chủ Đức, nhà máy đã cải tạo nhà nấu nâng công suất lên 30 triệu lít/năm và chuyển sang hoạt động theo hình thức hạch toán phụ thuộc với mô hình xí nghiệp liên hiệp Rượu - Bia - Nước giải khát. Giai đoạn 4 (1993 - 2002): Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và thành viên. Giai đoạn 5 (2003 đến nay): Dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng công suất bia Hà Nội lên 100 triệu lit/ năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng , đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về cả số lượng và chất lượng.Đến nay, Tổng Công ty giữ vai trò Công ty mẹ với nhiều Công ty con, Công ty liên kết, đơn vị liên doanh, đơn vị phụ thuộc trải dài từ miền Trung Quảng Bình đến các tỉnh thành phía Bắc. Từ ngày 1/7/2008 Tổng công ty chuyển đổi thành Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, chính thức bước vào hoạt động theo mô hình TCT cổ phần. 1.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Căn cứ theo Điều 2 Quyết định Số 75/2003/QĐ-BCN, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng Công ty bao gồm: -Sản xuất, kinh doanh các loại: bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì. Nhãn hiệu chính của Habeco là Bia Hà Nội các loại, chiếm thị phần khoảng 15%, đứng thứ ba trong ngành. Thị trường chủ yếu của Habeco là tại khu vực miền Bắc, ngoài ra Công ty còn xuất khẩu sang các nước Đông Á như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga,... Rượu tuy đóng góp nhỏ vào tổng doanh thu nhưng là dòng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh doanh cao, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với tổng thị phần khoảng 40,7%. - Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất. - Kinh doanh bất động sản tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức vùng nguyên liệu, dịch vụ khoa học công nghệ thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành bia, rượu, nước giải khát. Mặt hàng truyền thống cũng như là mặt hàng chủ lực, mang lại doanh thu cao nhất cho TCT vẫn là bia, rượu. Mặt hàng Bia ước tính chiếm 68% doanh thu của TCT, rượu chiếm khoảng 25% doanh thu, còn lại là các mặt hàng khác. Sản phẩm này của công ty đã nhận được sự ủng hộ và tin dùng của người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Ngày đăng: 11/09/2018, 18:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.9.1.Những thành tựu đã đạt được.

  • 2.9.2.Những mặt tồn tại.

  • III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Tổng công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội

    • 3.1.Phương hướng hoàn thiện công tác trả lương tại TCT Cổ Phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội.

    • 3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Tổng công ty:

      • 3.2.2.Nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích công việc.

      • 3.2.3.Về định mức lao động.

      • 3.2.4.Về cán bộ quản lý tiền lương.

      • 3.2.5.Về hình thức trả lương .

      • 3.2.6.Một số giải pháp khác.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan