THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

31 644 5
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LỜI MỞ ĐẦU Được sự chỉ đạo của Chính phủ và định hướng phát triển kinh tế của thành phố, các KCN tại Hải Phòng được thành lập káh sớm từ những năm đầu những năm 90. Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước các KCN trên địa bàn Hải Phòng đã khẳng định được tầm quan trọng và cần thiết trong quá trình CNH – HĐH. Để trở thành vùng kinh tế trọng điểm đồng banừg Bắc Bộ cùng với Hà Nội và Quảng Ninh, lãnh đạo thành phố đã đề ra mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của, nhân lưc, vật lực của thành phố để đẩy nhanh phát triển công nghiệp trong đó tập trung phát triển các KCN tập trung để tạo lực đẩy. Trong phạm vi nghiên cứu của đề án, em tập trung chú trọng vấn đề thu hút đầu phát triển các KCN ở Hải Phòng – một yếu tố cốt lõi làm nên thành công của một KCN. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Lý luận chung về khu công nghiệp 1.1.1 Các khái niệm Về khái niệm KCN có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau. Các nhà khoa học thuộc trường đại học Maxcova cho rằng - KCN là sự kết hợp theo lãnh thổ của những địa điểm công nghiệp gần nhau, những địa điểm ấy quy tụ về một hay một vài trung tâm công nghiệpvà được chi phối bởi những nhân tố phân bố công nghiệp đồng nhất. - KCN là sự kết hợp theo lãnh thổ của những địa điểm công nghiệp cấu thành sự thành sự thống nhất kinh tế. Cơ sở của KCN là công nghiệp lớn, có ý nghĩa toàn quốc và những ngành phục vụ các ngành công nghệp lớn đó. Trong khi đó, các nhà khoa học phương Tây lại thiên về đặc tính và căn cứ khoa học cho rằng: KCN tập trung được hiểu là một khu vực đất đai có ranh giới nhất định do họ sở hữu (mua được) trước hết được xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, đường dây điện, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống đường ống nước…) sau đó xây dựng cácnghiệp để bán. Các khái niệm trên áp dụng vào Việt Nam phần nào không phù hợp do nước ta tiến hành CNH sau hơn nữa quy mô các ngành công nghiệp chưa phải là rất lớn. Theo Điều 2 NĐ 36/CP ngày 24/4/1997 định nghĩa: “ KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệpthực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc TTCP quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.” “ KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do CP hoặc TTCP quyết định thành lập.” “ Khu CNC là khu tập trung các doanh nghiệp ccong nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ bao gồm nghiên cứu – triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định, do chính phủ hoặc TTCP quyết định thành lập.” 1.1.2 Đặc điểm của khu công nghiệp  KCN là bộ phận không thể tách rời của một quốc gia, thường là những khu vực dịa ly riêng biệt thích hợp, có hàng rào giới hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại và được chính phủ nước đó chính thức cho phép hoặc rút giấy phép xây dựng và phát triển.  KCN là nơi hội tụ và thích ứng lẫn nhau về lợi ích và một số mục tiêu nhất định giữa các chủ đầu và nước chủ nhà. Vì thế, chúng là nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế tự do và các chính sách ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. Chúng thường có vị trí thuận lợi cho phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… trên cơ sở những chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, chính sách tiền tệ, đơn giản hóa thủ tục hành chính.  KCN là nơi hội tụ mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu nước ngoài để phát triển các loại hình kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Đây là một địa bàn tự do thu nhỏ về chính sách kinh tế - xã hội, một phòng thí nghiệm nhỏ các chính sách mở của nước chủ nhà. 1.1.3 Vai trò của KCN a) KCN được coi là đầu tàu trong chính sách kinh tế hướng ngoại KCN được coi là đầu tàu trong chính sách kinh tế hướng ngoại, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế. Thông qua các KCN, các sản phẩm dịch vụ làm ra chủ yếu để xuất khẩu phục vụ thị trường quốc tế trên cơ sở nguồn lực chính và vốn công nghệ nước ngoài. Như ở Trung Quốc phần đóng góp của các đặc khu đối với cán cân thương mại rất lớn. Năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu của đặc khu Thẩm Quyến chiếm 20% kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn Trung Quốc. Tốc độ tăng GDP nhanh đạt 36,5% giai đoạn 1998 – 2005, đầu nước ngoài tăng nhanh, cuối năm 2000 có 23 135 dự án đầu với tổng vốn đăng ký gần 30 tỷ USD của hơn các công ty xuyên quốc gia từ hơn 60 nước trên thế giới. Ở các nước Châu Á khác vai trò đầu tàu của các KCN cũng thể hiện khá rõ. KCN Penang của Malaysia có hơn 78% vốn đầu của nước ngoài chủ yếu từ Mỹ, Nhật, Đức, Hồng Kông. Năm 1998, KCN Massan của Hàn Quốc có hơn 79 công ty nước ngoài đầu trong đó có 31 công ty 100% vốn Hàn Quốc, 32 công ty 100% vốn nước ngoài và 16 công ty liên doanh. b) KCN được coi là cửa sổ nhìn ra thế giới, là cầu nối để đưa nền kinh tế nội địa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vai trò cầu nối của các KCN có tác dụng trên các phương diện khác như kinh tế, công nghệ, kỹ năng quản lý, chính sách kinh tế. Thông qua sự phát triển, các KCN có những ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng lân cận theo kiểu “hiệu ứng dây chuyền”, tác động mạnh đến quá trình thực hiện CNH hướng về xuất khẩu,cải tiến bộ mặt xuất khẩu, nâng cao trình độ dân trí của các vùng lân cận, chính vì thế các KCN sẽ trở thành của ngõ hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, năng lực quản lý từ nước ngoài vào nội địa, kết hợp mối liên kết giữa tăng trưởng bên ngoài với tăng trưởng nội địa, tạo động lực để tăng trưởng kinh tế. c) KCN có vai trò là phong thí nghiệm những chính sách, cơ chế mới. KCN có vai trò là phong thí nghiệm những chính sách, cơ chế mới theo hướng tiếp cận trình độ, tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trước khi áp dụng trong nước. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy thông qua các đặc khu kinh tế, khu kinh tế mở các quy luật của nề kinh tế thi trường lần đầu được áp dụng trước khi đựoc áp dụng rộng ra cả nước. Hơn thế nữa, KCN còn là sự thử nghiệm giảm dần vai trò quản lý trực tiếp quan liêu của Nhà nước, bước đầu giao quyền quản lý trực tiếp cho các địa phương. Việc tính toán quản lý các chỉ tiêu kinh tế hoàn toàn do địa phương tự quyết định, cấp Trung ương chỉ quản lý vĩ mô. Các KCN có quyền ban hành các văn bản pháp quy, điều chỉnh các luật lệ kinh tế trong phạm vi KCN, duy trì chế độ một cửa nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. d) KCN thực hiện chức năng thúc đẩy xuất khẩu. Thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, danh mục xuất khẩu, các lĩnh vực kinh doanh mở rộng cả về kinh tế - dịch vụ - dl, KCN sẽ tạo điều kiện mở rộng hơn các quan hệ thương mại, phát triển nhanh hơn khả năng xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý và vận hành linh hoạt của KCN cho phép các doanh nghiệp trong KCN được tiêu thụ một phần sản phẩm của mình trên thị trường nội địa, thực hiện nguyên tắc vừa hướng nội vừa hướng ngoại, đòi hỏi các khu vực khác không thuộc KCN phải tăng tính cạnh tranh nhằm phục vụ cho việc cung cấp nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất trong KCN. e) KCN sẽ tạo nên mối liên kết kinh tế tích cực với các khu vực khác trong nền kinh tế. Về tính chất, KCN bao gồm những nhân tố quan trọng trong một chính sách phát triển tổng thể thống nhất. KCN là bước đi đầu tiên được tính toán cụ thể để phát triển các vùng kế cận và sau đó mở rộng ra nhiều khu vực khác. Nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. KCN là nơi tiếp thu kỹ thuật, công nghệ nước ngoài, kỹ năng quản lý để từ đó phổ biến cho các vùng khác trong nước, trước hết là các vùng ở gần. Kinh nghiệm của Trung Quốc chọn địa điểm xây dựng các KCN gần các trung tâm tài chính và công nghệ của thế giới như Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao,dựa vào nguồn vốn của gần 60 triệu Hoa Kiều đang có nhu cầu hồi hương biến khu vực ven biển hoang vu thành nhưng khu kinh té phát triển nhất như Thẩm Quyến, ChuHải, Sán Dầu, Hạ Môn. Từ đó tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa ra các vùng lân cận theo hình thức “nhiều tầng, nhiều nấc”. 1.1.4 Giới thiệu khái quát về 3 khu công nghiệp  KCN Nomura Đây là KCN được hình thành sớm ở Hải Phòng và cũng là một trong những khu công nghiệp ra đời sớm nhát ở nước ta, thành lập ngày 23-12- 1994. Chủ đầu Công ty phát triển KCN Nomura – Hải Phòng cùng với bên liên doanh là công ty JAFCO Investment (Asia Pacific) của Nhật Bản với tổng vốn đầu là 137.104.321 USD, trong đó bên liên doanh Nhật Bản giúp đỡ ta rát nhiều. Ngay sau khi ra đời Nomura đã được đánh giá là một trong những KCN hiện đại nhất Việt Nam với kỹ thuật và trang thiết bị hầu hết do bên Nhật Bản giúp đỡ. Được xây dựng trên địa bàn huyện An Dương với diện tích 153ha, KCN này có vị trí địa láy khá thuận lợivới trung tâm kinh tế và giao thông trong khu vực: nằm sát quốc lộ 5, quốc lộ 10, cacáh Hà Nội 85 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 13km, cách cảng Hải Phòng 15 km, sân bay Cát Bi 2 km và cách ga gần nhất có 2 km.  KCN Đình Vũ KCN Đình Vũ được thành lập khá sớm ngày 02-04-1997 trên địa bàn rộng 945ha thuộc quận Hải An thành phố Hải Phòng. KCN Đình Vũ do công tyliên doanh phát triển Đình Vũ quản lý. Công ty Liên doanh là sự hợp tác bền vững kết hợp sức mạnh của các tập đoàn AIG của Mỹ, IPEM của Bỉ và thành phố Hải Phòng nhằm phát triển bán đảo Đình vũ thành trung tâm công ngiệp hiện đại với tổng số vốn đăng ký là 79.930.000 USD. KCN Đình Vũ là địa điểm đầu khá hấp dẫn với các lợi thế về địa hình, giao thông và nhân lực. Nơi này chỉ cách thủ đô Hà Nội 100 km, từ KCN đi theo đường quốc lộ số 5 đến Hà Nội và thông thương trực tiếp với các tuyến quốc lộ khác, nhờ đó mà đi từ Hải Phòng đến các tỉnh, thành phố khác cũng như vào miền Nam rất thuận lợi. Hơn nữa tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Đình Vũ được thiết kế rộng 120 m với 4 làn xe dự kiến sẽ di vào hoạt đọng trong năm 2010. KCN Đình Vũ cách trung tâm thành phố có 7 km, sẵn có nguồn lao động có tay nghề dồi dào kể cả đội ngũ nhân viên văn phòng, cách sân bay Cát Bi 3 km, nơi có các chuyến bay trực tiếp tới Ma Cao (Trung Quốc). Sân bay này sẽ được nâng cấp thàh sân bay quốc tế trong năm 2010.  KCN Đồ Sơn KCN Đồ Sơn trước kia có tên là KCN Hải Phòng 96 được thành lập ngày 26-6-1997 và chính thức đi vào hoạt động năm 2004. KCN Đồ Sơn nằm ở phía Đông của thành phố Hải Phòng thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Kiến Thụy và phường Ngọc Xuyên thị xã Đồ Sơn. KCN này có vị trí giao thông liên lạc khá thuận lợi với các tỉnh trrong nướcvà quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quốc lộ 5 và quốc lộ 10), đường sắt, đường biển, đường hàng không. KCN này cách thủ đô Hà Nội 121 km, cách ga Hải Phòng 17 km, sân bay Cát Bi 12 km và Cảng container là 17 km. 1.2 Đầu phát triển khu công nghiệp 1.2.1 Tính tất yếu phải thu hút đầu vào các khu công nghiệp a) Tiềm năng, lợi thế, vị trí địa lý chiến lược của thành phố Hướng tới của Hải Phòng vào năm 2020 “Hải Phòng là một thành phố cảng hiện đại và phát triển bền vững, một trọng điểm kinh tế của đất nước”. Được xem như một phần quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế ở phía Bắc Hà Nội (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), một động lực phát triển tăng trưởng của đất nước, Hải Phòng được Nhà nước giành cho ưu đãi lớn trong việc phát triển. Trong suốt 10 năm của quá trìn đổi mới, Hải Phòng đã đạt được những tiến bộ kinh tế đáng chú ý. Mức tăng trưởng GDP bình quân năm từ năm 1991 đến năm 2020 là 10,25%, mức tăng trưởng GDP trong năm 2000 là 9,1%, năm 2003 là 19,17%, năm 2004 là 19,5%, năm 2006 là gần 19%. Những thành phần chính của GDP trong năm 2006 là xây dựng và sản xuất công nghiệp (chiếm 42,2%); nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 13,7%); các ngành dịch vụ (chiếm 44,1%). Về công nghiệp, các lĩnh vực chính bao gồm vật liệu xây dựng như xi măng, đá vôi, vật liệu mái nhà, kính xây dựng, nhựa xây dựng, kết cấu thép các loại, bê tông, nhựa đường v.v ; công nghiệp chế tạo máy, đóng tàu, luyện kim; các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, da giầy phát triển mạnh, các sản phẩm hóa học như sơn, nhựa, vật liệu cho sản xuất thuốc tẩy, dầu nhờn, gas công nghiệp, LPG và các sản phẩm xăng dầu hóa học khác. Đặc biệt, trong những năm gần đây do đặc thù ngành vàd lợi thế của địa phương ngành công nghiệp đóng tàu khá phát triển, số lượng đơn đặt hàng tăng lên hàng năm. Về hải sản, do khu vực biển của Hải Phòng nằm ở trong vịnh Bắc Bộ. Mà vịnh lại là nơi giàu nguồn tài nguyên biển nên ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản khá phát triển và duy trì ổn định. Có hơn 400 loài hải sản khác nhau, trong đó có 60 loài có giá trị xuất khẩu cao. Ước tính việc đánh bắt những loại có giá trị xuất khẩu cao là 200.000 tán mỗi năm. Hải Phòng có nhưng tiềm năng qua trọng để phát triển công cá, ngư trường và công nghiệp chế biến hải sản. Có hơn 200 doanh nghiệp quốc doanh, khoảng 1.500 doanh nghiệp phi quốc doanh, khoảng 100 doanh nghiệp đầu nước ngoài và khoảng 200 chi nhánh và các văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hiện đang làm việc tại Hải Phòng. b) Tính tất yếu đầu vào các khu công nghiệp Đầu thành tố cơ bản cấu thành nên GDP, tăng đầu là một biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế. Có nhiều phương thức tiến hành đầu tư, song để quản lý tập trung và có hiệu thì cần thiết phải có quy hoạch cụ thể. Trong thời đại hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay các doanh nghiệp đi thực hiện đầu họ cũng không muốn thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng lại từ đầu. Việc làm đó tốn rất nhiều thời gian và chi phí đồng thời có khi làm tuột mất năng lực đầu tư. Chính vì thế chủ trương xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và đầu theo khu vực này là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Việc tiến hành đầu theo khu công nghiệpHải Phòng cũng mang lại lợi ích to lớn cho bản thân các doanh nghiệp thực hiện đầu vào thành phố. Phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng cơ cấu hợp lý nhằm đạt được các yêu cầu về quá trình CNH rút ngắn, phối hợp giữa lợi thế dồi dào, nguồn tài nguyên, và bước “nhảy vọt cơ cấu” tận dụng nguồn trí tuệ Việt Nam, lợi thế công ngệ cao của thế giới. Đẩy mạnh CNH nông nghiệp nông thôn, tìm ra được mô hình (phương thức) phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó chú ý tới sự phát triển của các quy mô vừa và nhỏ với sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và bố trí hợp lý các địa điểm dân cư nhằm: -Nâng cao thu nhập của đại bộ phận dân cư -Giải quyết việc làm ở nông thôn. -Giảm sức ép di dân vào đô thị. -Tạo ổn định xã hội. -Nâng cao hiệu quả vốn đầu nước ngoài, khai thác tốt nguồn vốn trong nước. Đẩy mạnh đổi mới thể chế kinh tế. Kiện toàn đổi mới kinh tế vĩ mô theo hướng giảm bớt, hạn chế sự can thiệp hành chính – bao cấp, cơ chế “xin cho” của nhà nước bao cấp; định rõ chức năng Nhà nước về kinh tế trongcơ chế thị trường. Tạo lập một hệ thống công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô hữu hiệu, trong đó vai trò của hai loại công cụ là tài chính và ngân hàng phải được đặc biệt quan tâm, công cụ kế hoạch hóa được hoàn thiện theo hướng chuyển sang định hướng là chính. Phát triển nguồn nhân lực cho CNH-HĐH Nhằm vào hai khâu, đó là tạo nguồn và nâng cao chất lượng nguồn. Phát triển cơ chế vận động nguồn nhân lực theo nguyên tắc thị trường, hình thành nguyên tắc hoạt động của thị trường lao động. Điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo nhân lực theo hướng phù hợp với yêu cầu của CNH, của tiến trình chuyển dịch cơ cấu và hội nhập quốc tế. Mở rộng đào tạo nghề, giảm và tiến tới nhằm chấm dứt tình trạng đào tạo đại học chất lượng thấp và tràn lan như hiện tại. Phát triển văn hóa – xã hội -Tiếp tục thực hiện và chú trọng hiệu qủa, chất lượng của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. -Nâng cao sức khỏe của nhân dân. -Giải quyết việc làm và thúc đẩy phân công lao động xã hội. -Cải tiến và hoàn thiện chính sách tiền lương, phân phối thu nhập và các phúc lợi xã hội. -Đảm bảo thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội và giúp đỡ các đối tượng xã hội. -Đảm bảo sự phát triển bền vững. 1.2.2 Đặc điểm i. Đầu theo quy hoạch Các KCN được thành lập trước hết phải có chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế

Ngày đăng: 05/08/2013, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan