T 8- TICH CUC THAM GIA....doc

5 411 0
T 8- TICH CUC THAM GIA....doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 8: Tiết 8: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI. A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp HS hiểu được các loại hình hoạt động chính trị - xã hội. HS nhận thấy cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó. 2. Thái độ Hình thành cho HS niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp, tin vào con người. Các em có mong muốn tham gia các hoạt động của lớp, trường và xã hội. 3. Kĩ năng HS có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Qua đó, hình thành kĩ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng. B. Phương pháp C. Tài liệu và phương tiện SGK, SGV GDCD lớp 8. Sự kiện, gương tốt ở địa phương. D. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm. GV: Ghi bài tập lên bảng phụ hoặc chiếu lên máy (nếu có). Câu hỏi: Em đồng ý với hành vi nào sau đây (gạch X vào ô trống): - Bạn bè cùng giúp nhau tiến bộ.  - Đã là bạn bè thân thiết thì cần phải bảo vệ cho nhau.  - Có bạn bè tốt sẽ khắc phục được khó khăn.  - Dành nhiều thời gian vui chơi, hội hè với bạn bè là điều cần thiết của tình bạn chân chính.  HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: (Giới thiệu bài) GV: Giới thiệu 2 bức ảnh: 1- Hình ảnh về một số hoạt động nhân đạo. 2- Hình ảnh về một số hoạt động chính trị - xã hội. GV: Đặt câu hỏi: (1) Miêu tả việc làm của nhân vật trong bức tranh. (2) Những hình ảnh trong 2 bức tranh nói lên điều gì? Liên quan đến những hoạt động gì mà em được biết? HS: Trả lời cá nhân. GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến. GV: Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về các hình thức tham gia, ý nghĩa của các hoạt động trên ta nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động của THẦY VÀ TRÒ Nội dung cần đạt HĐ1:Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. GV: Chia lớp thành 4 nhóm. HS: Tổ chức thảo luận theo nhóm, cử đại diện I. Đặt vấn đề Nhóm 1: Không đồng ý với quan điểm trên. Vì: Nếu chỉ lo học tập văn hoá, tiếp thu khoa học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== của nhóm. GV: Phân câu hỏi cho từng nhóm. Nhóm 1: Có quan niệm cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hoá, tiếp thu khoa học, kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ, không cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? Nhóm 2: Có quan niệm cho rằng: Học văn hoá tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ. Phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, đất nước. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? Nhóm 3: Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em được biết, em đã tham gia. HS: Các nhóm thảo luận. GV: Đưa ra một vài ví dụ về cá nhân trong xã hội không biết, không quan tâm đến hoạt động chính trị - xã hội. HS: Tham gia ý kiến cá nhân. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Đưa ra gương người tốt, việc tốt. Họ là những người có đủ tài, đức, có trách nhiệm với xã hội. HS: Nhận xét. GV: Cho các nhóm bổ sung thêm các hoạt động chính trị - xã hội. GV: Nhận xét cho điểm các nhóm. GV: Tổng kết, chuyển ý. Quan niệm của chúng ta về hoạt động chính trị - xã hội là rất đúng đắn. Các em đã kể ra được các hoạt động chính trị - xã hội. Nhưng vì sao gọi những hoạt động đó là hoạt động chính trị - xã hội thì chúng ta cần tiếp tục bài học. HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học GV: Hướng dẫn cho HS thảo luận chung cả lớp kết hợp hoạt động cá nhân. GV: Sử dụng ý kiến của 3 nhóm cho HS lựa chọn xếp các hoạt động đó theo mẫu sau. (GV kẻ lên bảng phụ, Giấy khổ to hoặc lên máy). thì sẽ phát triển không toàn diện. Chỉ biết chăm lo lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng. Nhóm 2: Đồng ý với quan điểm trên Vì: Học văn hoá tốt, rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tích cực tham gia công tác chính trị - xã hội sẽ trở thành người phát triển toàn diện, có tình cảm biết yêu thương tất cả mọi người, có trách nhiệm với tập thể cộng đồng. Nhóm 3: - Học tập văn hoá. - Tham gia sản xuất của cải vật chất. - Tham gia xây dựng các công trình, nhà máy. - Hoạt động từ thiện. - Hoạt động đoàn - đội. - Hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. - Hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Hoạt động nhân đạo. - Tham gia chống tệ nạn xã hội. - Câu lạc bộ người cao tuổi. - Câu lạc bộ Tuổi Trăng Tròn. II. Nội dung bài học Câu 1: Điền vào bảng sau đây những nội dung thích hợp, ví dụ: Hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước Hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể Hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường tự nhiên xã hội - Tham gia sản xuất - Tham gia các hoạt động - Hoạt động hội từ thiện. Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== của cải vật chất. - Tham gia chống chiến tranh, khủng bố. của đội thiếu niên. - Tham gia hoạt động đoàn - Hội cựu chiến binh. - Hoạt động nhân đạo. - Xoá đói giảm ngèo. Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== Trần Thụy Phương HS: Điền vào bảng những nội dung thích hợp. GV: Nhận xét và giải thích. Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm 3 lĩnh vực hoạt động trong việc bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các hoạt động lao động sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp làm ra những của cải vật chất cho xã hội. Ngoài ra còn tham gia giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương. Tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Lĩnh vực hoạt động giao lưu giữa con người và con người như các hoạt động nhân đạo, từ thiện giúp đỡ con người trong hoàn cảnh khó khăn. Các hoạt động bảo vệ, giữ gìn môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội, nhằm tạo ra môi trường sống lành mạnh, thuận lợi cho con người. Ngoài ra còn phải tham gia vào các hoạt động đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị Đội - Đoàn, các câu lạc bộ, hội nhằm giúp phát triển cá nhân, xây dựng đoàn thể đóng góp công việc chung cho xã hội. GV: Tóm tắt nội dung (lên máy). HS: Ghi bài vào vở. Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị - xã hội. HS: Trả lời cá nhân. GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý - phân tích. Hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa đối với cá nhân và xã hội. Trước hết là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá nhân phát triển nhân cách, năng lực. Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội sẽ thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người. Phát huy được truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh. Qua các hoạt động này nó còn đem lại cho mọi người niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất. GV: Tóm tắt (chiếu lên máy). HS: Ghi vào vở. Câu 3: HS làm gì để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. HS: Suy nghĩ cá nhân và trả lời. GV: Kết luận. HS chúng ta cần có niềm tin yêu vào con người, tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp. Có ý thức tự giác hoạt động tích cực, sáng tạo tham gia các hoạt động xã hội. Chúng ta phải hiểu rằng: Việc tham gia các hoạt động trước hết bản thân được phát triển mọi mặt được mọi người yêu quý, góp phần xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn. GV: Tóm tắt (Chiếu nội dung lên máy). HS: Ghi bài vào vở. 1) Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị - xã hội là những hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo bảo vệ môi trường sống của con người. 2) ý . t t, bi t tích cực tham gia công t c chính trị - xã hội sẽ trở thành người ph t triển toàn diện, có t nh cảm bi t yêu thương t t cả mọi người, có trách nhiệm. Ho t động trong các t chức chính trị đoàn thể Ho t động nhân đạo, bảo vệ môi trường t nhiên xã hội - Tham gia sản xu t - Tham gia các ho t động - Hoạt

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan