KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI.

29 1.4K 7
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, các thông tin về tài chính doanh nghiệp đang ngày càng trở nên cần thiết và hữu ích cho các đối tượng không chỉ bên trong doanh nghiệp mà còn cả bên ngoài doanh nghiệp để ra các quyết định tối ưu. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường có mối quan hệ kinh tế với nhiều đối tượng. Các đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính, khả năng sinh lời và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó họ có thể quyết định được có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, có nên bán hàng cho doanh nghiệp hay không, có nên cho doanh nghiệp vay hay không hoặc có nên làm việc cho doanh nghiệp hay không. Tất cả những câu hỏi đặt ra chỉ có thể trả lời được khi họ biết được thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Mặt khác, trên góc độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có những tài liệu đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những chính sách điều tiết vĩ mô hợp lý. Trong khi đó, nền kinh tế hiện nay hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như quy luật thị trường, quy luật giá cả, các yếu tố lạm phát, khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, sự cạnh tranh gay gắt tạo ra những cơ hội, thách thức và cả những khó khăn mới cho doanh nghiệp,...Do đó, giá trị tài sản của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi tại các thời điểm khác nhau và có thể gây ra nhiều tổn thất, rủi ro cho doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp đã phá sản chỉ sau có một đêm. Chính vì vậy, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào có thể phản ánh trung thực hơn, chính xác hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp trên các báo cáo kế toán đồng thời có thể bù đắp được những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra.Xuất phát từ những yêu cầu trên đồng thời xuất phát từ nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc giá phí mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện lập dự phòng.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI. 1.1. Khái niệm, mục đích, vai trò của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.1.1. Khái niệm. 1.1.2. Mục đích của việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.1.3. Vai trò của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.1.3.1. Trên phương diện kinh tế. 1.1.3.2. Trên phương diện tài chính. 1.1.3.3. Trên phương diện thuế. 1.2. Quy định chung về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.2.1. Đối tượng điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.2.1.1. Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.2.1.2. Điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.2.2. Phương pháp lập dự phòng. 1.2.3. Xử lý các khoản dự phòng các khoản nợ không có khả năng thu hồi. 1.2.3.1. Xử lý các khoản dự phòng 1.2.3.2. Xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi. 1.2.3.2.1. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi. 1.2.3.2.2. Xử lý tài chính. 1.3. Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. 1.3.1. Nguyên tắc nhiệm vụ hạch toán. 1.3.2. Tài khoản sử dụng. 1 1.3.3. Phương pháp hạch toán. 1.3.4. Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. 1.4. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi theo chuẩn mực kế toán quốc tế kinh nghiệm ở một số nước. 1.4.1. Những quy định chung của chuẩn mực kế toán quốc tế về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.4.2. Kinh nghiệm về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tại một số nước trên thế giới. 1.4.2.1. Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ở các nước Tây Âu. 1.4.2.2. Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ở Mỹ. 1.4.3. So sánh với kế toán Việt Nam. Phần II: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI. 2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi. 2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi trong các doanh nghiệp. 2.2.1. Hoàn thiện những quy định chung về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 2.2.2.Hoàn thiện chế độ hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi. 2.2.3. Một số biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong chính sách bán chịu của doanh nghiệp. KẾT LUẬN. 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, các thông tin về tài chính doanh nghiệp đang ngày càng trở nên cần thiết hữu ích cho các đối tượng không chỉ bên trong doanh nghiệp mà còn cả bên ngoài doanh nghiệp để ra các quyết định tối ưu. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường có mối quan hệ kinh tế với nhiều đối tượng. Các đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính, khả năng sinh lời khả năng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó họ có thể quyết định được có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, có nên bán hàng cho doanh nghiệp hay không, có nên cho doanh nghiệp vay hay không hoặc có nên làm việc cho doanh nghiệp hay không. Tất cả những câu hỏi đặt ra chỉ có thể trả lời được khi họ biết được thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Mặt khác, trên góc độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có những tài liệu đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những chính sách điều tiết vĩ mô hợp lý. Trong khi đó, nền kinh tế hiện nay hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như quy luật thị trường, quy luật giá cả, các yếu tố lạm phát, khủng hoảng kinh tế trong khu vực trên thế giới, sự cạnh tranh gay gắt tạo ra những cơ hội, thách thức cả những khó khăn mới cho doanh nghiệp, .Do đó, giá trị tài sản của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi tại các thời điểm khác nhau có thể gây ra nhiều tổn thất, rủi ro cho doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp đã phá sản chỉ sau có một đêm. Chính vì vậy, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào có thể phản ánh trung thực hơn, chính xác hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp trên các báo cáo kế toán đồng thời có thể bù đắp được những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra.Xuất phát từ những yêu cầu trên đồng thời xuất phát từ nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc giá phí mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện lập dự phòng. Theo quy định của chế độ hiện nay, doanh nghiệp phải tiến hành lập dự phòng giảm giá tài sản trên 3 loại: Dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng 3 giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. Vì dự phòng là một nội dung có nhiều điểm mới giữa chế độ kế toán tài chính hiện nay so với các chế độ kế toán trước đây đồng thời còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải tiếp tục có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Điều này được thể hiện rất rõ ở dự phòng nợ phải thu khó đòi. Với lý do trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – TS. Phạm Thị Thủy, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Bàn về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi”. Đề tài được chia làm 2 phần: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi. Phần II: Kiến nghị giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – TS. Phạm Thị Thủy, giảng viên khoa kế toán trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. 4 Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI 1.1. Khái niệm, mục đích, vai trò của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.1.1. Khái niệm. Theo thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2006 của Bộ tài chính thì: “Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị có thể bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán”. 1.1.2. Mục đích của việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp có hai mục đích chính: Một là, giúp doanh nghiệp có một nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Hai là, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh được giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được (giá trị thật) trên các báo cáo tài chính nhằm cung cấp các thông tin đúng đắn hợp lý cho các đối tượng quan tâm đồng thời đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thận trọng. 1.1.3. Vai trò của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.1.3.1.Trên phương diện kinh tế: Nhờ các tài khoản dự phòng giảm giá nói chung trong đó đặc biệt là tài khoản phản ánh dự phòng nợ phải thu khó đòi mà bảng cân đối kế toán phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp. Giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp được xác định như sau: Giá trị thực tế = Giá trị ghi sổ - Dự phòng giảm giá của tài sản của tài sản tài sản đã lập 5 1.1.3.2.Trên phương diện tài chính: Do dự phòng nợ phải thu khó đòi làm giảm lợi nhuận của niên độ kế toán nên doanh nghiệp sẽ có được một khoản tích lũy mà đáng lẽ đã được phân chia cho các cổ đông, các chủ sở hữu, .Khoản tích lũy này được sử dụng để bù đắp các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự phát sinh tài trợ cho các khoản chi phí hay lỗ đã được dự phòng khi các chi phí này phát sinh ở niên độ kế toán sau. Thực chất dự phòng nợ phải thu khó đòi nói riêng các khoản dự phòng nói chung là một nguồn tài chính của doanh nghiệp, tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi được sử dụng thực sự. 1.1.3.3.Trên phương diện thuế: Dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý trước thuế, làm giảm lợi nhuận phát sinh để tính ra số lợi nhuận thực tế. Vì vậy, việc lập dự phòng sẽ làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của đơn vị giảm xuống một lượng đáng kể. Đây là nguồn tài chính có được nhờ việc lập dự phòng, trì hoãn việc nộp thuế, không mất chi phí huy động, doanh nghiệp có thể đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sinh lời. 1.2. Quy định chung về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.2.1. Đối tượng điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.2.1.1.Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Như trên chúng ta đã biết, xét trên phương diện thuế, việc lập dự phòng sẽ làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của đơn vị giảm xuống một lượng đáng kể. Tuy nhiên, không vì thế mà đơn vị có thể tự ý lập dự phòng cho tất cả các khoản nợ phải thu để có thể giảm tối đa số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp mà việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho đối tượng nào phải tuân thủ đúng nguyên tắc, chế độ. Theo quy định hiện hành thì đơn vị được phép lập dự phòng cho các khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng đơn vị có thể không thu được khoản nợ đó. 6 1.2.1.2.Điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Các khoản nợ phải thu được lập dự phòng là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng đơn vị có thể không thu hồi được khoản nợ đó. Vậy căn cứ vào đâu để biết được doanh nghiệp có thể không thu hồi được khoản nợ đó trong tương lai hay bất kỳ khoản nợ phải thu nào doanh nghiệp nghi ngờ là có khả năng không thu hồi được trong tương lai thì doanh nghiệp đều lập dự phòng. Để hiểu hơn điều đó chúng ta phải tìm hiểu điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo quy định hiện hành, các khoản nợ phải thu được lập dự phòng phải đảm bảo các điều kiện sau: Thứ nhất, khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ các chứng từ khác. Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định phải xử lý như một khoản tổn thất. Thứ hai, phảiđủ căn cứ để xác định khoản nợ đó là khoản nợ phải thu khó đòi. Một khoản nợ phải thu được coi là khoản nợ phải thu khó đòi trong các trường hợp sau: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng, .) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên được coi như khoản nợ không có khả năng thu hồi. 1.2.2.Phương pháp lập dự phòng. Sau khi xác định được đối tượng lập dự phòng, để có thể lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu phương pháp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 7 2 năm 2006 của Bộ tài chính thì doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Mức trích lập cụ thể như sau: Thứ nhất, đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng là: 30% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Thứ hai, đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án, . thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. 1.2.3. Xử lý các khoản dự phòng các khoản nợ không có khả năng thu hồi. 1.2.3.1. Xử lý các khoản dự phòng. Khi các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các mức trích lập đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp tính ra số dự phòng cần trích lập là bao nhiêu thì sẽ trích lập toàn bộ bấy nhiêu mà bên cạnh số dự phòng cần trích lập tính ra, doanh nghiệp còn phải căn cứ vào số dự phòng nợ phải thu khó đòi để tính ra số thực tế phải trích lập. Theo quy định hiện hành: Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp không phải trích lập. 8 Nếu số dự phòng phải trích lập lớn hơn số khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp phải trích lập bổ sung vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch. Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác. 1.2.3.2. Xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi. 1.2.3.2.1. Khoản nợ không có khả năng thu hồi. Như trên đã trình bày, đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ chưa quá hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp có khả năng không thu hồi được trong tương lai. Vậy thế nào là khoản nợ không có khả năng thu hồi? Theo thông tư số 13/2006/TT – BTC ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính thì nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ: Thứ nhất, đối với tổ chức kinh tế thì đó là các khoản nợ mà khách nợ đã giải thể, phá sản hoặc khách nợ đã ngừng hoạt động không có khả năng chi trả. Thứ hai, đối với các cá nhân thì đó là các khoản nợ mà người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ; người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ. 1.2.3.2.2.Xử lý tài chính. Để có thể xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi thì trước tiên doanh nghiệp cần xác định được mức tổn thất thực tế của từng khoản nợ không có khả năng thu hồi. Mức tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác). 9 Sau khi đã xác định được mức tổn thất thực tế của từng khoản nợ thì giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý hạch toán, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán ngoài bảng cân đối kế toán trong thời gian tối thiểu là 5 năm tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các khoản chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác. 1.3.Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. 1.3.1.Nguyên tắc nhiệm vụ hạch toán. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi phải ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thời hạn của từng đối tượng. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn. Nếu lập dự phòng thì phải dựa vào chế độ hiện hành để tính mức trích lập dự phòng. 1.3.2.Tài khoản sử dụng. Để hạch toán các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Kết cấu tài khoản như sau: Bên nợ: Phản ánh số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã sử dụng trong kỳ hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi không dùng đến. Bên có: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho kỳ kế toán tới. có: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn. 1.3.3.Phương pháp hạch toán - Cuối niên độ kế toán, kế toán căn cứ vào mức lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) Có TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi. 10 . KHÓ ĐÒI. 2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi. 2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi. Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ở Mỹ. 1.4.3. So sánh với kế toán Việt Nam. Phần II: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ

Ngày đăng: 06/08/2013, 14:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan