Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

46 534 3
Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đối với kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu kinh tế hàng đầu đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, kể cả nền kinh tế thị trường phát triển. Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước. Tăng trưởng cao và liên tục không chỉ là điều kiện cần mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội để rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới. Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn đạt mức tăng trưởng trên 8%/năm và do đó thu hút được nhiều sự chú ý, đánh giá tích cực của dư luận trong và ngoài nước. Theo dự đoán thì tốc độ này sẽ còn được duy trì trong những năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta luôn phải dựa vào các yếu tố nguồn lực trong nước và các yếu tố nguồn lực nước ngòai. Đối với Việt Nam hiện nay thì yếu tố vốn, khoa học công nghệ, lao động và các chính sách là động lực chính quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó sự đóng góp của yếu tố vốn giữ một vị trí vô cùng quan trọng, có thể nói vốn là điều kiện tiền đề, đóng vai trò nền tảng cho một sự phát triển vững chắc của một nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng và phát triển không thể thiếu vốn: vốn trong nước cũng như vốn đầu tư thu hút từ nươc ngòai. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của yếu tố vốn trong điều kiện VN hiện nay, em đã quyết định lựa chọn đề tài :“ Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Đề án môn học LỜI MỞ ĐẦU Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đối với kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu kinh tế hàng đầu đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, kể cả nền kinh tế thị trường phát triển. Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước. Tăng trưởng cao và liên tục không chỉ là điều kiện cần mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội để rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới . T rong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn đạt mức tăng trưởng trên 8%/năm và do đó thu hút được nhiều sự chú ý, đánh giá tích cực của dư luận trong và ngoài nước. Theo dự đoán thì tốc độ này sẽ còn được duy trì trong những năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta luôn phải dựa vào các yếu tố nguồn lực trong nước và các yếu tố nguồn lực nước ngòai. Đối với Việt Nam hiện nay thì yếu tố vốn, khoa học công nghệ, lao động và các chính sách là động lực chính quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó sự đóng góp của yếu tố vốn giữ một vị trí vô cùng quan trọng, có thể nói vốn là điều kiện tiền đề, đóng vai trò nền tảng cho một sự phát triển vững chắc của một nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng và phát triển không thể thiếu vốn: vốn trong nước cũng như vốn đầu tư thu hút từ nươc ngòai. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của yếu tố vốn trong điều kiện VN hiện nay, em đã quyết định lựa chọn đề tài :“ Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam ”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá những tác động ảnh hưởng cũng như vai trò của yếu tố vốn tới tăng trưởng kinh tế, đồng thời tìm ra những nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những mặt được và điều chỉnh những khó khăn, tồn tại để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Do những hạn chế về thời gian nên đê tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp,bổ sung của cô giáo để chất lượng đề tài Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 1 Đề án môn học đựoc tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Chương I - Cơ sở lý thuyết về vốntăng trưởng kinh tế I-Tăng trưởng kinh tế 1. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. 1.1 Khái niệm: Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều phấn đấu đạt mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Như chúng ta đã biết tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự gia tăng về khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, do đó bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thường đạt được do các nhân tố sau: - Do sử dụng hợp lý, có hiệu qủa các nguồn lực sẵn có đang bị sử dụng lãng phí. Thông thường các nguồn lực không được kết hợp sử dụng một cách tối ưu- hay nói một cách khác là nền kinh tế nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất. Vì vậy nếu sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu qủa hơn sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao. - Do sử dụng thêm các nguồn lực bổ sung: vốn, lao động Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 2 Đề án môn học Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển cần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có đồng thời kết hợp sử dụng thêm các nguồn lực mới bổ sung như thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. 1.2 .Các đại lượng đo lường tăng trưởng kinh tế. Thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu sau: a-Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuốI cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Để tính GDP có 3 cách tiếp cận cơ bản : -Về phương diện sản xuất:GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế. VA = (VA i ) Trong đó: VA-giá trị gia tăng cảu toàn nền kinh tế VA i -giá trị gia tăng của ngành i Trong đó: GO i -là tổng giá trị sản xuất và ICi là chi phí trung gian của ngành i. VA i = GO i -IC i - Về phương diện chi tiêu: GDP là tổng chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C) , chi tiêu của chính Phủ, đầu tư tích luỹ tài sản (I),và giá trị xuất nhập khẩu: GDP = C + G + I + (X-M) - Từ thu nhập:GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công có vốn(Pr), khấu hao vốn cố định(Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh(Ti): GDP = W + R + In + Dp + T i b-Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định(thường là một năm). GNP = GDP + thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước –thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài . Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 3 Đề án môn học c-Thu nhập quốc dân (NI): Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). NI = GNI - Dp d-Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) : là phần thu nhập cảu quốc gia dành cho tiêu dung cuối cùng và tích kuỹ thuần trong một thời gian nhất định. NDI = N I + chênh lệch vè chuyểnnhượng hiện hành với nước ngoài e- Thu nhập bình quân đầu người : GDP/người, GNP/người.…Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổI dân số. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau. 2. Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Hầu hết các nhà kinh tế học thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế bao gồm: -Vốn (K): là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài sản quốc gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lượng quốc gia.Sự thay đổI của quy mô vốn sản xuất ảnh hưởng đến thay đổi tổng sản lượng quốc gia. - Lao động (L):là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn cả chất lượng nguồn lao động. Đặ biệt là yếu tố phi vật chất của lao động như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiêmk lao động được xem như yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng của quốc gia . - Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên khác (R ): đất đai nông nghiệp có vai trò đặc biệt, là tư liệu sản xuất chủ yếu đốI vớI sản xuất nông nghiệp.Quy mô đất nông nghiệp của một quốc gia càng lớn cũng sẽ góp phần làm gia tăng sản lượng. - Công nghệ (T):là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất . tăng năng suất lao động. Ứng dụng các công nghệ mớI vào sản xuất sẽ nâng cao Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 4 Đề án môn học quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động gia tăng tổng sản lượng quốc gia. Trên đây là bốn nguồn của tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các nhân tố đó có thể khác nhau giữa các nước và một số nước có thể kết hợp chúng hiệu quả hơn các nước khác. Điều quan trọng là cần nghiên cứu và áp dụng hiệu quả vào điều kiện của nền kinh tế. Hàm sản xuất tổng hợp có dạng: Y = F (K,L,R,T) Vậy ý nghĩa hàm sản xuất cho thấy:tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào như:K, L, R, T và cách thức phối hợp chúng. Mục đích của đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu chất lượng của yếu tố vốn trong quá trình tăng trưởng kinh tế. 3 Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế cao, tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống, khả năng phát triển ở nước ngoài, sự ổn định chi phí và giá cả là các mục tiêu kinh tế của các chính phủ các nước. Sự tăng trưởng tạo điều kiện để nâng cao mức sống và đẩy mạnh an ninh quốc gia. Nó kích thích kinh doanh táo bạo,khuyến khích sự đổi mới và mang lại một sự khích lệ thường xuyên đối với hiệu quả kỹ thuật và quản lý. Hơn nữa, một nền kinh tế đang tăng trưởng tạo thuận lợi cho tính năng động về mặt kinh tế và xã hội .Tính năng động về kinh tế, bởi vì những thay đổi trong mô hình công nghiệp có thể diễn ra thông qua nguồn nhân lực mới của lực lượng lao độngdòng đầu tư mới; tính năng động về mặt xã hội, bởi vì sự mở rộng quy mô kinh tế sẽ tăng cường cơ hội cho các thành viên dám nghĩ dám làm và sáng tạo trong cộng đồng. Sự tăng trưởng tạo nguồn vốn cho cộng đồng. II- Một số vấn đề về vốn : 1-Khái niệm về vốn: Vốn - yếu tố sản xuất cơ bản không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đồng thời vốn cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều nước khác nhau, nhất là các nước đang phát triển và trong điều kiện như Việt Nam hiện nay. Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về vốn dưới các góc độ khác nhau. Quan niệm đúng đắn về vốn đầu tư có ý Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 5 Đề án môn học nghĩa rất lớn, nó giúp cho chúng ta nhận biết những đặc điểm, vai trò của mỗi loại vốn, từ đó có các phương thức khai thác thích hợp để có thể huy động tối đa các loại vốn đó và phân bố, sử dụng chúng vào các lĩnh vực khác nhau một cách hợp lý, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Vốn được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các nguồn lực kinh tế khi được đưa vào chu chuyển. Nó không chỉ bao gồm tiền tệ, máy móc, vật tư, lao động, tài nguyên thiên nhiên mà còn bao gồm giá trị của những tài sản vô hình như vị trí và khả năng sinh lợi của đất đai, các thành tựu khoa học và công nghệ, bản quyền kinh doanh, các phát minh sáng chế . Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hóa, đều có chủ sở hữu đích thực. Người sở hữu vốn chỉ bán quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Chính nhờ sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đã làm cho vốn có thể được huy động cho đầu tư. Theo một cách tiếp cận khác: Vốn là một trong những yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động…), vốn cũng là các sản phẩm được sản xuất ra để phục vụ cho sản xuất ( máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt mà quyền sử dụng vốn có thể tách rời quyền sở hữu vốn. Theo quan điểm này vốn được xem là một loại hàng hóa bởi nó có đầy đủ 2 thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa vốn được biểu hiện bằng chi phí ( lãi suất ) mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn để có quyền sử dụng vốn. Giá trị sử dụng của vốn có thể được sử dụng để mua nguyên- nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, thuê lao động. Như vậy, xét về bản chất vốn chính là tiền nhưng tiền chỉ được coi là vốn khi được đưa vào lưu thông để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời. 2-Đặc trưng của vốn: Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vốn có nhiều đặc trưng tuy nhiên những đặc trưng này đối với các mô hình kinh tế khác nhau sẽ có những hình thái biểu hiện khác nhau. Vì thế các mô hình kinh tế cần tận dụng ưu thế để khai thác tối đa đặc trưng của vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đặc trưng của vốn được thể hiện ở các khía cạnh sau: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 6 Đề án môn học • Thứ nhất : vốn là tiền có quá trình vận động để sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để tiền biến thành vốn thì đồng tiền đó phải vận động với mục đích sinh lời. Trong quá trình vận động tiền có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng kết thúc vòng tuần hòan nó phải trở về hình thái ban đầu của nó là tiền với giá trị lớn hơn. • Thứ 2: Vốn có giá trị về mặt thời gian. Giá trị về mặt thời gian của vốn biểu hiện ở chỗ một đồng vốn ngày hôm sau có thể có giá trị nhỏ hơn một đồng vốn ngày hôm trước. Do đó khi tính toán hiệu quả sử dụng vốn người ta phải quy các lượng giá trị về cùng một mặt thời gian (có thể là hiện tại hoặc tương lai). • Thứ 3: Vốn là một loại hàng hóa Vì vốn có giá trị và giá trị sử dụng vốn như mọi hàng hóa khác. Vốn được mua bán trên thị trường dưới mọi hình thức mua bán, quyền sử dụng vốn. 3-Phân loại vốn: 3.1.Vốn sản xuất : Khái niệm vốn sản xuất được bắt nguồn từ quan niệm về tài sản quốc gia. Tài sản quốc gia được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tài sản quốc gia có thể được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: - Tài nguyên thiên nhiên của đất nước - Các loại tài sản được sản xuất ra - Nguồn vốn con ngườI Tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp đó là toàn bộ của cải vật chất do lao động sáng tạo của con người được tích luỹ lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử phát triển của đất nước. Theo cách phân loại của Liên hợp quốc (UN) tài sản được sản xuất ra lại chia thành 9 loại sau : -Tài sản sản xuất bao gồm: Công xưởng, nhà máy, trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng, tồn kho của tất cả các loại hàng hóa. - Tài sản phi sản xuất : Các công trình công cộng, các công trình kiến trúc, nhà ở, các cơ sở quân sự. Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 7 Đề án môn học Như vậy vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. 3.2. Vốn đầu tư: được chia thành 2 loại: Vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất. -Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành : + Vốn đầu tư vào tài sản cố định, vốn này lại bao gồm : • Vốn đầu tư cơ bản • Vốn đầu tư sửa chữa lớn + Vốn đầu tư vào tài sản lưu động Trong đó: Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò kinh tế của vốn sửa chữa lớn tài sản cố định cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản là nhằm bảo đảm thay thế tài sản bị hư hỏng. III- Một số Mô hình về vốntăng trưởng kinh tế 1.Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế : Được hình thành cách đây 200 năm của hai nhà kinh tế học Adam Smith và D.Ricardo, nội dung chính của mô hình: Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong 3 yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng trưởng. Theo các nhà kinh tế học của mô hình này thì xã hội được phân chia thành 3nhóm người: địa chủ-tư bản-công nhân. Sự phân phối thu nhập của 3nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữa của họ đối với các yếu tố sản xuất. Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công nhân có sức thì nhận tiền lương. Do đó: Thu nhập xã hội = địa tô + lợi nhuận + tiền công Trong 3 nhóm người này thì tư bản giữ vai trò quan trọng trong cả sản xuất tích luỹ và phân phối Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 8 Đề án môn học - Luận điểm cơ bản của MH D.Ricardo: cho rằng đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. + Giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của người sản xuất có xu hướng giảm. * Lợi nhuận của người sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm. Sản xuất nông nghiệp cần có đất, mà đất sản xuất lại có giới hạn. Trong khi dân số ngày càng tăng dẫn đến đòi hỏi lương thực tăng. Để đáp ứng đủ nhu cầu lương thục, người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất và như vậy chi phí đầu tư trên đất xấu sẽ càng tăng. Do đó lợi nhuận thu được ngày càng giảm. * Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp có xu hướng giảm. Do chi phí sản xuất lương thực -thực phẩm cao, giá bán hàng hoá này tăng. Để đảm bảo đời sống công nhân ở khu vực công nghiệp, tiền lương danh nghĩa tăng và như vậy lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. * Lợi nhuận là nguồn của tích luỹ để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. + Giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nghiệp thấp . Do đất nông nghiệp có giới hạn trong khi dân số tăng, tình trạng dư thàu lao động trong nông nghiệp xuất hiện. Dư thừa lao động cũng đồng nghĩa vớI thất nghiệp, bán thất nghiệp, thất nghiệp trá hình trong nông thôn. Do đó hiệu suất sử dụng lao động thấp và ảnh hưởng đến năng suất lao động. Và điều này ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. 2- Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế 2.1- Nội dung cơ bản của mô hình Vào cuối thế kỷ thứ XIX cùng vớI sự tiến bộ của khoa học và công nghệ truờng phái tân cổ điển đã ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương đồng cùng vơí quan điểm của trường phái cổ điển như sự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này có những quan điểm mới sau : Mô hình đặc biệt nhấn mạnh vai trò của vốn,các nhà kinh tế học bác bỏ quan điểm côe điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 9 Đề án môn học công, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào.Từ đó họ đưa ra 2 khái niệm : - Phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng trưởng dựa vào gia tăng số lượng vốn cho 1 đơn vị lao động . - Phát triển kinh tế theo chiều rộng:sự tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng với sự gia tăng lao động. 2.2- Hàm sản xuất Cobb-Douglas Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào:vốn, lao động.tài nguyên và khoa học-công nghệ. Để chỉ ra mối quan hệ giữa sự gia tăng sản phẩm và tăng đầu ra họ sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas : Y= f( K,L,R,T ) Trong đó : Y: đầu ra ; R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên K:Vốn sản xuất ; T: Khoa học –công nghệ L: Số lượng lao động Một dạng của kiểu phân tích hàm Cobb-Douglas có dạng: G = t + a.k + b.l + c.r Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng GDP k, l, r: tốc độ tăng t: phần dư còn lại phản ánh tốc độ khoa học khoa học kỹ thuật a,b,c: các hệ số phản ánh tỷ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm (a + b + c = 1) IV-Vai trò của vốn sản xuất và vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế. 1-Mô hình Harrod-Domar ( của 2 nhà kinh tế học là Roy Horrod người Anh và E.Domar người Mỹ ) Trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng kinh tế vào cuối những năm 30 đã xuất hiện một học thuyết mới, đó là học thuyết của J. Keynes, ông cho rằng nền kinh tế có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên ông cũng nhận thấy xu hướng phát triển của nền kinh tế là đưa mức sản lượng thực tế càng gần về mức sản lượng tiềm năng càng tốt. Để có được sự dịch chuyển này thì Nguyễn Thị Tuyết Lớp: KTPT 47A 10 . thiết của yếu tố vốn trong điều kiện VN hiện nay, em đã quyết định lựa chọn đề tài :“ Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Lưu ý: lá sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh

Ngày đăng: 07/08/2013, 12:01

Hình ảnh liên quan

Bảng 3: Tốc độ tăng GDP của nền kinh tế - Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bảng 3.

Tốc độ tăng GDP của nền kinh tế Xem tại trang 14 của tài liệu.
Từ bảng số liệu ta thấy vốn FDI ngày càng được thu hút nhiều hơn vào Việt Nam, điều đó đã tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

b.

ảng số liệu ta thấy vốn FDI ngày càng được thu hút nhiều hơn vào Việt Nam, điều đó đã tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế VN. - Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bảng 7.

Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế VN Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 8: Huy động vốn ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005 - Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bảng 8.

Huy động vốn ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trên ta thấy, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm, ngư nghiệp khá cao, tổng số vốn đăng ký năm 2007 đạt trên 4 tỷ USD, bởi vì nước ta là  một nước nông nghiệp, điều kiện tài nguyên thiên nhiên phong phú là một điều  kiện tốt để thu hút vố - Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

b.

ảng số liệu trên ta thấy, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm, ngư nghiệp khá cao, tổng số vốn đăng ký năm 2007 đạt trên 4 tỷ USD, bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp, điều kiện tài nguyên thiên nhiên phong phú là một điều kiện tốt để thu hút vố Xem tại trang 27 của tài liệu.
Như vậy, tình hình huy động vốn đầu tư phát triển trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể: quy mô và tốc độ có xu hướng tăng, đáp ứng nhu  cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng chưa huy động hết tiềm năng vốn cho đầu tư  phát triển, còn thấp  - Vai trò của vốn tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

h.

ư vậy, tình hình huy động vốn đầu tư phát triển trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể: quy mô và tốc độ có xu hướng tăng, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng chưa huy động hết tiềm năng vốn cho đầu tư phát triển, còn thấp Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan