Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào 37

59 482 0
Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào 37

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, xu hướng hội nhập khu vực và toàn cầu đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Điều này đã làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế ra thị trường thế giới, tham gia một cách tích cực vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện toàn cầu hóa nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) có vai trò hết sức quan trọng, hình thức đầu tư ngày càng đa dạng phong phú, thêm vào đó ở hầu hết các nước đang phát triển ngày càng có nhu cầu về vốn rất lớn. Thông qua FDI, các nước nhận đầu tư có thể tiếp thu được vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và tìm hiểu được thị trường bên ngoài. Chính vì vậy, FDI đã trở thành bộ phận quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Do vậy, trên thế giới đã và đang diễn ra một cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau để thu hút tối đa nguồn vốn FDI. Để phù hợp với xu hướng đó, nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (CHDCND Lào) đã và đang có những hoạt động tích cực tham gia vào quá trình này. Việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài đang là một trong những chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước Lào. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những để giải quyết tình trạng khan hiếm vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà còn là để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, từng bước đưa nền kinh tế Lào tiếp cận với kỹ thuật hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến, tiến tới sản xuất những mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nội sinh, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. CHĐCND Lào tiến hành xây dựng đất nước từ điểm xuất phát rất thấp, nền kinh tế lạc hậu, tự cung tự cấp, khoa học kỹ thuật, kết cấu hạ tầng chưa phát triển, năng suất lao động thấp, thu nhập quốc dân trên đầu người xếp vào loại thấp nhất thế giới. Nhưng CHDCND Lào là một nước có nhiều tiềm năng kinh tế còn chưa được khai thác một cách có hiệu quả vì trình độ phát triển kinh tế thấp và thiếu thốn về nhiều mặt, từ nguồn vốn đầu tư đến nguồn nhân lực, từ cơ sở vật chất - kỹ thuật đến kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết một trong những khó khăn về vấn đề thiếu vốn. Hoạt động FDI ở Lào đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. 1 CHƯƠNG I: VAI TRÒ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ: LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI LÀO I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư của quốc gia này (thường là một công ty hay một cá nhân cụ thể ) mang các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện đầu tư. Đầu tư nước ngoài (ĐTNN)là những phương thức đầu tư vốn ,tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất ,kinh doand,dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc những mục tiêu phát triển khác. Đây là một nguồn vốn lớn có nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. 2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( ĐTTTNN ). Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư,nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doand vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới,đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật,công nghệ hay cần nhiều vốn.Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc nhiều vào quan hệ ngoại giao giữa nước nhận đầu tư với các nước đi đầu tư cung như tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới. 2 Với việc di chuyển các nguồn lực sang nước khác,chủ đầu tư sẽ phải đối mặt với những vấn đề về thuế nhập khẩu,thủ tục hải quan và hàng loạt những chính sách liên quan như chính sách tiền tệ,tỷ giá hối đoái,thuế thu nhập doanh nghiệp,sử dụng đất,thuê lao động… 3. Phân loại hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) 3.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu. * Hợp động tác kinh doanh: là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp động kí kết thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tưtrên cơ sở quy định rõ đối tượng,nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia các kết quả kinh doanh cho bên tham gia. Hình thức này thường không đòi hỏi vốn lớn và thời hạn hợp động thường ngắn, cũng xxhính vì vậy mà ít thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng. * Doanh nghiệp liên doanh (hay công ty liên doanh) là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu tư (nước chủ nhà) giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bên cung đóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn. Mục tiêu liên doand giữa các nước phát triển và đang phát triển về cơ bản là khác nhau. Liên doanh tại các nước công nghiệp phát triển là nhằm mục đích tập trung, đa dạng hóa sản phẩm, giảm rủi ro trong kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới và cùng nhau khai thác tài nguyên, trong khi liên doanh ở các nước đang phát triển là nhằm chuyển giao tay nghề, tiếp thu khả năng nghiên cưứ và quản lí thị trường cũng như chuyểngiao công nghệ. - Những lí do để các bên cung tham gia liên doanh có thể kể đến như sau : + Hạn chế rủi ro trong kinh doanh + Đạt được quy mô kinh tế cần thiết + Mở rộng phạm vi hoạt động trên thế giới 3 + Ngăn ngừa cạnh tranh + Cùng khai tác tài nguyên thiên nhiên + Vượt qua các hệ thống bảo hộ mậu dịch cũng như các quy định khác của chính phủ nước nhận đầu tư Bên cạnh những ưư điểm mà liên doanh mang lại cho nước chủ nhà thì cũng còn những điểm bất lợi như : Nếu trình độ quản lí của phía nước chủ nhà yếu kém hơn nhiều so với phía nước ngoài thì sẽ bị phía nước ngoài chi phối do đó hiệu quả đầu tư có thể không cao như dự kiến. Nếu phần vốn đóng góp của nước chủ nhà chỉ là quyền sử dụng đất như trong nhiều liên doanh ơ VIỆT NAM và cùng với trình độ kí thuật non kém của mình, nước chủ nhà se mất dần quyền kiểm soát hoạt động của các liên doanh và dần dần trở thành “ Bãi rác ” chứa những công nghệ lạc hậu cũ kĩ do nước ngoài thải ra . * Doanh nghiệp cổ phần FDI ( hay công ty cổ phần ) là doanh nghiệp có các cổ đông nước ngoài và trong nước ( cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức ) nhưng cổ đông nắm quyền chi phối có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thưc doanh nghiệp hiện đại. Tuy đều là doanh nghiệp có vốn hỗn hợp song doanh nghiệp cổ phần FDI có cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động rất khác so với doanh nghiệp liên doanh. - Doanh nghiệp 100% vốn FDI là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lí, trịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết qủa sản xuất kinh doanh. Hình thưc đầu tư này có ưư điểm đối với nước chủ nhà là không phải góp vốn và không phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đầu tư đối với những lĩnh vực có độ rủi ro cao hoặc với những ngành sản xuất mới. Với phía nươc ngoài thì đây cũng là hình thức đầu tư được ưư chuộng bởi ngoài việc phải tuân thủ những quy định có tính phap luật của nước chủ nhà thì bên phía 4 nước ngoài toàn quyền trong việc điều hành và quản lí doanh nghiệp của mình, không bị bất kì sự can thiệp nào khác, không mất nhiều thời gian cho việc tìm “ tiếng nói chung ” với những người cùng tham gia điều hành như hình thức liên doanh. 3.2 Phân loại theo mục tiêu FDI phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư mà có thể chia làm đầu tư theo chiều ngang – HI (horizontal integration) và đầu tư theo chiều dọc -VI (vertical integratin). HI là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó (công nghệ, kỹ năng quản lí,…)và chuyển việc sản xuất sản phẩm này ra nước ngoài. Còn với hình thức VI thì chủ đầu tư chú í dến việc khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào và lao động rẻ ở nước ngoài để sản xuất các sản phẩm có thể nhập lại về nước mình hoặc xuất khẩu sang nước khác. Các sản phẩm thường được hoàn thiện qua khâu lắp ráp được tiến hành tại nước nhận đầu tư, đây là hình thức mà các nhà đầu tư của Nhật Bản thường áp dụng. 3.3 Phân loại theo phương thức thực hiện. FDI có thể thực hiện theo 2 hướng là đầu tư mới hoặc sáp nhập và mua lại (M&A-Merger and Acquisition). Đầu tư mới là việc chủ đầu tư thực hiện bằng cách xây dựng các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, đây là hướng đi truyền thống và thường được chủ đầu tư của các nước PT áp dụng ở nước ĐPT. Còn hướng thứ hai là sáp nhập hoặc mua lại các công ty của nước khác thường được tiến hành giữa các nước PT, các NICs và rất phổ biến trong những năm gần đay. Mỗi quốc gia nhận đầu tư có thể lựa chọn cho mình phương thức phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Ví dụ, trong giai đoạn đầu thu hút FDI, các nước ĐPT chủ yếu lựa chọn phương thức đầu tư mói do ở các nước này năng lực sản xuất còn thiếu và yếu. Đầu tư mói sẽ giúp hình thành nên hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh, đậc biệt là trong nhữnh lĩnh vực mới và nước nhận đầu tư chưa từng có. 5 II. Vai trò của đầu tư trực tiếp nứoc ngoài đối với nước đối với nước nhận đầu tư. 1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP của nước nhận đầu tư: Nguồn vốn bên ngoài được bổ sung qua các hình thức vay nợ, nguồn viện trợ và FDI, trong đó nguồn FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nhiều nước chủ nhà đặc biệt là các nước ĐPT. Năm 1996, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP của một số nước như sau: Bỉ - 45,8%;Ha Lan -30,9%; Anh -20,5%;Trung Quốc -24,7%; Malãyia -48,6%; Singapỏe -72,6%. Đối với Việt Nam, tỷ trọng này năm 1996 là 7,7%; sau đó tăng lên 8.6% vào năm 1997 và năm 2000 đạt khoảng 11,4%. FDI gián tiếp làm tăng thêm phần tiết kiệm trong nước bởi tăng thu nhập của người lao động sẽ khiến khỏan tiết kiệm cá nhân tăng thêm, bên cạnh đó một phần thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài lại dùng để tái đầu tư, kết quả là thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trong nước. Tác động của FDI đối với cán cân thanh toán quốc tế của nước nhận đầu tư: cũng có các quan điểm đánh giá khác nhau. Một số quan điểm cho rằng ĐTNN làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế thông qua biểu thức : B = ( X+I ) – ( T + M + R + P ), trong đó B là độ ảnh hưởng, X là giá trị xuất khẩu từ FDI, I là ngoại tệ do nhà đầu tư chuyển vào, T là giá trị công nghệ nhập khẩu trong các dự án FDI, M là giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu, R là giá trả cho giay phép sử dụng công nghệ, P là phần lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư nuớc ngoài phải nhập khẩu công nghệ, nguyên vật liệu và sản phẩm lại hướng vào thị trường nội địa thì lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, điều này trong thực tế chưa được chứng minh. Một nghiên cưứ được thực hiện tại 5 nước là Hàn Quốc, Singapỏe, Thái Lan, Malayxia, Indonesia và Philippine lại cho thấy điều ngược lại. Trong khoảng 3 năm đầu tiếp nhận FDI thì cán cân thanh 6 toán của các nước này giảm xuống ( nhiều nhất là 9% ), sau đó tình hình dần được cải thiện và sau hơn 10 năm thì cán cân đã đạt khoảng 7 – 8%. 2. Chuyển giao và phát triển công nghệ Công nghệ là yếu tố quyết định sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của mọi quốc gia, do đó tăng cường khả năng công nghệ là một trong những mục tiêu được ưư tiên phát triển hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu này không những chỉ cần nhiều vốn mà còn đòi hỏi một trình độ phát triển nhất định. Đầu tư trong lĩnh vực này thường có tính rủi ro cao nên đã tạo ra những hạn chế rất lớn cho những nước nghèo. ĐTNN đặc biệt là FDI là nguồn quan trọng để phát triển trình độ công nghệ của nứoc chủ nhà. Quá trình sử dụng và CGCN từ các dự án FDI đã tạo ra mối liên kết cung cấp các dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cưứ, ứng dụng trong nước. Năng lực công nghệ trong nứớc gián tiếp được tăng cường. Bên cạnh việc chuyên giao những công nghệ sẵn có, các TNCs còn góp phần tích cực nâng cao năng lực nghiên cưứ và pphát triển (R&D) của nưức chủ nhà. Đến giữa những năm 1990 đã có 55% các chi nhánh của các TNCs lớn và 45% các chi nhánh của các TNCs vừa và nhỏ đã thực hiện các hoạt động R&D tại các nước đang phát triển. Nhiều kết quả nghiên cưứ cho thấy rằng phần lớn các hoạt động nghiên cưứ và phát triển của các TNCs ở nước ngoài là việc cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng. 3. Phát trỉển nguồn nhân lực và tạo việc làm 3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn và quản lí Các nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng nguồn nhân lực của chrnhà để tạo đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nguồn nhân lực này cần được đạo tạo một cách cơ bản, một số được đào tạo trong nước, một số khác được đào tạo tại nước ngoài. Ben cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ quản lí của nước chủ nhà cũng được tiếp cận với cách làm việc và quản lí tiên tiến. 7 Các TNCs của Nhạt Bản ở Mỹ có chi phí đào tạo bình quân cho một người lao động cao hơn gấp 2,5lần so với chi phí đào tạo lao động cùng loạicủa các công ty của Mỹở các nước khác. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình mà còn có những chương trình đào tạo khác để góp phần phát triển giáo dục của nước chủ nhà như mở những lớp phổ cập kiến thức cho ngừoi dân địa phương, cáchoạt động trợ cấp phương tiện dụng cụ tập, khuyến khích học tập… 3.2 Tăng cường sức khỏe Thông qua việc đầu tư vào các ngành y tế, dược phẩm, nông nghiệp, chế biến thức ăn, công nghệ sinh học, chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nguồn thực phẩm được tăng lên. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cưứ để tìm ra sản phẩm y dược mới, thực phẩm mới phù hợp với nước chủ nhà đông thời phổ biến các kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng, dây là vấn đề rất quan trọng đối với những nứoc đang phát triển. Tính đến cuối năm 1998, tổng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến thực phẩm và y dược khoảng 1 tỷ USD. Bên cạnh những mặt tích cực, ĐTNN còn mang theo những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như việc phát triển sản xuất rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm có ga…Để hạn chế được ảnh hưởng này cần có một chính sách đầu tư hợp lí của nước chủ nhà. 3.3. Tạo một lượng lớn việc làm Số người làm việc trực tiếp trong các dự án có vốn FDI ngày càng tăng ở cả những nước phát triển và đang phát triển trong đó có phụ nữ và trẻ em. Theo con số thống kê chính thức ở Việt Nam cuối năm 1993 số lao động làm việc trong lĩnh vực này là 49.892, giữa năm 94 tăng lên 88.054 và cuối năm 98 khoảng 270.000 người. Ngoài lực lượng lao động trực tiếp, các dự án có vốn nứoc ngoài tạo được một số lượng lớn lao động gián tiếp thông qua các hợp động cung cấp dịch vụ, gia công và địa lí. 8 Qua kết quả khảo sát số việc làm trực tiếp và gián tiếp do FDI tạo ra tại 10 doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam như sản xuất kinh doanh ôtô, sản xuất thức ăn gia súc, điện tử, chế biến nông sản, vận tài…thấy rằng tại thời điểm năm 1998 tỷ lệ tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp thấp nhất là 1/1,97 và cao nhất là 1/59,1. Nếu dựa vào tỷ lệ thấp nhất để tính thì cuối năm 1998 ước tính co khoảng 532.000 lao động gián tiếp đã được tạo ra do các dự án FDI. Tiền lương và thu nhập trong khu vực FDI hiện nay cũng cao hơn rất nhiều so với các khu vực trong nước. Mức lương tối thiểu ở thành phố HCM và Hà Nội là 45USD/người.tháng, thấp nhất là 35USD/người. tháng. Mức lương của các cán bộ quản lí người Việt Nam trong các liên doanh còn cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh những mặt tích cực như vật không thể không nói đến những tác động tiêu cực khác như hiện tượng “ chảy máu chất xám ” của nước chủ nhà do sự chênh lệch và thu nhập và các chính sách đãi ngộ khác, tạo ra sự bất bình đẳng, xúc phạm nhân phẩm người lao động… 4. Thúc đẩy xuất nhập khẩu Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng nhờ có xuất khẩu mà các lợi thế so sánh các yếu tố sản xuất của nước chủ nhà được khai thác triệt để trong phân công lao động quốc tế. Khuyến khích ĐTNN vào các ngành xuất khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước ĐPT. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì việc tiến hành sản xuất ở nước ngoài nhằm mục đích xuất khẩu cũng mang lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn bởi không bị phụ thuộc vào vào thị trường tiêu thụ trong nước và có thể thực hiện chuyên môn hóa ở các nước khác nhau, dẫn đến hạ giá sản phẩm. Trong hơn ba thập lỷ gần đây, ĐTNN hướng vào xuất khẩu ngày càng tăng đặc biệt vào những năm 90 tỷ trọng xuất khẩu trong tổng giá trị thưong mại của các TNCs chiếm khoảng 30%. Trong tổng giá trị xuất khẩu của nước chủ 9 nhà thì phần đóng góp của ĐTNN đặc biệt là FDI cung rất đang kể. Chỉ tính riêng các chi nhánh TNCs của Mỹ trong ngành chế tạo đã chiếm gần 10% tổng giá trị hàng chế tạo toàn thế giới, tại Singapore tỷ trọng này năm 93 là 23,7% so với tổng giá trị xuất khẩu của nước này. Ở Việt Nam quy mô xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng rất nhanh, năm 1991 là 25 triệu USD, năm 1995- 440 triệu USD, năm 1997-1790 tr USD. 1998- 1982 tr USD, năm 1999- 2200 tr USD chiếm hơn 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tham gia sản xuất hang xuất khẩu có hơn 800 doanh nghiệp các ngành dệt may, giầy dép, chế biến nông lâm ngư sản, sản xuất linh kiện điện tử… Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, ĐTNN đã tạo ra nhiều hàng hóa có chất lượng ngày càng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đối với nhập khẩu, ĐTNN đã khiến cho tổng giá trị nhập khẩu của nước chủ nhà tăng, đặc biệt là máy móc thiết bị, điều đó chứng tỏ rằng các nhà đầu tư chú trọng đến việc sử dụng công nghệ hiện đại hơn nước chủ nhà trong các dự án đầu tư của họ. Đây là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động, tạo ra tính cạnh tranh của sản phẩm. Theo các số liệu của tổng cục thống kê, năng suất lao động của khu vực FDI cao hơn rất nhiều so với toàn nên kinh tế và khu vực nhà nước. Năm 1995 các năng suất tương ứng là 146,32-5,41-44,12 9 triệu VND/lao động ) năm 1998 là 89-6,41-49,53. 5. Liên kết các ngành công nghiệp Mối liên kết này được thể hiện qua sự trao đổi các dịch vụ, hàng hóa như nguyên vật liệu đầu vào giữa các công ty trong nước và các công ty có vốn ĐTNN. Năm 1998 các TNCs của Nhật đã mua hơn 40% tổng giá trị nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất của chúng tại Châu Á ( tỷ trọng này trong ngành chế tạo là gỗ là hơn 80% ) và hơn 30% tại các nước châu MỸ La tinh ( tỷ trọng này trong ngành chế tạo vật liệu giả kim loại là 100% ). Những TNCs liên kết với các công ty trong nước thông qua các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ. Qua nghiên cưứ 63 chi nhánh của các TNCs lớn trong ngành chế 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 16:17

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2: FDI vào CHDCND Lào phân theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

Bảng 2.2.

FDI vào CHDCND Lào phân theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.3: FDI vào CHDCND Lào phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

Bảng 2.3.

FDI vào CHDCND Lào phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.4: FDI vào CHDCND Lào phân theo lĩnh vực kinh tế năm 2006 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

Bảng 2.4.

FDI vào CHDCND Lào phân theo lĩnh vực kinh tế năm 2006 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.5: FDI vào CHDCND Lào phân theo ngành kinh tế năm 2006 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

Bảng 2.5.

FDI vào CHDCND Lào phân theo ngành kinh tế năm 2006 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng vốn FDI vào Lào qua các miền chiếm số vốn cao nhất trong giai doạn 2001-2005 là Miền Trung có tổng số vốn đầu tư là khoảng  1,3 tỷ USD, tiếp theo là miền Bắc có tổng số vốn đầu tư là 1 tỷ USD và miền Nam   có tổng số vốn - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

b.

ảng số liệu trên ta thấy, tổng vốn FDI vào Lào qua các miền chiếm số vốn cao nhất trong giai doạn 2001-2005 là Miền Trung có tổng số vốn đầu tư là khoảng 1,3 tỷ USD, tiếp theo là miền Bắc có tổng số vốn đầu tư là 1 tỷ USD và miền Nam có tổng số vốn Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 3.2: Dự kiến vốn FDI theo ngành vào Lào giai đoạn 2006-2010 và 2011-2020 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

Bảng 3.2.

Dự kiến vốn FDI theo ngành vào Lào giai đoạn 2006-2010 và 2011-2020 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 3.3: Dự kiến vốn FDI theo vùng vào Lào - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

Bảng 3.3.

Dự kiến vốn FDI theo vùng vào Lào Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.4: Cân đối nguồn vốn theo phương án phát triển cơ bản - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào CHDCND Lào	37

Bảng 3.4.

Cân đối nguồn vốn theo phương án phát triển cơ bản Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan