đề cương ôn tập môn tin học thcs 2013

9 2.2K 68
đề cương ôn tập môn tin học thcs 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGHỀ: TIN HỌC – KHỐI THCS NĂM HỌC 2012– 2013 A- PHẦN LÝ THUYẾT: Câu 1: Nêu khái niệm về thông tin? Dữ liệu? Đơn vị thông tin? Phân biệt bit thông tin và byte thông tin? Có những dạng thông tin nào? Thế nào là mã hóa thông tin? Trả lời: - Thông tin: Là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ và xử lý được. - Dữ liệu: Là thông tin đã được mã hóa và đưa vào máy tính - Đơn vị thông tin: là đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin gọi là Bit - Phân biệt bit thông tin và byte thông tin + Bít là 1 đơn vị thông tin nhỏ nhất trên máy tính dùng để biểu diễn một trạng thái 0 hay 1 + Byte là một đơn vị thông tin nhỏ nhất trên máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu. - Có những dạng thông tin như: dạng số (số nguyên, số thực) và dạng phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh…) - Mã hóa thông tin là sự biểu diễn thông tin ở dạng nhị phân (thành dãy bit) Câu 2: Hãy nêu sơ đồ cấu trúc máy tính: Trả lời: Câu 3: Nêu các thành phần và chức năng của bộ vi xử lý? Trả lời: - Bộ vi xử lý là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. Được chia thành 2 bộ phận cơ bản + Bộ điều khiển: (CU – Control Unit) có nhiệm vụ nhận lệnh và giải mã lệnh, điều khiển các bộ phận khác nhau của máy tính thực hiện chương trình. + Bộ xử lý số học và lôgic: (ALU) thực hiện các phép toán số học và lôgic do bộ điều khiển yêu cầu + Ngoài ra còn có các thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt được bộ vi xử lý sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang xử lý Câu 4: Nêu chức năng, tên gọi và các thành phần của bộ nhớ ngoài? Trả lời: - Bộ nhớ ngoài là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu, chương trình xử lý dữ liệu một cách lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong - Các thiết bị dùng cho bộ nhớ ngoài là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ Flash (USB) 1 Bộ vi xử lý Bộ CU Bộ ALU Bộ nhớ trong (Rom,Ram) Bộ nhớ ngoài Thiết bị vào (bàn phím, chuột, máy quét .) Thiết bị ra (Màn hình, máy in, loa .) + Đĩa cứng: Có thể gắn chặt vào máy. Dung lượng lớn, tốc độ quay nhanh, tốc độ truy cập nhanh, được gọi tên bằng chữ cái bắt đầu từ C:, D:, … + Đĩa mềm: Có thể đặt vào, lấy ra khỏi máy dễ dàng. Dung lượng bé, tốc độ quay chậm, tốc độ truy cập chậm, được gọi tên bằng chữ cái A: hay B: + Đĩa CD và thiết bị nhớ Flash (USB) là những thiết bị nhớ có dung lương tương đối cao đến hàng trăm MB đến vài GB được gọi tên là chữ cái kế tiếp sau khi đã gọi tên hết các đĩa cứng logic Câu 5: Nêu chức năng và các thành phần của bộ nhớ trong? Trả lời: - Bộ nhớ trong là thiết bị cho phép chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời đang được xử lý - Bộ nhớ trong gồm hai loại: bộ nhớ ROM (Bộ nhớ chỉ đọc) và bộ nhớ RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): - ROM (Read Only Memory): Là bộ nhớ chứa các chương trình do nhà sản xuất ghi vào, chỉ cho phép đọc thông tin, không cho phép xóa thông tin trên ROM. Được nuôi bằng nguồn pin nên khi cúp điện dữ liệu vẫn còn - RAM (Random Access Memory): Là bộ nhớ chứa các chương trình, thông tin, dữ liệu tạm thới trong quá trình xử lý thông tin trên máy. Cho phép đọc và ghi thông tin trên máy. RAM được nuôi bằng nguồn điện ngoài nên khi mất điện dữ liệu trên RAM không được bảo toàn. Câu 6: Phân biệt bộ nhớ trong của máy tính? Trả lời: - Bộ nhớ trong của máy tinh gồm có bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM - Giống nhau: Đều dùng để lưu trữ thông tin dữ liệu và các chương trình - Khác nhau: Bộ nhớ ROM Bộ nhớ RAM - Là bộ nhớ chứa các chương trình do nhà sản xuất ghi vào - Chỉ cho phép đọc thông tin, không cho phép xóa thông tin trên ROM - Được nuôi bằng nguồn pin nên khi cúp điện dữ liệu vẫn còn - Là bộ nhớ chứa các chương trình, thông tin, dữ liệu tạm thới trong quá trình xử lý thông tin trên máy - Cho phép đọc và ghi thông tin trên máy - RAM được nuôi bằng nguồn điện ngoài nên khi mất điện dữ liệu trên RAM không được bảo toàn Câu 7: Thế nào là phần mềm máy tính? Thế nào là phần mềm hệ thống? Thế nào là phần mềm ứng dụng? Trả lời: - Phần mềm máy tính là thuật ngữ dùng để chỉ cho bộ chương trình được cài đặt vào trong máy tính dùng để giải quyết vấn đề nào đó trên máy tính - Phần mềm hệ thống là phần mềm thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác tại mọi thời điểm khi máy tính đang hoạt động. Nó là môi trường làm việc của các phần mềm khác - Phần mềm ứng dụng: là phần mềm được viết ra để phục vụ cho công việc hàng ngày hay những hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực. Câu 8: Khái niệm hệ điều hành, nêu các chức năng của hệ điều hành, tên một số hệ điều hành thông dụng dành cho máy tính cá nhân? Trả lời: - Hệ điều hành là một tập hợp có tổ chức các chương trình thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính một cách dễ dàng và hiệu quả. 2 - Các chức năng của hệ điều hành: +Điều khiển việc thực hiện một chương trình đã dịch sang ngôn ngữ máy +Quản lý toàn bộ các thiết bị ngoại vi +Quản lý dữ liệu, chương trình và khai thác các thiết bị phần cứng - Tên của một số hệ điều hành: + Windows: Windows 95, Windows 98, Windows me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7.0 + Linux: Debian GNU/Linux, Red Hat, Fedora Core, Slackware . Câu 9: Trình bày các thao tác với chuột? Trả lời: - Di chuột (Mouse move): Di chuyển con trỏ chuột đến một vị trí nào đó trên màn hình - Nháy chuột (Click): Nháy nút trái chuột một lần rồi thả ngón tay - Nháy đúp chuột (Double clik): Nháy nhanh liên tiếp nút trái chuột 2 lần. - Nháy nút phải chuột (Right click): Nháy nút phải chuột một lần rồi thả ngón tay - Kéo thả chuột (Drag and drop): Nhấn giữ nút trái chuột đồng thời di chuyển con trỏ chuột tới vị trí nào đó rồi thả nút giữ chuột. Câu 10: Khái niệm về cửa sổ làm việc? Cách chuyển đổi cửa sổ làm việc ? Trả lời: - Khái niệm về cửa sổ làm việc: Trong Windows mỗi chương trình ứng dụng có một cửa sổ làm việc. Cùng một lúc có thể mở nhiều cửa sổ nhưng tại một thời điểm chỉ có một cửa sổ là “tích cực” gọi là cửa sổ làm việc, có nghĩa là mọi thao tác trên bàn phím sẽ tác động lên cửa sổ này. - Cách chuyển đổi cửa sổ làm việc:  Nháy vào biểu tượng chương trình tương ứng trên thanh công việc.  Nháy vào vị trí bất kỳ trên cửa sổ muốn kích hoạt.  Nhấn giữ phím Alt và nhấn phím Tab nhiều lần cho tới khi chương trình tương ứng được chọn. Câu 11: Trình bày các cách chọn đối tượng? Trả lời: - Chọn một đối tượng: Nháy chuột lên đối tượng đó. - Chọn đồng thời nhiều đối tượng liên tiếp: Nháy chuột vào đối tượng đầu tiên, nhấn giữ Shift và nháy chuột vào đối tượng cuối cùng - Chọn đồng thời nhiều đối tượng không liên tiếp: Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột vào từng đối tượng cần chọn - Chọn tất cả: Nháy Edit → Select all hoặc nhấn Ctrl-A Câu 12: Nêu các bước thực hiện sao chép, di chuyển tệp hoặc thư mục ? Trả lời: 1. Sao chép tệp hoặc thư mục : - Chọn các tệp hoặc thư mục muốn sao chép, nháy Edit → Copy hoặc nháy lệnh Copy trên thanh công cụ chuẩn (hoặc hoặc nhấn tổ hợp phím CTRL-C) - Mở thư mục hoặc ổ đĩa đích và nháy Edit → Paste hoặc nháy nút lệnh Patse trên thanh công cụ chuẩn (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl-V)  Sao chép nhanh: Nhấn giữ phím Ctrl khi thực hiện kéo thả đối tượng vào đích nếu muốn sao chép đối tượng sang vị trí mới. 2. Di chuyển tệp hoặc thư mục : 3 - Chọn tệp hoặc thư mục muốn di chuyển, nháy Edit → Cut hoặc nháy nút lệnh Cut trên thanh công cụ chuẩn (hoặc hoặc nhấn tổ hợp phím CTRL-X) - Mở thư mục hoặc ổ đĩa đích và nháy Edit → Paste hoặc nháy nút lệnh Patse trên thanh công cụ chuẩn (hoặc hoặc nhấn tổ hợp phím CTRL-V)  Di chuyển nhanh: Dùng chuột trái kéo thả đối tượng vào thư mục (hoặc ổ đĩa) đích. Câu 13: Khái niệm về đường tắt? Cách tạo đường tắt trên màn hình làm việc? Trả lời: 1. Khái niệm về đường tắt: - Đường tắt là biểu tượng giúp người dùng truy cập nhanh vào đối tượng thường hay sử dụng. 2. Cách tạo: - Chọn đối tượng muốn tạo đường tắt - Dùng nút phải chuột kéo thả đối tượng đó ra màn hình làm việc. - Nháy Create Shortcuts Here Câu 14: Trình bày thao tác tìm một tệp hay thư mục? Để tìm nhanh các file văn bản có phần mở rộng là DOC thì ta thực hiện như thế nào? Trả lời: a.Nháy Start→ Search, xuất hiện cửa sổ Search Results - Chọn phạm vi giới hạn tìm kiếm ở phần cửa sổ trái. Nháy All files and folders (Tệp và thư mục) → gõ tên tệp hoặc một phần tên tệp (thư mục) làm cơ sở cho việc tìm kiếm. - Nháy Search để bắt đầu tìm kiếm; nếu tìm có, tên đối tượng sẽ hiện ở cửa sổ phải. b. Trong cửa sổ Search Results chọn Documents (word processing, spreadsheets, ect) gõ tên nhóm file văn bản: *.doc vào hộp: All or part of the document name → nháy Search để bắt đầu tìm kiếm Câu 15: Trình bày thao tác đặt thuộc tính cho tệp hay thư mục? Trả lời: - Chọn thư mục hoặc tệp cần gán thuộc tính - Nháy phải chuột → Properties - Tại mục Attributes ta thực hiện đánh dấu chọn () vào các hộp chọn sau: + Read-only: thuộc tính chỉ đọc + Hidden: thuộc tính ẩn - Nháy OK Câu 16: Khái niệm Control Panel, cách khởi động? Nêu các bước thực hiện để thiết đặt và thay đổi một số thông số khu vực như: dấu phân cách thập phân, dấu phân cách nhóm số, ký hiệu đơn vị tiền tệ, hiển thị ngày theo kiểu Việt Nam? Trả lời: 1. Khái niệm: Control Panel là một tập hợp các chương trình dùng để cài đặt các tham số hệ thống như Font chữ, máy in, quản lý các phần mềm ứng dụng …để phù hợp với công việc hay sở thích. 2. Cách khởi động: Nháy Start→ Control Panel 3. Các bước thiết đặt: - Nháy Start→ Control Panel - Nháy Date, Time, Regional and Language Options. - Trong hộp thoại Regional and Language Options → Customize … + Chọn thẻ Number: Decimal symbol (ký hiệu dấu thập phân): Gõ dấu phẩy (,) 4 Digit grouping symbol (ký hiệu nhóm các chữ số ): Gõ dấu chấm (.) + Thay đổi tương tự như trên trong thẻ Currency, thay ký hiệu đơn vị tiền tệ thành “đồng” Việt Nam (nếu muốn) + Chọn thẻ Date→ Short date Format(dạng hiển thị ngày tháng): Gõ dd-MM-yyyy - Nháy Apply → OK (2 lần) Câu 17: Khái niệm, mục đích của định dạng văn bản? Trả lời: 1. Khái niệm: Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của một hay một nhóm các kí tự, các đoạn văn và các đối tượng khác trên trang văn bản. 2. Mục đích của định dạng văn bản là: + Trình bày văn bản rõ ràng, nhất quán, mạch lạc và gây ấn tượng. + Giúp cho người đọc nhanh chóng nắm được nội dung chủ yếu của văn bản. + Giúp người đọc dễ nhớ những phần cần nhấn mạnh. Câu 18: Trình bày các thao tác định dạng kí tự, đoạn văn bản bằng bản chọn Format Trả lời: 1. Định dạng ký tự: - Nháy Format → Font + Font: Mẫu chữ + Font style: Kiểu chữ (đậm, nghiêng, chuẩn…) + Font size: Cỡ chữ (10 pt hoặc 12 pt …) + Font color: Màu sắc cho chữ + Underline style: Kiểu gạch chân + Superscript: Chữ cao hơn so với dòng + Subscript: Chữ thấp hơn so với dòng. + Shadow: bóng đổ cho chữ + Outline: Viền ngoài chữ 2. Định dạng đoạn văn bản: - Nháy Format→ Paragraph + Alignment: Căn lề gồm: Left (trái), Centered (giữa), Right (phải), Justifyed (đều 2 biên) + Indentation: Khoảng thụt lề gồm Left (trái), Right (phải) + Special: Thụt lề đặc biệt gồm First line (đầu dòng đầu tiên), Hanging (thụt lề treo) + Spacing: Khoảng cách với các đoạn văn trước (Before) và đoạn văn tiếp theo (After) + Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn Câu 19: Nêu cách tạo các mốc dừng trên văn bản? Cách đặt thuộc tính có dẫn nối đến mốc dừng? Trả lời: 1. Cách tạo: - Nháy chuột liên tiếp tại ô bên trái của thước ngang trong chế độ Print Layout để tìm kiểu mốc dừng. - Nháy chuột lên thước ngang để gắn mốc dừng tương ứng. 2. Cách đặt thuộc tính có dẫn nối đến mốc dừng: - Nháy đúp chuột vào vị trí mốc dừng trên thước ngang để mở hộp thoại Tabs, lần lượt thực hiện các bước sau: + Tab stop position: Xác định vị trí của mốc dừng + Alignment: Xác định hoặc thay đổi kiểu mốc dừng + Leader: Chọn các kiểu dẫn nối đến mốc dừng. 5 + Nháy Set để cài đặt cho mốc dừng vừa xác định + Nháy OK Câu 20: Có mấy cách tạo bảng? Trình bày các cách? Trả lời: - Cách 1: Sử dụng bảng chọn Table → Insert →Table + Number of columns: Nhập vào số cột + Number of rows: Nhập vào số hàng + Chọn OK - Cách 2: Nháy vào nút lệnh Insert Table, thực hiện thao tác kéo thả chuột đưa sang phải để chèn số cột, kéo xuống dưới để chèn số hàng. - Cách 3: Nháy bảng chọn Table hoặc chèn thanh công cụ Tables and Boders ra, dùng nút lệnh Draw Table để kẻ bảng tự do. + Kẻ khung ngoài + Kẻ đường lưới. Kẻ xong, nháy lệnh Draw Table để thóat Câu 21: Trình bày thao tác căn chỉnh vị trí của bảng trên trang văn bản? Trả lời: - Chọn toàn bảng: Table→ Select → Table - Nháy Table→ Table Properties… - Mở thẻ Table: + Chọn vị trí của bảng trên trang tại một trong các nút tương ứng (Left, Center, Right) trong Alignment + Chọn vị trí của bảng với văn bản (None, Around) trong Text Wrapping Câu 22: Trình bày thao tác kẻ đường biên, đường lưới cho bảng bằng bản chọn? Trả lời: - Chọn vùng bảng cần kẻ - Nháy Format→ Border and Shading …. - Chọn thẻ Borders + Chọn kiểu nét trong Style + Chọn màu tô và độ dày nét đường tại Color và Width + Chọn các kiểu tô trong Setting (Box, Grid, Custom …) + Chọn xóa hay vẽ lại một số nét tương ứng tại Preview - Nháy OK Câu 23: Khái niệm và mục đích của việc sắp xếp dữ liệu? Trình bày thao tác sắp xếp dữ liệu theo cột? Trả lời: 1. Khái niệm: - Sắp xếp dữ liệu là một quá trình tổ chức lại một dãy các dữ liệu trong danh sách theo một trật tự nhất định với thứ tự tăng hay giảm dần. 2. Mục đích của việc sắp xếp: là nhằm giúp cho việc tìm kiếm dữ liệu được dễ dàng và nhanh chóng. 3. Các bước thực hiện: - Nhaùy Table→ Sort + Chỉ ra tên các cột được ưu tiên sắp xếp (từ trên xuống) + Chọn kiểu dữ liệu (số, kí tự hay ngày) + Chọn hướng sắp xếp: Ascending (tăng dần) hoặc Descending (giảm dần) 6 + Đánh dấu chọn Header row nếu muốn sắp xếp cả hàng tiêu đề, ngược lại thì chọn No header row + Nháy Ok Câu 24: Trình bày cách định dạng cột văn bản? Có thể tạo chữ lớn đầu đoạn văn bản trước khi định dạng cột được không? Vì sao?. Trả lời: 1. Cách định dạng cột văn bản: - Chọn phần văn bản cần chia cột - Nháy Format→ Columns + Presets: Chọn kiểu chia cột cĩ sẵn + Width and spacing: Thay đổi kích thước và khoảng cách giữa các cột (nếu cần) + Đánh dấu chọn vào ô Line between: Để kẻ đường phân cách giữa các cột 2. Có thể tạo chữ lớn đầu đoạn văn bản trước khi định dạng cột được không? Vì sao? - Không được. - Vì khi tạo chữ lớn đầu đoạn văn bản trước khi định dạng cột thì lệnh colunms bị “ẩn” không cho phép định dạng cột văn bản. Câu 25: Nêu cách tạo danh sách liệt kê dạng số và ký hiệu. Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại Customize Numbered List, Customize Bulleted List? Trả lời: 1. Cách tạo: - Nháy Format → Bullets and Numbering - Chọn thẻ Bulleted hoặc Numbered rồi chọn kiểu. Có thể thay đổi các thiết đặt bằng cách nháy nút Customize . - Nháy liên tiếp OK để đóng các hộp thoại 2. Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại Customize Numbered List: - Number format: Định dạng số - Number style: Chọn kiểu số - Start at: Bắt đầu từ số - Aligned at: Vị trí từ lề trang đến số - Tab space after: Vị trí từ lề trang đến dòng văn bản đầu tiên - Indent at: Vị trí từ lề trang đến dòng văn bản tiếp theo 3. Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại Customize Bulleted List: - Bullet charater: Chọn dạng ký hiệu (Character), hình ảnh (Picture) - Bullets position -Indent at Khoảng cách từ lề trang đến vị trí của kí hiệu - Tab space after: Khoảng cách từ lề trang đến dòng văn bản đầu tiên - Indent at: Khoảng cách từ lề trang đến dòng văn bản tiếp theo Câu 26: Trình bày thao tác bật chức năng gõ tắt và thêm đầu mục vào AutoCrrect? Nêu cách sử dụng. Trả lời: 1. Bật tính năng gõ tắt: - Nháy Tools→ AutoCorrect Options… - Đánh dấu chọn vào hộp Replace text as you type. 2. Tạo thêm các đầu mục: - Gõ cụm từ viết tắt vào hộp Replace - Trong hộp With: Gõ cụm từ thay thế - Nháy nút Add - Nháy OK 7 3. Cách sử dụng: - Gõ từ tắt đã định nghĩa, nhấn phím Space Câu 27: Trình bày thao tác tìm kiếm và thay thế. Nêu một số khả năng tìm kiếm và thay thế chính xác? Trả lời: 1. Các thao tác tìm kiếm và thay thế: - Nháy Edit→Replace … + Find what: Gõ cụm từ cần tìm + Replace with: Gõ cụm từ cần thay thế + Nháy Replace: Thay thế từng cụm từ + Nháy Replace all: Thay thế tất cả + Nháy Find Next: để tìm tiếp, không thay thế. 2. Các khả năng tìm kiếm và thay thế chính xác: - Nháy nút và lựa chọn: + Match case: Phân biệt chữ hoa, chữ thường + Find whole words only: Chỉ tìm những từ hoàn chỉnh + Use wildcards: Cho phép sử dụng các kí tự đại diện ? và * + Format: Tìm theo định dạng (Font, Peragraph, Style…) + Special: Chèn các kí tự đều khiển cần tìm trên danh sách (dấu ngắt trang, dấu ngắt đoạn) Câu 28: đặt lề đối xứng (lề cho trang chẵn, trang lẻ ngược nhau) và cách in trang chẵn, trang lẻ? Trả lời: 1. Cách đặt lề đối xứng: - Nháy File→ Pages Setup - Chọn thẻ Margins, xác định các khoảng cách lề tại các vị trí: + Top: khoảng cách đầu trang + Bottom: khoảng cách chân trang + Left: khoảng cách lề trái. + Right: khoảng cách lề phải + Multiple pages → Mirror Margin (đặt lề đối xứng) 2. Cách in trang chẵn, trang lẻ - Nháy File→ Print, xuất hiện hộp thoại - Trong nhóm Print: + Chọn Odd pages (in trang lẻ) + Chọn Even pages (in trang chẵn - Nháy OK Câu 29: Trình bày thao tác xác định vị trí của hình ảnh so với văn bản? Trả lời: - Chọn hình ảnh cần xác định vị trí - Nháy Format, → Picture, → Layout hoặc nháy vào biểu tượng Text wrapping trên thanh công cụ Picture chọn một trong các cách bố trí hình ảnh trên văn bản: + In line with text: Hình ảnh nằm cùng hàng với văn bản + Square: Hình ảnh được văn bản bao xung quanh theo hình tứ giác vuông + Tight: Hình ảnh được văn bản bao xung quanh và ôm chặt vào hình ảnh + Behind text: Hình ảnh nằm chìm phía sau văn bản + In front of text: Hình ảnh nằm đè lên phía trên văn bản 8 + Top and Bottom: Hình ảnh không nằm cùng hàng với văn bản - Nháy OK Câu 30: Cách chèn và định dạng chữ nghệ thuật? Trả lời: 1. Cách tạo: - Nháy Insert → Picture → WordArt hoặc nháy Insert WordArt trên thanh công cụ vẽ và chọn kiểu chữ. - Xóa dòng chữ Your Text Here, nhập chữ cần tạo vào hộp thoại Edit WordArt Text, chọn mẫu chữ (font), cỡ chữ (font size) - Nháy Ok 2. Các thao tác định dạng - Chọn chữ nghệ thuật cần định dạng, mở thanh công cụ WordArt và thực hiện các thao tác sau: + Edit Text: Thay đổi nội dung, mẫu chữ, kiểu chữ, cỡ chữ + WordArt Gallery: Trở lại chọn chữ nghệ thuật trong thư viện + Format WodArt: Định dạng và tô màu cho chữ + WordArt Shape: Chọn kiểu dáng thể hiện chữ + Text Wrapping: Chọn cách bố trí chữ trong văn bản + WordArt Same Letter Heights : Đổi chữ thường thành chữ in và ngược lại. + WordArt Vertical Text: Chuyển hướng chữ viết. + WodArt Alignment: Chọn các kiểu canh biên cho chữ. + WordArt Character Spacing: Các kiểu định khoảng cách giữa các từ. B- PHẦN THỰC HÀNH: 1. Định dạng văn bản: - Các thao tác định dạng ký tự - Các thao tác định dạng đoạn văn bản 2. Các thao tác chèn và định dạng bảng 3. Thao tác tạo danh sách liệt kê dạng số và kí hiệu 4. Thao tác gắn và định dạng mốc dừng. 5. Thao tác chia văn bản thành cột, định dạng ký tự đầu đoạn 6. Chèn và định dạng hình ảnh, chữ nghệ thuật, Text box trong văn bản. 7. Vẽ hình trong văn bản 9 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGHỀ: TIN HỌC – KHỐI THCS NĂM HỌC 2012– 2013 A- PHẦN LÝ THUYẾT: Câu 1: Nêu khái niệm về thông tin? Dữ liệu? Đơn vị thông tin? Phân. thông tin? Phân biệt bit thông tin và byte thông tin? Có những dạng thông tin nào? Thế nào là mã hóa thông tin? Trả lời: - Thông tin: Là tất cả những gì đem

Ngày đăng: 09/08/2013, 09:04

Hình ảnh liên quan

- Cĩ những dạng thơng tin như: dạng số (số nguyên, số thực) và dạng phi số (văn bản, hình ảnh, - đề cương ôn tập môn tin học thcs 2013

nh.

ững dạng thơng tin như: dạng số (số nguyên, số thực) và dạng phi số (văn bản, hình ảnh, Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan