Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

44 341 0
Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh tế kĩ - thuật chủ yếu của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN BÁO CÁO TỔNG HỢP Đơn vị thực tập: Công ty Kiểm toán quốc gia Việt nam (VNAC) Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Lớp : Kiểm toán 47A Giảng viên hướng dẫn : Th.s NGUYỄN THỊ MỸ Hà nội, Tháng 02/2009 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung Chữ viết tắt 1 Công ty kiểm toán quốc gia Việt nam VNAC 2 (Báo cáo) tài chính (BC)TC 3 Doanh nghiệp DN 4 (Thành viên) Ban giám đốc T/v BGĐ 5 Xây dựng cơ bản XDCB 6 Kiểm toán viên KTV 7 (Chi phí) quản lý doanh nghiệp (CP)QLDN 8 Chi phí bán hàng CPBH 9 Hành chính tổng hợp HCTH 10 Khoa học kỹ thuật KHKT 11 Việt nam đồng VNĐ 12 Tiền gửi ngân hàng TGNH 13 Chi phí sản xuất chung CPSXC 14 Chi phí khấu hao tài sản cố định CPKHTSCĐ 15 Chi phí nguyên vật liệu CPNVL 16 Báo cáo kết quả kinh doanh BCKQKH 17 Bảng cân đối kế toán BCĐKT 18 Tài sản lưu động (dài hạn) TSLĐ (DH) 19 Lợi nhuận trước thuế LNTT 20 Thu nhập cá nhân TNCN 21 Văn phòng VP 2 LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử Kiểm toán Việt nam tuy còn khá non trẻ song sự phát triển của nó trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong bối cảnh sự vận hành kinh tế Việt nam đang gắn liền với đòi hỏi minh bạch tình hình tài chính cao trước sự bùng phát mạnh mẽ của thị trường chứng khoán năm 2007 và khó khăn chung về kinh tế do ảnh hưởng của sự khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, đã và đang dần trở thành tâm điểm chú ý. Nhu cầu sử dụng sản phẩm của hoạt động kiểm toán tại Việt nam đang dần tăng lên một cách mạnh mẽ trong khi đó nguồn lực nhân sự và nền tảng kiểm toán nước ta hiện nay chưa thực sự “đúng tầm” với nhu cầu về nó. Bản thân em nói riêng và toàn thể các bạn sinh viên chuyên ngành kiểm toán nói chung, chúng em đã lựa chọn chuyên ngành kiểm toán thì ít nhiều cũng có sự tìm hiểu về nhu cầu và thực trạng ngành nghề ở nước ta hiện nay. Trước thực trạng này của kiểm toán Việt nam, việc mỗi sinh viên nỗ lực hơn trong quá trình đào tạo của mình sẽ góp ích rất nhiều trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho kiểm toán nước nhà. Đối với kỳ thực tập kiểm toán, để có thể hiểu và nắm chắc hơn việc vận dụng những kiến thức kiểm toán được học trên ghế nhà trường vào thực tế thì trước tiên việc tìm hiểu tổng quan về mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị kiểm toán nơi mình thực tập là một bước đệm khá quan trọng đối với mỗi sinh viên. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo – Th.s Nguyễn Thị Mỹ, em đã thực hiện việc tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt động của cơ sở mà em tham gia thực tập là Công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam và hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Báo cáo thực tập tổng hợp được chia thành ba phần: • Phần 1 – Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia Việt nam • Phần 2 – Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia Việt nam • Phần 3 – Đánh giá chung về tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia Việt nam Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã giúp em hoàn thiện Báo cáo tổng hợp này! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thuý Hằng 3 PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH kiểm toán quốc gia Việt nam: Công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam – VNAC là một công ty trẻ được thành lập ngày 03/04/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102025607 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội. • Tên viết tắt: VNAC • Địa chỉ: 171/211 Đường Khương Trung, Hà nội, Việt nam • Fax: 84(4)5681928 • Tel: 84(4)5681928 • Website: WWW.vnac. org • Email: vnac68@vnn.vn VNAC là một công ty có lịch sử tương đối non trẻ song việc cung cấp tới thị trường một danh mục các dịch vụ đa dạng, chất lượng là mục tiêu hướng tới hàng đầu của công ty như: Dịch vụ Kiểm toán (Bao gồm: Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán thông tin tài chính, Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, Kiểm toám dự án…); Dịch vụ đào tạo, quản lý và phát triển nguồn nhân lực; Dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự… Hiện nay do nền tảng kinh doanh vẫn còn ở bước đầu nên dịch vụ cung cấp chủ yếu của công ty là: Kiểm toán BCTC, Kiểm toán BC quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, tư vấn kế toán, tư vấn tài chính, và tư vấn thuế. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam: VNAC là một công ty kiểm toán độc lập vì thế thông qua các hợp đồng kiểm toán với công ty khách hàng, VNAC cung cấp các dịch vụ kiểm toán (chủ yếu là kiểm toán BCTC và kiểm toán BC quyết toán vốn đầu tư hoàn thành) nhằm giúp các DN nâng cao được công tác quản lý tài chính kế toán cũng như hoàn thiện tốt hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ. 4 VNAC cung cấp dịch vụ đào tạo, quản lý và phát triển nguồn lực nhằm trợ giúp khách hàng áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán một cách có hiệu quả, mặt khác giới thiệu và cập nhật những chính sách và qui định hiện hành mới nhất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. VNAC cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, thuế và quản lý nhằm giúp DN có thể lựa chọn được những giải pháp hợp lý nhất trong việc lựa chọn những cơ hội mang lại lợi ích thiết thực nhất cho DN nhất là trong bối cảnh nền kinh tế tại Việt nam phát triển như hiện nay. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH kiểm toán quốc gia Việt nam: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VNAC theo mô hình 1: Mô hình 1 – Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VNAC Trong sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trên thì các chức danh của công ty được chia theo hai nhóm là nhóm chức danh quản lý và nhóm chức danh nghề nghiệp. Mỗi nhóm chức danh được cấu thành như sau: Đối với chức danh quản lý gồm các các thành viên trong Hội đồng T/v và các T/v trong BGĐ của công ty, T/v Hội đồng cố vấn nghiệp vụ và các Trưởng phòng và phó phòng của công ty. Trong đó: Hội đồng thành viên Ban giám đốc Phòng hành chính tổng hợp Phòng tư vấn Phòng kiểm toán XDCB Phòng nghiệp vụ 5 • Hội đồng T/v gồm các T/v và là cơ quan quyết định cao nhất của công ty và T/v Hội đồng T/v là những người quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, phương thức tiếp thị, quyết định các mức lương thưởng và lợi ích khác đối với các T/v cũng như các nhân viên trong công ty… • BGĐ công ty bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc, do Hội đồng T/v bổ nhiệm và là T/v Hội đồng T/v. Giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật và là người quyết định và điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Đồng thời là người trình bày báo cáo quyết toán tài chính, kiến nghị các phương án kinh doanh lên Hội đồng T/v và chịu mọi trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình điều hành công ty trước Hội đồng T/v. Phó giám đốc chịu sự phân công công tác của Giám đốc, hoàn thành những việc mà Giám đốc giao phó. Đồng thời hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của công ty trong phạm vi được ủy quyển và phân công. • Hội đồng cố vấn nghiệp vụ: Gồm những nhà khoa học có uy tín nghề nghiệp để quyết định các vấn đề nghiệp vụ còn đang tranh luận trong BGĐ, các ủy viên Hội đồng cố vấn nghề nghiệp do công ty mời tham gia. • Kế toán trưởng công ty và trưởng, phó các phòng: Kế toán trưởng công ty là trưởng phòng hành chính tổng hợp và do Hội đồng T/v bổ nhiệm còn các trưởng, phó phòng do Giám đốc bổ nhiệm. Đối với chức danh nghề nghiệp, trong công ty tồn tại những chức danh sau: KTV chính (3), KTV (2), KTV (1), trợ lý kiểm toán (2), trợ lý kiểm toán (1), nhân viên kế toán, nhân viên hành chính, nhân viên bảo vệ. Trong đó: • KTV (3) là KTV có trên 4 năm kinh nghiệm kiểm toán tại công ty (hoặc tương đương) và phải có chứng chỉ CPA Việt nam. • KTV (2) là KTV có trên 3 năm kinh nghiệm kiểm toán tại công ty (hoặc tương đương). • KTV (1) là KTV có trên 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại công ty (hoặc tương đương). 6 • Trợ lý kiểm toán (2) là người đến hết 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại công ty hoặc tương đương. • Trợ lý kiểm toán (1) là người đến hết 1 năm kinh nghiệm kiểm toán tại công ty hoặc tương đương. Trợ lý kiểm toán có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho KTV chính, quản lý và ghi chép thời gian làm việc, các trao đổi với khách hàng liên quan dưới sự chấp thuận của KTV chính. Về mặt nghiệp vụ, trợ lý kiểm toán có thể thực hiện công việc kiểm toán theo từng phần hành cụ thể dưới sự phân công, chỉ đạo và hướng dẫn của KTV chính. Đồng thời trợ lý kiểm toán còn trợ giúp KTV chính trong việc lập dự thảo BC kiểm toán, thư quản lý, trợ giúp KTV chính hoàn thiện các File toán và thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của KTV chính. • Nhân viên khác bao gồm nhân viên kế toán, nhân viên hành chính, nhân viên văn thư, nhân viên dịch thuật, nhân viên bảo vệ… 1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán quốc gia Việt nam: Hoạt động kinh doanh của VNAC được xây dựng và tổ chức theo mô hình 2. Mô hình này được giải thích như sau: Khách hàng có thể tìm đến công ty trực tiếp hoặc dựa trên Website, báo chí hoặc các trung gian khác. Mặt khác, công ty cũng có thể tìm đến khách hàng dựa trên các mối quan hệ kinh doanh, hoặc các Mô hình 2 – Tổ chức hoạt động kinh doanh của VNAC trung gian khác. Tuy là một công ty nhỏ nhưng ở mỗi thị trường thường xuyên của công ty đều có đại diện công ty tại đó. Khách hàng có thể liên lạc với đại diện Khách hàng Đại diện1 Đại diện2 … Trụ sở công ty Phòng ban 1 Phòng ban 2 … Khách hàng 7 công ty tại đó. Đại diện công ty tai mỗi địa bàn thị trường sẽ tập hợp đơn hàng và yêu cầu của mỗi khách hàng gửi về trụ sở công ty. Giám đốc công ty sẽ xem xét đơn đặt hàng của khách hàng, nếu chấp nhận đơn hàng thì Giám đốc sẽ bố trí nhân sự các phòng ban để thực hiện hợp đồng với khách hàng. Trong tương lai mô hình này sẽ được mở rộng về phía các đại diện công ty và các phòng ban. Thị trường của VNAC tuy chưa nhiều song đang từng bước được mở rộng ở các tỉnh (thành phố) như: Hà nội, Nghệ An, Sơn La, Đà nẵng…các loại hình DN như: DN có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng công ty Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội… Ngoài ra, khách hàng của VNAC còn là các Hợp đồng hợp tác kinh doanh, các Dự án tài trợ quốc tế… Trong hơn hai năm hoạt động và phát triển vừa qua, VNAC đã có một kết quả kinh doanh tương đối ổn định, thấy rõ xu hướng phát triển của công ty: Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 795.392.037 2.665.107.400 4.868.542.600 LNTT (265.663.063) 187.483.963 972.165.700 Nhận xét: VNAC chính thức hoạt động từ ngày 03/04/ 2006, năm đầu hoạt động nên CPQLDN để tổ chức hoạt động và CPBH để quảng bá tên tuổi, để khách hàng biết đến công ty là tương đối cao, bên cạnh đó với bộ mặt trẻ trên thị trường kinh doanh đòi hỏi tên tuổi và thương hiệu của ngành nghề thì việc ký kết và nhận các hợp đồng từ khách hàng còn ít. Điều này làm cho doanh thu năm 2006 chưa thể bù đắp được CPQLDN và CPBH năm đó nên năm 2006 công ty không có lãi mà còn bị lỗ. Năm 2007, VNAC dần ký được nhiều hợp đồng hơn do khách hàng biết đến công ty nhiều hơn nên doanh thu năm 2007 đã tăng lên tới 2.665.107.400 VNĐ song lợi nhuận của công ty vẫn chưa cao mà mới chỉ dừng ở mức thấp 187.483.963 VNĐ. Nguyên nhân này là do hai nguyên nhân: thứ nhất, năm 2006 công ty bị lỗ và lợi nhuận năm 2007 sẽ được dùng để bù lỗ năm 2006, thứ hai là do công ty mới đi vào hoạt động vì vậy cần đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất hơn nữa, đầu tư quảng bá tên tuổi hơn nữa do đó CPQLDN và CPBH còn rất cao. Hai điều này làm cho lợi nhuận của công ty mới dừng lại ở mức thấp. Năm 2008 cho thấy được xu hướng phát triển và khởi sắc của VNAC, năm nay công ty đã dần tạo 8 lập cho mình khối khách hàng thường xuyên dựa vào uy tín và chất lượng dịch vụ cung cấp và khối khách hàng mới biết đến công ty gia tăng một cách nhanh chóng làm cho doanh thu năm 2008 tăng gần gấp đôi năm 2007. Bên cạnh đó, do nền tảng vật chất cũng tương đối ổn định song chiến lược công ty đặt ra là phát triển và trở thành công ty có tên tuổi, thương hiệu trên thị trường kiểm toán do đó mà công ty vẫn đầu tư CPBH nhưng năm 2008 do không phải bù lỗ nên lợi nhuận công ty đặt được cũng tương đối cao. Qua đây có thể thấy rõ xu hướng phát triển và dần ổn định của VNAC. 1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Kiểm toán quốc gia Việt nam: Để phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy quản lý và quy mô kinh doanh của VNAC, VNAC đã lựa chọn bộ máy kế toán phù hợp và hiệu quả, một bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ, có thể thực hiện được đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của VNAC (mô hình tổ chức phòng hành chính tổng hợp): Trong mô hình trên thì chức năng của mỗi loại nhân viên trong phòng HCTH như sau: • Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng hành chính: là kế toán viên và phải có chứng chỉ kế toán trưởng, làm nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các nhân viên trong phòng HCTH, mặt khác do mô hình kinh doanh của VNAC không phức tạp nên các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty đơn giản và không nhiều như ở các đơn vị kinh doanh khác. Vì thế mà kế toán trưởng của công Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng HCTH Thủ quỹ Nhân viên văn thư Thư ký Ban giám đốc Nhân viên dịch thuật Lễ tân Nhân viên kế toán 9 ty sẽ thực hiện việc tổng hợp các sổ các của các tài khoản liên quan tới nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty đồng thời thực hiện việc lập các loại báo cáo các loại theo yêu cầu của BGĐ hoặc theo định kỳ báo cáo. • Thủ quỹ: Là người quản lý lượng tiền mặt của công ty, quản lý và ghi chép luồng tiền vào ra của công ty dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của kế toán trưởng. • Nhân viên kế toán: Là người thực hiện việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty từ chứng từ vào các sổ nhật ký hàng ngày sau đó tập hợp và phụ giúp kế toán trưởng tổng hợp vào sổ cái và lập báo cáo theo sự phân công của kế toán trưởng. • Nhân viên văn thư: Là người lưu giữ và sắp xếp chứng từ kế toán cũng như các hồ sơ khách hàng của công ty. • Thư ký BGĐ: Là người phụ giúp BGĐ trong các kế hoạch phát triển kinh doanh, phát triển thị trường của công ty. • Nhân viên dịch thuật: Do khách hàng của công ty có nhiều khách hàng là công ty liên doanh nên giấy tờ làm việc cũng như BC kiểm toán gửi đến khách hàng không những sử dụng tiếng việt mà còn sử dụng tiếng anh. Vì thế nhân viên dịch thuật là người chịu trách nhiệm dịch các giấy tờ làm việc, các BC sang Form tiếng anh để gửi khách hàng và lưu giữ hồ sơ. Ngoài ra, nhân viên này còn trợ giúp BGĐ trong các buổi họp với phía khách hàng là công ty liên doanh, nước ngoài… • Lễ tân: Là người đại diện công ty tư vấn và hướng dẫn, trả lời các thắc mắc của khách hàng đến trực tiếp, qua điện thoại, hoặc email. 10 . hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán quốc gia Việt nam: Hoạt động kinh doanh của VNAC được xây dựng và tổ chức theo mô hình 2. Mô hình này được. hệ kinh doanh, hoặc các Mô hình 2 – Tổ chức hoạt động kinh doanh của VNAC trung gian khác. Tuy là một công ty nhỏ nhưng ở mỗi thị trường thường xuyên của

Ngày đăng: 06/08/2013, 10:11

Hình ảnh liên quan

17 Bảng cân đối kế toán BCĐKT - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

17.

Bảng cân đối kế toán BCĐKT Xem tại trang 2 của tài liệu.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VNAC theo mô hình 1: - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sơ đồ t.

ổ chức bộ máy quản lý của VNAC theo mô hình 1: Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hoạt động kinh doanh của VNAC được xây dựng và tổ chức theo mô hình 2. Mô hình này được giải thích như sau: Khách hàng có thể tìm đến công ty trực tiếp  hoặc dựa trên Website, báo chí hoặc các trung gian khác - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

o.

ạt động kinh doanh của VNAC được xây dựng và tổ chức theo mô hình 2. Mô hình này được giải thích như sau: Khách hàng có thể tìm đến công ty trực tiếp hoặc dựa trên Website, báo chí hoặc các trung gian khác Xem tại trang 7 của tài liệu.
Để phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy quản lý và quy mô kinh doanh của VNAC, VNAC đã lựa chọn bộ máy kế toán phù hợp và hiệu quả, một bộ máy kế  toán đơn giản, gọn nhẹ, có thể thực hiện được đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát  sinh tại công ty - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

ph.

ù hợp với mô hình tổ chức bộ máy quản lý và quy mô kinh doanh của VNAC, VNAC đã lựa chọn bộ máy kế toán phù hợp và hiệu quả, một bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ, có thể thực hiện được đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty Xem tại trang 9 của tài liệu.
Mô hình tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán BCTC: - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

h.

ình tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán BCTC: Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng này đã được tham chiếu với TK142 - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng n.

ày đã được tham chiếu với TK142 Xem tại trang 25 của tài liệu.
• Bảng soát xét báo cáo trước khi phát hành (Bảng này do chủ nhiệm kiểm toán thực hiện): - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng so.

át xét báo cáo trước khi phát hành (Bảng này do chủ nhiệm kiểm toán thực hiện): Xem tại trang 36 của tài liệu.
• Bảng soát xét sự kiện sau ngày khóa sổ và tính hoạt động liên tục: Bảng này nêu lên việc xem xét của KTV và kết quả của việc xem xét các sự kiện sau  ngày khóa sổ và tính hoạt động liên tục của công ty khách hàng - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng so.

át xét sự kiện sau ngày khóa sổ và tính hoạt động liên tục: Bảng này nêu lên việc xem xét của KTV và kết quả của việc xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ và tính hoạt động liên tục của công ty khách hàng Xem tại trang 37 của tài liệu.
• Bảng phân tích khái quát biến động và doanh thu của VNAC trong ba năm qua: - Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng ph.

ân tích khái quát biến động và doanh thu của VNAC trong ba năm qua: Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan