BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006

139 361 0
BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CHÍ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 – 2006

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi báo chí là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, nhằm góp phần xây dựng, củng cố nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, tuyên truyền tập hợp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng của đất nước. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về định hướng phát triển báo chí và quản lý báo chí, đã cho thấy Đảng và Nhà nước luôn đánh gía cao vai trò của báo chí; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để báo chí phát triển đúng hướng. Thành phố (TP) Đà Nẵng được xem là một trong ba trung tâm (sau Hà Hội và TP Hồ Chí Minh) báo chí của cả nước, với trên 70 cơ quan, văn phòng đại diện, gần 400 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Thời kỳ đổi mới, cùng với báo chí cả nước, báo chí Đà Nẵng có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, loại hình, đội ngũ, cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế và từng bước nâng cao chất lượng, ngày càng xứng đáng là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu trong đời sống xã hội, cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Hoạt động báo chí trên địa bàn đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. Mặc dù tác động của báo chí Đà Nẵng ngày càng lớn, vai trò và đóng góp ngày càng được ngày càng được khẳng định, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về báo chí Đà Nẵng, nhất là báo chí thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu báo chí thành phố Đà Nẵng thời kỳ đổi mới giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn diện mạo báo chí trên trên địa bàn, xem xét các mô hình tổ chức và hoạt động, đánh giá bước phát triển, vai trò 1 và những đóng góp của báo chí trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời, rút ra được những hạn chế, yếu kém, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp khắc phục, cũng như định hướng phát triển báo chí trên địa bàn, góp phần thực hiện thắng Nghị quyết đại hội X của Đảng đã đề ra. Như vậy, với rất nhiều yêu cầu về khoa học và thực tiễn cấp bách đặt ra đối với báo chí Đà Nẵng, chọn đề tài: “BÁO CHÍ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 2006” để nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết phần nào những vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra ở trên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tuy chưa có công trình nghiên cứu về báo chí Đà Nẵng một cách đầy đủ và hệ thống, nhưng việc nghiên cứu báo chí cả nước đã sớm được chú ý. Dưới thời thuộc Pháp, năm 1927, tác phẩm Notes bibliographiques sur les de la Preese eu L’endochine (Những ghi chú về tiểu sử báo chí Đông Dương) của A. Masson xuất bản tại Hà Nội được xem là tác phẩm đầu tiên mở đầu việc nghiên cứu báo chí nước ta. Hơn một thập niên sau, năm 1938, có thêm hai tác phẩm Chế độ báo giới Nam Kỳ của Diệp Văn Kỳ và Nghề làm báo của Nguyễn Văn Đính xuất bản tại sài Gòn. Nhìn chung, các tác phẩm này chỉ mới giới thiệu một số nét về báo chí Đông Dương, chế độ báo chí và về nghề làm báo ở nước ta lúc bấy giờ. Sau Cách mạng Tháng Tám, trên Báo Tri Tân số 206 ra ngày 04/10/1945 có đăng bài Nước ta xưa có tự do ngôn luận? của Nguyễn Văn Tố. Khi nói về nguồn gốc báo chí nước ta, cụ Nguyễn cho rằng, những Quảng Văn Đình (thời Lê), Quảng Minh Đình (thời Nguyễn) là hình thức sơ khai của báo chí nước nhà, ở đó, “báo chí là những tờ huấn lệnh ở đình làng tựa như tờ acta diurna của người La Mã xưa” vậy. 2 Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, tuy việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhưng các tác giả trong và ngoài nước cũng đã công bố được một số công trình nghiên cứu về báo chí. Năm 1958, tác giả Đoàn Thị Đỗ cho xuất bản Le Journalisme au les périodiques Vietnamiens de 1865 à 1944 (Báo chí định kỳ người Việt giai đoạn 1965- 1944). Ở trong nước, đáng chú ý là học giả Trần Huy Liệu viết Giới thiệu lịch sử báo chí Việt Nam xuất bản năm 1959; Huỳnh Văn Tòng viết Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1930, xuất bản tại Sài Gòn năm 1973, Vũ Bằng có Bốn mươi năm “nói láo” xuất bản tại Sài Gòn năm 1974. Nói chung, các công trình nghiên cứu báo chí nước ta thời kỳ này có đóng góp đáng kể. Các tác giả đã khắc hoạ khá rõ nét lịch sử báo chí nước ta từ buổi khởi đầu đến năm cận kề cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Sau khi đất nước thống nhất, nhất là thời kỳ đổi mới, việc nghiên cứu lịch sử báo chí càng được quan tâm. Hơn ba thập niên qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam cũng như của từng địa phương được công bố. Đáng chú ý là các công trình Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam của Hồng Chương, xuất bản năm 1987; Lịch sử báo chí báo chí Việt Nam (1965- 1945) do Đỗ Quang Hưng chủ biên, xuất bản năm 1991; Lịch sử báo chí - đề cương và bộ thư tịch báo chí từ 1965 đến 1990 của Tô Huy Rứa, xuất bản năm 1997…Hầu hết các công trình này đều tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam trên bình diện cả nước, trong đó, về thời gian, các công trình thường chú ý đến giai đoạn hình thành báo chí Việt Nam và báo chí cách mạng Việt Nam; về không gian, các tác giả chú trọng đến các hoạt động báo chí ở hai trung tâm báo chí lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Ngoài các công trình nghiên cứu lịch sử báo chí ở trên, một số các tác giả như Lê Thanh Bình, Hà Minh Đức, Đinh Văn Nhiếp, Phan Quang, Tạ Ngọc Tấn, Hữu Thọ lại đề cập đến các vấn đề chức năng của báo chí trên các thể tài phản 3 ánh, các vấn đề lý luận về nhận thức của người làm báo, về định hướng hoạt động và quản lý báo chí… Ở TP Đà Nẵng, với việc nghiên cứu lịch sử báo chí thì ngoài công trình Lịch sử báo Đảng các tỉnh, thành của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, có đăng một số tư liệu về quá trình hình thành và phát triển của Báo Đà Nẵng, trên một số tạp chí như Người Làm Báo Đà Nẵng, Văn Hoá Đà Nẵng hay các tập san của Báo Đà Nẵng, Báo Công An TP Đà Nẵng thỉnh thoảng có đăng tải một số bài viết về tình hình báo chíĐà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng sản xuất một vài phóng sự truyền hình đề cập đôi nét về một số lĩnh vực của hoạt động báo chí. Tóm lại, tất cả các tài liệu vừa nêu, hoặc là chưa đề cập đến báo chí Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới, hoặc chỉ đề cập đến một số khía cạnh của nghề báo, chưa khái quát được diện mạo báo chí Đà Nẵng trong giai đoạn này. Tuy vậy, tất cả các công trình, bài viết trên là những cơ sở quan trọng để chúng tôi tham khảo, kế thừa trong luận văn này. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích đề tài là dựng lại bức tranh tổng thể về tổ chức và hoạt động báo chí trên địa bàn TP Đà Nẵng sau 20 năm đổi mới. Trên cơ sở đó, đề tài đánh giá khách quan vai trò, đóng góp cũng như nhận diện đúng những tồn tại, hạn chế của báo chí Đà Nẵng trong thời gian qua, qua đó đề xuất các giải pháp khắc phục để đưa báo chí Đà Nẵng phát triển nhanh, đúng định hướng. - Đối tượng đề tài là toàn bộ các loại báo tiếng Việt, gồm báo in, báo nói, báo hình của địa phương Đà Nẵng, của Trung ương và các địa phương khác có giấy phép đặt cơ quan, văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn TP Đà Nẵng. 4 - Đề tài giới hạn về không gian là báo chí hoạt động ở thành phố Đà Nẵng, về thời gian là 20 năm đổi mới (1986-2006). 4. Nguồn tư liệu Trên cơ sở tham khảo và kế thừa các nguồn tư liệu về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội TP Đà Nẵng của các nhà nghiên cứu trước nay để xây dựng cơ sở luận văn, như Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn, Lịch sử TP Đà Nẵng (của Viện Sử học và Uỷ ban Nhân dân TP Đà Nẵng), Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn của Nguyễn Thừa Hỷ - Đỗ Bang - Nguyễn Văn Đăng, Phố Cảng Đà Nẵng từ năm 1802 đến năm 1860 của Lưu Trang, Quảng Nam trong hành trình mở cõi của Nguyễn Q.Thắng… chúng tôi tập trung tìm kiếm, khai thác các nguồn tư liệu chính về báo chí. Bao gồm các công trình nghiên cứu, các tài liệu, bài viết về báo chí, các tờ báo, tuần báo, tạp chí, tập san với các loại hình báo in, báo nói, báo hình được phát hành trên địa bàn TP Đà Nẵng. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài những nguyên lý có tính phương pháp luận, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp cụ thể khác như phương pháp sưu tầm, xử lý, xác minh tư liệu; phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp xử lý liên ngành… để nghiên cứu và biên soạn luận văn này. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài trình bày một cách tương đối toàn diện và cụ thể về tổ chức và hoạt động báo chí TP Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới. Những đánh giá đóng góp của báo chí Đà Nẵng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội địa phương và của cả nước… 5 Đề tài cố gắng hệ thống tư liệu về báo chí Đà Nẵng 20 năm đổi mới phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí của TP Đà Nẵng của các cấp lãnh đạo địa phương và Trung ương. Luận văn cũng góp thêm một nguồn tư liệu về lịch sử, văn hoá địa phương Đà Nẵng cho tổ chức, cá nhân quan tâm tham khảo, nghiên cứu. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn được trình bày gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận và được thiết kế thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về thành phố Đà Nẵng và tình hình hoạt động báo chí Đà Nẵng trước thời kỳ đổi mới Chương 2: Tổ chức và hoạt động của báo chí Đà Nẵng thời kỳ đổi mới (1986-2006) Chương 3: Nội dung phản ánh, vai trò và đóng góp của báo chí Đà Nẵng thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, trong luận văn còn có một số lượng đáng kể đầu sách, và các loại lược đồ, sơ đồ, ảnh, và một số tư liệu khác. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍĐÀ NẴNG TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí từ 15°5' đến 16°14' vĩ Bắc, 107°18' đến 108°20' kinh Đông. Diện tích tự nhiên (2004) là 1.255,53 km2, bao gồm 6 quận và 2 huyện. Địa giới đất liền, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam. Phía Đông giáp biển Đông. Đà Nẵng nằm ở vị trí gần trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Đà Nẵng nằm vào trung độ cả nước, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách TP Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, TP Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và một số nước trong khu vực sông MêKông. Về hàng hải, Đà Nẵng cách Hải Phòng 310 hải lý; cảng Sài Gòn 520 hải lý; cách Macao 480 hải lý; Hải Nam 320 hải lý; Hồng Kông 550 hải lý; Manila 720 hải lý; từ Đà Nẵng đi Singapore chỉ 960 hải lý… Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, TP Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế. Địa hình TP Đà Nẵng khá đa dạng, có cả đồng bằng, trung du và miền núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700m-1.500m, độ dốc lớn (>40°), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái 7 của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Phía Tây và Tây Bắc là dãy núi cao chập chùng. Núi Chúa (trong cụm Bà Nà - Núi Chúa) cách trung tâm thành phố 30 km về phía Tây. Đỉnh núi Chúa cao 1480 mét so với mực nước biển. Ở đây có thể quan sát rộng khắp TP Đà Nẵng, nhất là về đêm, thành phố hiện lên như một dải Ngân Hà. Bà Bà - Núi Chúa có đỉnh khá bằng phẳng, khí hậu mát mẻ như Đà Lạt (Lâm Đồng), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế). Từ đầu thế kỷ XX người Pháp đã xây dựng nơi đây thành khu nghỉ dưỡng tuyệt hảo với gần 100 biệt thự lớn nhỏ. Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, khu nghỉ mát này đã được chính quyền đầu tư xây dựng lại thành khu du lịch sinh thái khá nổi tiếng. Nổi bật về phía Tây Bắc là đèo Hải Vân có chiều dài 21km, được mệnh danh là “đệ nhất hùng quan”. Sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An miêu tả: “Núi phân chia đường Nam Bắc, mây đưa đón khách vãng lai, vách đá cao ngất, là ranh giới giữa Thuận Hóa và Quảng Nam. Từ địa phận Thuận Hóa men theo đường mà đi ước hơn một ngày mới tới địa phận Quảng Nam. Đúng là nơi xung yếu của hai đạo, nên đã có quan ải để phòng bị” [1:23]. Cuối thế kỷ XIX, người Pháp xây dựng tuyến đường sắt qua đèo. Năm 2005, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân khánh thành và đi vào hoạt động, rút ngắn khoảng cách qua đèo từ 21km xuống còn 6,28 km. Đà Nẵng là vùng đất hướng ra biển. Bờ biển Đà Nẵng dài 30km với nhiều bãi tắm cực đẹp. Vùng lãnh hải có thềm lục địa độ sâu 200 mét từ đất liền trải ra 125 km, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn. Sách Đại Nam nhất Thống chí miêu tả: “Ở phía Bắc huyện Hoà Vang, có tên là vũng Đà Nẵng: phía Đông có núi Sơn Trà, phía Bắc là ải Hải Vân, phía Tây là tấn Câu Đê, chu vi dài 29 8 trượng, phía Đông Nam là vũng Trà, ấy là chỗ nước biển chứa một vũng lớn, nước sâu lại rộng, ngoài có các núi ngăn che, không có ba đào ào ạt, những ghe tàu qua lại gặp gió lớn hay đậu nghỉ ngơi tại đây” [143:47]. Bãi biển Đà Nẵng đã được Tạp chí Forbes mô tả: “Những bãi cát nơi đây trải dài tới hơn 30 km, cực kỳ hấp dẫn những người muốn tham dự các hoạt động thể thao trên biển như lướt sóng. Một khoảng không gian rộng, thoáng đãng, chan hòa nắng gió vùng nhiệt đới; những bãi tắm tuyệt đẹp với cát trắng tinh, dài và rộng, nước biển xanh ngăn ngắt hay những tuyến đường rộng thênh thang tạo thành một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn .”[69:1] Năm 2005, tạp chí này cũng đã bình chọn bãi biển Đà Nẵng là một trong 6 bãi biển quyến rủ nhất hành tinh. Nổi lên trên bãi biển, về phía Đông, là bán đảo Sơn Trà (Sơn Chà) và Ngũ Hành Sơn (núi Non Nước, núi Tam Thai). Bán đảo Sơn Trà, còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), độ cao 693 mét, rộng 4.640 mét, là nơi mà đất liền Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Xuôi về Hội An ta bắt gặp danh thắng Ngũ Hành Sơn, đây là cụm 5 ngọn núi: Thuỷ, Thổ, Hoả, Mộc, Kim với nhiều hang động huyền bí. Danh thắng này được xếp hạng quốc gia, mỗi năm thu hút hàng vạn du khách đến vãn cảnh. Hệ thống sông ngòi ở Đà Nẵng là hạ lưu của các sông khởi phát từ dãy Trường Sơn, có tổng chiều dài 162,7 km, trong đó có hai sông đổ ra biển là sông Hàn và sông Cu Đê. Sông Hàn là hợp lưu của sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ thuộc hệ thống hợp lưu sông Thu Bồn và Vu Gia. Sông Hàn (từ cửa biển đến cầu Nguyễn Văn Trỗi) dài 5,4 km, chảy qua lòng thành phố, tạo nên trục kiến trúc đô thị độc đáo. Từ sông Hàn có thể qua sông Cổ Cò, còn gọi là sông Cầu Biện (dài khoảng 16 km, nhiều đoạn nay đã bị bồi lấp) vào Hội An. Đây cũng chính là con đường giao thương huyết mạch tạo nên sự phát triển của Đà Nẵng và Hội An vào 9 thế kỷ XVII- XVIII. Sông Cu Đê dài 39,7 km, là hợp lưu của hai sông Nam và sông Bắc tại thôn Giàng Bí (xã Hoà Bắc), chảy qua các xã Hoà Bắc, Hoà Liên (Hoà Vang) và phường Hoà Hiệp Nam (Liên Chiểu), đổ ra Vịnh Đà Nẵng tại cửa Nam Ô. Đặc điểm sông ngòi Đà Nẵng là không tạo mạng liên hoàn, chảy từ Tây sang Đông, độ dốc lớn. Mùa mưa nước chảy xiết, mùa khô nước cạn kiệt, do vậy, làm hạn chế khả năng vận tải [151:5]. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. “Từ Hải Vân trở vào Nam là phạm vi của đới rừng á xích đạo. Đà Nẵng - xứ Quảng không có mùa khô rõ rệt, do tác dụng của bức chắn của khối núi bắc Kontum nên trong mùa mưa lượng mưa còn đáng kể. Hải Vân như một bức tường thành làm giới hạn cuối cùng cho cái mùa đông gió bấc lạnh lùng của mùa đông nước ta” [201:8]. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; độ ẩm 83,4% và lượng mưa 2.504,57mm/năm. Với vị trí là đầu mối giao thông của cả nước và khu vực, có sân bay quốc tế, cảng biển, là cửa ngỏ của lang lang kinh tế Đông-Tây, hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên Đà Năng có vị trí khá quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa. Đây cũng chính là tiền đề để TP Đà Nẵng nhanh chóng trở hành một trong những trung tâm thông tin, nhất là báo chí hình thành và phát triển. 1.2. Vài nét về điều kiện xã hội 1.2.1. Lược sử thành phố Đà Nẵng 10 . phố Đà Nẵng và tình hình hoạt động báo chí Đà Nẵng trước thời kỳ đổi mới Chương 2: Tổ chức và hoạt động của báo chí Đà Nẵng thời kỳ đổi mới (1986- 2006) . cách hệ thống và toàn diện về báo chí Đà Nẵng, nhất là báo chí thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu báo chí thành phố Đà Nẵng thời kỳ đổi mới giúp chúng ta có cái nhìn

Ngày đăng: 10/08/2013, 12:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan