ĐỊNH HƯỚNG VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI

34 407 0
 ĐỊNH HƯỚNG VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG	NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trước xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của toàn cầu đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Thì ngày nay con người được xem xét là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy con người được đặt vào vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là do con người quyết định. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, lao động nông thôn hiện đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhưng đây cũng là thách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ gia tăng làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà em chọn đề tài “ Sử dụng nguồn lao động nông thôn nước ta hiện nay” để có thể góp một phần ý kiến của mình vào việc giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thị Nhiệm đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên hiểu biết của em về vấn đề này còn hạn chế nên em hy vọng cô giáo cho em ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài hơn và có thể áp dụng nó vào việc giải quyết việc làm ở nông thôn quê hương em một cách tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Đề án môn học LỜI NÓI ĐẦU Trước xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của toàn cầu đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Thì ngày nay con người được xem xét là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy con người được đặt vào vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là do con người quyết định. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, lao động nông thôn hiện đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhưng đây cũng là thách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ gia tăng làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà em chọn đề tài “ Sử dụng nguồn lao động nông thôn nước ta hiện nay” để có thể góp một phần ý kiến của mình vào việc giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thị Nhiệm đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên hiểu biết của em về vấn đề này còn hạn chế nên em hy vọng cô giáo cho em ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài hơn và có thể áp dụng nó vào việc giải quyết việc làm ở nông thôn quê hương em một cách tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 1 Đề án môn học CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN I) Các khái niệm cơ bản 1) Lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con ngưòi. • Hoạt động lao động có 3 đặc trưng cơ bản: Xét về thể chất: hoạt động lao động phải có mục đích (có ý thức) của con người, đặc trưng này chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động lao động của con người và lao động có bản năng của con vật Xét về mục đích: lao động phải tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, đặc trưng này để phân biệt với hoạt động có mục đích không nhằm thoả mãn nhu cầu chính đáng của con người Xét về nội dung: hoạt động lao động phải là sự tác động vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất, đặc trưng này để phân biệt với các hoạt động không tạo ra sản phẩm, các hoạt động mang tính chất phá hoại tự nhiên 2)Nguồn lao động Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Theo khái niệm trên, nguồn lao động được xem xét trên hai mặt số lượng và chất lượng. • Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:  Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 2 Đề án môn học  Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác( bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định) • Nguồn lao động về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề ( trí lực), và sức khỏe( thể lực) của người lao động. 3)Nguồn lao động ở nông thôn Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nam từ 15-60, nữ từ 15-55) có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong khu vực nông thôn. Sử dụng nguồn lao động nông thôn là hình thức phân công người lao động ở khu vực nông thôn vào mỗi công việc có đặc tính khác nhau về hình thái và chuyên môn. Yêu cầu đặt ra là phải sử dụng nguồn lao động nông thôn một cách hợp lý và có hiệu quả, phát huy được nguồn lực này. 4) Lực lượng lao động Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế( tích cực) và nó phản ánh khă năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội. II) Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của các ngành khác. Vì vậy lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau: 1)Lao động nông thôn mang tính thời vụ Đây là đặc điểm đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do đối tượng của sản xuất nông Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 3 Đề án môn học nghiệp là những cây trồng vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau; mặt khác do điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu và truyền thống sản xuất nông nghiệp khác nhau của từng vùng. Yêu cầu đặt ra là tìm cách giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý; mặt khác phát triển kinh tế thâm canh, tăng vụ, tái sản xuất kinh tế đan xem nhau và tạo việc làm cho người lao động vào thời điểm nông nhàn. 2) Chất lượng lao động nông thôn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Chất lượng nguồn lao động nông thôn được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe. • Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: nguồn lao động nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng lao động nông thôn chiếm hơn ¾ lao động của cả nước. Tuy vậy nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp, kỹ thuật lạc hậu. Do đó để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước • Về sức khỏe: sức khỏe người lao động liên quan đến lượng calo tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống, môi trường làm việc…. Nhìn chung lao động nước ta thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa được đáp ứng một cách đầy đủ. Vì vậy sức khỏe người lao động cả nước nói chung và nông thôn nói riêng là chưa tốt. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng lao động nông thôn chưa cao là do nền sản xuất nông nghiệp nước ta còn mang Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 4 Đề án môn học nặng tính sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; đa số lao động nông thôn chưa qua đào tạo, kỹ năng còn thấp nên khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn còn thấp; bên cạnh đó là môi trường kinh tế- văn hóa- xã hội nông thôn chưa thực sự thay đổi theo hướng phát triển bền vững trên lộ trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước… III) Các nhân tố tác động tới số lượng và chất lượng lao động nông thôn. 1) Ảnh hưởng đến số lượng lao động nông thôn 1.1) Dân số Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến biến động dân số là phong tục, tập quán của từng nước; trình độ phát triển kinh tế; mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ. Từ đó nó ảnh hưởng đến quy mô dân số, đến nguồn lao động. Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp, ngược lại ở những nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số lại cao. Mức tăng dân số bình quân của thế giới hiện nay là 1,8%, ở các nước Châu Âu thường ở dưới mức 1% trong khi đó ở các nước Châu Á là 2-3% và các nước Châu Phi là 3-4%. Hiện nay ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số tăng nhanh làm cho mức sống dân cư không được cải thiện và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Ở nước ta, tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 ở nông thôn cao gấp đôi so với thành thị (24% so với 13%), điều này tác động đến quy mô và cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động khu vực thành thị và nông thôn. Do đó kế hoạch dân số đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển. Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 5 Đề án môn học 1.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Dân số trong độ tuổi lao động phản ánh khả năng lao động của nền kinh tế nhưng không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều tham gia lực lượng lao động. Do đó, cung lao động sẽ phụ thuộc dân số trong độ tuổi lao động tham gia lao động và được xem xét qua chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ số phần trăm giữa số người đủ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động trên dân số đủ 15 tuổi trở lên. Ở Việt Nam, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động vào khoảng 50%, mặt khác lao động nông thôn còn gồm những người ngoài độ tuổi lao động tham gia vào lao động sản xuất nên tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực nông thôn tương đối cao. 1.3 Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định. Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp và tổng số nguồn lao động. Nhưng đối với các nước đang phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp này chưa phản ánh đúng sự thực về nguồn lao động chưa sử dụng hết. Trong thống kê thất nghiệp ở các nước đang phát triển, số người nghèo thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệp thì họ có gắng không để thời gian kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn lực dự trữ, họ phải chấp nhận làm việc ở mọi mức tiền công nếu có. Do đó ở các nước đang phát triển để biểu hiện tình trạng chưa sử dụng hết lao động người ta dùng khái niệm thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp trá hình gồm bán thất nghiệp và thất nghiệp vô hình. Trong đó thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết ở các nước đang phát triển. Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng làm việc với năng suất thấp, Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 6 Đề án môn học họ đóng góp rất ít hoặc không đáng kể vào sản xuất.Vấn đề khó khăn là không đánh giá được chính xác nguồn lao động chưa sử dụng hết dưới hình thức bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp vô hình. Ở khu vực nông thôn, thất nghiệp trá hình chủ yếu tồn tại dưới dạng thiếu việc làm. Nguyên nhân là do giới hạn đất đai nông nghiệp; do khu vực kinh tế phi nông nghiệp nông thôn chậm phát triển. Mức độ thiếu việc làm ở nông thôn càng trầm trọng hơn khi chúng ta xem xét tới tính thời vụ việc làm. Chẳng hạn ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, trong thời gian mùa vụ, một nông dân làm việc 11 giờ/ ngày trong khi đó ở thời kỳ nông nhàn chỉ làm viêc 3 giờ/ ngày. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động nông thôn. Số lượng lao động mới chỉ phản ánh được mặt lượng của sự đóng góp của lao động nông thôn vào phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Để phản ánh đầy đủ đóng góp của lao động nông thôn, chúng ta phải xem xét lao động nông thôn dưới góc độ chất lượng. Chất lượng lao động có thể nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo; sức khỏe của người lao động và nâng cao tính kỷ luật lao động. 2.1 Giáo dục và cải thiện chất lượng lao động nông thôn Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng con người trong suốt cả cuộc đời. Giáo dục gồm giáo dục cơ bản và giáo dục dạy nghề. Giáo dục cơ bản nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục dạy nghề vừa giúp người học có kiến thức và đồng thời còn giúp nâng cao tay nghề, kỹ năng và chuyên môn. Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, người được đào tạo biết họ sẽ phải đảm nhận công việc gì? Yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào? Vai trò của giáo dục với việc nâng cao chất lượng lao động thể hiện: Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 7 Đề án môn học • Giáo dục là cách thức để tăng tích lũy vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn. • Giáo dục tạo ra lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn và kỹ năng làm việc với năng suất cao, là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. • Giáo dục giúp cho việc cung cấp kiến thức và những thông tin để người dân đặc biệt là phụ nữ có thể sử dụng những công nghệ nhằm tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng. Chẳng hạn tỷ lệ tử vong của trẻ em giảm xuống, tỷ lệ dinh dưỡng trẻ em tăng lên cùng với học vấn của cha mẹ… Với ý nghĩa trên giáo dục còn góp phần vào việc bổ sung cho các dịc vụ y tế. 2.2 Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng lao động Sức khỏe của người lao động thường được đánh giá ở thể lực (chiều cao, cân nặng). Điều này lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra đối với người đang làm việc, sức khỏe của họ còn phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên và chính sách bảo hiểm y tế đối với người lao động. Sức khỏe có tác động tới chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao trong khi làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người khỏe về thể chất , lành mạnh về tinh thần. Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường. Ngoài ra những khoản chi cho sức khỏe còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng bằng việc kéo dài tuổi thọ lao động. Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 8 Đề án môn học 2.3 Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của người lao động và chất lượng lao động Bên cạnh hai yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động là trình độ, kỹ năng và sức khỏe người lao động, thì hiệu quả công việc còn liên quan đến tác phong, tinh thần, thái độ và tính kỷ luật của người lao động. Theo Bộ luật Lao động Việt Nam: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuât, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. Trong khu vực thành thị, điều kiện làm việc ngày càng có xu hướng hiện đại hóa. Trong các hoạt động kinh tế, sự phối hợp giữa các cá nhân trong cùng một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau có xu hướng gia tăng và đòi hỏi tính nhịp nhàng, tính hiệu quả…Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần tự chủ sáng tạo, thái độ hợp tác và tính kỷ luật chặt chẽ. III) Vai trò của lao động nông thôn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn 1)Vai trò hai mặt của lao động nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động nông thôn có vai trò hai mặt. a)Trước hết lao động nông thôn là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế nông nghiệp nông thôn. Với vai trò này, lao động nông thôn luôn được xem xét ở hai khía cạnh đó là chi phí và lợi nhuận. Lao động nông thôn là yếu tố đầu vào, nó ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác. Mặt khác lao động nông thôn cũng bao gồm các lợi ích tiềm tàng theo nghĩa góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giảm nghèo đói thông qua chính sách ( tạo việc làm, tổ chức lao lao động có hiệu quả, áp dụng công nghệ phụ hợp…) Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 9 Đề án môn học b)Vai trò của lao động nông thôn còn thể hiện ở khía cạnh thứ hai, đó là lao động – một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu “ phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hầu hết các nước đều đặt trọng tâm vào chiến lược phát triển con người. Việc nâng cao năng lực cơ bản của cá nhân người lao đôngh sẽ giúp họ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Khi thu nhập từ việc làm tăng, họ sẽ có điều kiện cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kết quả là tăng nhu cầu xã hội, đồng thời tác động đến hiệu quả sản xuất trong điều kiện nâng cao năng suất lao động. 2)Đánh giá vai trò của lao động nông thônViệt Nam Một trong những lợi thế của nền sản xuất nông nghiệp nông thôn nước ta là lao động nhiều, giá lao động rẻ. Tuy nhiên, lao động nông thôn nước ta vẫn chưa phải là động lực mạnh cho tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng này là do lao động nông thôn nhiều nhưng lại có biểu hiện của sự “ dư thừa” hay tình trạng thiếu việc làm. Lao động nông thôn với năng suất thấp, phần đóng góp của lao động nông thôn trong tổng thu nhập còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế chậm phát triển, các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm chậm được cải thiện, bổ sung thậm chí còn suy giảm( như quỹ đất đai). Mặt khác mối quan hệ lao động và thị trường lao động nông thôn chậm phát triển cũng là nhân tố hạn chế vai trò của lao động nông thôn Võ Hà Phương - Kinh tế phát triển 47B 10 . việc được sử dụng của lao động nông thôn Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng thất nghiệp của lao động nông thôn. Những năm gần đây, tỷ lệ sử dụng. đang làm việc trong khu vực nông thôn. Sử dụng nguồn lao động nông thôn là hình thức phân công người lao động ở khu vực nông thôn vào mỗi công việc có đặc

Ngày đăng: 07/08/2013, 14:53

Hình ảnh liên quan

Bảng 4:Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng, năm 2006, đơn vị % -  ĐỊNH HƯỚNG VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG	NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI

Bảng 4.

Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng, năm 2006, đơn vị % Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan