DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

91 1.9K 23
DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu điều hóa không khí trên ô tô.

Trang 1

MỤC LỤC

Mục lục 1

Lời nói đầu 3

1 LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN ÔTÔ 4

1.1 Điều hòa không khí là gì 4

1.2 Lý thuyết về điều hòa không khí trên ôtô .4

2.1.2.nguyên lý làm lạnh .21

2.1.3 Các cụm chi tiết chính 25

2.2.1 Kiểm soát tình trạng đóng băng giàn lạnh 51 2.2.1.1 Cắt nối ly hợp máy nén 51

2.2.1.2 Dùng van kiểm soát 52

2.2.2 Công tắc quạt gió 53

2.2.3 Công tắc ổn nhiệt 54

2.2.4 Công tắc nhiệt độ môi trường 55

Trang 2

2.2.5 Rơle áp suất cao 55

2.2.6 Rơle áp suất thấp 56

2.3 Hệ thống phân phối khí 56

2.3.1 Định hướng luồng gió nhờ bộ kiểm soát nhiệtđô 57

2.3.2 Các chế độ phân phối không khí 59

3 CHUẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA .61

3.1 Các dụng cụ sửa chữa, thiết bị kiểm tra 61

3.1.1 Các dụng cụ sửa chữa 61

3.1.1.1 Bộ đồng hô 62

3.1.1.2 Các ống nạp môi chất 64

3.1.1.3 Van nhánh của bình môi chất 65

3.1.1.4 Cút chữ T 66

3.1.2 Đầu nối bơm chân không 66

3.1.3 Máy phát hiện rò môi chất 67

3.2 Chuẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa 69

3.2.1 Vấn đề an toàn lao động 69

3.2.2 Chuẩn đoán sửa chữa các hỏng hóc thườnggặp 70

Kết luận 75

Tài liệu tham khảo 76

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời gian gần đây ngành công nghiệp Ôtô đã có những bước phát triển nhảy vọt đáng kể, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội

Điều hoà không khí trên ôtô là một nhu cầu rất cần thiết của các chủ phương tiện ôtô Nhưng đây là vấn đề khá mới mẻ đối với ngành công nghiệp Ôtô của nước ta cũng như đối với sinh viên chuyên ngành Ôtô, việc tiếp xúc còn nhiều bở ngỡ và hạn chế

Trong phạm vi đồ án này, em chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu, giới thiệu một cách khái quát về hệ thống điều hoà không khí lắp trên một số ô tô nói chung Do những hạn chế về kiến thức thực tế cũng như tài liêu tham khảo nên trong phạm vi đồ án này em không thể nào trình bày hết tất cả những vấn đề liên quan với nhau cũng như tất cả các kết cấu của các chi tiết trong hệ thống điều hoà Vì vậy sẽ không tránh khỏi các thiếu sót trong quá trình thực hiện và trình bày Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa cùng các bạn sinh viên

Trong quá trình thực hiện, em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ĐỖ PHÚ BÁ Đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành, em xin chân thành biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô giáo trong bộ môn và các bạn trong lớp

Sinh viên thực hiện

Trang 4

NGUYỄN THÀNH VŨ

Trang 5

Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô

1.1 ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ LÀ GÌ ?.

Điều hoà không khí trong ô tô nhằm các mục đích : - Lọc sạch tinh khiết khối không khí đưa vào cabin ô tô - Rút sạch chất ẩm ướt trong khối không khí này.

- Làm mát lạnh không khí và duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp.

Một ô tô có trang bị hệ thống điện lạnh sẽ giúp cho lái xe và du khách cảm thấy thoải mái mát dịu, nhất là trên đường dài vào thời tiết nóng bức Vì vậy ô tô thế hệ mới đều được trang bị hệ thống điện lạnh.

1.2 LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRONGÔTÔ.

Am hiểu tường tận lý thuyết cơ bản về hệ thống điều hoà không khí trong ô tô là điều quan trọng của một kỹ thuật viên điện lạnh ô tô, đồng thơì cũng là nhu cầu của các chủ nhân đang sử dụng ô tô thế hệ mới Nhờ nắm vững tại sao hệ thống điện lạnh tống khứ được hơi nóng trong cabin ô tô ra ngoài để thay vào đó là khối không khí mát tinh khiết, người ta sẽ đủ khả năng bảo trì và sửa chữa chính xác hệ thống điện lạnh ô tô.

Tất cả các hệ thống điện lạnh được thiết kế dựa trên các đặc tính căn bản sau đây :

1.2.1 DÒNG NHIỆT :

Hệ thống điện lạnh được thiết kế để xua đẩy nhiệt từ vùng này sang vùng khác Nhiệt có tính truyền dẫn từ vật nóng hơn sang vật nguội hơn Chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật càng lớïn thì dòng nhiệt lưu thông càng mạnh.

Trang 6

Nhiệt truyền dẫn từ vật này sang vật kia theo ba cách

Sự dẫn nhiệt xảy ra giữa hai vật thể khi chúng tiếp xúc trực tiếp nhau Nếu đầu của một đoạn dây đồng tiếp xúc với ngọn lửa, nhiệt độ của ngọn lửa sẽ truyền đi nhanh chóng xuyên qua đoạn dây đồng Trong dây đồng nhiệt sẽ lưu thông từ phân tử này sang phân tử kia

1.2.1.2 Sự đối lưu :

Nhiệt có thể truyền dẫn từ vật thể này sang vật thể kia nhờ trung gian của khối không khí bao quanh chúng Đặc tính này là hình thức của sự đối lưu Lúc khối không khí được đun nóng bên trên vật thể nóng, không khí nóng sẽ bốc lên phía trên tiếp xúc với vật thể nguội hơn để làm nóng vật thể này Trong một phòng, không khí nóng bay lên trên, không khí nguội đi xuống phía dưới tạo thành vòng tròn luân chuyển khép kín, nhờ vậy các vật thể trong phòng được nung nóng đều.

1.2.1.3 Sự bức xạ :

Cho dù không có không khí giữa hai vật thể hay không có sự tiếp xúc vật lý giữa hai vật với nhau, nhiệt vẫn truyền đẫn được nhờ tia hồng ngoại Mắt trần không thể nhìn thấy tia hồng ngoại Trong trường hợp nhiệt được truyền dẫn do dẫn nhiệt và do sự đối lưu thì quá trình truyền nhiệt xảy ra tương đối chậm Nhưng nếu dẫn

Trang 7

nhiệt do bức xạ thì nhiệt được truyền dẫn với vận tốc của ánh sáng.

1.2.2 SỰ HẤP THU NHIỆT

Vật chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái : thể đặc, thể lỏng và thể khí Muốn thay đổi trạng thái của vật thể, cần phải truyền dẫn một lượng nhiệt Ví dụ lúc ta hạ nhiệt độ nước xuống 32o F (0o C), nước sẽ đông thành đá, nó đã thay đổi từ thể lỏng sang thể rắn.

Nếu đun nóng lên đến 212o F (100o ) nước sẽ sôi và bốc hơi Ở đây có điều đặc biệt thú vị khi thay đổi nước đá (thể đặc) thành nước (thể lỏng ) và nước thành hơi nước (thể khí ) Trong quá trình làm thay đổi trang thái của nước, ta phải tác động nhiệt vào, nhưng lượng nhiệt này không thể đo lường cụ thể được Ví dụ khối nước đá đang ở 32o F, ta nung nóng cho nó tan ra, nhưng nước đá tan ra vẫn giữ 32o F Đun nước nóng đến 212o F nước sẽ sôi Ta truyền tiếp thêm nhiệt nữa cho nước bốc hơi, nếu đo nhiệt độ của hơi nước cũng chỉ thấy 212o F chứ không nóng hơn.

Lượng nhiệt bị hấp thu mất trong nước đá, trong nước sôi để làm thay đổi trạng thái của nước gọi là ẩn nhiệt, gọi tên ẩn nhiệt vì không thể đo lường phát hiện ra nó với nhiệt kế.

Hiện tượng ẩn nhiệt là nguyên lý cơ bản của quá trình làm lạnh ứng dụng cho tất cả các hệ thống điều hoà không khí.

Aïp suất giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của máy điều hoà không khí Tác động áp suất trên mặt chất

Trang 8

lỏng sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất lỏng này Aïp suất càng lớn, điểm sôi càng cao có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi sẽ cao hơn so với dưới áp suất bình thường Ngược lại nếu giảm áp suất tác động lên một vật chất thì điểm sôi của vật ấy sẽ hạ xuống Ví dụ điểm sôi của nước ở áp suất bình thường là 100o C Điểm sôi này có thể cao hơn bằng cách tăng áp suất trên chất lỏng đồng thời có thể làm hạ thấp điểm sôi bằng cách giảm áp suất trên chất lỏng hoặc đặc chất lỏng trong chân không.

Đối với điểm ngưng tụ của hơi nước, áp suất cũng có tác dụng tương tự như thế Hệ thống điều hoà không khí, cũng như hệ thống điện lạnh ô tô ứng dụng ảnh hưởng này của áp suất đối với sự bốc hơi và ngưng tụ của một loại chất lỏng đặc biệt để sinh lạnh

Lý thuyết về điều hoà không khí có thể tóm lược trong ba nguyên tắc :

1 Làm lạnh một vật thể là rút bớt nhiệt của vật thể đó.

2 Mục tiêu làm lạnh chỉ được thực hiện tốt khi khoảng không gian cần làm lạnh được bao kín, cách ly hẳn với các nguồn nhiệt bên ngoài Vì vậy cabin ô tô phải được bao kín và cách nhiệt tốt.

3 Khi cho bốc hơi chất lỏng, quá trình bốc hơi sẽ hấp thu một lượng nhiệt đáng kể Ví dụ cho một ít rượu cồn vào lòng bàn tay, cồn hấp thu nhiệt từ lòng bàn tay để bốc hơi Hiện tượng này làm ta cảm thâïy lạnh.

Ngoài ra còn có một vài khái niệm được sử dụng trong hệ thống lạnh :

Trang 9

Không khí nóng có thể chứa nhiều hơi ẩm hơn không khí lạnh.

Không khí nóng có độ ẩm lớn nhất (chứa một lượng lớn nhất hơi nước) là khi bị làm lạnh tới một nhiệt độ xác định nào đó sẽ tạo ra các giọt nước.

Lúc này, độ ẩm của không khí là 100% Độ ẩm của không khí có ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể của chúng ta.

Chúng ta đã biết rằng khi độ ẩm của không khí thấp hơn 60% thì khô và thích hợp vì hơi nước trong cơ thể người thoát ra dễ dàng được hấp thụ vào không khí

Khi độ ẩm của không khí vượt quá 75% thì ngột ngạt và không thích hợp vì lúc này không khí không thể hấp thụ thêm hơi nước.

Sự trao đổi nhiệt:

Sự trao đổi nhiệt sẽ diễn ra tại nơi tiếp xúc giữa hai bề mặt có nhiệt độ khác nhau.

Sự trao đổi nhiệt này sẽ kết thúc khi nhiệt độ của hai bề mặt trên được cân bằng.

Lượng nhiệt trao đổi được đo bằng Joules (J) hoặc là

Trang 10

Hình1.2.Đun sôi nước

Trong hệ thống điều hòa không khí trên ôtô thì một lượng nhiệt nào đó được lấy ra khỏi ngăn chở hành khách và truyền ra cho không khí bên ngoài.

Nhiệt hóa hơi và ngưng tụ:

Trong suốt quá trình hóa hơi hoặc ngưng tụ thì lượng nhiệt cung cấp dùng để chuyển trạng thái từ lỏng sang khí hoặc ngược lại mà nhiệt độ không thay đổi.

Hình 1.3.Nhiệt lượng cung cấp và nhiệt độ nước

1.Nước đá 2.Nước 3.Hơi nước

Ví dụ như:

- Khi nước được đun đến điểm sôi thì chuyển sang hơi nước Lượng nhiệt cần thiết cho quá trình hóa hơi hoàn toàn lượng nước trên thì được gọi là nhiệt hóa hơi.

- Năng lượng nhiệt chứa trong hơi nước truyền ra môi trường thông qua nắp vung và có các giọt nước đọng

Trang 11

lại trên nắp vung do quá trình ngưng tụ Lượng nhiệt tản ra môi trường trong suốt quá trình ngưng tụ thì được gọi là nhiệt ngưng tụ.

Sự hóa hơi và ngưng tụ ở áp suất cao:

Với áp suất khí quyển (theo mực nước biển) thì nước sẽ hóa hơi hoặc ngưng tụ tại 1000C.

Nếu ta đun sôi nước trong một bình kín thì hơi nước sẽ được tạo ra cho đến khi áp suất của hơi nước bằng với áp suất của nước.

Nước sẽ không tiếp tục bay hơi cho đến khi có một lượng hơi nước ngưng tụ vì áp suất tăng.

Kết quả của trạng thái cân bằng của nước tạo ra hơi nước và lượng hơi nước đó (hơi nước bảo hòa).

Ví dụ, khi áp suất của nước là 5 bar thì nước sẽ sôi ở nhiệt độ là 1520C.

Nếu ta tiếp tục đun thì điểm sôi sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi tất cả lượng nước trong bình đều chuyển hóa thành hơi nước Hơi nước lúc này được gọi là hơi nước quá nhiệt.

Ngược lại, chất làm lạnh được sử dụng trong hệ thống lạnh là hơi bảo hòa, nó có thể chuyển sang trạng thái lỏng.

Hình 1.4 Sự hóa hơi và ngưng tụ ở áp suất cao

Trang 12

A Không khí B Môi chất làm Nếu piston néún thể tích

không khí lại còn một nữa thì áp suất không khí tăng lên gấp đôi.

Nếu piston nén thể tích R134a lại còn một nữa thì áp suất của R134a không tăng lên mà một phần khí ga đã ngưng tụ thành chất lỏng Nếu piston đi ngược lại thì phần chất lỏng đó sẽ hóa hơi.

Áp suất chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ khi thể tích không đổi.

1.3 TẬN DỤNG CƠ BẢN CỦA VIỆC LÀM LẠNH :

Chúng ta cảm thấy hơi lạnh sau khi bơi ngay cả trong một ngày nóng Điều đó là do nước trên cơ thể đã lấy nhiệt khi bay hơi khỏi cơ thể Cũng tương tự như vậy chúng ta cũng cảm thấy lạnh khi bôi cồn lên cánh tay, cồn lấy nhiệt từ cánh tay khi nó bay hơi.

Vì vậy chúng ta có thể chế tạo một thiết bị lạnh sử dụng hiện tượng tự nhiên này tức là bằng cách cho chất lỏng lấy nhiệt từ một vật khi nó bay hơi

Một bình có khoá được đặt trong một hộp cách nhiệt tốt Một chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ thường được chứa trong bình Khi mở khoá, chất lỏng trong bình sẽ lấy đi một lượng nhiệt cần thiết từ không khí trong hộp để bay hơi rồi biến thành khí và thoát ra ngoài Lúc đó nhiệt độ

Trang 13

không khí trong hộp sẽ giảm xuống thấp hơn lúc trước khi

Chúng ta có thể làm lạnh một vật bằng cách này, nhưng chúng ta phải thêm chất lỏng vào bình bởi vì nó sẽ bị bay hơi hơi hết Cách này rất không hợp lý Chúng ta sẽ chế tạo một thiết bị làm lạnh hiệu quả hơn bằng cách sử dụng phương pháp để biến khí thành chất lỏng và sau đó lại làm bay hơi nó.

1.4 MÔI CHẤT LẠNH :

Môi chất lạnh là một chất tuần hoàn qua các chi tiết chức năng của bộ làm lạnh để tạo ra tác dụng làm lạnh bằng cách hấp thụ nhiệt từ việc giãn nở và bay hơi.

Yêu cầu củamôi chất lạnh phải đảm bảo:

Trang 14

CFC-12 (thường gọi là R-12 ) là môi chất lạnh được dùng trong các hệ thống điều hoà không khí thông thường, thoả mãn các yêu cầu trên.

Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện nay cho thấy do Clo xả ra từ CFC-12 phá huỷ tầng ôzôn của khí quyển Tầng ôzôn này có tác dụng như một tấm lọc hấp thụ các tia cực tím (UV) từ mặt trời, bảo vệ cuộc sống của động vật và thực vật khỏi ảnh hưởng của tia có hại này.

Vì vậy, cần phải thay thế CFC-12 bằng một loại môi chất lạnh khác không phá huỷ tầng ôzôn.

Trong rất nhiều loại môi chất lạnh có vẻ như không ảnh hưởng đến tầng ôzôn, HFC-134a có đặc tính làm lạnh rất giống với CFC-12 đã được chọn để dùng trong hệ thống điều hoà không khí trên ôtô.

Bắt đầu từ năm 1992, hệ thống điều hoà trên xe được Toyota sản xuất đã bắt đầu sử dụng môi chất lạnh HFC-134a quá trình này đã hoàn thành vào tháng 1 năm 1994 Mặc dù HFC-134a không phá huỷ tầng ôzôn nó vẫn có xu hướng làm nhiệt độ trái đất ấm lên một chút Vì vậy để tránh nó bay vào khí quyển chúng ta nên thu hồi và tái chế HFC-134a bằng một thiết bị đặc biệt dùng cho mục đích này.

Hệ thống điều hoà không khí HFC-134a (được gọi là R-134a) và CFC-12 (được gọi R-12) không thể dùng lẫn nhau Vì vậy, phải dùng đúng loại môi chất lạnh, dầu và các chi tiết cho từng hệ thống.

Môi chất lạnh CFC bắt đầu bị hạn chế từ năm 1989 Hội nghị quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn đã đưa ra quyết

Trang 15

định này nhằm cũng cố hơn nữa về việc hạn chế sản xuất các loại CFC.

Hội nghị lần thứ tư của công ước Montreal tổ chức tháng 11 năm 1992 đã đưa ra quyết định giảm sản lượng CFC năm 1994 và 1995 xuống còn 25% so với năm 1986 và sẽ chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất CFC vào cuối năm 1995.

Nhằm triệt để tuân theo quyết định hạn chế CFC, một bộ biến đổi có thể cần để lắp trên các xe đang dùng môi chất lạnh CFC-12 Việc này liên quan đến phải thay thế một vài chi tiết để cho phép hệ thống điều hoà dùng được loại môi chất thay thế, một khi môi chất lạnh không còn trên thị trường nữa Môi chất lạnh thay thế được dùng trên xe Toyota là HFC-134a không ảnh hưởng đến tầng ôzôn Bộ biến đổi đã được phát triển gấp để cho phép các hệ thống điều hoà cũ có thể sử dụng môi chất lạnh thay thế.

* Đặc điểm của R-134a.

R -134a dùng thay thế cho R-12 ở dải nhiệt độü cao và trung bình, đặc biệt trong điều hoà không khí trong ô tô, điều hoà không khí nói chung, máy hút ẩm và bơm nhiệt Ở dải nhiệt độ thấp R -134a không có những đặc tính thuận lợi, hiệu quả năng lượng rất thấp nên không thể ứng dụng được R -134a có nhiều đặc tính giống R-12 như :

- Không cháy nổ,

- Không độc hại, không ảnh hưởng xấu đến cơ thể sống,

- Tương đối bền vững hoá và nhiệt,

- Có các tính chất tốt với kim loại chế tạo máy,

Trang 16

- Có tính chất nhiệt động và vật lý phù hợp.

Như ta đã biết nước sôi ở 100oC dưới áp suất khí quyển nhưng R-134a sôi ở -26,2oC dưới áp suất này R-134a đóng băng ở nhiệt độ -101o C dưới áp suất khí quyển

Nếu R-134a bị hở và bay vào không khí ở nhiệt độ bình thường và áp suất khí quyển, nó sẽ hấp thụ nhiệt của không khí xung quanh và sôi ngay lập tức, rồi biến thành khí R-134a cũng rất dễ ngưng tụ thành chất lỏng dưới điều kiện bị nén và lấy nhiệt.

Ở đồ thị dưới là đường đặc tính của R-134a, nó mô tả mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ Đồ thị chỉ ra ĐIỂM SÔI của R-134a ở mỗi nhiệt độ và áp suất Trên đồ thị phần phía trên đường cong là vùng trạng thái khí và phần phía dưới đường cong là vùng trạng thái lỏng Môi chất lạnh thể khí có thể biến sang thể lỏng chỉ bằng cách tăng áp suất mà không cần thay đổi nhiệt độ hay bằng cách giảm nhiệt độ mà không cần thay đổi áp suất như ở vùng 1 và 2 Ngược lại môi chất lạnh thể lỏng có thể biến thành môi chất lạnh thể khí bằng cách giảm áp suất mà không cần thay đổi nhiệt độ hay tăng nhiệt độ mà không cần thay đổi áp suất như ở vùng 3 và 4.

Trang 17

Hệ thống điều hoà không khí làm nhiệm vụ duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, cung cấp lượng không khí được lọc sạch lưu thông trong khoang hành khách của ôtô Khi thời tiết nóng, hệ thống điều hoà không khí có nhiệm vụ làm mát, giảm nhiệt độ (gọi là “làm lạnh”)ü, còn khi thời tiết lạnh, hệ thống sẽ cung cấp khí nóng để sưởi ấm, tăng nhiệt độ trong khoang hành khách (gọi là “sưởi”) Trong khoang hành khách khi xe chuyển động không khí cần luôn được lưu thông và không có bụi cũng như các mùi phát xạ từ động cơ, hệ thống truyền lực, khí xả của động cơ

Điều hoà không khí là thiết bị để :

 Điều khiển nhiệt độ

 Điều khiển lưu thông không khí

Trang 18

Vì những lý do này, thiết bị thực hiện việc điều hoà không khí sẽ gồm tối thiểu một bộ làm lạnh, một bộ sưởi ấm, một bộ điều khiển độ ẩm và một bộ thông gió Bộ điều hoà không khí trong ôtô nói chung bao gồm một bộ làm lạnh (hay hệ thống làm lạnh), một bộ sưởi ấm, một bộ hút ẩm và một bộ thông gió

2.1 HỆ THỐNG LẠNH TRÊN Ô TÔ

Hệ thống lạnh có nhiệm vụ là một hệ thống làm tăng tính tiện nghi cho ôtô bằng các cách sau:

- Làm mát không khí ở nơi có nhiệt độ cao hoặc khi trời nắng nóng.

- Làm khô không khí - Làm sạch không khí.

Hệ thống làm lạnh là thiết bị để làm lạnh hay làm khô không khí trong xe hoặc không khí được hút từ ngoài vào, để tạo ra một bầu không khí dễ chịu trong xe.

2.1.1 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CHUNG CỦA HỆ THỐNG LẠNHTRÊN ÔTÔ.

Hình 2.1 trình bày sơ đồ bố trí các cụm chi tiết chính của hệ thống làm mát trên ôtô gồm có máy nén, bộ hoá hơi, van điều khiển lưu lượng, bình chứa, bộ ngưng tụ Để tăng hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất công tác và không khí xung quanh, người ta đặt các quạt hút không khí lưu thông qua bộ hoá hơi cũng như bộ ngưng tụ Van điều khiển lưu lượng kiểu ống tiết lưu có tiết diện thông qua định cữ sẵn nên lưu lượng môi chất thông qua cố định do đó không thể điều chỉnh được cường độ làm lạnh theo nhiệt độ hiện thời ở tại khoang hành khách Trong các hệ thống điều hoà nhiều xe hiện nay sử

Trang 19

dụng kiểu van giãn nở điều khiển được lưu lượng môi chất lạnh lỏng hoá hơi qua van tuỳ theo nhiệt độ hiện thời trong khoang hành khách Các đường ống dẫn phía cao áp thường làm bằng kim loại, các đường ống dẫn phía thấp áp làm bằng cao su tổng hợp Bộ hoá hơi, quạt hút van giãn nở và lỗ xả nước thải thường được lắp trong cùng một kết cấu thường gọi là khối làm lạnh Một số xe có khoang hành khách dài, để tăng hiệu quả làm mát, trong hệ thống bố trí hai khối làm lạnh: một ở khoang phía trước và một ở khoang phía sau Mỗi khối có công tắc điều khiển riêng (hình 2.1).

Hệ thống điện lạnh ô tô là một hệ thống áp suất khép kín, được kết cấu với các bộ phận chính sau đây :

 Bộ ngưng tụ còn gọi là giàn nóng,

 Bình lọc/ hút ẩm môi chất,

 Van giãn nở hay van tiết lưu.

 Bộ hoá hơi (giàn lạnh)

Hình2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hoà không khí

Trang 20

Hệ thống điện lạnh hoạt động theo các bước cơ bản sau đây nhằm truất nhiệt, làm lạnh khối không khí và phân phối luồng khí mát :

1 Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén (10) dưới áp suất cao và nhiệt độ bốc hơi cao, giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến bộ ngưng tụ (1) ở thể hơi.

2 Tại bộ ngưng tụ (1) nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp.

3 Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc/ hút ẩm (2),tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.

4 Ống tiết lưu điều tiết lưu lượng chảy vào bộ bốc hơi (giàn lạnh) (6,7), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi.

5 Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thu nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa là làm mát lạnh khối không khí trong cabin.

6 Bước kế tiếp là môi chất lạnh ở dạng thể hơi nhiệt độ cao dưới áp suất thấp được hồi về máy nén.

Để nắm vững công dụng và quá trình hoạt động của năm bộ phận chính trong hệ thống điện lạnh ô tô, chúng ta nên nhớ rằng hệ thống này được chia thành hai phần : Phần cao áp nhiệt và phần hạ áp nhiệt Phần cao áp nhiệt thuộc phía môi chất được bơm đi dưới áp suất và nhiệt độ cao Phần hạ áp nhiệt của hệ thống là phần môi chất lạnh hồi về máy nén dưới áp suất thấp và nhiệt độ thấp

Trang 21

Hình 2.2 Sơ đồ kết cấu hệ thống lạnh trên ôtô.

1 Động cơ ôtô 2 Máy nén 3 Giàn lạnh 4 Quạt giàn lạnh5 Van tiết lưu

6 Bình lọc/hút ẩm 7 Giàn nóng 8 Quạt giàn nóng 9 Lyhợp điện từ.

Chu trình làm lạnh

Chu trình làm lạnh bắt đầu ở máy nén (2) Máy nén hút môi chất lạnh ở thể hơi áp suất thấp (khoảng 2,06 bar (2,13 Kg/cm2)) từ giàn lạnh (3) và nén nó đến áp suất khoảng 12,07 bar (12,14 Kg/cm2) Dây đai dẫn động trên động cơ (1) quay puly của máy nén làm quay máy nén khi ly hợp điện từ (9) của máy nén đóng Hệ thống chỉ điều khiển áp suất của môi chất làm lạnh và các hoạt động của máy nén khi cần thiết Máy nén đẩy môi chất thể hơi tới giàn nóng (7) Van giãn nở (5) giống như một điểm nút trong chu trình cho phép tạo ra nhánh áp suất cao của hệ thống Môi chất ở thể khí nóng, áp suất cao lấy nhiệt từ

Trang 22

giàn lạnh cũng như nhiệt tăng thêm từ việc môi chất được máy nén nén làm áp suất tăng Tại thời điểm này môi chất lạnh có thể nóng tới 54o C.

Môi chất lạnh ở thể khí hoặc hơi nóng và áp suất cao từ máy nén đi vào giàn nóng ở áp suất cao khoảng 12,07 bar (12,14 Kg/cm2) làm cho điểm sôi của chất làm lạnh cũng tăng lên Thêm vào đó sự khác nhau giữa nhiệt độ không khí bên ngoài và của môi chất làm lạnh là rất lớn, vì vậy chất làm lạnh sẽ giải phóng (toả) nhiệt rất nhanh vào dòng không khí thổi qua bề mặt giàn nóng Hơi nóng khoảng 54o C sẽ giảm nhanh nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ sôi của nó và hơi nóng đó ngưng tụ thành chất lỏng, nó giải phóng phần lớn nhiệt hoặc nhiệt ẩn khi ngưng tụ Dòng khí thổi qua giàn nóng sẽ giảm khi xe không chuyển động hoặc dừng chờ đèn giao thông Để bù vào đó hệ thống điều hoà còn được trang bị thêm quạt điện (8) để tăng thêm dòng khí khi cần thiết.

Sau khi dòng môi chất lạnh đi qua bình lọc/hút ẩm (6) chúng được lọc hơi ẩm và tạp chất bẩn rồi sau đó chúng đi vào van giãn nở Van giãn nở ngăn dòng môi chất làm lạnh lại và chỉ cho từng lượng nhỏ đi qua các đường dẫn của nó đến giàn lạnh Aïp suất của dòng môi chất lạnh ở nhánh áp suất cao của van giãn nở có thể đạt 17,23 bar (17,98 Kg/cm2)hoặc cao hơn Van giãn nở sẽ giảm áp suất đó xuống khoảng 2,06 bar (2,13 Kg/cm2) ỏ nhánh áp suất thấp Ở nhánh này nhiệt độ của môi chất lạnh ở thểt lỏng giảm xuống từ 54o C tới khoảng -1o C và điểm sôi của chúng giảm xuống Khi môi chất lạnh đi qua van giãn nở chúng được phun thành dạng sương Điều đó làm tăng

Trang 23

diện tích tiếp xúc của môi chất lạnh với giàn lạnh vì vậy nó dễ dàng hấp thụ nhiệt khi đi qua dàng lạnh.

Khi dòng môi chất đi vào giàn lạnh, môi chất lạnh ở dạng sương mù có áp suất thấp Ở nhiệt độ thấp này ( khoảng -1o C) môi chất lạnh hấp thụ nhanh chóng lượng nhiệt từ khoang hành khách Một quạt điện (4) thổi dòng khí ấm bên trong xe qua giàn lạnh tại đó dòng khí bị mất nhiệt và dòng khí này tiếp tục di chuyển vào khoang hành khách Khi điểm sôi của chất làm lạnh thấp xuống nó nhanh chóng chuyển sang thể khí cho phép chúng giữ lượng nhiệt lớn (nhiệt ẩn) do hoá hơi Sau khi lấy nhiệt ở giàn lạnh môi chất lạnh ở thể khí đi vào máy nén ở đó chung bắt đấu thực hiện một chu trình mới.

 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hoà trên một số loại xe.

Ga lỏng và nhiệt độ caoGa lỏng và nhiệt độ thấpGa khí và nhiệt độ thấpGa khí và nhiệt độ cao

1 Giàn ngưng; 2 Máy nén; 3 Giàn lạnh.; 4 Bình hút ẩm; 5 Van giãn nở; 6 Giàn lạnh sau

Trang 24

Ga lỏng và nhiệt độ caoGa lỏng và nhiệt độ thấpGa khí và nhiệt độ thấpGa khí và nhiệt độ cao

1 Bình lọc, hút ẩm; 2 giàn ngưng; 3 Két nước làmmát; 4 Máy nén;

5 Động cơ; 6 Giàn lạnh; 7 Van tiết lưu; 8 Quạt gió; 9 Ống dẫn lạnh sau.

Ga khí và nhiệt độ thấpGa lỏng và nhiệt độ thấpGa lỏng và nhiệt độ cao

Ga khí và nhiệt độ cao

Hình 2.5 Hệ thống điều hoà không khí trên

xe Siena.

Trang 25

1 Giàn ngưng; 2 Máy nén; 3 Bình sấy (bình hút

ẩm);

2.1.2 NGUYÊN LÝ LÀM LẠNH.

Sự giãn nở và sự bay hơi.

Trong hệ thống làm lạnh cơ khí, khí lạnh được tạo ra bằng phương pháp sau:

- Môi chất lạnh thể lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao được chứa trong bình

Hình 2.6 Chu kì lưu thông của môi chất lạnh trong hệ

thống lạnh ôtô Ford.

1.Máy nén 2.Giàn lạnh 3.Van tiết lưu 4.Bìnhlọc/hút ẩm 5.Giàn nóng.

Trang 26

- Sau đó môi chất lạnh thể lỏng được xả vào giàn bay hơi (giàn lạnh) qua một lỗ nhỏ gọi là van giãn nở, cùng lúc đó

Hình 2.7.Phương pháp tạo ra khí

lạnh trên ôtô.

1.Bình chứa 2.Van tiết lưu 3.Giànbay hơi 4.Bơm.

nhiệt độ và áp suất môi chất lạnh thể lỏng cũng giảm và một ít môi chất lỏng chuyển thành hơi.

Môi chất lạnh có áp suất và nhiệt độ thấp chảy vào trong bình chứa gọi là giàn bay hơi Trong giàn bay hơi, môi chất lạnh thể lỏng bay hơi, trong quá trình này nó lấy nhiệt từ không khí xung quanh.

Trong hệ thống làm lạnh cơ khí, việc ngưng tụ khí môi chất lạnh được thực hiện bằng cách tăng áp suất sau đó giảm nhiệt độ Khí môi chất lạnh sau khi ra khỏi giàn lạnh bị nén bởi máy nén Trong giàn ngưng (giàn nóng) khí môi chất lạnh bị nén sẽ toả nhiệt vào môi trường xung quanh và nó ngưng tụ thành chất lỏng Môi chất lạnh thể lỏng sau đó trở về bình chứa.

Hình 2.8 Sự ngưng tụ khí R-134a

1.Máy nén 2.Giàn ngưng 3.Bình chứa.

Trang 27

Chu trình làm lạnh sử dụng trên hệ thống điều hòa không khí sử dụng hai phương pháp làm hóa hơi chất làm

Hệ thống làm lạnh phía trước điều khiển lượng chất đi vào két lạnh sử dụng ống tiết lưu Hệ thống lạnh phía sau điều khiển lượng chất đi qua bằng van tiết lưu Thiết bị làm hút ẩm, máy nén, két nóng là những thiết bị chung và có ở cả hai loại Thiết bị thu nhận và hút ẩm ở chu trình làm lạnh sử dụng van tiết lưu thì được loại bỏ.

CHU TRÌNH LÀM LANH PHÍA TRƯ ÏÛƠC

Ga khí và nhiệt độ caoGa khí và nhiệt độ thấpGa lỏng và nhiệt độ thấpGa lỏng và nhiệt độ cao

Hình 2.9.Chu trình làm lánh sử dụng ống

tiết lưu.

1 Két ngưng tụ; 2 Máy nén; 3 Nối từ chu trình lạnhsau; 4 Quạt điều hòa-sưởi; 5 Két hóa hơi phía trước;6.Ống tiết lưu; 7 Đi đến chu trình lạnh phía sau; 8.Bình lọc/hút ẩm; 9 Quạt phụ.

Trang 28

Lượng nhiệt cần thiết cho bay hơi được lấy từ không khí bên ngoài và không khí lạnh được phân phối vào trong nhờ quạt sưởi-điều hòa (4)

Nguyên lý:

- Chu trình làm lạnh được chia ra là một bên cao áp và một bên thấp áp.

Sự hóa hơi của môi chất làm lạnh được thực hiện bên áp suất thấp và ngưng tụ bên áp suất cao.

Hoạt động:

- Môi chất làm lạnh ở thể khí được dẫn và được nén bởi máy nén (2) Lúc này nhiệt độ của nó khoảng 500C đến 1100C.

- Khí nóng sau đó được bơm vào két ngưng tụ (1) Két ngưng tụ có chứa nhiều lá tản nhiệt Môi chất làm lạnh được làm lạnh bởi không khí đi qua do quạt phụ hoặc quạt tản nhiệt để ngưng tụ.

- Môi chất làm lạnh lỏng đi qua ống tiết lưu làm áp suất và nhiệt độ giảm đột ngột Do vậy, môi chất làm lạnh hóa hơi.

- Ống tiết lưu này được đặt trước đường ống vào của két lạnh (5) Khi hoá hơi thì môi chất lạnh nhận nhiệt của luồng không khí qua nó do đó làm cho khối không khí trong cabin trở nên lạnh.

- Không khí lạnh được đẩy vào trong xe thông qua hệ thống phân phối không khí nhờ quạt sưởi-điều hòa.

Trang 29

CHU TRÌNH LÀM LANH PHÍA SAUÛ

Ga khí và nhiệt độ caoGa lỏng và nhiệt độ caoGa lỏng và nhiệt độ thấpGa khí và nhiệt độ thấp

Hình 2 10 Chu trình làm lạnh sử dụng van tiết lưu.

1 Két ngưng tụ; 2 Máy nén; 3 Nối từ chu trìnhlạnh trước; 4 Quạt điều hòa-sưởi; 5 Két hóa hơi phíatrước; 6.Van tiết lưu; 7 Đi đến chu trình lạnh phíatrước; 8 Bộ tích tụ và tách ẩm; 9 Quạt phụ.

Nguyên lý:

- Không có sự khác biệt cơ bản giữa hai kiểu làm lạnh sử dụng van mở

rộng hoặc vòi phun miệng cố định Chất làm lạnh hóa hơi bên áp thấp và ngưng tụ bên cao áp.

- Chỉ có một sự khác biệt quan trọng đó là van mở rộng điều khiển được thay thế cho vòi phun có tiết diện cố định.

Hoạt động:

- Chất lạnh dạng khí được đưa vào và nén bởi máy nén (2) Lúc này nhiệt độ của nó nằm trong khoảng từ 500C đến 1100C.

Trang 30

- Chất khí sau đó được bơm tới két ngưng tụ Két ngưng tụ có chứa rất nhiều các lá tản nhiệt Vì thế mà chất làm lạnh được làm nguội do không khí được thổi qua các lá tản nhiệt đó làm chất làm lạnh ngưng tụ.

- Chất làm lạnh lỏng sau khi ngưng tụ được dẫn vào két hóa hơi (5) một lượng vô cùng chính xác nghĩa là nhiệt độ và áp suất được điều khiển bởi van giãn nở (6’) Sự giảm áp suất đột ngột làm chất làm lạnh lỏng hóa hơi.

- Lượng nhiệt cần thiết cho sự hóa hơi được lấy từ không khí thổi qua két hóa hơi và không khí lạnh được đẩy vào hệ thống phân phối không khí bằng quạt gió (4).

Do sự bay hơi của môi chất lạnh thể lỏng trong giàn lạnh nên nhiệt của dòng khí ấm đi qua thân giàn lạnh được truyền cho môi chất lạnh.

Tóm lại, tất cả môi chất lạnh thể lỏng đều biến thành dạng khí trong giàn lạnh và chỉ có khí môi chất lạnh mang nhiệt này đi vào trong máy nén Sau đó quá trình này lặp lại.

2.1.3 CÁC CỤM CHI TIẾT CHÍNH :2.1.3.1 Máy nén.

Máy nén là quả tim của hệ thống điện lạnh ô tô Nó chia hệ thống thành hai phần cụ thể : Phần cao áp nhiệt và phần hạ áp nhiệt Công dụng chính của máy nén là hút môi chất lạnh ở thể hơi áp suất thấp từ giàn lạnh, sau đó nén môi chất lên áp suất cao (7- 18 bar ) Nhờ máy nén, hơi khí môi chất lạnh được ép đến nhiệt độ cao hơn rất nhiều đối với nhiệt độ môi trường chung quanh Vì vậy phải cần đến bộ ngưng tụ (giàn nóng ) có quạt gió

Trang 31

* Kiểu tịnh tiến

giải nhiệt làm hạ nhiệt độ môi chất, biến môi chất từ thể khí thành thể lỏng.

Công dụng thứ hai của máy nén đẩy hay bơm môi chất lạnh chạy xuyên qua bộ ngưng tụ dưới nhiều áp suất khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu hoạt động của hệ thống.

Trong hệ thống điện lạnh ô tô, máy nén được gắn bên hông động cơ và do động cơ ô tô dẫn động.

Có nhiều kết cấu máy nén khác nhau: kiểu cơ cấu trục khuỷu, kiểu dùng tấm lắc, kiểu cánh gạt Máy nén được dẫn động quay từ puly trục khuỷu động cơ nhờ bộ truyền động đai Trong hệ thống điều hoà không khí ôtô hiện nay thông dụng là các máy nén piston kiểu tấm lắc và máy nén kiểu cánh gạt Các loại máy nén có ưu điểm là có khả năng thay đổi thể tích làm việc.

Máy nén được phân loại như sau:

* Kiểu quay - Kiểu cánh gạt xuyên Kiểu piston Kiểu đĩa chéo

Kiểu cánh gạt xuyên

Mỗi cánh gạt của máy nén cánh gạt xuyên được chế tạo liền với cánh đối diện của nó Có hai cặp cánh gạt như vậy, mỗi cặp đặt vuông góc với nhau trong khe của rôto Khi rôto quay, cánh gạt dịch chuyển theo phương hướng kính trong khi hai đầu nó trượt trên mặt trong của xylanh.

Trang 32

Hình2.11 Máy nén kiểu

cánh gạt xuyên.

1.Phớt trục 2.Roto 3.Cánh gạt

Hình2.12 Hoạt động của cánh

1.Cửa hút 2.Môi chất lạnh 3.Cửa xả4.Van xả 5.Tấm chặn van.

Kiểu piston :

Trong máy nén tịnh tiến, được thực hiện nhờ chuyển quay trục khuỷu thông qua cơ cấu khuỷu trục thanh truyền.

Loại này có thể được thiết kế nhiều xilanh thẳng hàng, bố thí dọc trục (blốc nằm ), hoặc bố trí hình chữ

Trang 33

V Trong quá trình hoạt động mỗi xilanh thực hiện thì hút và thì nén Trong thì hút, máy nén hút môi chất lạnh của phần thấp áp nhiệt của

bộ bốc hơi (giàn lạnh ) vào xilanh máy nén qua van hút.

Hình 2.13 Máy nén kiểu trục khuỷu.

1.Van hút dùng khi sửa chữa 2.Chặn van 3.Van xả 4.Tấmvan 5.Thanh truyền 6.Trục khuỷu 7.Phớt trục 8.Đĩa làmkín 9.Piston 10.Van hút 11.Lõi van 12.Van xả dùng khi sửachữa.

Trong quá trình nén, van hút đóng kín, piston chạy lên nén chặt môi chất lạnh đang ở thể khí, làm tăng nhanh chóng áp suất và nhiệt độ môi chất, kế đến van xả lưỡi gà mở, môi chất lạnh được đẩy đến bộ ngưng tụ Van xả lưỡi gà là điểm xuất phát của phần cao áp nhiệt của hệ thống Van lưỡi gà được chế tạo từ thép lá lò xo

Trang 34

mỏng, dễ bị gãy hoặc trởí nên yếu nếu tiến hành nạp môi chất sai kĩ thuật.

Thông thường người ta gọi phía bên van hút của máy nén là phần áp nhiệt thấp, phía bên van xả của máy nén là phần áp nhiệt cao

Trang 35

 Kiểu đĩa chéo.

Hình 2.14 Máy nén kiểu đĩa chéo.

1.Van xả 2.Tấm van 3.Van hút 4.Đĩa chéo 5.Piston6.Phớt trục 7.Trục.

Một số cặp piston được đặt trên đĩa chéo cách nhau một khoảng 72o cho máy nén 10 xylanh hay 120o cho máy nén 6 xylanh Khi một phía của piston ở hành trình nén thì phía kia ở hành trình hút

Máy nén này có đặc điểm là mỗi piston (nén môi lạnh dạng khí) có thêm một cơ cấu thay đổi dung tích Nó có khả năng chạy cả 10 xylanh (hoặc 6xylanh), công suất 100%, hay chỉ chạy 5xylanh (hoặc 3xylanh) trước, một nửa công suất (50%), do đó giảm được mất mát công suất động cơ.

Vị trí trong chu trình làm lạnh Với chu trình làm

lạnh sử dụng vòi phun thì nó nằm giữa bộ hóa hơi và két ngưng tụ.

Trang 36

Mục đích Tăng áp suất và nhiệt độ của chất

làm lạnh dạng khí.

Bơm chất làm lạnh dạng khí.

Kết cấu Ta khỏa soát máy nén kiểu blốc nằm,

là loại máy nén 6 xy lanh, đĩa lệch Trục dẫn động (3) của máy nén được dẫn động từ động cơ thông qua một dây curoa.

Có 3 piston kép (1) bố trí xung quanh trục dẫn động trong 6 xy lanh Pistion di chuyển nhờ đĩa lệch (6) gắn trên trục dẫn động Khi đĩa quay thì nó sẽ làm cho piston đi tới và lui trong xy lanh Chất làm lạnh dạng khí vào và ra thông qua van đĩa (4) và (9).

Có cơ cấu thay đổi dung tích được đặt ở phía sau của máy nén và được lắp thành một cụm bao gồm piston và các chi tiết khác như van điện từ , van một chiều và van làm kín trục; 3.Đầu nối trục ly

Trang 37

Máy nén được bôi trơn bằng một loại dầu đặc biệt Loại dầu này bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy nén Dầu dùng cho R-134a là loại PAG tổng hợp.

Dầu bôi trơn chủ yếu chứa ở cacte của máy nén và tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh, do vậy nó phải có tính chất hoá lý ổn định, không phản ứng hoá học với môi chất và không gây nên những hậu quả xấu khác.

Trong số các môi chất được sử dụng cũng có một số môi chất có tác dụng hoá học yếu với dầu bôi trơn, nhưng ở những điều kiện làm việc bình thường những phản ứng này xảy ra rất yếu và không gay ra hậu quả nghiêm trọng nếu dầu có chất lượng cao và hệ thống tương đối khô và sạch Khi trong hệ thống có một lượng đáng kể không khí và ẩm thì thường sẽ dẫn đến những phản ứng hoá học giữa những chất này với môi chất và dầu Kết quả của sự tương tác này là gây nên tổn hao dầu và tạo thành các chất gây ăn mòn và cặn bẩn Các quá trình này được tăng cường nếu nhiệt độ hơi nén ở đầu đẩy máy nén càng cao và thường cũng ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của van, piston, nắp xilanh và ống đẩy

Môi chất lạnh hoà tan dầu trong cácte máy nén sẽ làm giảm độ nhớt của dầu và khả năng bôi trơn nên phải chọn dầu có độ nhớt cao hơn.

Dầu tuần hoàn cùng môi chất trong hệ thống còn làm giảm hệ số lạnh và công suất thiết bị vì nó làm giảm khả năng truyền nhiệt ở các thiết bị trao đổi nhiệt.Việc hồi dầu về máy nén phụ thuộc vào ba yếu tố : Mức độ hoà tan dầu của môi chất, kiểu thiết bị bay hơi và nhiệt

Trang 38

độ sôi của môi chất Với những môi chất hoà tan dầu, việc hồi dầu dễ dàng hơn nhiều so với các môi chất không hoà tan dầu Chẳng hạn khi môi chất sử dụng là NH3, do nó nhẹ hơn dầu nên phần lớn dầu tách khỏi môi chất lỏng và đọng lại ở những vị trí thấp nhất của hệ thống Vì vậy, ở đáy các bình chứa, thiết bị bay hơi, bình tách lỏng, có các bầu chứa dầu và dầu được xả định kì về máy nén Trong các hệ thống lạnh có môi chất không cho phép hồi dầu hoàn toàn (môi chất không hay ít hoà tan dầu) hoặc ở các hệ thống dùng môi chất hoà tan dầu nhưng có nhiệt độ bay hơi thấp hơn -18o C người ta thường đặt bình tách dầu ở đầu đẩy của máy nén để thu hồi lại dầu không cho đi vào hệ thống.

Dầu máy nén bôi trơn máy bằng cách hoà tan vào trong môi chất và tuần hoàn trong mạch làm mát Vì vậy nên dùng những loại dầu sau:

* Dầu nên dùng.

dùng cho hệ thống R-134a không được dùng lẫn cho hệ thống R-12 Nếu dùng sai loại dầu, nó có thể làm kẹt máy nén Vì do dầu máy nén dùng cho ga R-12 không hoà tan trong ga R-134a nó sẽ không tuần hoàn trong mạch làm lạnh và không thể quay về máy nén Điều này làm giảm tuổi

Trang 39

thọ của máy nén một cách rõ rệt Vì vậy dầu chính xác như dầu glycol polyalky-lene (nó hoà tan rất tốt trong R-134a) phải được dùng trong hệ thống làm lạnh R-134a.

* Lượng dầu trong máy nén.

Nếu không đủ dầu máy nén trong mạch làm lạnh, máy nén không thể được bôi trơn đầy đủ Mặt khác nếu quá nhiều dầu, một lượng dầu lớn sẽ phủ lên thành trong của giàn lạnh giảm hiệu quả trao đổi nhiệt và khả năng làm lạnh của hệ thống Vì vậy việc đảm bảo đúng lượng dầu trong mạch làm lạnh rất quan trọng.

* Bổ sung dầu sau khi thay thế các chi tiết.

Một khi mạch làm lạnh thông với khí quyển, môi chất lạnh sẽ bay hơi và bị xả ra khỏi hệ thống Tuy nhiên do dầu máy nén không bay hơi ở nhệt độ trong phòng nên phần lớn dầu sẽ vẫn ở lại trong hệ thống Vì vậy khi thay thế các chi tiết như bình chứa/bộ hút ẩm, giàn lạnh hay giàn nóng, một lượng dầu tương đương chứa trong chi tiết cũ phải được thêm vào chi tiết mới.

Hướng dẫn dưới đây chỉ ra lượng dầu cần phải thêm khi thay thế các chi tiết.

 Máy nén .đối với máy nén mới chứa tất cả lượng dầu cần cho hệ thống Vì vậy, khi thay máy nén, đầu tiên xả và đo lượng dầu trong máy nén cũ Sau đó xả dầu từ máy mới và đổ lại

Trang 40

lượng dầu đúng bằng lượng xả ra từ máy cũ cộng thêm 20 cm3 nữa.

Điều khiển:

Van đĩa đặt trên trục dẫn động ở hai đầu của máy nén Trên van có các lỗ tổ ong và các vấu mà khi xoay nó sẽ đóng hoăc mở cửa vào ra của máy nén.

Mỗi cổng vào và ra được nối thông nhờ một đầu kín chung riêng cho đường thấp áp và đường cao áp bên trong

Chất làm lạnh dạng khí từ két hoá hơi trước và sau được hút vào qua lỗ nối áp suất thấp của máy nén.

Máy nén nén chất làm lạnh dạng khí theo lý thuyết trong khoảng từ 2 bar đến 12-18 bar, trong lúc này nhiệt độ của nó tăng lên từ 00C đến khoảng chừng 500C và 1100C.

Những thông số nhiệt độ và áp suất trên được tính toán cho hệ thống lý thuyết Trong một chiếc xe, áp suất bên phần áp thấp nằm trong khoảng 1,2 đến 3 bar, bên cao

Ngày đăng: 23/08/2012, 10:30

Hình ảnh liên quan

Hình 1.4. Sự hóa hơi và ngưng tụ ở áp suất cao - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 1.4..

Sự hóa hơi và ngưng tụ ở áp suất cao Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 1.5. Mô tả cơ bản của việc làm lạnh.1.Nhiệt kế  chứa chất lỏng dễ bay hơi, 2.  - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 1.5..

Mô tả cơ bản của việc làm lạnh.1.Nhiệt kế chứa chất lỏng dễ bay hơi, 2. Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.6. Đường cong áp suất hơi của ga điều hoà R-134a - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 1.6..

Đường cong áp suất hơi của ga điều hoà R-134a Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 2.7.Phương pháp tạo ra khí lạnh trên ôtô. 1.Bình chứa   2.Van tiết lưu   3.Giàn bay hơi  4.Bơm. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.7..

Phương pháp tạo ra khí lạnh trên ôtô. 1.Bình chứa 2.Van tiết lưu 3.Giàn bay hơi 4.Bơm Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 2.5. Hệ thống điều hoà không khí trên xe Siena. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.5..

Hệ thống điều hoà không khí trên xe Siena Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 2.8. Sự ngưng tụ khí R-134a          1.Máy nén   2.Giàn ngưng   3.Bình chứa. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.8..

Sự ngưng tụ khí R-134a 1.Máy nén 2.Giàn ngưng 3.Bình chứa Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 2.9.Chu trình làm lánh sử dụng ống tiết lưu. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.9..

Chu trình làm lánh sử dụng ống tiết lưu Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình2. 10. Chu trình làm lạnh sử dụng van tiết lưu. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2..

10. Chu trình làm lạnh sử dụng van tiết lưu Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình2.12. Hoạt động của cánh gạt. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.12..

Hoạt động của cánh gạt Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 2.13. Máy nén kiểu trục khuỷu. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.13..

Máy nén kiểu trục khuỷu Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 2.14. Máy nén kiểu đĩa chéo. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.14..

Máy nén kiểu đĩa chéo Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 2.15. Kết cấu máy nén và đĩa van. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.15..

Kết cấu máy nén và đĩa van Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 2.16. Nguyên lý hoạt động của máy nén. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.16..

Nguyên lý hoạt động của máy nén Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình2.17 .Máy nén hoạt động 100% công suất. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.17.

Máy nén hoạt động 100% công suất Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2.18. Máy nén hoạt động 50% công suất. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.18..

Máy nén hoạt động 50% công suất Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình2.21. Kết cấu của bình lọc/hút ẩm. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.21..

Kết cấu của bình lọc/hút ẩm Xem tại trang 48 của tài liệu.
SVTH - NGUYỄN THĂNH VŨ. Hình 2.22. H- Phân biệt các tình trạng khác nhau của Trang 50 - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.22..

H- Phân biệt các tình trạng khác nhau của Trang 50 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình2.27. Quạt giàn bay hơi. 1.Cánh quạt lồng sóc  2.Trục quạt. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.27..

Quạt giàn bay hơi. 1.Cánh quạt lồng sóc 2.Trục quạt Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 2.28. Chu trình dùng van điều áp EPR. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.28..

Chu trình dùng van điều áp EPR Xem tại trang 60 của tài liệu.
Hình 2.33. Vị trí của van ổn nhiệt (9) trong hệ thống điện lạnh ôtô Ford. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.33..

Vị trí của van ổn nhiệt (9) trong hệ thống điện lạnh ôtô Ford Xem tại trang 65 của tài liệu.
Hình2.35. Rơle áp suất thấp. b1.Hình dáng bên ngoài b2.Cấu tạo - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.35..

Rơle áp suất thấp. b1.Hình dáng bên ngoài b2.Cấu tạo Xem tại trang 68 của tài liệu.
Hình2.34 .Rơle áp suất cao.   b1. cấu tạo  - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.34.

Rơle áp suất cao. b1. cấu tạo Xem tại trang 68 của tài liệu.
Hình 2.37.Bản điều khiển hệ thống điện lạnh ôtô. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.37..

Bản điều khiển hệ thống điện lạnh ôtô Xem tại trang 71 của tài liệu.
Hình 2.40. Chế độ lấy gió lưu thông trong xe và đưa gió từ  giàn sưởi lên mặt . - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.40..

Chế độ lấy gió lưu thông trong xe và đưa gió từ giàn sưởi lên mặt Xem tại trang 72 của tài liệu.
Hình2.41.Chế độ thổi xuống chân và thổi tan sương. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 2.41..

Chế độ thổi xuống chân và thổi tan sương Xem tại trang 73 của tài liệu.
2 Hình dạng và kích thước của đầu nối thay đổi. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

2.

Hình dạng và kích thước của đầu nối thay đổi Xem tại trang 74 của tài liệu.
Hình3.5 .Hú t chân không. - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

Hình 3.5.

Hú t chân không Xem tại trang 77 của tài liệu.
là quá thấp để phát hiện rò rỉ trong hệ thống R134a Hình vẽ trên minh - DIEU HOA KHONG KHI TREN O TO.doc

l.

à quá thấp để phát hiện rò rỉ trong hệ thống R134a Hình vẽ trên minh Xem tại trang 82 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan