Tiểu luận môn thống kê kinh doanh

8 2.6K 52
Tiểu luận môn thống kê kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trên thị trường di động Việt Nam, khi Viettel mới “chập chững” bước những bước đi đầu tiên, Mobifone và Vinaphone đã là những “ông lớn” độc chiếm 97% thị phần. Theo đánh giá của nhiều người, Viettel khó có thể thoát khỏi cái bóng của “ông độc quyền” giống như S – fone trước đó. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh điều ngược lại: Chỉ sau 4 năm hoạt động, Viettel không những chiếm lĩnh được phần lớn thị phần mà còn vượt qua cả hai đại gia nhà VNPT để vươn lên vị trí thứ nhất – điều chưa từng có trong lịch sử viễn thông thế giới. Đóng góp vào những thành công kỳ diệu đó có phần quan trọng của một chiến lược kinh doanh mang tính cộng đồng và phương châm “đặt lợi ích khách hàng lên vị trí số một”. Những ngày đầu cung cấp dịch vụ, với số vốn hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều, Viettel cũng định lựa chọn giải pháp “an toàn” là xây dựng mạng lưới ở một số tỉnh thành lớn, nơi mà nhu cầu sử dụng dịch vụ cao để thu hồi vốn nhanh. Thế nhưng, sau đó, Viettel lại quyết định xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng trên tất cả 64 tỉnh thành rồi mới chính thức cung cấp dịch vụ. Sự thay đổi mang tính chiến lược này nằm trong triết lý kinh doanh “phục vụ đi trước lợi nhuận theo sau”. Viettel hiện được đánh giá là nhà cung cấp di động có địa bàn phủ sóng lớn nhất ở Việt Nam, nhất là các địa bàn vùng sâu vùng xa. Việc đưa viễn thông về với bà con vùng sâu, vùng xa đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, rút ngắn khoảng cách đồng bằng với miền núi; thành thị với nông thôn, nâng cao hiểu biết và dân trí cho nhân dân. Mặt khác, Viettel nhận định giá cước viễn thông di động của Việt Nam vào thời điểm đó vẫn ở mức cao so với thế giới và so với mức thu nhập bình quân trong nước. Việt Nam có hơn 80% dân số sống ở nông thôn có thu nhập thấp, vì thế muốn mang dịch vụ liên lạc di động này đến với họ, giá cước rẻ là điều kiện tiên quyết. Viettel đã cụ thể hóa mục tiêu đưa viễn thông đến cho mọi người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Việc giảm giá cước của Viettel đã tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh hạ giá thành dịch vụ liên tục trong thị trường viễn thông của Việt Nam và mang lại lợi ích thật sự cho người tiêu dùng. Trong khi các doanh nghiệp khác hài lòng với khái niệm “mọi lúc, mọi nơi” thì Viettel lại tự đặt ra cho mình mục tiêu 4 any (anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá) để tiếp tục thực hiện nỗ lực mang dịch vụ di động đến cho mọi người dân Việt Nam. Tính cộng đồng được thể hiện rõ nét trong mục tiêu kinh doanh này của Viettel. Tuy nhiên, mục đích kinh doanh vì cộng đồng của Viettel lại được kết hợp với triết lý thương hiệu “luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt”. Viettel xem xét khách hàng ở góc độ cá thể với những đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Vì thế, Viettel liên tục mở ra những phân khúc thị trường mới để có những sách lược cụ thể nhằm mang dịch vụ công nghệ cao đến tận tay người sử dụng. Để đạt được những mục đích đề ra, sự sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng. Với người Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn, sáng tạo để có những dịch vụ mới với tính năng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như Tomato, Ciao và gần đây nhất là gói cước “Cha và con” đều thể hiện triết lý “Caring – Innovator” (Sẻ chia - Sáng tạo) và nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các khách hàng. Sự phát triển của Viettel không chỉ đạt đến mức cung cấp cái khách hàng cần mà còn tích cực tạo ra nhu cầu của khách hàng, tức là sáng tạo ra những sản phẩm mới và chỉ cho khách hàng biết họ cần sử dụng dịch vụ đó. Như vậy, bằng mục đích kinh doanh mang tính cộng đồng và những chiến lược phát triển độc đáo, Viettel đã lập nên được một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử viễn thông thế giới về tốc độ phát triển và đang tạo dựng nên một triết lý của riêng mình – triết lý Viettel. Sự tương đồng về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam và thương hiệu cà phê số một của Mỹ là ở quan điểm phát triển mang tính xã hội. Tuy nhiên, triết lý Viettel lại mở ra một hướng đi riêng, độc đáo. Sự thành công và những thay đổi tích cực mà doanh nghiệp này đã tạo ra cho thị trường viễn thông Việt Nam là một minh chứng cho tính đúng đắn của triết lý Viettel. Tin chắc rằng triết lý kinh doanh ấy sẽ giúp cho Viettel có những bước tiến vững chắc và xa hơn nữa trong tương lai.

Họ và tên: Chu Vũ Ngọc Hằng MSV: CQ490828 Lớp : Quản trị chiến lược 2. Lớp chuyên ngành: Thống kinh doanh. Đề bài: Bài làm: I. Giới thiệu chung về tổng công ty Viettel: ● Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. ● Điện thoại: 04.2556789 ● Fax: 04.2996789 ● Email: gopy@viettel.com.vn; ● Website: www.viettel.com.vn. ● Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng Quyết định thành lập doanh nghiêp Nhà nước số 336/QĐ-QP ngày 27/07/1993 của Bộ Quốc phòng và số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ. ● Ngành nghề kinh doanh: o Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông; o Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet. o Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện; o Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện; o Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; o Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông; o Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận chuyển; o Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử, thông tin và các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin. o Sản xuất bột giấy, giấy và bìa; o In ấn; o Dịch vụ liên quan đến in; • Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ thương mại;Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành in. • Dịch vụ cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế trên mạng Internet và mạng viễn thông (trừ thông tin nà nước cấm và dịch vụ điều tra). II. Triết lí kinh doanh: ● Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. ● Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội. ● Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel. II. Các yếu tố của môi trường kinh doanh: Trên thị trường di động Việt Nam, khi Viettel mới “chập chững” bước những bước đi đầu tiên, Mobifone và Vinaphone đã là những “ông lớn” độc chiếm 97% thị phần. Theo đánh giá của nhiều người, Viettel khó có thể thoát khỏi cái bóng của “ông độc quyền” giống như S – fone trước đó. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh điều ngược lại: Chỉ sau 4 năm hoạt động, Viettel không những chiếm lĩnh được phần lớn thị phần mà còn vượt qua cả hai đại gia nhà VNPT để vươn lên vị trí thứ nhất – điều chưa từng có trong lịch sử viễn thông thế giới. Đóng góp vào những thành công kỳ diệu đó có phần quan trọng của một chiến lược kinh doanh mang tính cộng đồng và phương châm “đặt lợi ích khách hàng lên vị trí số một”. Những ngày đầu cung cấp dịch vụ, với số vốn hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều, Viettel cũng định lựa chọn giải pháp “an toàn” là xây dựng mạng lưới ở một số tỉnh thành lớn, nơi mà nhu cầu sử dụng dịch vụ cao để thu hồi vốn nhanh. Thế nhưng, sau đó, Viettel lại quyết định xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng trên tất cả 64 tỉnh thành rồi mới chính thức cung cấp dịch vụ. Sự thay đổi mang tính chiến lược này nằm trong triết lý kinh doanh “phục vụ đi trước lợi nhuận theo sau”. Viettel hiện được đánh giá là nhà cung cấp di động có địa bàn phủ sóng lớn nhất ở Việt Nam, nhất là các địa bàn vùng sâu vùng xa. Việc đưa viễn thông về với bà con vùng sâu, vùng xa đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, rút ngắn khoảng cách đồng bằng với miền núi; thành thị với nông thôn, nâng cao hiểu biết và dân trí cho nhân dân. Mặt khác, Viettel nhận định giá cước viễn thông di động của Việt Nam vào thời điểm đó vẫn ở mức cao so với thế giới và so với mức thu nhập bình quân trong nước. Việt Nam có hơn 80% dân số sống ở nông thôn có thu nhập thấp, vì thế muốn mang dịch vụ liên lạc di động này đến với họ, giá cước rẻ là điều kiện tiên quyết. Viettel đã cụ thể hóa mục tiêu đưa viễn thông đến cho mọi người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Việc giảm giá cước của Viettel đã tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh hạ giá thành dịch vụ liên tục trong thị trường viễn thông của Việt Nam và mang lại lợi ích thật sự cho người tiêu dùng. Trong khi các doanh nghiệp khác hài lòng với khái niệm “mọi lúc, mọi nơi” thì Viettel lại tự đặt ra cho mình mục tiêu 4 any (anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá) để tiếp tục thực hiện nỗ lực mang dịch vụ di động đến cho mọi người dân Việt Nam. Tính cộng đồng được thể hiện rõ nét trong mục tiêu kinh doanh này của Viettel. Tuy nhiên, mục đích kinh doanh vì cộng đồng của Viettel lại được kết hợp với triết lý thương hiệu “luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt”. Viettel xem xét khách hàng ở góc độ cá thể với những đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Vì thế, Viettel liên tục mở ra những phân khúc thị trường mới để có những sách lược cụ thể nhằm mang dịch vụ công nghệ cao đến tận tay người sử dụng. Để đạt được những mục đích đề ra, sự sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng. Với người Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn, sáng tạo để có những dịch vụ mới với tính năng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như Tomato, Ciao và gần đây nhất là gói cước “Cha và con” đều thể hiện triết lý “Caring – Innovator” (Sẻ chia - Sáng tạo) và nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các khách hàng. Sự phát triển của Viettel không chỉ đạt đến mức cung cấp cái khách hàng cần mà còn tích cực tạo ra nhu cầu của khách hàng, tức là sáng tạo ra những sản phẩm mới và chỉ cho khách hàng biết họ cần sử dụng dịch vụ đó. Như vậy, bằng mục đích kinh doanh mang tính cộng đồng và những chiến lược phát triển độc đáo, Viettel đã lập nên được một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử viễn thông thế giới về tốc độ phát triển và đang tạo dựng nên một triết lý của riêng mình – triết lý Viettel. Sự tương đồng về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam và thương hiệu cà phê số một của Mỹ là ở quan điểm phát triển mang tính xã hội. Tuy nhiên, triết lý Viettel lại mở ra một hướng đi riêng, độc đáo. Sự thành công và những thay đổi tích cực mà doanh nghiệp này đã tạo ra cho thị trường viễn thông Việt Nam là một minh chứng cho tính đúng đắn của triết lý Viettel. Tin chắc rằng triết lý kinh doanh ấy sẽ giúp cho Viettel có những bước tiến vững chắc và xa hơn nữa trong tương lai. III. Môi trường quốc tế: Không chỉ bó mình ở sân chơi trong nước, Viettel đang từng bước mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tháng 5/2006, Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ tại Campuchia với dịch vụ VoIP sau đó là dịch vụ Internet. Tiếp theo đó, Viettel xin được cấp phép triển khai mạng di động và đến đầu năm 2009, mạng di động tại Campuchia sẽ chính thức cung cấp dịch vụ. Cho đến thời điểm này, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ VoIP và Internet lớn nhất tại thị trường này. Ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, những thành công của Viettel về mô hình quân đội làm kinh tế đã ảnh hưởng không những đến Campuchia mà còn cả Lào. Sau Campuchia, Viettel đã quyết định đầu tư sang Lào. Để đầu tư vào thị trường Lào, Viettel cũng tìm đến một công ty viễn thông của Quân đội Lào để hợp tác. Ngoài 2 thị trường Lào và Campuchia, Viettel cũng đang tiếp tục thăm dò một số thị trường nước ngoài khác. Tự đặt mình vào thách thức Việc Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ triết lý và tầm nhìn của Viettel. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nếu một công ty mà thiếu đi sự tăng trưởng thì rất nguy hiểm vì thiếu đi cơ hội cho mọi người phấn đấu. Bên cạnh đó, con người không nằm trong thách thức sẽ bị tha hóa nhanh. Vì vậy, Viettel cần có sự tăng trưởng, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng. Cho nên Viettel phải đi ra nước ngoài để mở rộng thị trường cho mình và cũng là đặt mình trong thách thức. Như vậy, việc đầu tư ra nước ngoài đã trở thành chiến lược của Viettel. Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn lớn trên thế giới , đây là một thách thức. Thế nhưng, Viettel quyết tâm sẽ phải đứng vị trí số 1 hoặc số 2 ở những thị trường đã đầu tư. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay Viettel đang xếp thứ 40 trên thế giới về số thuê bao di động. Nếu chỉ tính đơn thuần để lọt vào top 30 mạng di động lớn nhất thế giới, thì Viettel chỉ cần có 25-30 triệu thuê bao là đã lọt vào danh sách này. Và chỉ trong một năm nữa, Viettel sẽ đạt được con số này. Nhưng nếu muốn lọt vào top 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới, Viettel buộc phải phát triển không chỉ là dịch vụ thông tin di động mà còn nhiều dịch vụ khác nữa, không chỉ trong nước mà phải cả nước ngoài, nên mục tiêu này sẽ khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, để đạt được vị trí này, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài là lựa chọn tất yếu. Khi nào mảng đầu tư ra nước ngoài tương đương và lớn hơn trong nước, lúc đó Viettel mới đạt được mục tiêu lọt vào danh sách 30 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới. Vững tin khi ra nước ngoài Khi sang thị trường nước ngoài, một trong những nhân tố làm Viettel tin tưởng hơn trước những thách thức, đó là tính kỷ luật. Không một tổ chức nào không có kỷ luật lại thành công, trong khi đó Quân đội mạnh nhất là tính kỷ luật. Vì vậy, khi Viettel triển khai mạng lưới tại Campuchia, công việc được tiến hành như một đội quân ra trận với 700 con người tràn đầy nhiệt huyết. Kinh nghiệm và tầm nhìn cũng là những tài sản quý báu mà Viettel mang theo khi xuất ngoại. Đầu tiên là kinh nghiệm đàm phán để mua thiết bị với chi phí hợp lý nhằm hạ giá thành đầu tư. Theo phân tích của ông Nguyễn Mạnh Hùng, khi thị trường mở rộng toàn cầu, ai có giá thành tốt, người đó sẽ thắng. Với Viettel, kết quả nghiên cứu kỹ càng và kinh nghiệm chiếm tới 80% giá thành. Nếu chỉ áp dụng ở Việt Nam toàn bộ chi phí này sẽ không được san sẻ. Thế nhưng, nếu mang những nghiên cứu và kinh nghiệm này ra nhiều thị trường khác thì giá thành đã được giảm đi rất nhiều và sẽ có giá thành tốt. “Những kinh nghiệm mà Viettel có được ở Việt Nam mang sang các thị trường khác không nghiễm nhiên mang lại thành công. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng sẽ thành công vì có những lý do sau: hiện tại Việt Nam có mật độ di động cao hơn Trung Quốc vì họ đang có chưa đầy 45% dân số sử dụng điện thoại di động, trong khi đó Việt Nam đang là 60%. Trong khi Việt Nam nghèo nhưng đã đẩy được tốc độ phát triển di động nhanh hơn nhiều nước có GDP lớn hơn Việt Nam và Viettel có được kinh nghiệm này. Comvik thành công tại Việt Nam khi doanh thu bình quân trên một thuê bao là 350.000 đồng/tháng, nhưng Viettel lại thành công khi doanh thu chỉ còn 80.000 đồng/tháng. Như vậy, Viettel đã thành công ở thời điểm khó khăn hơn. Milicom cũng đang thành công ở Campuchia khi mật độ điện thoại đang ở mức 10 – 15% và đang có doanh thu trên mỗi thuê bao cao. Nhưng Viettel lại có kinh nghiệm thành công ở thị trường có doanh thu trên mỗi thuê bao thấp. Việc cạnh tranh tại thị trường này dựa trên yếu tố ai có giá thành tốt hơn thì người đó thắng”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói. Là doanh nghiệp đang chiếm vị trí số một về thuê bao di động chỉ sau 3 năm hoạt động, mới đây Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa ra các dự báo cũng như chiến lược kinh doanh dài hơi của mình trước môi trường cạnh tranh ngoại nhập đầy gay gắt. Về sản xuất kinh doanh, sức ép về cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều vì các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những Tập đoàn viễn thông nươc ngoài rất lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Thị trường viễn thông thay đổi nhanh chóng, sẽ có nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp viễn thông chỉ tập trung kinh doanh một lĩnh vực. Chính vì vậy, Viettel đã xác định: phải phát triển mạnh mạng lưới, áp dụng những công nghệ tiên tiến, thu hút lượng khách hàng lớn để khi các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường, họ sẽ không còn nhiều cơ hội nữa vì thị phần chủ yếu đã bị Viettel nắm giữ. Đặc biệt, Viettel đã chủ trương chủ động hội nhập với các đối tác nước ngoài, tăng cường hợp tác để hiểu hơn về các đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Đây cũng là cách học mót kinh nghiệm từ việc hợp tác với các đối tác nước ngoài. Thời gian qua, Viettel đã mở cửa ngõ quốc tế tại Hồng Công; tham gia vào tuyến cáp quang biển nối liền giữa Châu Á – Châu Mỹ mang tên AAG. Ngoài ra Viettel còn có mối quan hệ đối tác tương đối thân thiện với các công ty viễn thông lớn trên thế giới. Để có kinh nghiệm cọ sát với các đối thủ lớn trong những thị trường cạnh tranh mạnh, Viettel đã chủ động đầu tư ra nước ngoài, mà điển hình là Campuchia, đất nước đã gia nhập WTO từ năm 2004, thị trường viễn thông cạnh tranh tương đối mạnh (với gần 10 giấy phép VoIP, 5 giấy phép di động). Chỉ chưa đầy 6 tháng cuối năm 2006 kể từ khi được cấp giấy phép, Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này.

Ngày đăng: 06/08/2013, 12:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan