Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam

263 279 1
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Giới Nấm (Fungi) gồm cơ thể dị dưỡng (không quang hợp được), đa dạng về thành phần loài, khoảng trên 100.000 loài đã mô tả (P.M. Kirk, 2008), tuy nhiên theo dự tính của Hawksworth (2001) số loài nấm có thể lên đến 1.500.000 loài [1] được phân bố khắp nơi trên đất, nước, cơ thể sinh vật, vật dụng… Nấm có ý nghĩa rất lớn về mặt lí luận cũng như thực tiễn. Trong thực tiễn, nhiều loài được sử dụng làm thức ăn: nấm rơm, mộc nhĩ, nấm bào ngư, nhiều loài làm dược liệu: nấm linh chi, vân chi, đông trùng hạ thảo…được ứng dụng trong công nghệ dược phẩm. Trong khoa học nhiều loài (Lentinus tigrinus, Schizophyllum commune) là đối tượng để nghiên cứu sinh lí, sinh hóa và di truyền học. Bên cạnh đó có nhiều loài nấm gây hại cho cây trồng, vật nuôi; một số loài nấm độc gây hôn mê, tử vong cho con người. Núi Ngọc Linh nằm trong huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, nơi đây khí hậu quanh năm ẩm ướt, mưa nhiều, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nấm ở núi Ngọc Linh, phần lớn mọc trên cây gỗ mục, gỗ tươi, một số mọc ở rễ trong đất. Những nghiên cứu về nấm lớn ở Trung bộ và Tây Nguyên đã được một số tác giả đề cập đến như: Patouillard, N. (1923, 1928), Joly P. (1968), Ngô Anh (2003), Dörfelt, H., Trịnh Tam Kiệt, Berg, A. (2004), ...Tuy nhiên so với các khu vực khác, nghiên cứu nấm ở khu vực miền Trung vẫn còn ít, mặc dù khu hệ nấm ở đây được dự đoán là rất phong phú. Việc thu thập và định loại các loài nấm ở miền Trung, Tây Nguyên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất đáng kể. Ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đã có rất nhiều dự án nghiên cứu phát triển vùng sâm ngọc linh, nhưng không ai để ý rằng sâm phát triển tốt trên lớp mùn dày đặc ở rừng nguyên sinh đó lại là nhờ nấm phân hủy lá rừng làm thành thảm mục. Bên cạnh đó, hiện nay, chưa một ai nghiên cứu khu hệ nấm Quảng Nam, vì vậy, việc “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam” là yêu cầu cần thiết nhằm phân tích đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi, xây dựng bảng danh l ục thành phần loài, đánh giá tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên, xây dựng khóa định loại, mô tả bổ sung một số loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam. 2. Mục đích của luận án Xây dựng bảng danh lục thành phần loài nấm thuộc các ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Đánh giá tính đa dạng, phân tích giá trị tài nguyên của nấm thuộc các ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Lần đầu tiên xây dựng bảng danh lục thành phần loài, đánh giá tính đa dạng, phân tích giá trị tài nguyên, xây dựng khóa định loại, mô tả đặc điểm sinh học các loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và một số loài có giá trị thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. 4. Những điểm mới của luận án Xây dựng bảng danh lục thành phần loài gồm 300 loài, 121 chi, 48 họ, 21 bộ, 7 lớp, 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Đánh giá tính đa dạng sinh học và phân tích giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Xây dựng khóa định loại của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Mô tả một số đặc điểm sinh học 3 chi mới và 12 loài nấm mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và một số loài có giá trị thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.

Ngày đăng: 10/07/2018, 17:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan