Thái độ sinh viên khóa 8 khoa kinh tế QTKD đối với máy tính xách tay

11 272 0
Thái độ sinh viên khóa 8 khoa kinh tế   QTKD đối với máy tính xách tay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay TÓM TẮT Hiện nay, có rất nhiều sinh viên Trường ĐẠI HỌC AN GIANG sử dụng máy tính xách tay để phục cho việc học tập, giải trí sau những giờ học căng thẳng. Bên cạnh đó cũng không ít phần sinh viên không đủ điều kiện vật chất để có khả năng trang bị cho mình một chiếc máy tính xách tay. Vì thế đề tài này tìm hiểu về thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với máy tính xách tay bao gồm cả những sinh viên có và không có máy tính xách tay hiện nay. Mục đích của cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu một cách có khoa học về thái độ của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế QTKD đối với máy tính xách tay. Qua đó có những đóng góp, đề xuất ý kiến cho đoàn khoa, nhà trường và các bạn sinh viên để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên khoa Kinh tếsinh viên của các khoa khác. Do nghiên cứu còn hạn chế về mặt quy mô và thời gian nhưng có thể nói đề tài này có tính thiết thực để làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn, phạm vi rộng hơn sau này. Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước tuần tự là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là phương thức thảo luận tay đôi với dàn bài thảo luận để thu thập ý kiến làm cơ sở xây dựng bản hỏi. Nghiên cứu chính thức chia thành 2 giai đoạn lấy mẫu: Giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức. Kết quả tổng hợp được của giai đoạn phỏng vấn chính thức sẽ được sử lý và làm sạch bằng phần mềm Excel. Kết quả phân tích sẽ được phân ra thành kết quả của từng phần cụ thể theo từng mục têu của đề tài như: mô tả thái độ của sinh viên đối với máy tính xách tay của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD…. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 1 Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1.Lý do chọn đề tài: Ngày nay xã hội phát triển thì công nghệ thông tin càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mọi người, với tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin như hiện nay đã kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác trong xã hội đặc biệt là giáo dục, điều đó được thấy rõ hơn trong mấy năm gần đây máy tính được xem như một phương tiện không thể thiếu đối với sinh viên, khi chúng ta đang sống trong môi trường công nghệ hiện đại càng đòi hỏi con người phải không ngừng nâng cao kiến thức thì chiếc máy tính lại càng quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn học theo hệ thống tín chỉ như hiện nay đòi hỏi sinh viên tự học là chính, không chỉ học từ giảng viên mà phải biết tìm kiếm thông tin tài liệu có ích cho môn học thì chiếc máy tính xách tay không thể thiếu trong rổ hàng hóa đầu tư cho việc học của sinh viên. Máy tính xách tay được nhiều người biết đến với những tính năng gọn nhẹ, tiện lợi hơn máy tính để bàn rất nhiều, có thể sử dụng ở khắp mọi nơi, máy tính xách tay thực sự cần thiết cho sinh viên khi phải thực hiện báo cáo học tập, thực hiện chuyên đề, làm bài tập cá nhân cần đến máy tính và đặc biệt là cập nhật thông tin hằng ngày. Máy tính xách tay đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập của sinh viên thời đại mới, nó là công cụ hổ trợ học tập đắc lực cho các bạn sinh viên, các bạn có thể dùng để tra cứu tài liệu, cập nhật tin tức qua internet. Các bạn có thể sử dụng tại các phòng học, ngay cả trong lớp học để lưu lại bài giảng của giảng viên mà không cần phải mang theo tài liệu ghi chép, có thể kết nối với nguồn kiến thức vô tận trên những trang chia sẻ trực tuyến để tìm tài liệu hổ trợ cho môn học, có thể trình chiếu powerpoint, thích hợp và thuận tiện để làm bài thu hoạch, có thể nói những tiện ích mà máy tính xách tay mang lại cho sinh viên là vô cùng to lớn. Nhận thấy tầm quan trọng của máy tính xách tay nên việc khuyến khích sinh viên sử dụng máy tính xách tay là việc làm hết sức thiết thực, đó cũng chính là đầu tư cho tương lai và điều đáng quan tâm hơn hết là sự hiểu biết của sinh viên về máy tính và tầm quan trọng của máy tính làm cho sinh viên có sự quan tâm ra sao.Cũng bởi những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay” làm chuyên đề năm 3 của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung của đề tài là “Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay”. Mục tiêu cụ thể: - Mô tả thái độ của sinh viên khóa 8 Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 2 Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay - Phân tích mức độ quan tâm của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD về cấu hình, độ bền, thương hiệu, giá, khả năng chống sốc, mẫu mã của máy tính xách tay. - Phân tích ý kiến đánh giá về tính năng máy tính xách tay của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD. - Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đối tượng là sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD Phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu: giới hạn trong 4 lớp thuộc khoa Kinh tế - QTKD là 8KD1, 8KD2, 8QT2, 8KT1. Thu thập thông tin với mẫu nghiên cứu là 60 sinh viên của 4 lớp đại diện. Thời gian nghiên cứu: từ cuối tháng 2/2010 đến cuối 5/2010. 1.4 . Ý Nghĩa: Thông qua việc nghiên cứu đề tài này giúp sinh viên khoa Kinh tế hiểu được phần nào về thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD đối với công cụ hổ trợ học tập là máy tính xách tay. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các sinh viên có nhu cầu mua máy tính xách tay và các bạn khóa sau làm đề tài nghiên cứu. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 3 Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Định nghĩa thái độ: Tìm hiểu là quá trình theo dõi, quan sát của chủ thể này đối với các chủ thể khác hay đối với một sự vật hiện tượng nào đó đang diễn ra trong cuộc sống. Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Qua khái niệm trên thì thái độ sẽ đặt con người vào khung suy nghĩ là thích hay không thích, cảm thấy gần gủi hay xa lánh một đối tương hay một ý tưởng cụ thể nào đó. Theo các nhà nghiên cứu marketing thì mô hình thái độ có 3 thành phần Mô hình 3 thành phần của thái độ bao gồm: thành phần hiểu biết (nhận biết), thành phần cảm xúc và thành phần xu hướng hành vi. Mô hình được thể hiện như sau: Hình 2.1 mô hình 3 thành phần của thái độ - Thành phần hiểu biết: là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng. Thành phần này có thể được gọi là thành phần tin tưởng. - Cảm xúc (tình cảm):là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. - Xu hướng hành vi: là dự tính hoặc hành động cụ thể của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 4 Thành phần hiểu biết Xu hướng hành hành vi Tình cảm THÁI ĐỘ Yếu tố văn hóa: - Văn hóa - Nhánh văn hóa - Giai tầng XH Yếu tố xã hội: -Các nhóm chuẩn mực - Gia đình - Vai trò và địa vị XH Yếu tố cá nhân - Tuổi tác - Cá tính, nhân cách Yếu tố tâm lý: - Động cơ - Nhận thức, sự hiểu biết - Niềm tin Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ: Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 2.2.1. Yếu tố văn hóa: - Văn hóa: là một hệ thống những giá trị, đức tin, truyền thống, chuẩn mực, hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, được tiếp nối và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Nhánh văn hóa: là một bộ phận cấu thành văn hóa chung bao gồm nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, tín ngưởng, tôn giáo, khu vực địa lý,… Nhánh văn hóa ảnh hưởng đến sự quan tâm, cách đánh giá,…của các cá nhân trong cùng nhánh văn hóa. - Giai tầng xã hội: là một bộ phận đồng nhất trong xã hội được phân chia theo cấp bậc. Mỗi giai tầng xã hội có những ý thích khác nhau về đối tượng, mỗi thành viên trong cùng một giai tầng có thể có chung niềm tin, cách đánh giá, thái độ. 2.2.2. Yếu tố xã hội: - Các nhóm chuẩn mực: là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. Khi cá nhân đề cao nhóm chuẩn mực thì mức độ ảnh hưởng của tập thể trong nhóm đến sự hình thành ý niệm của cá nhân về ưu điểm của sự việc. - Gia đình: ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của mỗi các nhân bởi vì gia đình là tập hợp của các thành viên có cùng huyết thống cùng sinh sống cho nên mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của các thành viên khác trong gia đình. - Vai trò và vị trí xã hội: mỗi cá nhân có vai trò và một địa vị riêng trong xã hội nên thái độ của họ cũng phải phù hợp với vai trò và địa vị mà họ có. 2.2.3 Yếu tố cá nhân: - Tuổi tác: ở mỗi giai đoạn tuổi tác, cá nhân có thái độ khác nhau đối với các sự việc cũng khác nhau bởi vì ở các giai đoạn tuổi tác khác nhau thì sở thích, sự quan tâm, cách đánh giá của con người cũng có sự thay đổi. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 5 Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay - Cá tính nhân cách: là những đặc tính tâm lý nỗi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử. Cho nên mỗi con người đều có cá tính riêng của họ, chính điều này đã ảnh hưởng thái độ, hành vi của họ đến các sự việc. 2.2.4. Yếu tố tâm lý: - Động cơ: theo Philip Kotler, động cơ là nhu cầu đã trở thành bức thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách thỏa mãn nó. - Nhận thức: là khả năng tư duy của con người. Nhận thức là kết quả của quá trình mà mỗi cá nhân chọn lọc, sắp xếp và diễn giải các thông tin nhận được để tạo ra cái nhìn của riêng họ về thế giới xung quanh. - Sự hiểu biết: là quá trình biến đổi hành vi của con người dựa vào kinh nghiệm mà bản thân học tập và tích lũy. - Niềm tin: là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người đó có được về một cái gì đó. 2.3. Mô hình nghiên cứu: Các khái niệm về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ ở trên là cơ sở để ta xây dựng được mô hình nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với máy tính xách tay. Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu thái độ Thái độ bao gồm ba thành phần chính là: nhận thức cảm xúc, xu hướng hành vi. Vì vậy, đề tài tập chung nghiên cứu các mặt thể hiện của các thành phần trên. Đối với thành phần nhận thức: các khái niệm đưa ra để tìm hiểu thành phần này là nhận biết cách sử dụng máy tính xách tay, mức độ hiểu biết về latop thông qua việc thường xuyên cập nhật thông tin về máy tính xách tay. Thành phần cảm xúc: tìm hiểu để biết được mức độ tình cảm đối với việc sử dụng máy tính xách tay được biểu hiện qua suy nghĩ của sinh viên đối với việc sử dụng máy tính xách tay, cảm xúc sinh viên khi đem máy tính xách tay vào giảng đường. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 6 Văn hóa Xã hội Cá nhân Tâm lý THÁI ĐỘ Nhận biết Cảm xúc Xu hướng hành vi Mong muốn của sinh viên về điều kiện học tập tốt hơn. Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay Thành phần xu hướng hành vi: tìm hiểu các khía cạnh, cách thức tìm kiếm thông tin, hành động bản thân, mục đích chính của sinh viên khi sử dụng máy tính xách tay. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu sơ lược: Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, khái niệm về thái độ các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và 3 thành phần chính của thái độ: nhận thức, tình cảm, xu hướng hành vi. Đồng thời thiết kế mô hình nghiên cứu và giải thích mô hình nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày rõ về phương pháp nghiên cứu của đề tài này, thang đo và mẫu. 3.2 Thiết kế nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Phương pháp chọn mẫu 1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên sâu Thuận tiện 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp Thuận tiện và hạn mức + Nghiên cứu sơ bộ là dùng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi, khai thác những vấn đề liên quan xung quanh đề tài nghiên cứu tiếp theo là phỏng vấn chuyên sâu. Mục đích là thu thập thông tin chính xác để điều chỉnh bản hỏi cho phù hợp (N=7 người). + Nghiên cứu chính thức: phỏng vấn thử khoảng 20 người nhằm kiểm tra lại bản hỏi, cấu trúc trình bày bản hỏi cho phù hợp, khi bản hỏi hoàn chỉnh thì bắt đầu ngiên cứu chính thức với mẫu 50 thu thập ý kiến đánh giá của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD theo phương pháp định lượng. Phân tích, xử lý số liệu: Sau khi thu thập thông tin, các dữ liệu sẽ được làm sạch và sử lý bằng phần mềm Excel 2003. - Về thu thập ý kiến đánh giá sử dụng thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp: + Số liệu thứ cấp : tìm những nguồn tài liệu sẵn có như: sách báo, thông tin từ internet, chuyên đề sinh viên từ những năm trước để góp phần vào việc hoàn thành chuyên đề. + Số liệu sơ cấp: phỏng vấn thực tế với mẫu 60 sv để làm đề tài nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 7 Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay Những dữ liệu này là cơ sở để phân tích dẫn chứng, đưa ra các kết luận khoa học về kết quả của cuộc nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thực hiện ở mô hình sau: Hình 3.1: Mô hình quy trình nghiên cứu 3.3. Thang đo: Thang đo là một thang điểm liên tục dùng để đánh giá đặc điểm, đối tượng nghiên cứu. Trong đo lường ta gắn những con số cho những đặc tính mà mình quan sát. Vì vậy, mục đích là phát triển một dạng thang điểm rồi biến những gì quan sát được của một sự vật, hiện tượng thành dạng đo lường đó. Mô hình sử dụng thang đo mức độ Liker để đo lường thái độ, thang đo mức độ nhị phân và thang đo định danh. Ví dụ về thang đo likert: Xin bạn vui lòng cho biết mức độ yêu thích của bạn đối với những chiếc laptop mà bạn thấy trong khoa kinh tế? Rất thích Thích Trung bình Ghét Rất ghét 1 2 3 4 5 3.4. Mẫu: Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện Cỡ mẫu dự kiến: 60 Quá trình lấy mẫu và chọn lọc: Dự kiến số bản câu hỏi phát ra là 60. Sau khi thu thập thông tin, các bản câu hỏi được sàng lọc để lựa chọn ra 50 mẫu đại SVTH: Trần Việt Hùng Trang 8 Xác định vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu Dàn bài thảo luận (n=10) Phỏng vấn thử (n=7) Bản câu hỏi chính thức Hiệu chỉnh Phỏng vấn chính thức (n=100) 9n=100 Báo cáoXử lý thông tin Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay diện có đầy đủ câu trả lời hợp lệ. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng các thông tin đã thu thập được để phân tích thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD. CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY TÍNH XÁCH TAY 4.1 Giới thiệu về lịch sử của máy tính và sự ra đời máy tính xách tay: 4.1.1. Các máy tính cơ học: - Abacus: Bàn tính gẩy, là công cụ tính toán ra đời sớm nhất. Theo nhiều tài liệu thì nó được ra đời ở Trung Quốc. - Năm 1642: Pascal đã chế tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên, thực hiện được phép cộng, trừ bằng cách nhấn phím số. - Năm 1823: Babbage- GS đại học canbridge-Anh công bố công trình “ Máy tính sai phân”, sau đó ông phát triển thành máy tính đa năng, tiền thân của máy tính số hiện đại ngày nay, máy có thể đọc được lệnh từ bìa đục gỗ và thi hành chúng (Ada người trợ lý đã giúp ông thực hiện lệnh này). 4.1.2. Máy tính đèn điện tử: Năm 1946: Eckert, Mauchli và các cộng sự trường kỉ thuật điện tử ĐH Pennylvania-Mỹ cho ra đời chiếc máy tính điện tử cỡ lớn đầu tiên (ENIAC- Electronic Nummerical Intgrator and Calculator). Chiếc máy tính này có 18000 bóng điện tử chiếm diện tích 167m 2 tiêu thụ điện 140kw/h. 4.1.3. Các máy tính hiện đại: Thứ 4 ngày 12 tháng 8 năm 1981, IBM cho công bố chiếc máy tính cá nhân IBM PC đầu tiên và công nghệ sản xuất máy tính cá nhân không ngừng phát triển liên tục cho đến hiện nay. Các thế hệ IBM PC thường gắn với các thế hệ CPU của intel. 4.1.4. Sự ra đời máy tính xách tay: - Chiếc máy vi tính đầu tiên được coi là có thể xách tay xuất hiện vào năm 1981 nặng hơn 10 kg. Nhưng từ đó đến nay, thế giới máy tính xách tay đã ngày càng được cải tiến theo hướng mảnh mai về hình khối và trọng lượng đạt tới mức siêu di động. - Tháng 6 năm 1981, công ty máy tính Osborne đã cho thương mại hóa một mẫu máy tính đầu tiên được quảng cáo là có thể xách tay sử dụng màn hình CRT rộng 5 inch với giá 1.795 USD. Tuy nhiên, chiếc Osborne 1 này nặng tới 10,44 kg và ngoại hình tương đương với một chiếc máy khâu loại cơ động. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 9 Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay - Compaq Portable 1/982 mặc dù vẫn sử dụng màn hình CRT (9 inch) và nặng tới 12,3 kg, đây là máy tính xách tay đầu tiên của Compaq (giá 2.995 USD) được trang bị đầy đủ các chức năng cơ bản của một máy tính để bàn IBM trong một hình khối có thể xách tay. - Macintosh Portable (9-1989) đây là máy tính xách tay đầu tiên của Apple (giá 6.500 USD). Sản phẩm có màn hình đồ họa sắc nét, pin cho phép hoạt động trong 10 giờ mặc dù trọng lượng máy vẫn trên 7 kg. Các fan của Apple hồi đó cũng khá nhiệt tình đón nhận nhưng chiếc LTE của Compaq đã làm xoay chuyển tất cả. - Hai năm sau, Apple trở lại với một dòng máy tính xách tay với tên gọi PowerBook, sự kết hợp của kiểu dáng thời trang phong cách, thiết kế gọn nhẹ và phát huy kinh nghiệm của người dùng hệ điều hành Macintosh. Sản phẩm còn nổi bật với chuột bi lăn tích hợp, bàn phím thu gọn về phía trên dành chỗ nghỉ tay. PowerBook gồm ba phiên bản với giá dao động 2.500- 2.900 USD. - ThinkPad 700C (22-10-1992) đây là máy tính xách tay đầu tiên được trang bị màn hình màu ma trận động với nút di chuột độc quyền Trackpoint. Chiếc SVTH: Trần Việt Hùng Trang 10 . thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay . Mục tiêu cụ thể: - Mô tả thái độ của sinh viên khóa 8 Kinh tế - QTKD đối với. độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với máy tính xách tay. SVTH: Trần Việt Hùng Trang 7 Thái độ sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD đối với

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:31

Hình ảnh liên quan

Theo các nhà nghiên cứu marketing thì mô hình thái độ có 3 thành phần Mô hình 3 thành phần của thái độ bao gồm: thành phần hiểu biết (nhận biết), thành phần cảm xúc và thành phần xu hướng hành vi - Thái độ sinh viên khóa 8 khoa kinh tế   QTKD đối với máy tính xách tay

heo.

các nhà nghiên cứu marketing thì mô hình thái độ có 3 thành phần Mô hình 3 thành phần của thái độ bao gồm: thành phần hiểu biết (nhận biết), thành phần cảm xúc và thành phần xu hướng hành vi Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ  2.2.1. Yếu tố văn hóa: - Thái độ sinh viên khóa 8 khoa kinh tế   QTKD đối với máy tính xách tay

Hình 2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 2.2.1. Yếu tố văn hóa: Xem tại trang 5 của tài liệu.
2.3. Mô hình nghiên cứu: - Thái độ sinh viên khóa 8 khoa kinh tế   QTKD đối với máy tính xách tay

2.3..

Mô hình nghiên cứu: Xem tại trang 6 của tài liệu.
Quy trình nghiên cứu được thực hiện ở mô hình sau: - Thái độ sinh viên khóa 8 khoa kinh tế   QTKD đối với máy tính xách tay

uy.

trình nghiên cứu được thực hiện ở mô hình sau: Xem tại trang 8 của tài liệu.
- Compaq Portable 1/982 mặc dù vẫn sử dụng màn hình CRT (9 inch) và nặng tới 12,3 kg, đây là máy tính xách tay đầu tiên của Compaq (giá 2.995 USD) được trang bị đầy đủ các chức năng cơ bản của một máy tính để bàn IBM trong một hình khối có thể xách tay. - Thái độ sinh viên khóa 8 khoa kinh tế   QTKD đối với máy tính xách tay

ompaq.

Portable 1/982 mặc dù vẫn sử dụng màn hình CRT (9 inch) và nặng tới 12,3 kg, đây là máy tính xách tay đầu tiên của Compaq (giá 2.995 USD) được trang bị đầy đủ các chức năng cơ bản của một máy tính để bàn IBM trong một hình khối có thể xách tay Xem tại trang 10 của tài liệu.
Lịch sử hình thành máy tính và sự ra đời của máy tính xách tay đã có từ lâu đời xuất phát từ những hình ảnh của những chiếc máy tính thô sơ và đã được phát triển cải tiến qua từng thời kỳ lịch sử của nó - Thái độ sinh viên khóa 8 khoa kinh tế   QTKD đối với máy tính xách tay

ch.

sử hình thành máy tính và sự ra đời của máy tính xách tay đã có từ lâu đời xuất phát từ những hình ảnh của những chiếc máy tính thô sơ và đã được phát triển cải tiến qua từng thời kỳ lịch sử của nó Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan