Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

19 1.7K 0
Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, các thông tin về tài chính doanh nghiệp đang ngày càng trở nên cần thiết và hữu ích cho các đối tượng không chỉ bên trong doanh nghiệp mà còn cả bên ngoài doanh nghiệp để ra các quyết định tối ưu. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường có mối quan hệ kinh tế với nhiều đối tượng. Các đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính, khả năng sinh lời và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó họ có thể quyết định được có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, có nên bán hàng cho doanh nghiệp hay không, có nên cho doanh nghiệp vay hay không hoặc có nên làm việc cho doanh nghiệp hay không. Tất cả những câu hỏi đặt ra chỉ có thể trả lời được khi họ biết được thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Mặt khác, trên góc độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có những tài liệu đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những chính sách điều tiết vĩ mô hợp lý. Trong khi đó, nền kinh tế hiện nay hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như quy luật thị trường, quy luật giá cả, các yếu tố lạm phát, khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, sự cạnh tranh gay gắt tạo ra những cơ hội, thách thức và cả những khó khăn mới cho doanh nghiệp,...Do đó, giá trị tài sản của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi tại các thời điểm khác nhau và có thể gây ra nhiều tổn thất, rủi ro cho doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp đã phá sản chỉ sau có một đêm. Chính vì vậy, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào có thể phản ánh trung thực hơn, chính xác hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp trên các báo cáo kế toán đồng thời có thể bù đắp được những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra.Xuất phát từ những yêu cầu trên đồng thời xuất phát từ nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc giá phí mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện lập dự phòng. Theo quy định của chế độ hiện nay, doanh nghiệp phải tiến hành lập dự phòng giảm giá tài sản trên 3 loại: Dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. Vì dự phòng là một nội dung có nhiều điểm mới giữa chế độ kế toán tài chính hiện nay so với các chế độ kế toán trước đây đồng thời nó còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải tiếp tục có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Điều này được thể hiện rất rõ ở dự phòng nợ phải thu khó đòi. Với lý do trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – TS. Phạm Thị Thủy, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi”.

Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT LỜI MỞ ĐẦU Theo xu thế của toàn cầu hóa phạm vi lãnh thổ thế giới về mặt kinh tế dần bị xóa bỏ, xu hướng đồng hóa trong tiêu dùng của người tiêu dùng trên thế giới đã trở thành một phần động lực khiến thương mại quốc tế và điển hình là hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ với khối lượng hàng hóa được tiêu dùng khổng lồ. Sau hơn 20 năm đổi mới chuyển mình từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đất nước và con người Việt Nam đã và đang thay da, đổi thịt từng ngày. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo ra các cơ hội hợp tác, giao thương giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhờ đó mà hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, làm cầu nối cho các loại hàng hóa giữa các nước thâm nhập lẫn nhau, phát huy lợi thế riêng của mỗi nước, tăng cường giao lưu, làm gia tăng cán cân thanh toán… Công ty cổ phần XNK tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) là 1 doanh nghiệp trong ngành XNK với hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực XNK. Có thể nói lịch sử của công ty gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Được thành lập từ những ngày đầu miền Bắc giành được độc lập, công ty luôn giữ vai trò then chốt trong việc cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; các máy móc, trang thiết bị phục vụ quá trình kiến thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước. Hoạt động của Công ty không những mang lại lợi nhuận cho công ty mà còn đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm: Chương 1: Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI). Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI). Chương 3 : Những vướng mặc, định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI) Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 1 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM (TOCONTAP HANOI) 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần XNK tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) 1.1. Quá trình hình thành Công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) được thành lập vào ngày 1/06/2006 theo quyết định của Bộ Thương mại về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Theo chủ trương cổ phần hóa DNNN của chính phủ “Công ty XNK tạp phẩm-Bộ thương mại” được tiến hành cổ phần hóa năm 2006 trên cơ sở DNNN là Công ty XNK tạp phẩm - Bộ Thương mại và trở thành Công ty cổ phần XNK tạp phẩm với tên giao dịch: - Tên giao dịch: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT AND EXPORT JOINSTOCK COMPANY. - Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI - Trụ sở chính: 36 Bà Triệu-Hoàn Kiếm-Hoàn Nội - Điện thoại: +84(043).8254191 -Fax: 844 8255917 - Email:tocontap@fpt.vn -Website: www.tocontao-hanoi.vnn.vn - Mã số thuế của công ty: 010010674 - Vốn điều lệ: 34.000.000.000 đồng, với tỉ lệ: +Vốn nhà nước: 10.013.000.000 đồng +Vốn của CBCNV và cổ đông khác: 23.987.000.000 đồng 1.2. Quá trình phát triển của công ty Quá trình phát triển của Công ty có thể chia ra làm 5 giai đoạn chính: * Giai đoạn 1956- 1966: Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 2 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT Ngày 05/3/1956 theo quyết định số 62/BTng-NĐ-KD của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công thương) do thứ trưởng Đặng Việt Châu ký công ty được thành lập với tên gọi: “Tổng công ty Nhập Khẩu tạp phẩm” dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Bộ Thương Nghiệp. Tại thời điểm đó Tocontap Hà Nội là công ty XNK đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập. Ngày 6/7/1957 Bộ trưởng Bộ Thương Nghiệp-ông Phan Anh đã kí quyết định số 312/BTng-TCCB đổi tên thành “Tổng công ty XNK tạp phẩm”. Ra đời trong bối cảnh đất nước chưa hoàn toàn thống nhất Nam Bắc, vai trò của công ty là hết sức quan trọng và trở thành đầu tàu trong lĩnh vực hoạt động ngoại thương cuả miền Bắc lúc bấy giờ. Những ngày đầu thành lập, công ty chỉ thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Nhưng sau 1 năm đi vào hoạt động vai trò của công ty đã được nâng lên, không chỉ thực hiện các hoạt động nhập khẩu mà còn tiến hành xuất khẩu giúp thu về 1 lượng ngoại tệ đáng kể cho quốc gia (Thời kì 1961-1965 XK bằng 29,5 triệu Rup, kim ngạch XK chiếm 28,8% tổng kim ngạch XK của cả nước). Do yêu cầu của nhà nước về quản lí, ngành hàng, vùng lãnh thổ để phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển của đất nước năm 1964: toàn bộ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cuả công ty được tách ra để thành lập Công ty ARTEXPORT * Giai đoạn 1966- 1975: Đây là giai đoạn hết sức khó khăn đối với miền Bắc, thời kì đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc và ảnh hưởng của chiến tranh chống Mỹ. Công ty mặc đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề song vẫn quyết tâm giữ vững kim ngạch XNK (Thời kì 1966-1970 XK bằng 16,5 triệu Rup, kim ngạch XK chiếm 33,5% tổng kim ngạch XK của cả nước, NK bằng 68,5 triệu Rup.Thời kì 1971-1975 XK bằng 32,3 triệu Rup, kim ngạch XK chiếm 39,4% kim ngạch XK của cả nước, NK bằng 82,5 triệu Rup ). * Giai đoạn1975- 1990: Đây là thời kì khôi phục lại sau chiến tranh và bắt đầu có nhiều thay đổi trong bộ Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 3 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT Máy của công ty. Các bộ phận lần lựơt được tách ra và kéo theo đó là sự thay đổi bộ máy lãnh đạo…Năm 1977 toàn bộ bộ phận XNK hàng dệt may tách ra để thành lập công ty TEXTIMEX. Năm 1985 tách mặt hàng dụng cụ kim khí và cầm tay thành công ty MECANNIMEX. Năm 1987 toàn bộ bộ phận da, giả da và giày dép được tách thành LEAPRODEXIM Sau ngày đất nước thống nhất 2 miền Nam Bắc, 1 lực lượng rất lớn các cán bộ cốt cán của công ty có kinh nghiệm, kĩ năng đã vào miền Nam để thành lập chi nhánh TOCONTAP chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. Năm 1990, theo chủ trương quản lí và hoạt động theo vùng lãnh thổ, chi nhánh TOCONTAP thành phố HCM đã tách hẳn ra thành công ty độc lập trực thuộc Bộ Thương mại và mang tên TOCONTAP SÀI GÒN. Các kho tàng bến bãi của Công ty trong quá trình hoạt động cũng được chuyển giao cho công ty giao nhận kho vận ngoại thương. * Giai đoạn 1990- 2005: Giai đoạn này nước ta bắt đầu thời kì đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Do trải qua nhiều lần tách, qui mô của công ty đã dần bị thu hẹp lại, để đáp ứng tình hình đổi mới của đất nước ngày 23/3/1993 theo quyết đinh số 284/TM-TCCB cuả Bộ Thương mại đổi tên công ty “Tổng công ty XNK tạp phẩm” thành “Công ty XNK Tạp phẩm” với tên giao dịch TOCONTAP HANOI. Khi đó, vốn kinh doanh của công ty là: 45.648.700.499 đồng. + Vốn pháp định là: 18.604.677.230 đồng + Vốn tự bổ sung là: 27.044.023.269 đồng * Giai đoạn 2006- dến nay: Bước sang năm 2006 theo chủ trương từng bước cổ phần hóa các DNNN của chính phủ, Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 4 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT công ty đã tiến hành cổ phần hóa trên cơ sở Công ty XNK Tạp phẩm – Bộ Thương mại và trở thành “Công ty Cổ Phần XNK Tạp phẩm”. Với số vốn điều lệ: 34.000.000.000 đồng: +Vốn nhà nước: 10.013.000.000 đồng +Vốn của CBCNV và cổ đông khác: 23.987.000.000 đồng. Năm 2006 cũng là năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO khi đó mức độ cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt, các doanh nghiệp có quyền bình đẳng như nhau trên thương trường. Đòi hỏi các cấp lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong toàn công ty nỗ lực phấn đầu để khẳng định mình và giữ vững thương hiệu TOCONTAP HANOI trong lòng đối tác và khách hàng. Năm 2006 thành lập xí nghiệp liên doanh sản xuất giấy trang trí, bên cạnh đó còn có xí nghiệp liên doanh với Canada sản xuất chổi quét sơn XK. Đúng như trong bài diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày thành lập công ty của Tổng giám đốc Cao Văn Thủy: “…Thật hiếm có công ty naò của Việt Nam có 1 bề dày truyền thống vẻ vang như Công ty chúng ta…” Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, công ty vẫn không ngừng phát triển ổn định về mọi mặt và đóng góp một phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty * Chức năng Chức năng của công ty là thực hiện 3 mảng hoạt động chính: Xuất khẩu, Nhập khẩu và gia công sản xuất. - Nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng mà trong nước không sản xuất được như: nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng phục vụ trong nước… - Xuất khẩu hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, nguyên liệu thô… - Sản xuất gia công chổi quét sơn, giấy trang trí…để phục vụ XK. Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 5 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT * Nhiệm vụ - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của Công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra. - Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn 1 cách có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông; đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định Luật kế toán, Luật thống kê; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước. - Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật lao động. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty. 2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty Mô hình bộ máy quản trị của công ty Cổ phần XNK Tạp phẩm được thể hiện theo sơ đồ 1.1. Bộ máy quản trị của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến-chức năng, các lãnh đạo ở mỗi cấp sử dụng bộ phận chức năng để tham mưu cho riêng mình trong việc ra quyết định quản lí, các quyết định quản lí lại được truyền xuống theo tuyến dọc. Theo mô hình này, Ban Giám đốc đứng đầu là Tổng giám đốc sẽ là người đưa ra quyết định kinh doanh cuối cùng với sự tham mưu của các trưởng phòng. Các trưởng phòng đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau có đặc trưng riêng, song vẫn có quan hệ mật thiệt với nhau, đều tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ có sự phân công, phân cấp rõ ràng trong Công ty, từ Tổng giám đốc tới nhân viên, các phòng ban có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nên tránh bị chồng chéo công việc, phát huy được quyền chủ động sáng tạo của các phòng ban và mỗi cá nhân, đồng thời việc quản lý cũng được tập trung thống nhất. Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 6 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT *Ưu điểm của sơ đồ bộ máy quản trị công ty: Kết hợp được việc quản lí tập trung thống nhất với phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các phòng ban trong hoạt động quản trị DN. *Nhược điểm của sơ đồ bộ máy quản trị công ty: Đòi hỏi việc phân công, phân cấp phải rõ ràng nếu không sẽ khó điều khiển bộ máy. Đòi hỏi các nhà quản trị (Ban giám đốc và các trưởng phòng) phải năng động, tự chủ, chủ động trong việc ra quyết định mới phát huy hết được hiệu quả cuả cơ cấu tổ chức này. Về chức năng nhiệm vụ của từng chức danh và từng bộ phận trong bộ máy quản trị như sau:  Đại Hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất của công ty, có quyền quyết định các vấn đề; thông qua các báo cáo hàng năm; thông qua định hướng phát triển của Công ty; số lượng thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; lựa chọn đơn vị kiểm toán; bầu, bãi, miễn và thay thế Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty; sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại và giải thể Công ty .Họp ít nhất 1lần/1năm và được tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.  Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra với chức năng giám sát mọi hoạt động của công ty, được hội đồng quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định và bãi nhiệm đơn vị kiểm toán; thảo luận với đơn vị kiểm toán về tính chất và phạm vi kiểm toán; kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi đệ trình Hội Đồng quản trị; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán.  Hội đồng quản trị: gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác. Hội đồng quản trị sẽ định hướng hoạt động của Công ty trong dài hạn thông qua các quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh như Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng. Giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của cán bộ quản trị và hoạt Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 7 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh XNK số I Phòng kinh doanh XNK số II Phòng kinh doanh XNK số III Phòng kinh doanh XNK số IV Phòng kinh doanh XNK số V Phòng kinh doanh XNK số VI Phòng kinh doanh XNK số VII Chi nhánh tại Hải Phòng Chi nhánh tại thành phố HCM Phòng Tổ chức Lao động Phòng Tài chính-Kế toán Phòng Tổng Hợp Phòng Hành chính Quản trị Công ty liên doanh gia công chổi quét sơn TOCAN Công ty liên doanh sản xuất giấy trang trí Phòng KHO VẬN Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TOCONTAP 8 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT động của Công ty. Quyết định tổ chức bộ máy, nội quy, quy chế quản lý nội bộ của Công ty. Chịu trách nhiệm báo cáo với Đại Hội đồng cổ đông. Ở công ty cổ phần XNK tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc quản lí và điều hành mọi hoạt động công ty. Ban Giám đốc Công ty gồm có một Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc.  Tổng Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông, đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Xây dựng quy chế trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, trình Hội đồng quản trị phê duyệt các báo cáo về việc trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của Công ty. Kiến nghị về số lượng và cơ cấu phòng ban của Công ty; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý Công ty…  Phó Tổng Giám đốc: chịu sự phân công công tác của Tổng Giám đốc, hoàn thành những công việc mà Tổng Giám đốc giao phó. Đồng thời hỗ trợ Tổng Giám đốc trong công tác quản lý Công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (trong phạm vi công việc được ủy quyền).  Phòng Tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu và các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh cảu công ty. Luôn nắm bắt kịp thời và phân tích số liệu, chính sách thông tin mới nhất ở trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động của công ty, cung cấp cho Tổng giám đốc và các phòng quản lí, kinh doanh để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lập các báo cáo tổng hợp định kì để báo cáo lên cấp trên…Kiểm tra các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng trước khi chuyển cho phòng Tài chính kế toán kiểm tra trực tiếp. Phòng tổng hợp phải kiểm tra số liệu tính tóan trên phương án, kiểm tra các điều khoản của hợp đồng xem có phù hợp với qui định của công ty, luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế không? Khi phương án được phê duyệt, hợp đồng được ủy quyền kí thì phòng tổng hợp vào sổ theo dõi của công ty.  Phòng Tài chính kế tóan: có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận kinh doanh lập sổ sách theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch tóan nội bộ theo đúng qui định Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 9 Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHKTQD-Khoa TM&KTQT của công ty, chế độ chính sách của Nhà nước. Kiểm tra các hóa đơn đầu vào để đảm bảo các chứng từ đầu vào để đảm bảo chúng đều hợp pháp, hợp lí và đúng với nội dung công việc, đúng mục đích. Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do phòng tổng hợp chuyển tới. Lập sổ theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các phương án kinh doanh đã được phê duyệt. Làm thủ tục bảo lãnh vay vốn ngân hàng hoặc các hình thức huy động vốn khác khi công ty cần vốn kinh doanh. Thường xuyên cập nhật và báo cáo tổng giám đốc tình hình cân đối tài chính của công ty. Lập báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định của Nhà nước và báo cáo nhanh khi cần thiết.  Phòng hành chính quản trị: có chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh doanh cuả công ty, quản lí hành chính, lưu trữ tài liệu, văn thư, hồ sơ chung. Quản lý và sử dụng các con dấu của công ty theo đúng quy định của pháp luật. Điều động xe theo yêu cầu của của các bộ phận trong công ty và theo quy định về quản lí và sử dụng xe trong công ty. Điều động các phương tiện, thiết bị đã mua sắm để phục vụ cho hoạt động của công ty 1 cách tiết kiệm, hiệu quả giữ gìn tài sản hiện có, không để mất mát… Đề xuất việc mua sắm phương tiện làm việc, các nhu cầu sinh hoạt của công ty. Phòng có nhiệm vụ đảm bảo điều kiện làm việc, có biện pháp bảo vệ môi trường của công ty luôn sạch đẹp và văn minh.  Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tổ chức và quản lý lao động trong công ty; lập quy hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động, nghiên cứu đề xuất việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lí trong công ty; giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong công ty.  Phòng kho vận: thực hiện chức năng làm nơi gom, cất trữ hàng hóa và thực hiện vận chuyển hàng tới cảng và từ cảng về kho…  Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác trong và ngoài nước. Tiến hành các thủ tục, các kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương phù hợp, hiệu quả trong ký kết, đàm phán thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Sv.Phạm Thị Tuyết Lớp KDQT_ 47A 10

Ngày đăng: 12/08/2013, 14:48

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TOCONTAP - Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Hình 1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TOCONTAP Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng KD XNK số 1 - Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Hình 2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng KD XNK số 1 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2004- 2008) - Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Bảng 1.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2004- 2008) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2: Kim ngạch XNK của công ty qua các năm. 2004-2008 - Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Bảng 2.

Kim ngạch XNK của công ty qua các năm. 2004-2008 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty - Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Bảng 3.

Các mặt hàng xuất khẩu của công ty Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 4: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính. - Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Bảng 4.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan