Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn: Kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

10 2.2K 38
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn: Kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

kinh nghiệm đổi mới kiểm tra kết quả học tập môn Ngữ Văn Trung học cơ sở ----------------------------------------- I. Những vấn đề chung. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình học. Đổi mới chơng trình THCS đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các khâu quan trọng có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phơng tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trớc tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra. Hoạt động dạy và học cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện chất lợng học tập của học sinh. Về phơng điện này chất lợng học tập đợc xem nh chất lợng một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh bổ sung những kiến thức kỹ năng và thói quen còn hời hợt, mơ hồ sẽ giúp cho chất lợng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lợng học tập sẽ giúp cho các nhà giáo dục, các giáo viên bộ môn và bản thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm của mình trong quá trình dạy và học. Kiểm tra đánh giá thành tích học tập môn học của học sinh luôn có những mục đích cụ thể đó là: xác nhận mức độ thành tích mà học sinh đã đạt đợc so với mục tiêu bài học đề ra, chỉ ra nguyên nhân đạt đợc thành tích, phán đoán khả năng phát triển của học sinh. Nh vậy hoạt động kiểm tra đánh giá chất lợng học tập các môn học của học sinh, ngoài giáo viên dạy học bộ môn cần có sự tham gia của học sinh. Thực tế hiện nay học sinh (kể cả một số giáo viên) chỉ mới có đợc một thông tin về mức độ thành tích của học sinh thông qua điểm số của bài kiểm tra, còn vấn đề nguyên nhân thì hầu nh cha có tác dụng chỉ ra các thông tin phản hồi cụ thể giúp học sinh điều chỉnh quá trình học tập của mình. Việc ra đề kiểm tra cũng nh tổ chức kiểm tra đánh giá chất lợng học tập môn học của học sinh phải đổi mới nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động đánh giá. Trong quá trình dạy học cũng nh thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá cần chú ý đến vai trò tự đánh giá của học sinh. Sau khi thực hiện một bài kiểm tra, tự các em có thể đánh giá đợc mức độ nắm kiến thức của mình, mức độ đạt đợc so với yêu cầu mà thầy cô đa ra và có thể làm nh vậy đối với bạn của mình. Đổi mới kiểm tra môn Ngữ văn THCS thực chất là một trong những thay đổi qua việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh bậc THCS nhằm góp phần: - Xác định chính xác hơn trình độ, năng lực học tập Ngữ văn của học sinh vào những thời điểm nhất định, có tính chiến lợc theo những mục tiêu môn học đã đề ra. - Cung cấp cho giáo viên những thông tin chính xác hơn về: Những nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập mà mức độ đã hoặc cha đạt yêu cầu thteo mục tiêu học môn THCS. - Tìm nguyên nhân và cách khắc phục những khó khăn cản trở chất l- ợng học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, từ đó đa ra những quyết định cho các giai đoạn và hoạt động dạy - học, tiếp theo: Điều chỉnh, hỗ trợ trên các phơng diện, mục tiêu, nội dung, phơng pháp, phơng tiện dạy học.v.v. Thực trạng kiểm tra trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay còn thiên về kiểm tra khả năng ghi nhớ và tái hiện những khả năng đợc học thuộc hoặc kiểm tra năng lực cảm thụ văn học theo những khuôn mẫu có sẵn, các dạng bài kiểm tra còn đơn điệu hoặc lặp lại theo lối cũ nên không có khả năng kiểm tra đợc nhiều mảng kiến thức, kỹ năng, cũng nh không phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành vận dụng nghe, nói, đọc, viết của học sinh trong môn học. Bài kiểm tra viết chủ yếu đợc tiến hành theo cách làm bài viết chung theo một bài, đợc thực hiện đồng loạt, cùng cách thức cho tất cả các học sinh trong cùng khối nên khó đánh giá chính xác đợc năng lực học tập môn học của học sinh. Việc chấm bài cha hạn chế đợc sự chủ quan, cảm tính nhất là với những bài thể hiện năng lực cảm thụ văn chơng nên rất khó đảm bảo sự khách quan trong đánh giá học sinh. Báo chí đã lên tiếng phê phán quá nhiều về nạn chép lại văn mẫu, các kỳ thi thầy chỉ chấm lại bài của chính thầy, học sinh không hề động não, ít sự sáng tạo, hiện t- ợng học tủ, học lệch là phổ biến . Để góp phần chấm dứt các nạn ấy trong thi cử, kiểm tra phải đổi mới cách ra đề. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin nêu ra những kinh nghiệm nhỏ trong việc ra đề thi, kiểm tra môn Ngữ văn theo hớng đổi mới trong một năm qua. II. Các kết quả của việc đổi mới kiểm tra môn Ngữ văn THCS ở nhà trờng trong năm học 2006 - 2007 . Chơng trình Ngữ văn THCS mới đang thực hiện đại trà trong toàn quốc. Thay đổi một cách đồng bộ từ nội dung đến SGK, phơng pháp dạy họcđánh giá kết quả học tập. Một trong những điểm thay đổi nổi bật của môn Ngữ văn là thực hiện nguyên tắc tích hợp. Học và dạy theo phơng pháp tích hợp thì kiểm tra thi cử cũng phải theo tinh thần ấy. Trong năm học 2006-2007 vừa qua, dới sự chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục, nhà trờng chúng tôi đã mạnh hạn đổi mới kiểm tra các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Sau đây là những thể hiện cụ thể của đổi mới kiểm tra và kết quả ban đầu thu đợc. 1. Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng): Không nên chỉ kiểm tra vấn đáp vào 15 phút đầu giờ mà chỉ kiểm tra kiến thức của bài vừa học quen gọi là kiểm tra bài cũ. Hình thức kiểm tra vấn đáp có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học Ngữ văn từ tìm hiểu bài mới vận dụng các kiểm tra kỹ năng có liên quan để tìm hiểu bài mới; luyện tập đọc, nghe, nói, viết cho mọi đối tợng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau. Khi kiểm tra vấn đáp cần xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục đích hỏi, xác định rõ từng đối tợng nhằm đến của mỗi câu hỏi; hạn chế cách dùng một câu hỏi cho tất cả các đối tợng học sinh trong lớp. Theo định hớng đổi mới phơng pháp dạy - học môn Ngữ văn trong nhà tr- ờng hiện nay, cần phải giảm thiểu câu hỏi loại tái hiện, tăng cờng các câu hỏi phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Chú trọng tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những suy nghĩ cá nhân, biết chấp nhận có phê phán, ý kiến của cá nhân học sinh, đồng thời với việc rèn luyện năng lực nói và trình bày lu loát, diễn cảm những suy nghĩ, tình cảm của các em. Bên cạnh việc tận dụng tối đa những câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên có thể xây dựng thêm những câu hỏi bài tập khác dựa trên mục tiêu cần đạt và khả năng học tập của các đối tợng học sinh trong lớp. Thí dụ: Với bài 17 (SGK Ngữ văn 6, tập 1) có thể sử dụng những bài tập hỗ trợ thêm cho hệ thống bài tập trong SGK để học sinh trả lời nhanh nh sau: Qua đoạn văn: "Bài học đờng đời đầu tiên", em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào trong các nét tính cách sau: A. Tự tin, dũng cảm B. Tự phụ, kiêu căng C. Khệnh khạng, xem thờng mọi ngời D. Hung hăng, xốc nổi. 2. Kiểm tra viết: Là hình thức kiểm tra phổ biến với môn Ngữ văn, đợc dùng để kiểm tra nhiều học sinh trong một thời điểm. Nội dung kiểm tra viết có thể bao quát từ những mạch kiến thức kỹ năng lớn đến những mạch kiến thức kỹ năng nhỏ và học sinh phải diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ viết. Trong năm học qua, chúng tôi đã áp dụng các hình thức kiểm tra sau dây: 2.a) Kiểm tra viết kiểu luận đề (Tập làm văn): Là loại bài tập kiểm tra thờng dùng trong môn Ngữ văn, số lợng câu hỏi rất ít. Đây là kiểu kiểm tra quen thuộc với môn Ngữ văn THCS; những năm qua cách kiểm tra này thờng dễ soạn, dễ xây dựng biểu điểm nhng chấm cho chính xác khách quan lại vô cùng khó khăn vì phải phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của ngời chấm; mức độ tin cậy, tính khách quan của bài luận là rất hạn chế. Vì những lý do trên, trong năm học vừa qua chúng tôi đã đổi mới kiểm tra theo hớng tăng cờng kiểu kiểm tra trắc nghiệm khách quan. 2.b) Kiểu kiểm tra trắc nghiệm khách quan: Có thể phục vụ cho nhiều mục đích đánh giá khác nhau trong môn Ngữ văn, tuy nhiên ngời soạn câu hỏi cần nắm vững các mạch kiến thức kỹ năng, có định hớng kiểm tra rõ ràng, biết cách thể hiện ý tởng sẽ kiểm tra qua một hình thức ngôn ngữ ký hiệu (nếu có) một cách tờng minh dễ hiểu đối với học sinh. Có nh vậy câu hỏi trắc nghiệm mới thực sự có hiệu quả, đánh giá chính xác và đem lại những thông tin có giá trị. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học Ngữ văn sẽ đem lại nhiều u thế: Phạm vi kiến thức kỹ năng đợc kiểm tra toàn diện hơn, tính khách quan và độ chính xác cao hơn, có thể chấm nhanh và chấm chính xác bằng máy, đánh giá chính xác năng lực học tập môn Ngữ văn của học sinh, có thể chia nhỏ và đánh giá đợc kết quả học tập và kỹ năng chuyên biệt của những kiến thức kỹ năng chung. Số lợng câu hỏi trắch nghiệm khách quan trong bài kiểm tra phụ thuộc vào mục đích của việc kiểm tra và số lợng thời gian dành cho việc kiểm tra. Tất nhiên với bài kiểm tra, số câu hỏi trắc nghiệm càng nhiều thì kết quả càng đáng tin cậy, đồng thời càng bao quát đợc phạm vi nội dung kiểm tra kỹ năng rộng lớn hơn. Độ khó của câu hỏi trắch nhiệm khách quan: Một bài trắc nghiệm khách quan tốt là một bài có mực độ khó vừa phải, có nghĩa là không quá dễ hoặc không quá khó so với số đông học sinh. Vì thế không nên hỏi những câu mà phần đông học sinh không trả lời đợc, hay những câu hỏi mà hầu hết học sinh đều có thể trả lời đ- ợc vì nh thế là quá khó hoặc quá dễ, không đủ độ tin cậy để đánh giá học sinh hay phân loại học sinh giỏi và học sinh yếu. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm có phần lệnh hỏi và phần thân. Các quy tắc chính khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong năm qua, chúng tôi đã xây dựng các quy tắc chính khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nh sau: + Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, tránh đánh số, tránh mất thời gian đọc. + Mỗi câu tập trung vào một vấn đề kiểm tra trong một bộ câu hỏi không đ- ợc có những nội dung hỏi trùng lập. + Nên sử dụng loại câu có nhiều lựa chọn để đo mức độ suy nghĩ của học sinh. + Trật tự các câu đợc bố trí theo một mạch lô gíc, hợp lý. + Trong mỗi câu hỏi, đảm bảo chỉ có một phơng án trả lời đúng. + Các phơng án trả lời khác cần chọn các phơng án nhiều hợp lý và nằm trong các lỗi thờng gặp của học sinh. + Độ dài các phơng án trả lời tơng đơng nhau, tránh sử dụng cụm từ: gồm các ý trên, không là các ý trên. Hình thức các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trong năm học qua chúng tôi đã sử dụng các hình thức sau: + Câu hỏi trác nghiệm đúng -sai: Loại câu hỏi này chỉ có hai lựa chọn là đúng hoặc sai, có hạn chế là học sinh dễ đoán mò và nếu học sinh đoán mò tỷ lệ may rủi sẽ là 50%. Thí dụ: Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào nhận định sau đây: "Thơ đờng luật là loại thơ có từ đời nhà Đờng - Trung Quốc) + Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn: Là loại câu hỏi đa ra nhiều phơng án trả lời, chỉ có một phơng án đúng và nhiều phơng án độ hấp dẫn trả lời của các ph- ơng án ngang nhau để biểu thị một sự sai lệch hoặc cha chắc chắn về kiến thức kỹ năng nào đó của học sinh trong học tập môn học. Khi làm bài học sinh chỉ đợc lựa chọn một trong nhiều phơng án trả lời. Thí dụ: Bài thơ "Lợm" đợc sáng tác theo phơng thức: A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Cả 3 phơng tiện trên. + Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn: Là loại câu đòi hỏi học sinh phải tự nghĩ ra một từ hay cụm từ để trả lời câu hỏi. Thí dụ: Hãy hoàn thành nốt các cấu sau: 1) Truyền thuyết là. . . 2) Cụm danh từ là. . . + Câu hỏi điền khuyết: Là loại câu có nhiều chỗ trống mà học sinh có nhiệm vụ suy nghĩ để điền từ, ngữ, nhóm từ, câu vào chỗ trống: Thí dụ: Cho hai câu thơ sau: "Bớc tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây . đá, lá hoa" Từ nào dới đây có thể điền vào chỗ trống: A. Chen B. Xen C. Lẫn 2.c) Kiểm tra kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm: Kiểu bài kiểm tra này có những u thế so với cách ra đề truyền thống. Khả năng nâng cao năng lực tích cực chủ động trong học tập, tăng tính khách quan, cung cấp đợc những thông tin tin cậy. Ví dụ sau đây là một đề kiểm tra 45 phút có sự kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận: + Trắc nghiệm (5 điểm, mỗi câu 1 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và làm các bài tập 1; 2;3;4;5 "Dòng sông Năm Căn mênh mông, nớc ầm ầm đổ ra biển ngày đêm nh thác nớc bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống nh ngời bơi ếch giữa những làn sóng trắng. Thuyền xuôi giữ dòng con sông rộng hơn ngàn th ớc, trông hai bên bờ, rừng đớc dựng lên cao ngất nh hai dãy trờng thành vô tận". 1- Đoạn văn trên đợc diễn đạt theo phơng thức nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm. 2- Tác giả đoạn văn trên là ai? A. Võ Quảng B. Tạ Duy Anh C. Đoàn Giỏi D. Tô Hoài. 3- Đoạn văn trên viết với mục đích gì? A. Kể việc B. Cảm nghĩ vùng Năm Căn C. Giải thích vẻ đẹp vùng Năm Căn D. Tả cảnh sông nớc Năm Căn. 4. Vị trí quan sát và miêu tả của tác giả ở đoạn văn? A. Trên bờ B. Trên thuyền C. Từ xa D. Tả cảnh sông nớc Năm Căn. 5. Từ nào dới dây có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu văn: "Cây đớc mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia . lấy dòng sông". "Đớc thân cao vút, rễ ngay mình, trổ xuống ngàn tay . đất nớc" A. Bao B. Bọc C. Ôm D. Phủ. * Tự luận: (5 điểm): 1- Viết đoạn văn miêu tả dòng sông quê em mùa lũ lụt. (3đ). 2- Em có suy nghĩ gì về cuộc sống con ngời vùng sông nớc Cà Mau. (2đ). III. Kết luận. 1- Trong chơng trình Ngữ văn mới các kiến thức về văn Tiếng việt, làm văn đều dựa vào cùng một hệ thống văn bản chung để khai thác và hình thành. Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phân môn với các văn bản chung có trong SGK. 2- Do yêu cầu đổi mới đánh giá bài kiểm tra áp dụng một phần hình thức thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng quát trên một phơng diện khá rộng các kiến thức đã học, vì thế không nên học tủ, học lệch mà phải ôn toàn diện đầy đủ. 3- Cấu trúc một bài kiểm tra thờng gồm hai phần: Phần trắc nghiệm chiếm 50% số điểm nhằm kiểm tra kiến thức về đọc hiểu, về Tiếng việt; Phần tự luận 50% điểm, nhằm kiểm tra và kỹ năng tập làm văn qua một bài (đoạn) văn ngắn./. . trọng có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phơng tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. chỉnh quá trình học tập của mình. Việc ra đề kiểm tra cũng nh tổ chức kiểm tra đánh giá chất lợng học tập môn học của học sinh phải đổi mới nhằm phát huy

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan