“Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

60 296 4
“Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

Chuyên đề thực tập. ---o0o--- LỜI MỞ ĐẦU. Trong nền kinh tến thế giới hiện nay, xuất khẩu là một trong những hoạt động rất được coi trọng. Đối với Việt Nam, dưới sự chỉ đạo, quản lý và điều tiết của nhà nước, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu (XK) nói riêng ngày càng phát triển, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, ngành sản xuất các sản phẩm gốm sứ và hàng TCMN là nhóm hàng sử dụng nhiều yếu tố đầu vào sẵn có của nền kinh tế nặng tính nông thôn như Việt Nam, cùng với việc thu hút nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn, vì thế ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có sự đóng góp cho phát triển nền kinh tế - xã hội rất lớn. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thì những giải pháp để phát triển nhóm hàng này càng cần được quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, các mặt hàng TCMN là những mặt hàng có tính văn hoá cao, rất được các khách hàng nước ngoài ưa chuộng, trong đó có Nhật Bản. Tuy Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng nếu so sánh với các nước khác xuất khẩu vào thị trường này, tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn. Mặt khác, sản phẩm TCMN của Việt Nam còn rất nhiều những bất cập và hạn chế, từ đó làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ những lý do trên, thông qua việc phân tích tích tình hình XK của công ty TNHH SoVina, em đã chọn đề tài “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản” để làm đề tài chuyên đề thực tập. Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần chính sau: Chương 1: Những lý luận cơ bản về xuất khẩu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của gốm sứ , hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản của công ty TNHH SoVina. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản. Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn và các cán bộ của công ty TNHH SoVina đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP: 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU: I.1 Khái niệm, vai trò của XK sản phẩm hàng hóa ở Doanh Nghiệp: I.1.1 Khái niệm: XK là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.XK (XK) được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp.Dưới góc độ kinh doanh, XK là việc bán các hàng hóa, dịch vụ. Dưới góc độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia. I.1.2 Vai trò: XK là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nó có những vai trò cơ bản sau đây: - XK tạo nguồn vốn cho nhập khẩu: để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đậi hóa đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại… Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: XK, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, XK lao động… XK chính là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu. Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- - XK góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. XK không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. XK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Do có nhiều thị trường nên việc phân tán rủi ro do cạnh tranh là khá dễ dàng. Bên cạnh đó, XK tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nân cáo năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong XK, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất. - XK tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. XK làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra, XK gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hóa XK, XK làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hóa XK. I.2 Các hình thức XK và quy trình XK hàng hóa ở Doanh nghiệp: I.2.1 Các hình thức XK: I.2.1.1 XK trực tiếp: Là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàngthị trường nước ngoài. Công ty sẽ thực hiện tất cả các chức năng của XK. Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- I.2.1.2 XK gián tiếp: Là việc các công ty bán hàng hóa ra thị trường nước ngoài thông qua người thứ ba (trung gian thương mại). Các trung gian thương mại chủ yếu trong kinh doanh XK là các đại lý, nhà môi giới. Với hình thức XK này công ty sẽ ít găp rủi ro hơn nhưng lại thiếu sự liên hệ với thị trường, không kiểm soát được thị trường và có thể mất đi những cơ hội kinh doanh. I.2.1.3 Tái XK: Là hình thức kinh doanh XK mà công ty XK trở lại ra nước ngoài những hàng hóa mà trước đây đã nhập khẩu, không qua chế biến, gia công tại nước tái xuất, nhằm thu về lượng ngoại tệ lớn hơn lượng ban đầu bỏ ra. Luôn có ba chủ thể tham gia trong hình thức XK này: bên XK, bên tái XK và bên nhập khẩu. I.2.1.4 XK đối lưu: Là hình thức mua bản hàng hóa quốc tế trong đó XK kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hóa bán đi có giá trị tương đương với lượng hàng hóa nhận về. Nhờ hình thức kinh doanh này, các bên có được hàng hóa phục vụ cho nền kinh tế đất nước khi thiếu ngoại tệ để nhập khẩu, giảm được các thủ tục phức tạp về thanh toán. Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- I.2.1.5 Gia công quốc tế: Là hình thức kinh doanh quốc tế trong đó một bên (bên đặt gia công) sẽ cung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên khác (bên nhận gia công) để chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu, giao cho bên kia để nhận một khoản tiền (được gọi là phí gia công). I.2.1.6 XK tại chỗ: Là hình thức kinh doanh XK còn khá mới nhưng đã được phổ biến rộng rãi. Các doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài ngay trên lãnh thổ quốc gia mình. Do đó, giảm được chi phí cũng như rủi ro, góp phần gia tăng lợi nhuận. I.2.1.7 XK ủy thác: Là hình thức kinh doanh XK trong đó các công ty chỉ đóng vai trò trung gian XK thực hiện những thủ tục cần thiết để xuất hàng thay cho nhà sản xuất và hưởng phí uỷ thác. I.2.2 Quy trình XK: Hoạt động XK hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực các ngành của nền kinh tế. Các hình thức ban đầu của XK chỉ là hoạt Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, cho đến nay nó thay đổi rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Hoạt động XK bao gồm các khâu cơ bản sau đây: - Nghiên cứu thị trường. - Huy động nguồn hàng cho XK. - Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng. - Thực hiện hợp đồng XK. - Đánh giá hoạt động XK. 1.2.2.1 Nghiên cứu thị trường: Khâu đầu tiên của hoạt động XK là nghiên cứu thị trường, để lựa chọn thị trường XK thích hợp, lựa chọn cho được những mặt hàng phù hợp, lựa chọn bán hàng, phương thức mua bán… qua đó xây dựng phương án kinh doanh phù hợp trên thị trường quốc tế. Để nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chú ý đến một số các thông tin sau: - Thông tin sơ cấp và thứ cấp về hàng hóa: + Thương phẩm của hàng hóa: giúp cho DN thấy được giá trị, công dụng và tính chất của hàng hóa. + Yên cầu của thị trường đối với hàng hóa: + Phạm vi lưu thông hàng hóa. Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- + Tình hình sản xuất mặt hàng như: yếu tố thời vụ, năng lực sản xuất của doanh nghiệp… + Chi kì sống của sản phẩm: +Một số chỉ tiêu cơ bản về hiệp quả kinh doanh mặt hàng như: tỷ suất ngoại tệ XK… - Thông tin về thị trường: + Thông tin về đất nước, con người, tình hình kinh tế chính trị, xả hội… + Thông tin về kinh tế cơ bản của thị trường như: GDP, Thu nhập bình quân đầu người, tỉ giá hối đoái, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ… … - Thông tin về khách hàng, bạn hàng: Với hình thức XK hàng hóa và dịch ụ thì phải giải quyết xem nên XK trực tiếp hay thông qua trung gian. Hầu hết các công ty chỉ sử dụng các trung gian phân phối trong những điều kiện cần thiết. Khi đã phát triể đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường thì họ thích sử dụng hình thức XK trực tiếp hơn. Trong hình thức này các công ty giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Trong trường hợp công ty chưa đủ mạnh hoặc do đặc điểm thị trường khó thâm nhập vì người tiêu dùng không tin tưởng vào các tổ chức phân phối của người nước ngoài thì công ty phải sử dụng trung gian, các kênh phân phối của thị trường đó. Nếu sử dụng trung gian thì công ty cần lựa chọn các trung gian Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- phân phối cụ thể sẽ tham gia vào hoạt động đó. Thực tế cho thấy doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn khi hoạt động trên thị trường nước ngoài nếu chọn các trung gian phân phối một cách ngẫu nhiên và không có kế hoạch rõ rang. Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả tìm kiếm khách hàng hay các trung gian phân phối, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ. Các doanh nghiệp không nên căn cứ vào lời quảng cáo, tự giới thiệu, mà cần tìm hiểu đối tác về thái độ chính trị của họ, khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trong kinh doanh. - Thông tin về giá quốc tế của sản phẩm, mặt hàng: yêu cầu đối với giá quốc tế của hàng hóa là phải mang tính đại diện cho mặt hàng, phải được tính và thanh toán bằng ngoại tệ có thể chuyển đổi, đảm bảo giá trong hợp đồng được mua bán thường xuyên… 1.2.2.2 Huy động nguồn hàng cho XK: Có hai phương thức huy động nguồn hàng XK: Thứ nhất: lấy mặt hàng làm đối tượng nghiên cứu: Theo phương pháp nay, người ta nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ của từng mặt hàng. Nhờ đó, biết được tình hình chung về khả năng sản xuất, nhu cầu XK từng mặt hàng. Thứ hai: lấy đơn vị sản xuất làm cơ sở nghiên cứu: Theo phương pháp này, người ta theo dõi năng lực sản xuất và cung ứng của từng cơ sở sản xuất. Năng lực này thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47. Chuyên đề thực tập. ---o0o--- - Số lượng, chất lượng hàng hóa cung ứng. - Giá thành sản phẩm. - Trình độ công nhân. - Trang thiết bị máy móc. Phương pháp này lấy đơn vị sản xuất làm cơ sở nghiên cứu giúo nắm bắt được tình hình cung ứng của từng xí nghiệp, địa phương nhưng lại không nắm bắt được tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng, nên thông thường các đơn vị kinh doanh XK áp dụng linh hoạt cả hai phương pháp. Tổ chức tạo nguồn hàng XK cũng là một công đoạn quan trọng. Nguồn hàng XK có thể được huy động ở các xưởng của doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp khác. Để công tác tạo nguồn hàng đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần tổ chức, bố trí, đầu tư các cơ sở sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thiết kế hệ thống các kênh thu mua sao cho đảm bảo thu mua đủ về số lượng yêu cầu, tốt về chất lượng với chi phí hợp lý và đúng tiến độ, bảo đảm chi phí vận chuyển, dự trữ, bảo quản là thấp nhất có thể. 1.2.2.3 Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng: 1.2.2.3.1 Giao dịch và đàm phán: Sau khi đã có đầy đủ thông tin về đối tác và đã huy động được nguồn hàng, để chuẩn bị giao dịch, các doanh nghiệp tiến hành tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp quảng cáo, tham quan, thư từ, điện tín, điện thoại. Nguyễn Sơn Tùng - Lớp Thương Mại Quốc Tế 47.

Ngày đăng: 05/08/2013, 09:33

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Thu nhập bình quân của nhân viên công ty qua các năm. - “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

Bảng 1.

Thu nhập bình quân của nhân viên công ty qua các năm Xem tại trang 27 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập bình quân của nhân viên công ty tăng hàng năm trung bình 27.881%.Với mức thu nhập như hiện nay, nhân viên công  ty sẽ đảm bảo được cuộc sống hơn. - “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

ua.

bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập bình quân của nhân viên công ty tăng hàng năm trung bình 27.881%.Với mức thu nhập như hiện nay, nhân viên công ty sẽ đảm bảo được cuộc sống hơn Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2007. - “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

Bảng 3.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2007 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Từ 2 bảng số liệu trên ta thấy, trong các năm 2004-2007, tổng giá trị XK gốm sứ và hàng TCMN của công ty chiếm 20% tổng doanh thu - “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

2.

bảng số liệu trên ta thấy, trong các năm 2004-2007, tổng giá trị XK gốm sứ và hàng TCMN của công ty chiếm 20% tổng doanh thu Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 5: Kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gia dụng và hàng TCMN sang một số thị trường. - “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

Bảng 5.

Kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gia dụng và hàng TCMN sang một số thị trường Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 6: Thị trường XK gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng năm 2007. - “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

Bảng 6.

Thị trường XK gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng năm 2007 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 7: Tham khảo giá một số lô hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng XK trong kỳ. - “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản”

Bảng 7.

Tham khảo giá một số lô hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng XK trong kỳ Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan