Thực trạng nền kinh tế Việt Nam

21 614 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nửa thế giới đang sống chung với lạm phát hai con số- đó là số liệu được kênh thương gia Việt Nam đưa ra trong một bài viết về lạm phát vào trung tuần tháng 10 vừa qua. Vấn đề lạm phát đã và đang trở thành vấn đề kinh tế “nóng hổi” toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Lạm phát tăng cao trong một số nền kinh tế mới nổi vào khoảng nửa cuối năm 2007 và thực sự “lan nhanh” sang phần còn lại của thế giới trong năm 2008. Lạm phát cao có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng trong thu nhập. Lạm phát cũng gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Người ta đang đặt giả thiết về một cuộc đại suy thoái toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước suy giảm so với năm trước, đầu tư bị hạn chế do chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, tiêu dùng giảm sút cộng với việc giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao không kích thích quá trình sản xuất và tái đầu tư phát triển. Là một nền kinh tế đang phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, tình hình lạm phát, giá cả leo thang, xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng cuối năm 2007 đánh dấu mức lạm phát cao nhất trong vòng 13 năm trở lại qua, tuy nhiên sang đến năm 2008, lạm phát tiếp tục tăng cao và được dự báo đạt “đỉnh” hơn 30% trong tháng 11 năm 2008, sau đó giảm mạnh, đưa tỷ lệ lạm phát bình quân năm về con số 25%- mức lạm phát cao nhất trong vòng 17 năm qua. Phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc suy thoái toàn cầu đang diễn ra cũng như nguyên nhân của vấn đề lạm phát có nhiều ý kiến khác nhau xuất phát từ các quan điểm cũng như thực trạng kinh tế khác nhau của từng quốc gia, trong giới hạn bài nghiên cứu này sẽ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ “tiền tệ” – một nguyên nhân phổ biến và là công cụ điều chỉnh nền kinh tế của các nước.

MỞ ĐẦU Nửa thế giới đang sống chung với lạm phát hai con số- đó là số liệu được kênh thương gia Việt Nam đưa ra trong một bài viết về lạm phát vào trung tuần tháng 10 vừa qua. Vấn đề lạm phát đã và đang trở thành vấn đề kinh tế “nóng hổi” toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Lạm phát tăng cao trong một số nền kinh tế mới nổi vào khoảng nửa cuối năm 2007 và thực sự “lan nhanh” sang phần còn lại của thế giới trong năm 2008. Lạm phát cao có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng trong thu nhập. Lạm phát cũng gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Người ta đang đặt giả thiết về một cuộc đại suy thoái toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước suy giảm so với năm trước, đầu tư bị hạn chế do chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, tiêu dùng giảm sút cộng với việc giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao không kích thích quá trình sản xuất và tái đầu tư phát triển. Là một nền kinh tế đang phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, tình hình lạm phát, giá cả leo thang, xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng cuối năm 2007 đánh dấu mức lạm phát cao nhất trong vòng 13 năm trở lại qua, tuy nhiên sang đến năm 2008, lạm phát tiếp tục tăng cao và được dự báo đạt “đỉnh” hơn 30% trong tháng 11 năm 2008, sau đó giảm mạnh, đưa tỷ lệ lạm phát bình quân năm về con số 25%- mức lạm phát cao nhất trong vòng 17 năm qua. Phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc suy thoái toàn cầu đang diễn ra cũng như nguyên nhân của vấn đề lạm phát có nhiều ý kiến khác nhau xuất phát từ các quan điểm cũng như thực trạng kinh tế khác nhau của từng quốc gia, trong giới hạn bài nghiên cứu này sẽ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ “tiền tệ” – một nguyên nhân phổ biến và là công cụ điều chỉnh nền kinh tế của các nước. PHÀN MỘT. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2007 Năm 2007 là một nămnền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều kỉ lục. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài – FDI- đạt tới con số hơn 15 tỉ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt ngưỡng hơn 100 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 48 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ quốc gia cũng đạt đến một con số kỉ lục 20 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 8,5%- cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Năm 2007 cũng là nămnền kinh tế Việt nam phảI giải quyết và đương đầu với những bài toán lớn, những vấn đề phức tạp mà sự hội nhập kinh tế đặt ra. Nhìn lại một năm qua các nhà kinh tế Việt Nam nhận định: “ VN vừa ra biển hội nhập thì đã gặp phải những cơn sóng lớn”. Mức kim ngạch nhập khẩu vượt quá chỉ tiêu đề ra đã gây ảnh hưởng nặng nề đến cán cân thương mại, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng tốc độ lạm phát lại tăng mạnh đến hai con số ( 12,63%). Thị trường chứng khoán không ổn định và việc ngân hàng nhà nước phải tung ra một lượng tiền VNĐ “khổng lồ” để thu mua đồng ngoại tệ, bình ổn giá trị đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối là một tác động không nhỏ dẫn đến tốc độ lạm phát tăng cao như vậy. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn nhìn nhận, ngoài hàng loạt nguyên nhân khách quan, lạm phát một phần vì lúng túng trong khâu chỉ đạo tiền tệ. Trong 6 tháng đầu năm 2007, Ngân hàng nhà nước đã mua vào 9 tỷ USD đưa mức dự trữ ngoại tệ lên 20 tỷ USD, tuy nhiên trong những tháng cuối năm , chính phủ lúng túng vì lo ngại nếu đưa tiền đồng ra mua đôla, sức ép lên giá tiêu dùng sẽ tăng. Nhưng nếu không gom vào đôla tăng trưởng kinh tế sẽ không giữ được mức cao như vậy nữa. Việt Nam cùng lúc phải đối mặt với 4 dạng lạm phát bao gồm lạm phát tiền tệ do cung tiền trong lưu thông lớn; lạm phát cầu kéo do cung hàng hóa giảm sút; lạm phát chi phí đẩy do các sản phẩm đầu vào như xăng dầu, sắt thép, thiết bị tăng giá; và lạm phát ngoại nhập do giá các sản phẩm trên trên thị trường thế giới tăng. Theo TS. Nguyễn Minh Phong lạm phát tiền tệ cần được coi là nhân tố trọng tâm trong việc kiểm soát tăng giá tiêu dùng. Nhận thức được vai trò của chính sách tiền tệ trong mục tiêu kiềm chế lạm phát ngay từ cuối năm 2007 và tiếp tục trong năm 2008, chính phủ đã đặt ra hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm nỗ lực ổn định nền kinh tế, đã có thời điểm tỉ lệ huy động lãi suất tiền gửi lên đến 21% với mục đích “rút bớt” lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế về. Đến thời điểm hiện tại, các chính sách này đã thu được những kết quả nhất định, lạm phát tuy vẫn ở mức cao nhưng đã nằm trong sự kiểm soát của chính phủ, giá cả một số mặt hàng đã bình ổn trở lại, tâm lí hoang mang trong đại bộ phận dân cư đã không còn nữa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chậm lại ở đầu năm 2008 nhưng cho tới giữa năm đã có dấu hiệu cải thiện. Theo báo cáo của ADB “ Trong năm 2008 và 2009, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng chậm hơn, lạm phát cao hơn và thâm hụt tài khoản vãng lai dãn rộng” “nhưng về trung và dài hạn, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tốt”. Năm 1963, tại một cuộc nói chuyện ở Bombay, Milton Friedman đã đưa ra nhận định “ bất cứ nơi đâu và bao giờ, lạm phát cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Cho nên có thể nhận định: Tiền tệ là nguyên nhân gây ra lạm phát và cũng là công cụ để chính phủ kiềm chế lạm phát. PHẦN HAI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Phương pháp luận 1. Mục tiêu bài nghiên cứu Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học thì giữa lạm phát, tăng trưởng và tiền tệ luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lần nhau. Việc cung ứng một khối lượng tiền quá lớn ra nền kinh tế có thể làm giảm lãi suất trên thị trường vốn, kích thích đầu tư và làm gia tăng mức sản lượng, tuy nhiên nó cũng trở thành đòn bẩy đẩy mức giá tiêu dùng lên cao, gia tăng lạm phát. Năm 1922, D.H Robertson nhìn thấy những diễn biến lạm phát ở nước Đức đã viết lại rằng: “tiền tệ giống như lá gan của con người. Chúng ta chẳng hề nhớ hay suy nghĩ đến nó khi nó vận động tốt. Tuy nhiên mọi người sợ và lo lắng đến nó khi và chỉ khi nó hoạt động tồi”. Bằng số liệu quan sát về tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng cung ứng tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới trong một vài năm gần đây kết hợp với một số công cụ toán, mô hình đã học, bài nghiên cứu nhằm mục đích phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến mức giá của một quốc gia. 2. Một số khái niệm về lạm phát Khái niệm về lạm phát, lạm phát là tình trạng giá cả của mọi mặt hàng tăng lên so với một thời điểm trước đó. Hay cũng có thể định nghĩa lạm phát là sự giảm giá trị hay sức trao đổi thành hàng hóa khác của đồng tiền. Cách đo lường lạm phát,nếu gọi CPI(t 1 ) và CPI(t 0 ) là chỉ số giá tiêu dùng bình quân của 2 thời kì t 1 và t 0 thì tốc độ tăng giá (hay tỷ lệ lạm phát) của thời kì t 1 được tính theo công thức: 1 0 0 ( ) ( ) *100% ( ) CPI t CPI t GP CPI t − = Phân loại lạm phát, dựa trên độ lớn nhỏ của tỷ lệ lạm phát người ta chia lạm phát ra làm các loại: lạm phát một con số, lạm phát hai con số và siêu lạm phát. Nguyên nhân lạm phát, theo Keynes và Milton.Friedman lạm phát được gây ra bởi một trong ba nguyên nhân đó là : cung ứng tiền tăng nhanh, chi phí đẩy giá cả lên cao và lãi suất hạ, tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tăng. Tuy nhiên 2 nguyên nhân sau sẽ không có cơ sở bộc phát nếu như cung ứng tiền danh nghĩa không gia tăng ( hoặc không chạy theo nhu cầu về tiền danh nghĩa) bởi sự lên giá của hàng hóa, lao động và ngoại tệ. Do đó, chính sách tiền tệ là nguyên nhân đích thực của lạm phát. 3.Phương pháp nghiên cứu- phương pháp mô hình Phương pháp mô hình: sử dụng phương pháp phân tích so sánh tĩnh để phân tích tác động ngắn hạn của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Nội dung của phương pháp mô hỡnh: 3.1.Phõn tớch và xử lớ số liệu Nguồn số liệu: Cơ sở số liệu: số liệu sử dụng trong mô hỡnh được lấy từ nguồn dữ liệu của quỹ tiền tệ quốc tế (IMMF). Số liệu sử dụng: Chỉ số giỏ tiờu dựng (CPI) của một số quốc gia trờn thế giới qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004. Tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia trên tương ứng với các giai đoạn. Mức cung ứng tiền tệ M1 của các quốc gia trong các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004. Do mục đích và nội dung của bài nghiên cứu là phân tích tác động ảnh hưởng của tốc độ tăng cung ứng tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế đến tỷ lệ lạm phỏt nờn cỏc biến số sử dụng trong mụ hỡnh được tương đối hóa và tính toán theo công thức: GP: tỷ lệ lạm phỏt. ( ) ( 1) ( ) ( 1) CPI t CPI t GP t CPI t − − = − , CPI(t): chỉ số giá tiêu dùng năm t GM: tốc độ tăng cung ứng tiền tệ ( ) ( 1) ( ) ( 1) M t M t GM t M t − − = − , M(t): mức cung ứng tiền M1 năm t GY: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước ( ) ( 1) ( ) ( 1) GDP t GDP t GY t GDP t − − = − ,GDP(t): tổng sản lượng quốc dân năm t 3.2. Định dạng phương trỡnh: GP = F(GM, GY) Coi tăng trưởng kinh tế và mức gia tăng cung ứng tiền M1 của ngân hàng trung ương là hai nguyên nhân chính tác động đến tốc độ tăng giá tiêu dùng của một quốc gia. Biến nội sinh trong mụ hỡnh là tỷ lệ lạm phỏt. 3.3. Xử lí và ước lượng mụ hỡnh: sử dụng phần mềm Eviews và các kĩ thuật, ước lượng, xử lí kĩ thuật trong kinh tế lượng để phân tích II. Kết quả phõn tớch Dùng phần mềm Eviews để hồi quy các phương trỡnh, khi cú khuyết tật sẽ thực hiện cỏc điều chỉnh. 1.Kiểm định mối quan hệ giữa GP và GM: kiểm định mối quan hệ giữa tốc độ tăng cung ứng tiền tệ và tỷ lệ lạm phát. Định dạng phương trỡnh: GP= f (GM). Mụ hỡnh tốt nhất thu được sau xử lí: GP = C(1)+ C(2)*GM + C(3)*(GM^2) Kết quả thu được: GP = 2.7 + 0.1*GM + 0.003*(GM^2) Variable Cofficient Std.error p-value C 2.679492 0.562333 0.0000 GM 0.106267 0.028755 0.0003 GM^2 0.003275 0.000273 0.0000 Như vậy, nếu coi tiền tệ là yếu tố duy nhất tác động đến lạm phát, thỡ qua cỏc hệ số hồi quy ước lượng được từ mô hỡnh ta thấy: GP GM ∂ ∂ ≈ 0.1 > 0: khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thỡ cú thể làm mức giỏ chung tăng lên. Hệ số của GM^2 cú ý nghĩa thống kờ, như vậy tỷ lệ lạm phát không chỉ phụ thuộc tốc độ tăng cung ứng tiền tệ mà cũn phụ thuộc vào gia tốc của mức tăng ấy. Tức là, nếu một quốc gia đang có tốc độ tăng cung ứng tiền tệ cao thỡ một sự thay đổi trong tốc độ tăng cung ứng tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng mạnh hơn đến tỷ lệ lạm phát so với cùng một tỷ lệ thay đổi đó khi tốc độ tăng cung ứng tiền cũn nhỏ. Ví dụ: giả sử có 1 quốc gia muốn giữ cho giá trị đồng nội tệ không lên giá, để đảm bảo cho cán cân thương mại không bị thâm hụt, đó tung đồng nội tệ ra để thu mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối bằng cách tăng tốc độ cung ứng tiến M1 từ 20% lên đến 40%, khi đó tỷ lệ lạm phát tương ứng sẽ là 6.1% và 12,2%. Tuy nhiên, liệu tiền tệ có phải là yếu tố duy nhất tác động đến tỷ lệ lạm phát? Hai quốc gia có cùng tốc độ tăng cung ứng tiền tệ nhưng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khác nhau thỡ tỷ lệ lạm phát có bằng nhau không? Thực tế thường thấy, ở các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khác nhau thỡ tỷ lệ lạm phỏt cũng khụng giống nhau. Vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động đến tỷ lệ lạm phát không? Sự tác động đó là cùng chiều hay ngược chiều? và mức độ là bao nhiêu? Chúng ta sẽ kiểm định các giả thuyết đó bằng phần mềm Eviews thông qua các số liệu thu thập được. 2. Kiểm định mối quan hệ giữa Gp với Gm và Gy: Định dạng mô hỡnh: GP= f (GM, GP). Mụ hỡnh tốt nhất thu được sau xử lí: GP = C(1) + C(2)*GM + C(3)*(GM^2) +C(4)*GY + C(5)*(GY^2). Kết quả thu được: GP = 2.96 + 0.1*GM + 0.003*(GM^2) - 0.35*GY + 0.043*(GY^2). Variable Cofficient Std.error p- value C 2.961733 0.709388 0.0000 Gm 0.100297 0.028935 0.0006 Gm^2 0.003230 0.000271 0.0000 Gy -0.348975 0.153169 0.0233 Gy^2 0.043274 0.015363 0.0051 Từ kết quả ước lượng được của mô hỡnh: ta thấy khi đưa thêm yếu tố tăng trưởng vào thỡ tỏc động của yếu tố tiền tệ lên tỷ lệ lạm phát dường như không thay đổi (so với mô hỡnh trước) nhưng lúc này tỷ lệ lạm phỏt của một quốc gia cũn phụ thuộc thờm vào tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của quốc gia đó. Ví dụ : quay trở lại ví dụ trên, giả sử có 2 nước A và B cùng thực hiện chính sách trên, nước A có tốc độ tăng trưởng là 3% và nước B có tốc độ tăng trưởng là 10% và giả sử chính sách tiền tệ vừa nêu chưa làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cả 2 nước thỡ tỷ lệ lạm phỏt tương ứng sẽ là: Nước Trước khi thực hiện chính sách Sau khi thực hiện chớnh sỏch A 5.6% 11.5% B 7.1% 12.98% Như vậy với cùng một chính sách tiền tệ như nhau thỡ nước B do có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn nên tỷ lệ lạm phát sẽ cao hơn. Điều này phù hợp với quan điểm của A.W Phillips cho rằng: luôn có sự đánh đổi giữa 2 mục tiêu sản lượng (thất nghiệp) và lạm phát. Ở vớ dụ trên, chúng ta cho rằng mức tăng tiền tệ tác động tới 2 nước là như nhau, nhưng theo các lí thuyết kinh tế thỡ rừ ràng cỏc nước đang phát triển( những nước có tốc độ tăng trưởng cao) thỡ hệ số sử dụng vốn – hệ số ICOR cao hơn các nước phát triển ( những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn), bởi vậy một chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng của các nước này và như vậy có thể “ khuếch đại” ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng kinh tế lên tỷ lệ lạm phát. 3.Kiểm định mối quan hệ của GP với GM và GY có tính đến sự biến động của GP Mục đích của mô hỡnh này là kiểm định sự phụ thuộc của GP vào GM nhưng có sự phân biệt giữa các nước có tỷ lệ lạm phát cao ( ≥ 10%) và đặc biệt cao ( ≥ 20%) với những nước có tỷ lệ lạm phát ở mức 1 con số( hoặc giảm phát). Theo cỏc lớ thuyết kinh tế thỡ lạm phỏt thường được phân chia thành các mức 1 con số, 2 con số và 3 con số nhưng trong thực tế lạm phát 3 con số thường ít khi xảy ra và là các trường hợp cá biệt không đại diện cho xu hướng trung bỡnh của biến số kinh tế vĩ mụ này, lạm phỏt thường xảy ra ở mức 1 con số và dưới 20%, bởi vậy đây là cơ sở cho việc phân chia lạm phát như trên. Mụ hỡnh sử dụng 2 biến giả là D1 và D2 với quy ước: - D1=0: với những nước có tốc độ lạm phát nhỏ hơn 10%. - D1=1: với những nước có tốc độ lạm phát lớn hơn(hoặc bằng) 10% nhưng nhỏ hơn 20%. - D2=0: với những nước có tốc độ lạm phát nhỏ hơn 20%. - D2=1: với những nước có tốc độ lạm phát lớn hơn(hoặc bằng) 20%. Định dạng mụ hỡnh: GP= f( GM, GY, D1, D2). Mụ hỡnh tốt nhất sau xử lớ: GP = C(1) + C(2)*GM + C(3)*(GM^2) + C(4)*(D1*GM) + C(5)*(D2*GM) + C(6)*GY + C(7)*(GY^2) + C(8)*(D1*GY^2) + C(9)*(D2*GY^2) + C(10)*D2. Ta cú bảng kết quả sau: . điều chỉnh nền kinh tế của các nước. PHÀN MỘT. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2007 Năm 2007 là một năm mà nền kinh tế Việt Nam đạt được. USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 8,5%- cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Năm 2007 cũng là năm mà nền kinh tế Việt nam phảI giải quyết và đương

Ngày đăng: 07/08/2013, 12:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan