Đặc điểm ngoại hình, đa hình gen và ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cải thiện năng suất sinh sản của gà Nòi

191 232 0
Đặc điểm ngoại hình, đa hình gen và ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cải thiện năng suất sinh sản của gà Nòi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1. GIỚI THIỆU Việt Nam được coi là một trong những cái nôi thuần hóa động vật với tập đoàn gia súc, gia cầm phong phú (Lê Viết Ly, 1994). Các giống gia cầm bản địa có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khí hậu và chế độ dinh dưỡng thấp (Nguyễn Bá Tiếp, 2011). Bên cạnh đó, chúng còn cho chất lượng thịt và trứng thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nội địa và có tiềm năng xuất khẩu. Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay các giống gà được nuôi chủ yếu là: gà Nòi, gà Ta, gà Tàu vàng, gà Tam Hoàng,… trong đó gà Nòi được nuôi phổ biến nhất. Tuy nhiên, giống gà này vẫn còn tồn tại các khuyết điểm như con giống bị lai tạp nhiều, tăng trưởng chậm và khả năng sinh sản thấp. Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, đa số các nông hộ đều nuôi gà Nòi theo phương thức cổ truyền, gà mẹ đẻ tự ấp và nuôi con, năng suất trứng khoảng 40-50 trứng/mái/năm và tỷ lệ ấp nở khoảng 70-80% (Nguyễn Văn Quyên, 2010). Vì vậy, việc cải thiện khả năng sinh sản ở gà Nòi là vấn đề cấp thiết nhằm phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL. Trong chăn nuôi gia cầm, năng suất sinh sản là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng và bị chi phối bởi các yếu tố môi trường, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn (Liu et al., 2004; Lewis and Gous, 2006) và nội tiết (Kim et al., 2004). Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố nội tiết liên quan đến năng suất sinh sản được điều khiển bởi nhiều gen khác nhau (Emsley, 1997; Luo et al., 2007) như: gen Prolactin (Cui et al., 2006), Vasoactive Intestinal Peptide (Li et al. 2009; Caldwell et al., 1999; Zhou et al., 2010), gen Bone Morphogenntic Poteins ( Zhang et al., 2008 ), Neuropeptide Y (Fatemi et al., 2012), Melatonin Receptor (Li et al., 2013). Việc áp dụng các kết quả này nhằm cải thiện khả năng sinh sản của gà Nòi có thể đẩy nhanh tốc độ và nâng cao sự đồng đều của quá trình chọn giống. Mặt khác, ở gà Nòi rất ít các nghiên cứu về di truyền ở mức độ phân tử và hầu như chưa có một công bố nào về tính đa dạng di truyền cũng như vai trò của một số gen ứng viên liên quan đến tiềm năng sinh sản của dòng gà địa phương này. Vì vậy, việc nghiên cứu đa hình di truyền và sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc để nâng cao các tính trạng năng suất sinh sản là cần thiết. Chính vì những lý do trên đề tài “Đặc điểm ngoại hình, đa hình gen và ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cải thiện năng suất sinh sản của gà Nòi” được thực hiện với mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm ngoại hình và đánh giá đa dạng di truyền giữa các nhóm gà Nòi tại ĐBSCL2. Xác định sự ảnh hưởng của một số gen ứng viên liên quan đến năng suất sinh sản ở gà Nòi. 3. Chọn tạo để cải thiện năng suất sinh sản gà Nòi. Ý nghĩa của luận án: Xác định được tính đa dạng di truyền và chọn lọc được các nhóm gà Nòi có khả năng sinh sản cao bằng chỉ thị phân tử nhằm phục vụ cho ngành chăn nuôi gà tại ĐBSCL.

Ngày đăng: 14/07/2018, 15:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM TẠ

  • 2.1.1 Đặc điểm ngoại hình

    • 2.1.4 Hiện tượng thay lông của gà Nòi

    • 2.1.5 Thức ăn của gà Nòi

      • Thức ăn gà Nòi rất đơn giản so với các giống gà khác, về nhu cầu dinh dưỡng cũng không đòi hỏi cao. Hiện nay tại các địa phương ở ĐBSCL đa số người dân nuôi theo phương thức cổ truyền, lúc còn nhỏ theo mẹ cho ăn tấm nhuyễn, khi lớn tách bầy khối lượng 300-400 g (1,5-2 tháng) thì cho ăn gạo, lúa. Do còn nhiều tập tính hoang dã nên gà có khả năng săn mồi ngoài thiên nhiên rất giỏi, đây là nguồn thức ăn cung cấp đạm quan trọng cho gà, tuy nhiên năng suất nuôi trong dân chưa cao, nếu nuôi theo phương pháp bán công nghiệp có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì năng suất sẽ cao hơn (Nguyễn Văn Quyên, 2010).

      • 2.2 Một số yếu tố tác động đến ngoại hình ở gà

      • 2.3.2 Đánh giá đa dạng di truyền ở gà dựa vào dấu phân tử Microsatellite

      • 2.4.1 Sức đẻ trứng của gia cầm

      • 2.7 Ứng dụng di truyền phân tử trong chọn giống nhằm cải thiện khả năng sinh sản của gà

      • 2.7.3 Gen ứng viên và vai trò của gen ứng viên trong công tác giống

      • 2.7.4 Phân tích đa hình gen ứng viên bằng phương pháp PCR – RFLP

      • 2.7.5.6 Gen Neuropeptide Y (NPY)

      • Thành phần cho một phản ứng PCR bao gồm: 1X PCR buffer, 2,5 mM MgCl2, 0,25 mM dNTP, 0,25 pmolmỗi mồi, 0,5 U Taq ADN polymerase, 100 ng ADN mẫu và thêm nước vừa đủ 10 µl.

      • Bảng 3.1: Thông tin của các chỉ thị microsatellite dược sử dụng theo khuyến cáo của ISAG/FAO

      • F: mồi xuôi; R: Mồi ngược; *: Nhiệt độ bắt cặp

        • 4.1.1 Đặc điểm ngoại hình

          • 4.1.3 Hệ số tương quan giữa kích thước các chiều đo của gà Nòi trưởng thành

          • 4.1.4.1 Kết quả khuếch đại 10 chỉ thị microsatellite

          • Kết quả Hình 4.2 cho thấy sử dụng cặp mồi MCW0016 trên cặp nhiễm sắc thể số 3 đã khuếch đại thành công ADN gà Nòi nuôi tại 6 tỉnh ĐBSCL với kích thước dao động từ 162-206 bp và số alen được xác định ở locus này là 6 alen. Ở cặp mồi MCW0034 trên cặp nhiễm sắc thể số 2 cũng đã khuếch đại thành công ADN gà Nòi nuôi tại 6 tỉnh ĐBSCL với 5 alen có kích thước dao động từ 212-246 bp. Cặp mồi MCW0067 trên cặp nhiễm sắc thể số 10 và cặp mồi MCW0183 trên cặp nhiễm sắc thể số 7 đã khuếch đại được 2 alen với kích thước dao động từ 176-186 bp và 296-326 bp (Hình 4.2).

          • Đối với các cặp mồi còn lại MCW0069 trên cặp nhiễm sắc thể số 23, MCW0081 trên cặp nhiễm sắc thể số 5, MCW0216 trên cặp nhiễm sắc thể số 13, MCW0330 trên cặp nhiễm sắc thể số 17, ADL0112 trên cặp nhiễm sắc thể số 10 và ADL 0268 trên cặp nhiễm sắc thể số 1 đều xác định được số alen ở từng locus là 4 alen với cặp mồi có kích thước tương ứng dao động từ 158 đến 176 bp, 112-135 bp, 139-149 bp, 256-300 bp, 120-134 bp và 102-116 bp. Như vậy, phần lớn các kích thước alen của 10 locus microsatellite được xác định trong nghiên cứu hiện tại trên quần thể gà Nòi nằm trong khoảng công bố của FAO (2011) và tương đồng với nghiên cứu của Tadano et al. (2007) trên 12 giống gà ở Nhật Bản, Lê Thị Thúy (2010) trên một số giống gà bản địa của Việt Nam, Nguyễn Trọng Bình và ctv. (2008) trên gà Hà Giang.

          • 4.1.4.2 Số lượng các alen ở các nhóm gà

            • 4.1.4.6 Khoảng cách di truyền của gà Nòi ở sáu tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

            • 4.2.1.1 Năng suất sinh sản của gà Nòi qua 12 tháng khảo sát

            • 4.2.1.2 Năng suất trứng của gà Nòi qua các tháng đẻ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan