Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại

10 1.9K 14
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM I. Nhân tố khách quan: 1.Hành lang pháp lý: Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật dân sự, luật NHTW, các quy định của chính phủ .Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng… Ví dụ điển hình trong thời gian gần đây là thông tư 13 của NHNN Việt nam ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn cũng chất lượng nguồn vốn của ngân hàng. Ngày 20/05/1010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 01/10/2010. Llộ trình thực hiện các quy định của thông tư này đồng thời với quá trình tăng vốn lên 3000 tỷ đồng đang tạo ra những khó khăn nhất định cho các NHTM Tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động (Đáng chú ý vốn huy động theo quy định mới này sẽ không còn bao gồm: Vốn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM, vốn đầu tư của tổ chức)Tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động trong đó nguồn vốn để cung ứng tín dụng tín dụng không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM, đầu tư của tổ chức sẽ càng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng. Chưa tính đến việc các khoản này chiếm khoảng 15% vốn huy động, khiến cho quy định này thực chất đã giảm tỷ lệ cho vay so với vốn huy động tổng thể xuống còn khoảng 60- 65%, mà chỉ nói đến quy định tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động, thì riêng điều này đã tạo thêm một cái khóa nữa cho ngân hàng trong nỗ lực tăng trưởng tín dụng .• Cùng lúc với việc thực hiện thông tư 13/TT-NHNN, các NH lại bị điều chỉnh bởi quy định chỉ được huy động trên thị trường 2 tối đa 20% số vốn huy động thị trường 1. Các Ngân hàng buộc phải tăng huy động từ dân nếu muốn tăng vay trên thị trường 2, điều này khiến các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt trong việc lấy thị phần và nguồn huy động từ các chi nhánh mới. Do đó, lãi suất vẫn chưa thể hạ nhiệt trong khi cung vốn tín dụng từ NHTM lại đang bị hạn chế. Khó khăn cho việc tăng khả năng tạo tiền • Quy định tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động là quy định chưa có thông lệ trên thế giới. Có thể chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt trong các giai đoạn mất an toàn. Quy định này làm giảm khả năng tạo tiền và số nhân tiền tệ của hệ thống ngân hàng, vì một khoản tiền lớn huy động được sẽ không dành để cho vay mà có thể nằm “chết” tại các NHTM. • Đồng thời làm giảm hiệu quả can thiệp giảm lãi suất của NHNN qua thị trường mở, cho vay liên ngân hàng theo định hướng của NHNN. Thực chất, sự cạnh tranh tăng lãi suất tiết kiệm vẫn lấn át định hướng giảm của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và OMO nên sự hạ nhiệt chưa truyền tải tới lãi suất tín dụng doanh nghiệp. Vì vậy, mặt bằng lãi suất chưa thể hạ ngay và khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng bị hạn chế. 2.Yếu tố kinh tế: Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ…đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ như: +Trong thời gian dài từ quý 2 đến đầu quý 3 năm 2008, để kìm hãm lạm phát gia tăng NHNN VN phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, hút tiền trong nền kinh tế về nên toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản và đang phải vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng vọt trên 20%, 25% rồi “treo” ở mốc 43%/năm. Lúc này do ảnh hưởng từ yếu tố nền kinh tế mà đảy các NHTM vào tình trạng khó khăn trong huy động vốn, từ đó tạo nên cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM để thu hút vốn. +Trước tình hình đó,từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước phải bắt đầu triển khai loạt chính sách hỗ trợ,và thực hiện nới lỏng dần chính sách tiền tệ, bơm thêm tiền ra ngoài nền kinh tế trông qua việc tái chiết khấu và cho vay cầm cố các trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp để giúp đỡ các NHTM trong việc thu hút nguồn vốn. Do vậy mà đã giải quyết được nhu cầu vốn của các NHTM và hạ nhiệt cuộc chạy đua lãi suất. +Những tháng đàu năm 2009, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế mỹ đã thể hiện những tác động rõ nét đến nền kinh tế việt nam thì Chính phủ buộc phải đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư, thực hiện gói hỗ trợ 1 tỷ USD để kích thích nền kinh tế phát triển và thoát khỏi vòng xoáy suy thoái thông qua việc hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế, ưu đãi, khích thích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất…Khi đó hoạt động đầu tư được khuyến khích nên việc huy động vốn từ trong nền kinh tế của các NTHM trở lên khan hiếm và khó khăn hơn +Khi Chính phủ ra quyết định tăng lương cho người lao động …=>làm tăng tiết kiệm và đầu tư nên sẽ thuận lợi cho NHTM trong việc thu hút vốn từ nền kinh tế tăng trong khi NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. 3.Yếu tố chính trị Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống, do đó không phải tích lũy, dự trữ tiền nhiều cho những trường hợp đặc biệt . Nhờ vậy mà NHTM có khả nănng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, với một quốc gia tình hình chính trị bất ổn như Thái lan, Campuchia… sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải, tiền bạc bên người để phòng trường hợp bất chắc nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của NHTM giảm. 4.yếu tố văn hóa-xã hội-dân cư: Quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ví dụ như: +Khu vực thành thị như Hà nội, TP.Hồ chí minh… có quy mô dân cư đông đúc, với mức sống cao, thu nhập cao hơn thì sẽ là khu vực với đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, vì vậy NHTM phải tập trung vào các khu vực đối tượng khách hàng tiềm năng để thu hút vốn. +Ngược lại khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc mức đời sống thấp thì khả năg họ tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng là ít hơn và khả năng có nguồn tiền nhàn rỗi cũng ít hơn 5.Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng *Yếu tố tâm lý: Với những nền kinh tế chịu tình trạng Đola hóa cao như việt nam thì việc huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. Do người dân lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các NHTM sẽ khó mà huy động nguồn vốn bằng nội tệ. Khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy, do vậy sẽ tạo điều kiện cho NHTM trong việc huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư. *Thói quen tiêu dùng: Ở các nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trog thanh toán chỉ chiếm khoảng 2% đến 3% , thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua ngân hàng và hầu hết khoản tiền của họ đều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân, do đó NTHM có thể tăng khả năg huy động vốn để đầu tư, sử dụng… Nhưng với những nước đang phát triển như Việt nam, vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thnah toán( Chiếm tới 14% trong tổng phương tiện thanh toán) thì sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân hơn. II. Nhân tố chủ quan: 1.Các sản phẩm và mạnh lưới: Sản phẩm dịch vụ thì phải phong phú, đa dạng, ngày càng nâng cao, cải thiện các chất lượng dịch vụ để cung cấp cho khach hàng những sản phẩm tốt nhất Ví dụ như: Ngân hàng BIDV với hệ thông dịch vụ cung cấp cho khách hàng laeen đến 500 dịch vụ nhưng vẫn không ngừng cải thiện và nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ khách hàng.Bao gồm nhiều lĩnh vực như: - Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại - Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ - Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư - Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) + Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án. 2.Lãi suất và các dịch vụ gia tăng Ví dụ như: Các ngân hàng luôn cạnh tranh với nhau về lãi suất để thu hút được sự chú ý của các khách hàng cũng như nguồn vốn của họ vào ngân hàng. Đó chính là nguyênn nhân dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM cuối 2008. Ngay sau khi NHNN hủy bỏ trần lãi suất huy động 12%/năm và thay bằng trần lãi suất cho vay 18%/năm (150% của lãi suất cơ bản vừa được nâng lên 12%/năm), tất cả các NHTM, kể cả các NHTM quốc doanh, đều đồng loạt tăng lãi suất huy động. Chỉ sau vài ngày chạy đua, lãi suất huy động của các NHTM (lên đến 15%-16%/năm) đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%/năm) và lãi suất tái chiết khấu (11%/năm) mà NHNN cũng vừa nâng lên. Các NHTM phải tăng lãi suất huy động cao như vậy vì toàn bộ hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN và đang phải vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao (có lúc vượt quá 20%/năm) Các ngân hàng không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các dịch vụ gia tăng thêm cho khách hàng. Ngân hàng ACB là Ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng sử dung thẻ ATM có thể giử tiền thông qua cây rút tiền mà không phải đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng. Ngân hàng Vietcombank đầu tư hàng trăm tỷ mỗi năm để nghiên cứu và ra đời sản phảm Máy đổi tiền lẻ tự động phục vụ nhu cầu đổi tiền lẻ của khách hàng. 3.Chất lượng phục vụ, dịch vụ 4.Cơ sở vật chất, công nghệ hạ tằng: Cơ sơ hạ tầng cũng quyết định một phần khả năng huy đong vốn của NHTM, với những NHTM lớn, có tầm cỡ với hệ thống cơ sở hạ tằng đầy đủ, tiện nghi và hệ thống mạng lới rộng khắp trên toàn đất nước thì sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng cũng như cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một vụ một cách tốt nhất. Ví dụ như NHTM BIDV với hệ thống chi nhánh trải khắp Việt nam đã tạo cho họ điều kiện thuận lợi để tiếp cận và phục vụ chu đáo nhu cầu khách hàng dù họ đang ở đâu trên đất nước. Hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển BIDV Việt nam: - Ngân hàng thương mại: + 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. + Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là: - Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa) - Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3) - Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC) - Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh - Đầu tư – Tài chính: + Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng, . + Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV. 5.Đội ngũ nhân sự: 6. Danh tiếng, uy tín ngân hàng: Khi các ngân hàng xây dựng được thương hiệu mạnh, có uy tín tự lâu thì sẽ có lợi thế hơn trong viec huy động vốn, điển hình như Thương hiệu BIDV: - Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. - Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước. - Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước. Các ngân hàng có danh tiếng thì mức lãi suất huy động không cần cao cung có thể huy động được nhiều người tiết kiệm nhưng nếu ngân hàng không có uy tín thì chỉ có một công cụ duy nhất để thu hút khách hàng là tăng lãi suất( đồng nghĩa với việc là giảm lợi nhuận thu được). Ví dụ điển hình là trong cuộc chạy đua lãi suất cuối 2008, các NHTM nhỏ chính là đầu têu tăng lãi suất và kéo theo cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Dù trong cuộc chạy đua lãi suất làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các NHTM nhỏ nhưng cũng có những NHTM lớn lại kiếm được những mối hời từ việc cho các NHTM nhỏ vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất có khi lên đến 43%. Đó là do các NHTM lớn có nguồn vốn dày và có uy tín, có khả năng huy động vốn lớn hơn nhiều so với các NHTM nhỏ ít uy tín và nguồn vốn mỏng. . Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM I. Nhân tố khách quan: 1.Hành lang pháp lý: Kinh doanh ngân hàng là một ngành. tư 13 của NHNN Việt nam ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn cũng chất lượng nguồn vốn của ngân hàng. Ngày 20/05/1010, Ngân hàng Nhà

Ngày đăng: 08/08/2013, 11:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan