“Tìm hiểu về kĩ thuật phỏng vấn trong thu thập bằng chứng kiểm toán”.

30 714 0
“Tìm hiểu về kĩ thuật phỏng vấn trong thu thập bằng chứng kiểm toán”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lí của các doanh nghiệp. Kiểm toán luôn đi liền và là sự tiếp nối với hoạt động kế toán. Nếu như kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra thì kiểm toán là hoạt động xác nhận tính khách quan,chuẩn xác của thông tin và bày tỏ ý kiến. Qua đó, kiểm toán góp phần hướng dẫn và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lí, đặc biệt phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán của doanh nghiệp. Vì mang tầm quan trọng rất lớn nên chất lượng của các cuộc kiểm toán được cung cấp ngày càng đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, đưa ra những nhận xét chính xác hơn. Độ chính xác của các kết luận phụ thuộc vào hiệu quả của công tác thu thập bằng chứng trong kiểm toán. Các bằng chứng này sẽ là cơ sở quan trọng cho các kết luận kiểm toán. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của công viêc thu thập bằng chứng, trong báo cáo này em xin chọn đi sâu vào tìm hiểu : “Tìm hiểu về kĩ thuật phỏng vấn trong thu thập bằng chứng kiểm toán”.

Đề án môn học LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lí của các doanh nghiệp. Kiểm toán luôn đi liền và là sự tiếp nối với hoạt động kế toán. Nếu như kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra thì kiểm toán là hoạt động xác nhận tính khách quan,chuẩn xác của thông tin và bày tỏ ý kiến. Qua đó, kiểm toán góp phần hướng dẫn và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lí, đặc biệt phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán của doanh nghiệp. Vì mang tầm quan trọng rất lớn nên chất lượng của các cuộc kiểm toán được cung cấp ngày càng đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, đưa ra những nhận xét chính xác hơn. Độ chính xác của các kết luận phụ thuộc vào hiệu quả của công tác thu thập bằng chứng trong kiểm toán. Các bằng chứng này sẽ là cơ sở quan trọng cho các kết luận kiểm toán. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của công viêc thu thập bằng chứng, trong báo cáo này em xin chọn đi sâu vào tìm hiểu : “Tìm hiểu về thuật phỏng vấn trong thu thập bằng chứng kiểm toán”. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Giảng viên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thuý đã giúp em hoàn thành đề án này. Do khả năng và các nguồn tài liệu còn có hạn nên chắc chắn bài viết của em còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự quan tâm và nhận xét của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 10/11/2008 Nguyễn Huy Hoài. Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 1 Đề án môn học NỘI DUNG PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 1.1. Khái niệm bằng chứng kiểm toán -Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500:Băng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu,thông tin do kiểm toán viên thu thập được có lien quan đến cuộc kiểm toán và trên cơ sở các bằng chứg này các kiểm toán viên hình thành ý kiến của mình.Theo khái niệm này bằng chứng kiểm toán gồm các thông tin về nhân chứng và vật chứngkiểm toán viên thu thập làm cơ sở cho nhận xét của mình về báo cáo tài chính được kiểm toán.Khái niệm này cũng chỉ rõ đặc trưng của bằng chứng kiểm toán và mối quan hệ của chúng đối với kết luận kiểm toán.Các bằng chứng khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến việc hình thành kết luận kiểm toán.Do đó kiểm toán viên cần nhận thức cụ thể về các laọi bằng chứng kiểm toán để có thể đua ra những kết luận chính xác nhất. - Theo chuẩn mực kiểm toán Quốc Tế số 500: Kiểm toán viên cần thu thập đày đủ các bằng chứnghiệu lực đẻ có căn cứ hợp lí khi đưa ra kết luận kiểm toán”.Kiểm toán tìa chính có đối tượng là các báo cáo tài chính- bao gôm toàn bộ các thông tin tổng hợp liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong một niên độ kiểm toán.Với đối tượng rộng như vậy,chi phí bỏ ra cho thu thập bằng chứng kiểm toán là rất lớn.Kiểm toán viên không thể kiểm tra tất cả các hoá đơn chứng từ,sổ sách mà phải xác định được số lượng bằng chứng cần thu thập để có thể đưa ra nhận xét một cách toàn diện về đối tượng kiểm toán. 1.2. Vai trò của bằng chứng kiểm toán: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 về bằng chứng kiểm toán: “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 2 Đề án môn học chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”. Bằng chứng kiểm toán có một vai trò rất quan trọng, làm cơ sở hình thành nên ý kiến kết luận kiểm toán. Sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá các bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên. Một khi kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên khó có thể đặt ra nhận định đúng về đối tượng kiểm toán. Nói cách khác, kết luận kiểm toán khó có thể xác thực với thực trạng đối tượng kiểm toán nếu như bằng chứng thu được quá ít hoặc bằng chứng không phù hợp hoặc có độ tin cậy không cao. Trong cơ chế kinh tế mới, kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế tài chính và cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy phục vụ các quyết định quản lý kinh doanh mà đã trở thành một ngành, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh quan trọng trong phạm vi từng quốc gia, trong khu vực và thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kiểm toán là một lĩnh vực thương mại dịch vụ quan trọng và chiếm tỉ trọng đáng kể trong thương mại quốc gia và toàn cầu. Trước áp lực cạnh tranh của thị trường, các công ty kiểm toán luôn luôn phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đó là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của các công ty kiểm toán. Chất lượng của hoạt động kiểm toán được quyết định bởi chính chất lượng thông tin mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán cung cấp cho những người quan tâm, mặt khác kết luận kiểm toán có được chính từ việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán, vì vậy có thể nói việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng đối với công ty kiểm toán, góp phần tạo nên sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 3 Đề án môn học Đối với các tổ chức kiểm toán độc lập hoặc cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán làm cơ sở để hình thành nên kết luận của kiểm toán viên, do đó bằng chứng kiểm toán là căn cứ để soát xét, đánh giá lại chất lượng hoạt động kiểm toán. Hơn nữa, trong trường hợp có xảy ra tranh chấp kiện tụng giữa công ty kiểm toán với người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính còn là cơ sở để cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá lại công việc của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm toán, kiểm toán viên lưu trữ những thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán ghi chép những bằng chứng thu được và ghi chép kết quả của việc thực hiện các thử nghiệm, là phương tiện chủ yếu để chứng minh một cuộc kiểm toán đã tiến hành theo đúng chuẩn mực, đồng thời cũng giúp kiểm toán viên chứng minh với các cơ quan pháp luật là cuộc kiểm toán được hoạch định và giám sát đầy đủ, thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp và báo cáo kiểm toán đã đánh giá đúng đắn các kết quả kiểm toán. 1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán: a/ Theo nguồn gốc: Phân loại theo nguồn gốc là căn cứ vào nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán.Theo cách này, bằng chứng kiểm toán gồm: Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 4 Đề án môn học - Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên tự khai thác và phát hiện được qua: +Kiểm kê tài sản thực tế: biên bản kiểm kê hàng tồn kho của tổ kiểm toán xác nhận tài sản thực tế,… +Tính toán lại các biểu tính toán của doanh nghiệp: các số liệu, tài liệu do kiểm toán viên tính toán lại có sự xác nhận của doanh nghiệp hoặc những người có liên quan,… +Quan sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ: những thông tin, tài liệu do kiểm toán viên ghi chép lại thông qua việc quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, có dẫn chứng theo thời gían khảo sát,… “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được, liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này, kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, ” -Bằng chứng kiểm toán do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển đến các bộ phận nội bộ hoặc bên ngoài đơn vị và các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho kiểm toán viên. +Chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: các phiếu chi, phiếu xuất vật tư, hoá đơn bán hàng,… +Chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển đến các đơn vị khác sau đó quay trở lại đơn vị: các uỷ nhiệm chi,… +Các sổ kế toán, báo cáo kế toán của doanh nghiệp lập +Những thông tin(lời nói,ghi chép…)của cán bộ quản lí, cán bộ nghiệp vụ hoặc những giải trình của những người có liên quan trong đơn vị cho kiểm toán viên… -Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba cung cấp từ các nguồn khác nhau. Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 5 Đề án môn học +Các bằng chứng do những người bên ngoài đơn vị cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên: các bảng xác nhận nợ phải trả của các chủ nợ, bảng xác nhận các khoản phải thu của các khách nợ,… +Các bằng chứng được lập do đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp: hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp, sổ phụ ngân hàng,… +Các ghi chép độc lập hoặc các báo cáo thống kê tổng hợp theo chuyên ngành có liên quan đến doanh nghiệp,… b/ Theo loại hình: Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình tức là dựa vào dạng bằng chứng kiểm toán. Theo cách phân loại này, bằng chứng kiểm toán gồm: -Các bằng chứng vật chất: là các bằng chứngkiểm toán viên thu thập được trong quá trình thanh tra hoặc quá trình kiểm kê các tài sản hữu hình như hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt,… gồm:các biên bản kiểm kê hàng tồn kho ,… -Các bằng chứng tài liệu: là các bằng chứngkiểm toán viên thu thập được qua việc cung cấp tài liệu, thông tin của các bên liên quan theo yêu cầu của kiểm toán viên, gồm:các chứng từ, tài liệu do các đối tượng bên ngoai doanh nghiệp cung cấp, các ghi chép kế toán và nghiệp vụ của doanh nghiệp, các tài liệu tính toán lại của kiểm toán viên,… -Các bằng chứng thu thập qua phỏng vấn: là các bằng chứng kiểm toán viên thu thập được thông qua xác minh, điều tra bằng cách phỏng vấn những người có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán, gồm các ghi chép của các kiểm toán viên hoặc như băng ghi âm…mà kiểm toán viên có được thông qua phỏng vấn những người quản lí, khách hàng ,… Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 6 Đề án môn học 1.4 Những yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán: 1.4.1.Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: Yêu cầu quan trọng nhất của bằng chứng kiểm toán là chất lượng hay mức độ đáng tin cậy của bằng chứng. Nếu bằng chứng được xem là có giá trị cao thì nó giúp rất nhiều trong việc kiểm toán viên xem xét để đưa ra những nhận xét xác đáng về báo cáo tài chính được kiểm toán và kiểm toán viên sẽ tin tưởng và yên tâm khi đưa ra kết luận trong báo cáo kiểm toán. Giá trị của bằng chứng là thước đo chất lượng của bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, do đó nó chỉ phụ thuộc vào các thể thức kiểm toán được lựa chọn là chủ yếu, chứ không phụ thuộc nhiều vào quy mô mẫu kiểm toán. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: - Thứ nhất là loại hình hay dạng của bằng chứng: độ tin cậy của bằng chứng phụ thuộc vào dạng của bằng chứng kiểm toán, chẳng hạn như: + Các bằng chứng vật chất ( kiểm kê, hoặc tham gia kiểm kê ) và hiểu biết trực tiếp của kiểm toán viên về đối tượng kiểm toán được xem là hai dạng bằng chứng có độ tin cậy cao nhất. Sở dĩ là vì kiểm tra vật chất là phương tiện có tính khách quan của quá trình xác minh cả về lượng và loại tài sản. Trong một số trường hợp, bằng chứng vật chất rất hữu ích trong việc đánh giá tình hình hoặc chất lượng của tài sản. + Bằng chứng tài liệu có độ tin cậy thấp hơn bằng chứng vật chất. Sở dĩ là vì độ tin cậy cảu bằng chứng phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng ( sự độc lập của tài liệu so với đơn vị được kiểm toán ); các tài liệu cung cấp có thể đã bị sửa chữa, giả mạo làm mất tính khách quan nên cần có sự bổ sung của các bằng chứng khác. + Bằng chứng thu thập qua phỏng vấn có độ tin cậy thấp hơn bằng chứng tài liệu. Nguyên nhân là do bằng chứng thu thập được qua phỏng vấn có đối tượng chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm toán nên thiếu Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 7 Đề án môn học tính khách quan, chất lượng của bằng chứng kiểm toán cũng phụ thuộc vào trình độ và sự hiểu biết của người được hỏi. Bằng chứng thu thập được qua phỏng vấn cũng cần có sự bổ sung và củng cố của các loại bằng chứng khác. - Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộ: bằng chứng thu được trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng kiểm toán thu được trong điều kiện hệ thống này hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong môi trường kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được sẽ thấp hơn. - Thứ ba là nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có nguồn gốc càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực. Ví dụ, bằng chứng thu được từ các nguồn độc lập bên ngoài (như bảng sao kê ngân hàng, Giấy báo số dư khách hàng do khách hàng gửi đến, xác nhận của Ngân hàng về số dư tiền gửi và các khoản công nợ, Hoá đơn bán hàng…) có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có được nhờ khách hàng cung cấp (ví dụ như tài liệu kế toán, tài liệu thống kê ban đầu liên quan đến hoạt động được kiểm toán). - Thứ tư là sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán. Nếu nhiều thông tin ( các bằng chứng ) cùng xác minh cho một vấn đề thì sẽ có giá trị (độ tin cậy cao) hơn so với một thông tin đơn lẻ. Ví dụ, nếu số dư trên tài khoản Tiền gửi ngân hàng khớp với số dư trên “ Giấy báo số dư khách hàng” do ngân hàng gửi đến cho các đơn vị được kiểm toán thì số liệu này đáng tin hơn so với khi chỉ có thông tin duy nhất là số dư trên tài khoản Tiền gửi ngân hàng. Tương tự như vậy, nếu thư xác nhận của người bán về khoản tiền trong hóa đơn của đơn vị được kiểm toán thì hai thông tin trùng khớp này có độ tin cậy cao hơn một thông tin đơn lẻ trên hoá đơn. Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 8 Đề án môn học 1.4.2. Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: Đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán. Đây là một vấn đề không có thước đo chung, mà đòi hỏi rất lớn ở sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Các chuẩn mực kiểm toán thường chấp nhận kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán ở tính mức độ “ có tính thuyết phục” hơn là “ có tính chất chắc chắn”. Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán đề cập đến số lượng và chủng loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Không có bất cứ một chuẩn mực nào quy định một cách cụ thể bao nhiêu bằng chứng là đủ mà nó phụ thuộc vào sự phán quyết chủ quan của kiểm toán viên. Sự phán quyết đó tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể và khi ấy kiểm toán viên phải cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán bao gồm: - Thứ nhất là tính hiệu lực của bằng chứng. Bằng chứng có độ tin cậy càng thấp thì càng cần thu thập nhiều. Một (một số ít) bằng chứng có độ tin cậy thấp chưa đủ để có thể nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểm toán cụ thể. - Thứ hai là tính trọng yếu. Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng trọng yếu thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều để khi đó kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến xác đáng về đối tượng kiểm toán. Kiểm toán viên phải phát hiện mọi sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Các sai phạm được xem là trọng yếu thường là sai phạm có giá trị lớn. Nếu sai sót xảy ra ở những đối tượng này có thể sẽ ảnh hưởng trọng yếu đối với Báo cáo tài chính. Ngược lại, ở các khoản mục có quy mô nhỏ nếu có sai phạm thì khó ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 9 Đề án môn học - Thứ ba là mức độ rủi ro. Những đối tượng cụ thể ( Khoản mục, bộ phận, nghiệp vụ…) được đánh giá là khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và ngược lại. Khoản mục có mức độ rủi ro cao khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động yếu thường là khoản mục tiền trên bảng cân đối kế toán. Đó là đặc điểm gọn nhẹ, dễ biển thủ của tiền và số lượng nghiệp vụ tiền mặt phát sinh với mật độ lớn, khó kiểm soát nên dễ tồn tại các sai phạm phát sinh. Khi đó để phát hiện được đa số sai phạm,cần tăng cường kiểm toán chi tiết đối với khoản mục và lượng bằng chứng thu được. Trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu, khoản mục dễ có sai phạm là khoản mục hàng tồn kho. Sở dĩ như vậy vì việc kiểm kê thực tế hàng tồn kho rất tốn kém ( về thời gian, công sức ), nên ít được kiểm kê hơn so với tiền mặt và chứng từ có giá. Để giảm thiểu rủi ro, kiểm toán viên cần tăng cường kiểm tra chi tiết và do đó tăng lượng bằng chứng thu thập được. Trong khi kiểm toán, kiểm toán viên thường xét đến các loại rủi ro sau: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR). Rủi ro tiềm tàng (IR) là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong bản chất các đối tượng kiểm toán (chưa tính đến sự tác động của bất cứ hoạt động kiểm toán nào kể cả kiểm soát nội bộ). Để đánh giá rủi ro tiềm tàng kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng kiểm toán về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, năng lực nhân viên quản lý, cơ chế tài chính kế toán của doanh nghiệp được kiểm toán từ đó kiểm toán viên hiểu được bản chất của ngành nghề kinh doanh và tính chất các nghiệp vụ để đưa ra dự đoán của mình về rủi ro tiềm tàng. Rủi ro kiểm soát (CR) là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. Kiểm toán viên không tạo ra rủi ro kiểm soát và cũng không thể kiểm soát chúng. Họ chỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến. Nguyễn Huy Hoài Lớp: Kiểm toán 47A 10 . Kỹ thu t phỏng vấn trong thu thập bằng chứng kiểm toán. Kĩ thu t phỏng vấn là một trong những kĩ thu tquan trọng trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm. công viêc thu thập bằng chứng, trong báo cáo này em xin chọn đi sâu vào tìm hiểu : “Tìm hiểu về kĩ thu t phỏng vấn trong thu thập bằng chứng kiểm toán”. Em

Ngày đăng: 07/08/2013, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan