Thực trạng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế.

21 1.1K 10
Thực trạng hoàn thiện chính sách thương mại  quốc tế của Việt Nam theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam đặt mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá vào năm 2020. Quá trình công nghiệp hoá của Việt nam có bối cảnh khác với các nước Đông Á, cụ thể là Việt Nam phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và thế giới. Trong bối cảnh này, chính sách thương mại quốc tế có một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách công nghiệp và các chính sách khác. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (11/01/2007). Thực hiện công nghiệp hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề về tính minh bạch, chủ động của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sự phối hợp giữa Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp với các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và đối tác nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về thương mại. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần được tiếp tục xem xét như việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế, cơ sở khoa học và thực tiền khi dàm phán, ký kết hiệp định song phương; phát huy vai trò của khua vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện chính sách, cách thức vận dụng các công cụ của chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế cần được điều chỉnh để vừa phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế, vừa phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam. Với những lý do nêu trên, việc xem xét chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế là việc làm vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần đưa Việt Nam hội nhập thành công và đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá vào năm 2020. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam.

PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đặt mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá vào năm 2020. Quá trình công nghiệp hoá của Việt nam có bối cảnh khác với các nước Đông Á, cụ thể là Việt Nam phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và thế giới. Trong bối cảnh này, chính sách thương mại quốc tế có một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách công nghiệp và các chính sách khác. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (11/01/2007). Thực hiện công nghiệp hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề về tính minh bạch, chủ động của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sự phối hợp giữa Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp với các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và đối tác nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về thương mại. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần được tiếp tục xem xét như việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế, cơ sở khoa học và thực tiền khi dàm phán, ký kết hiệp định song phương; phát huy vai trò của khua vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện chính sách, cách thức vận dụng các công cụ của chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế cần được điều chỉnh để vừa phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế, vừa phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam. Với những lý do nêu trên, việc xem xét chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế là việc làm vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần đưa Việt Nam hội nhập thành công và đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá vào năm 2020. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam. 3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp 4. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, trang bìa, danh mục tài liệu tham khảo, chữ viết tắt, đề tài có kết cấu như sau: Chương 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam theo các cam kết trong tổ chức thương mại thế giới. Chương 2 - Thực trạng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế. Chương 3 – Quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠi QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THEO CÁC CAM KẾT TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠi THẾ GIỚi 1.1. Những vấn đề chung về chính sách thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tếchính sách thương mại quốc tế Thương mại quốc tế thường được hiểu là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại quốc tế bao gồm sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét thương mại quốc tế bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là một nội dung trong các hiệp định đa biên về thương mại hàng hoá. Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niện về chính sách thương mại quốc tế được việt ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy. Mạng lưới điện toán của nước Anh định nghĩa chính sách thương mại quốc tế là “chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương”. Chính sách thương mại quốc tế là “ những chính sáchcác chính phủ thông qua về thương mại quốc tế” Trong đề tài này, chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những quy định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) tác động tới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc tế được xem xét chủ yếu bao gồm thương mại hàng hoá. 1.1.2. Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế Hệ thống thuế được xem xét bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp. Các vấn đề được xem xét thường bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu theo dòng thuế, mức thuế, cơ cấu tính thuế, thuế theo các ngành. Thuế trực tiếp là thuế đánh vào hàng hoá nhập khảu hay xuất khẩu, các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế giá trị và thuế hỗn hợp. Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm trợ cấp xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, các yêu cầu về nội địa hoá, trợ cấp tín dụng xuất khẩu, quy định về mua sắm của chính phủ, các hàng rào hành chính, khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu, khu chế xuất, công nghiệp, các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp. Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền trả cho một công ty hay một cá nhận đưa hàng ra bán ở nước ngoài. Trợ cấp xuất khẩu có thể theo khối lượng hay theo giá trị. Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp số lượng hoặc giá trị một số hàng hoá có thể nhập khẩu. Thông thường những hạn chế này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một số công ty hay cá nhân. Hạn ngạch có tác dụng hạn chế tiêu dùng trong nước giống như thuế nhưng nó không mang lại nguồn thu cho chính phủ. Hạn ngạch xuất khẩu thường ít áp dụng hơn hạn ngạch nhập khẩu và thường chỉ áp dụng với một số mặt hàng. Các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá là một quy định đòi hỏi một số bộ phận của hàng hoá cuối cùng phải được sản xuất trong nước. Bộ phận này được cụ thể hoá dưới dạng các đơn vị vật chất hoặc các điều kiện về giá trị. Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu nhưng dưới dạng một khoản vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua. Các hàng rào hành chính và kỹ thuật là việc các chính phủ sử dụng các điều kiện về tiêu chuẩn y tế, kỹ thuật, an toàn và các thủ tục hải quan để tạo nên những cản trở thương mại. Các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp là các thủ tục, biện pháp áp dụng đối với các hàng hoá bị coi là bán phá giá hay trợ cấp. 1.2. Nội dung của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế 1.2.1. Hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại quốc tế Trong cơ chế rà soát chinh sách thương mại quốc tế của WTO, các công cụ của chính sách thương mại quốc tế được xem xét theo hai nhóm là: các công cụ tác động tới nhập khẩu và các công cụ tác động tới xuất khẩu Các công cụ tác động trực tiếp tới nhập khẩu bao gồm các công cụ thuế, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, các quy định về mua sắm của chính phủ, các hàng rào hành chính, các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp, hạn ngạch thuế quan, nhập khẩu không tự động, các hàng rào bảo hộ mới và các hàng rào kỹ thuật (TBT) như bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và động vật. Các công cụ tác động trực tiếp tới xuất khẩu bao gồm trợ cấp xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tính đến ngày 11 tháng 01 năm 2007, WTO có 150 thành viên, WTO được thành lập nhằm tạo ra một tổ chức chung thiết lập các quy tắc và giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế. WTO có sáu chức năng chính: Thiết lập các hiệp định thương mại trong khuôn khổ của nó Tạo ra một diễn đàn cho các đàm phán về thương mại; Giải quyết các tranh chấp thương mại; Kiểm soát các chính sách thương mại quốc gia; Cung cấp sự trợ giúp về mặt kỹ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển; Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Trong quá trình đàm phán gia nhập và khi đã trở thành thành viên của WTO, các quốc gia phải chấp nhận luật chơi với WTO. Nói cách khác, các quốc gia phải hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của mình. Trước hết, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, các quốc gia thường phải sử dụng đàm phán song phương. Cụ thể là, các quốc gia phải đưa ra phạm vi cam kết mở cửa thị trường, các mức cam kết cụ thể (thường là bằng hoặc thấp hơn mức hiện hành). Thứ hai, khi đã trở thành thành viên của WTO, các quốc gia thường lựa chon đàm phán đa phương. Khi thực hiện đàm phán đa phương, các nước đàm phán cắt giảm thuế quan theo ngành hoặc theo công thức cắt giảm thuế. Việc ban hành hay tăng mới một loại thuế quan phải được cân bằng lại bằng việc giảm thuế khác để bù đắp cho các nước xuất khẩu bị ảnh hưởng. Thứ ba, các quốc gia phải chỉnh sửa luật thương mại,luật hải quan và các bộ luật liên quan để đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc của WTO. Các biện pháp phi thuế quan cũng phải tuân theo các quy định của WTO. WTO đề ra các nguyên tắc hoạt động đảm bảo không phân biệt đối xử trong thương mại, theo đó, bất kỳ nước thành viên nào đều được tạo điều kiện tốt nhất khi tham gia vào thị trường các nước thành viên khác. Mặc dù ƯTO được coi là ngôi nhà chung của thế giới thương mại, là một Liên hợp quốc về mặt kinh tế song vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến thương mại trong WTO chưa có cơ chế giải quyết như các nhóm kinh tế khu vực; môi trường và thương mại; đầu tư và thương mại; chính sách cạnh tranh; tính rõ ràng trong việc mua sắm của chính phủ; thương mại điện tử; quyền của người lao động và thương mại, đặc biệt là vấn đề nông nghiệp. 1.2.3. Ứng dụng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và Dự án phân tích thương mại toàn cầu (GTAP) để hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. 1.2.3.1.Ứng dụng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) để hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế Lợi thế so sánh hiện hữu RCA (Revealed Comparative Advantage) là một chỉ số đã và đang được sử dụng khi phân tích chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia. Lợi thế so sánh xem xét từ các số liệu thương mại quan sát được chính là lợi thế so sánh hiện hữu. Chỉ số RCA giúp các quốc gia có thêm một công cụ để đánh giá mức độ cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các quốc gia hoạch định tốt hơn chính sách thương mại quốc tế. làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách, công cụ khác trong chính sách thương mại quốc tế. Tuỳ vào số liệu sử dụng, RCA có thể được sử dụng để diễn tả lợi thế so sánh theo các cách khác nhau. RCA có thể được sử dụng để xem xét lợi thế so sánh của một quốc gia so với thế giới hoặc của quốc gia đó só với một nhóm các quốc gia khác ở trong một, một nhóm hoặc nhiều nhóm hàng trên thế giới hoặc xem xét lợi thế so sánh của một quốc qua so với các quốc gia khác trong một khu vực nào đó. Kết quả tính toán góp phần đưa ra câu trả lời như một quốc gia nên phát huy lợi thế so sánh ở những ngành nào và nên làm gì để phát huy lợi thế so sánh hay làm thế nào để biến những ngành hiện tại chưa có lợi thế so sánh hiện hữu thành những ngành có lợi thế trong tương lai… Tất cả những câu trả lời này cần được cụ thể hoá bằng việc hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại quốc tế. 1.2.3.2.Ứng dụng Dự án phân tích thương mại toàn cầu (GTAP)để hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế Dự án phân tích thương mại toàn cầu (GTAP) ứng dụng mô hình cân bằng tổng quát CGE (mô hình cân bằng tổng thể tính toán được) để thực hiện phân tích hoạt động thương mại quốc tế. GTAP phân chia nền kinh tế thế giới thành 66 vùng, 57 ngành với 5 yếu tố sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và lợi thế không đổi theo quy mô. Hệ thống cơ sở dữ liệu của GTAP cho phép người sử dụng tự định dạng cơ sở dữ liệu bao gồm nhóm ngành, nhóm vùng và nhóm các yếu tố sản xuất theo yêu cầu đặt ra. Như vậy, các kịch bản khác nhau có thể được phân tích để xem xét thương mại nội bộ ngành, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại, giá trị gia tăng, thu nhập của hộ gia đình, hệ số thương mại … Những kết quả này sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế. 1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia Malaysia trở thành thành viên chính thức của WTO từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Malaysia thực hiện hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế theo hướng đảm bảo các nguyên tắc và các quy định tại các hiệp định của WTO. Tuân theo các quy định của WTO, Malaysia tập trung thực hiện điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế bằng công cụ thuế quan. Malaysia thực hiện giảm đáng kế các khoản thuế đơn vị. Động thái này được đánh giá là tăng tính minh bạch của chính sách thương mại quốc tế của Malaysia. Khu vực kinh tế Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Malaysia. Khu vực này nắm giữ các ngành xăng dầu, điện lực, vận tải, bưu chính và viễn thông. Chính phủ Malaysia đang thực hiện tư nhân hoá bằng việc bán cổ phần cho khu vực tư nhân. Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy: thực hiện hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế, tranh thủ sử dụng các biện pháp phù hợp với các quy định của WTO khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức này như điều chỉnh công cụ thuế quan, giảm các khoản thuế đơn vị, tạm thờì không tham gia Hiệp định về mua sắm của Chính phủ. 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO kể từ ngày 11 tháng 1 năm 2001. Trung Quốc cam kết loại bỏ chế độ cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu và chế độ hạn ngạch song chủ động đưa ra một lộ trình thực hiện là 5 năm. Trung Quốc cũng thực hiện bảo hộ mạnh mẽ với lộ trình tự do hoá trong một khoảng thời gian dài đối với các ngành thiết yếu và bị thách thức như nông nghiệp, chế tạo máy, ô tô, điện tử, hàng dệt và dịch vụ (đặc biệt là ngân hàng và viễn thông). Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc rút ngắn thời gian thực hiện bảo hộ với các ngành sau khi gia nhập WTO là một thực tếcác nước đang phát triển phải đương đầu. Trung Quốc chủ động đưa ra lộ trình thực hiện tự do hoá thương mại. Trung Quốc đã vận dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để giải quyết vấn đề chống bán phágiá (là vấn đề Trung Quốc gặp phải nhiều nhất khi thâm nhập thị trường thế giới). CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠi QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THEO CÁC CAM KẾT TRONG TỔ CHỨC THUƠNG MẠi QUỐC TẾ 2.1. Việc hoàn thiện các công cụ thuế quan. Đối với thuế nội địa, cam kết WTO cuả Việt Nam tập trung vào thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Quy định hiện hành có sự phân biệt đối xử nhất định đối với một số mặt hàng chủ yếu hình thành từ hoạt động nhập khẩu. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải cam kết thay đổi những quy định liên quan để tuân thủ nghiã vụ theo quy định điều III cuả GATT 1994. Theo đó, sản phẩm bia, rượu đòi hỏi phải được điều chỉnh theo lộ trình để phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc lựa chọn tiêu dùng, sản xuất loại bia nào trở nên đơn giản với người tiêu dùng và nhà sản xuất, nhập khẩu cũng nhhư nhà quản lý trong vòng 3 năm tới vì Việt Nam sẽ áp dụng thống nhất thuế tiêu thụ đặc biệt với tất cả các loại bia mà không phụ thuộc vào hình thức đóng gói. Với rượu, tiêu chí để phân định mức thuế suất phân hoá theo nồng độ cuả rượu. Rượu trên 20 độ cồn hoặc phải áp dụng một mức thuế tuyệt đối tính trên lít hoặc một mức thuế suất tỉ lệ đơn nhất. Những thay đổi này được thực hiện trong lộ trình 3 năm kể từ ngày cam kết. Với cam kết này, những đối tượng khác chiụ thuế tiêu thụ đặc biệt ngoài rượu và bia sẽ không có thay đổi nào về nghiã vụ thuế TTĐB. Đối với thuế nhập khẩu, câu trả lời tại sao hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn và dễ tìm mua hơn là do Việt Nam cam kết ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu với 10.600 dòng thuế sẽ có mức thuế bình quân giảm khoảng 3% - từ 17,4% còn 13,4%. Lộ trình cắt giảm trong vòng 5-7năm kể từ thời điểm cam kết. Đặc biệt là mặt hàng nông nghiệp đã từ lâu ta xem là mặt hàng chủ lực cuả Việt Nam bị cắt giảm tương tự- từ 23,5% xuống còn 20,9% trong vòng 5 năm. Với hàng công nghiệp là .từ 16,8% xuống còn 12,6% trong thời gian từ 5-7năm. Mức cắt giảm bình quân thuế nhập khẩu Việt Nam tuân thủ mức cắt giảm thuế chung tại vòng Urugoay là vào khoảng 27% (30% cho hàng nông sản, 24% co hàng công nghiệp) đối với các nước đang phát triển. Theo mức cam kết cụ thể thì có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế bị cắt giảm chủ yếu là dòng thuế suất cao trên 20% chẳng hạn như sản phẩm thịt, sữa, bia, rượu, thuốc lá, hoặc xe ôtô, xe máy, xi măng, máy điều hoà, máy giặt trong khoảng thời gian 2-12 năm tới đây sẽ có được mức giá rẻ nhất so với thị trường vào thời điểm hiện nay do đạt đến mức thuế suất cam kết thấp nhất. Tuy nhiên những mặt hàng trọng yếu vẫn được duy trì mức bảo hộ nhất định. Ngành có mức thuế suất được giảm nhiều nhất là dệt may, cá, sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc và thiết bị điện-điện tử. Bên cạnh đó cũng có trường hợp Việt Nam cam kết mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hoá chất và phương tiện vận tải. Theo cam kết cắt giảm thuế tuân thủ một số hiệp định tự do theo ngành của WTO yêu cầu giảm thuế xuống còn 0% hoặc ở mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Việt Nam cam kết ngành đối với sản phẩm công nghệ thông tin , dệt may và thiết bị y tế và tham gia một phần với thời gian thực hiện 3-5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Hạn ngạch thuế quan không phải là thuế nhưng có mối quan hệ với việc xác định tính hợp pháp của hàng nhập khẩu để đánh thuế. Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng đối với đường , trứng gia cầm , lá thuốc lá và muối. Quy định này thực tế chỉ liên quan đến số lượng hàng nhập khẩu trên thị trường. Bên cạnh đó cũng cần phải kể đến cam kết về việc xác định trị giá hải quan (customs valuation). Xác định trị giá hải quan là căn cứ định giá tính thuế xuất khẩu hoặc nhập khầu, từ đó xác định được số tiền thuế xuất khẩu hay nhập khẩu tương ứng. Hiện nay Việt Nam quy định trị giá hải quan được xác định căn cứ vào “giá hợp đồng”. Trên thực tế, quy định này không đồng nghiã với việc xác định trị “trị giá giao dịch” được quy định tại Thoả thuận bổ sung cuả Điều 7 ( về trị giá hải quan) trong Thoả thuận chung về thuế quan và thương mại 1994. Chính vì thế Việt Nam cam kết sẽ có sự đổi mới để tương thích, trong đó có việc ban hành những quy định về trình tự, thủ tục xác định trị giá hải quan. Có vẻ như những cam kết trên không có liên quan gì đến thuế Giá trị giá tăng (GTGT). Thực chất không hẳn như vậy. Bởi lẽ thuế GTGT cũng là một trong ba nghiã vụ thuế hình thành khi thực hiện hành vi nhập khẩu. Giá tính thuế GTGT . dung của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế 1.2.1. Hoàn thiện các công cụ của chính sách thương. hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam theo các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế. Chương 3 – Quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện

Ngày đăng: 07/08/2013, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan