Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

61 385 0
Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thu nhập của họ ngày một tăng, nhu cầu về du lịch cũng phát triển với tốc độ cao. Hoạt động du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng nhiều nước trên thế giới, nó là cầu nối giao lưu giữa thế giới bên ngoài trong nước. Tỉnh Chămpasắc là một Tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng, nơi đây còn lưu lại di sản văn hoá vô cùng phong phú. Bên cạnh đó miền đất này được thiên nhiên ưu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng hoà quyện với quần thể di tích lịch sử văn hoá đã làm cho Tỉnh Chămpasắc thêm quyến rũ. Là một Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, ngành du lịch Tỉnh Chămpasắc đã hoà mình vào dòng chảy phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ của đất nước bước đầu đã tạo được nhiều cơ hội, đạt được những kết quả nhất định, cụ thể là số khách du lịch đến tỉnh Chămpasắc càng ngày càng tăng, đặc biệt là các ngày lễ hàng năm. Nhìn chung vai trò của khách du lịch đối với phát triển ngành kinh doanh du lịch là một trong những yếu tố mà nhà kinh doanh du lịch cần quan tâm nghiên cứu. Nó gắn liền với chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của bất kỳ ngành kinh doanh du lịch nào. Đây cũng là mục tiêu điều kiện tồn tại của ngành kinh doanh du lịch. Vì thực chất ngành kinh doanh du lịch là phục vụ khách du lịch để đạt lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. Để thấy rõ vấn đề này, trong quá trình thực tập tại sở du lịch Tỉnh Chămpasắc, trên cơ sở lý thuyết được học được vận dụng trong suốt thời gain thực tập, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm nguồn khách giải pháp thu hút khách du lịch Tỉnh Chămpasắc”. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình khách du lịch của Tỉnh Chămpasắc theo cơ cấu, theo mục đích chuyến đi, theo quốc tịch, …Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch của sở du lịch Tỉnh Chămpasắc. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn phân tích tình hình đặc điểm khách du lịch đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách tỉnh Chămpasắc. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn từ năm 2002 đến 2005 tại Tỉnh Chămpasắc. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu để thực hiện các nội dung: - Phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử - Phương pháp thống kê, tổng hợp phân tích tài liệu. 5. Những đóng góp của đề tài: - Về lý luận: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về du lịch, phát triển du lịch để khẳng định các điều kiện, khả năng để phát triển ngành du lịch vai trò quan trọng của ngành du lịch đối với một quốc gia, địa phương cũng như các tác động tích cực, tiêu cực của sự phát triển ngành du lịch đối với quốc gia, địa phương đó. - Về thực tiễn: Cung cấp cho tỉnh Chămpasắc có thêm tự liệu đáng tin cậy để xây dựng chiến lược phát triển du lịch thông qua các đóng góp cụ thể sau: + Khẳng định Chămpasắc có đầy đủ điều kiện, tiềm năng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 2 + Phân tích đánh giá đúng kết quả đạt được, làm rõ các yếu kém, mâu thuẫn, nguyên nhân,…của ngành du lịch Chămpasắc trong thời gian qua. + Đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp kiến nghị để phát triển ngành du lịch Chămpasắc phù hợp với điều kiện chung. Điều kiện đặc thù phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 6. Kết cấu của đề tài Tên của luận văn “Đặc điểm nguồn khách giải pháp thu hút khách du lịch tỉnh Chămpasắc”. Ngoài phần mở đầu, kết luận các phụ lục, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 4 chương như: Chương I : Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu phương pháp nghiên cứu. Chương III: Phân tích đặc điểm nguồn khách đến tỉnh Chămpasắc. Chương IV: Giải pháp thu hút khách du lịch tỉnh Chămpasắc. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến. Theo cách tiếp cận này “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa cách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút tiếp đón khách du lịch”[6, 8]. Đối với tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organizition) “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi đến lưu lại ngoài nơi thường xuyên trong thời gian không dưới 12 tháng với những mục đích sau: nghỉ ngơi thăm viếng tham quan, giải trí, cộng vụ, mạo hiểm, khám phá, thể thao,…và những mục đích khác loại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày” [1, 4]. 1.1.1.2. Sản phẩm du lịch 1.1.1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ, các hàng hoá tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó [6, 12]. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh doanh du lịch trọn vẹn hài lòng: theo từ điển tiếng Đức, nhà xuất bản Berlin 1984) có thể biểu diễn sản phẩm du lịch bằng sơ đồ sau: 4 Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ hàng hoá du lịch Sản phẩm du lịch được cấu thành từ 7 yếu tố - Di sản thiên nhiên: Sông suối, biển, hồ, đồi, núi, thác. - Di sản nhân văn: Lăng tẩm, chùa chiền, đền thờ, miếu mạo. - Di sản mang tính chất xã hội: Thái độ của người dân tại quốc gia du lịch hoặc thái độ của nhân viên khi tiếp xúc với khách. - Các yếu tố hành chính: Thủ tục xuất nhập cảnh, xuất khẩu hàng hoá. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch : nhà hàng, khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí. - Tình hình kinh tế, tài chính của quốc gia. - Các dịch vụ công cộng : Phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc [3, 5]. 1.1.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch chủ yếu thoả mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách. Mặc trong suốt chuyến đi họ phải thoả mãn các nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, đi lại…Tuy nhiên mục đích chính là thoả mãn các nhu cầu đặc biệt. Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi thu nhập cao. Người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng ngược lại sẽ bị cắt giảm nếu thu nhập giảm xuống. Sản phẩm du lịch có đầy đủ 4 đặc điểm của dịch vụ đó là: - Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể). Thực nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hoá. Tuy nhiên sản phẩm du lịch không cụ thể nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cách trang trí phòng đón tiếp…). Việc làm khác biệt hoá sản phẩm mang tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá. - Tính không đồng nhất: Do sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó 5 khăn cho việc chọn sản phẩm, do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng. - Tính đồng thời giữa sản xuất tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó không thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch. - Tính mau hỏng không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống …Do đó về cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được rất dễ bị hư hỏng. Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một số đặc điểm khác : - Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng - Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ. - Sản phẩm du lịch nằm xa nơi cư trú của khách du lịch. 1.1.1.3. Thị trường du lịch 1.1.1.3.1. Khái niệm Thị trường du lịch được coi là một bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị trường hàng hoá. Nó bao gồm các mối quan hệ, cơ chế kinh tế có liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện phạm vi cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội du lịch. Hay có thể nói “Thị trường du lịch là tất cả những khách hàng có nhu cầu du lịch cần được thanh toán có khả năng thanh toán cho nhu cầu đó” 1.1.1.3.2. Đặc điểm của thị trường du lịch Thị trường du lịch có đầy đủ các đặc điểm thị trường các khu vực khác. Ngoài ra nó còn có những đặc điểm riêng làm cho thị trường du lịch có độc lập tương đối so với thị trường hàng hoá đó là: - Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hoá nói chung. - Việc mua bán sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện tại điểm du lịch, tại nơi sản xuất hàng hoá du lịch. 6 - Trên thị trường du lịch, chủ yếu cung cấp về dịch vụ hàng hoá vật chất cũng được mua bán trên thị trường nhưng chiếm tỉ trọng ít hơn. Đặc điểm này có được là do đặc điểm của sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ. - Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là quan hệ mua bán gián tiếp. Người mua không thể thấy trước hàng hoá muốn mua, người bán không thể đem hàng hoá đến cho người mua hàng để chào mời - Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch rất đa dạng đặc biệt. - Quan hệ thị trường giữa người mua người bán kéo dài kể từ khi khách mua sản phẩm điểm du lịch đến khi khách trở về nơi cứ trú của mình. - Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt. 1.1.1.4. các loại hình du lịch Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép chúng ta xác định được vai trò của du lịch. Từ đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng mục tiêu của điểm du lịch. 1.1.1.4.1. Căn cứ vào động cơ của khách du lịch - Du lịch văn hoá: Loại này nhằm thoả mãn nhu cầu mở rộng sự hiểu biết về nghệ thuật, phong tục tập quán của cư dân nơi họ đến, tình hình kinh tế xã hội của nước được viếng thăm, hay là sự tham quan tham gia một lối sống đã bị mất trong trí nhớ của con người. - Du lịch lịch sử: Loại hình này nhằm giới thiệu cho khách du lịch về lịch sử của một dân tộc qua việc đưa khách đến nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, đến các viện bảo tàng, các di tích cách mạng. - Du lịch sinh thái: Các chuyến du lịch để thoả mãn nhu cầu về thiên nhiên của khách du lịch. Loại hình này nhấn mạnh đến sự hấp dẫn của thiên nhiên hơn là con người. - Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Loại hình này nhằm hưởng thụ vui chơi, giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, để phục hồi thể lực tinh thần cho con người. 7 Bao gồm các hình thức như: đến các công viên vui chơi giải trí, đến Casino, tắm biển, tắm nắng… - Các loại hình du lịch thuần tuý về vật chất tinh thần của khách du lịch như: Du lịch thể thao, chữa bệnh, hành hương, tôn giáo, hoài niệm, công vụ, quá cảnh… Thường một người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau nên chúng ta thường gặp sự kết hợp một vài loại hình du lịch một lúc… 1.1.1.4.2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi - Du lịch quốc tế: Là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới tiêu ngoại tệ nơi đến du lịch. Du lịch quốc tế được chia thành du lịch quốc tế chủ động du lịch quốc tế bị động. - Du lịch nội địa: Là hình thức đi du lịch cư trú của công dân trong một nước đến địa phương khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình. 1.1.1.4.3. Căn cứ vào phương tiện đi lại - Du lịch bằng ô tô - Du lịch bằng máy bay - Du lịch bằng tàu thuỷ - Du lịch bằng cách phương tiện như: xe đạp, xe máy, xe xích lô…. 1.1.1.4.4. Căn cứ vào nơi tham quan du lịch - Du lịch nghỉ biển - Du lịch nghỉ núi - Du lịch nông thôn - Du lịch tham quan thành phố… 1.1.1.4.5. Căn cứ vào phương tiện lưu trú - Du lịch khách sạn - Du lịch môtel - Du lịch nhà trọ - Du lịch Camping, bungalow - Du lịch làng du lịch… 8 1.1.1.4.6. Căn cứ vào thời gian chuyến đi - Du lịch ngắn ngày: Thường là vào cuối tuần thời gian từ 1 đến 2 ngày. - Du lịch dài ngày: Là chuyến đi có thời gian trên 1 tuần 1.1.1.4.7. Căn cứ vào độ tuổi khách du lịch - Du lịch thanh thiếu niên - Du lịch gia đình - Du lịch dành cho người cao tuổi 1.1.1.4.8. Căn cứ vào cách tổ chức - Du lịch cá nhân - Du lịch theo đoàn 1.1.2. Một số vấn đề về kinh doanh du lịch 1.1.2.1. Khái niệm kinh doanh du lịch: Cùng với sự xuất hiện nhu cầu du lịch trong xã hội thì ngành kinh doanh du lịch dịch vụ cùng xuất hiện để đáp ứng kịp thời nhu cầu du lịch ngày càng cao của con người. Khoản 7 điều 10 pháp lệnh du lịch Việt Nam nghi rõ: “Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Như vậy, kinh doanh du lịch là kinh doanh các dịch vụ, cung cấp các sản phẩm du lịch cho du khách đồng thời như mọi ngành khác mục tiêu hàng đầu của kinh doanh du lịch vẫn là lợi nhuận. 1.1.2.2. Các loại hình kinh doanh du lịch Điều 25, pháp lệnh du lịch Việt Nam đã nêu rõ các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có 1.1.2.2.1. Kinh doanh lữ hành nội địa lữ hành quốc tế Do nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp, những dịch vụ cung cấp là tập trung, phân bố không đồng đều, để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, các công ty lữ hành ra đời với chức năng kết nối các sản phẩm, dịch vụ riêng 9 lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh thông qua mạng lưới đại lý du lịch hoặc bán trực tiếp cho khách. Theo quyết định 60 QĐ/ DL ngày 29 tháng 4 năm 1995 của tổng cục du lịch Việt Nam. “Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách người thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam, người nước ngoài cư trú Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Thực hiện các chương trình đã bán hoặc ký kết hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa”. “Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa; nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch”. 1.1.2.2.2. Kinh doanh dịch vụ lưu trú Lưu trú là nhu cầu cơ bản; thiết yếu của khách du lịch trong mỗi chuyến đi. Lưu trú (ăn, nghỉ ngơi) không phải là mục đích chuyến đi nhưng khi đến một điểm du lịch, khách du lịch đều tìm đến các cơ sở lưu trú trước tiên. Do đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú là một bộ phận không thể thiếu trong kinh doanh du lịch (20% đến 40% hoặc có thể cao hơn tuỳ từng nước, từng đơn vị). Tham gia hoạt động kinh doanh lưu trú là các khách sạn, môtel, villa, bungalô, làng du lịch, khu cắm trại. 1.1.2.2.3. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển một khía cạnh nào đó thì nhu cầu du lịch là nhu cầu đi lại, do đó phương tiện vận chuyển là không thể thiếu. Dịch vụ vận chuyển nhằm để đưa khách từ nơi cư trú đến điểm du lịch, hoặc từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Các phương tiện vận chuyển này là: máy bay, ô tô, tàu hoả, xe máy, xe đạp, thuyền du lịch,… 1.1.2.2.4. Kinh doanh ăn uống Cũng giống như lưu trú, ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu đối với khách du lịch. mực độ cao hơn “ăn uống” có thể trở thành một loại hình văn 10 . khách sạn - Du lịch ở môtel - Du lịch nhà trọ - Du lịch Camping, bungalow - Du lịch ở làng du lịch 8 1.1.1.4.6. Căn cứ vào thời gian chuyến đi - Du lịch. chuyến đi - Du lịch quốc tế: Là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thu c hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua

Ngày đăng: 04/08/2013, 14:03

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1 cho thấy số lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng từ năm 1991 đến 2004, với tỷ lệ tăng trung bình là 27,61% - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Bảng 1.1.

cho thấy số lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng từ năm 1991 đến 2004, với tỷ lệ tăng trung bình là 27,61% Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 2: Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về thiên nhiên của tỉnh Chămpasắc[41].Thác nước Khon Pha PhêngThác nước Phá Suam - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Hình 2.

Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về thiên nhiên của tỉnh Chămpasắc[41].Thác nước Khon Pha PhêngThác nước Phá Suam Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình: Một số hình về khách sạn nhà nghỉ ở tỉnh Chămpasắc[41]. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

nh.

Một số hình về khách sạn nhà nghỉ ở tỉnh Chămpasắc[41] Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 4: Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về phong tục tập quán và lịch sử[41]. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Hình 4.

Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về phong tục tập quán và lịch sử[41] Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.1: Tổng số khách du lịch đến tỉnhChămpasắc. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Bảng 2.1.

Tổng số khách du lịch đến tỉnhChămpasắc Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.5 : Doanh thu bình quân của khách đến tỉnhChămpasắc - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Bảng 2.5.

Doanh thu bình quân của khách đến tỉnhChămpasắc Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.6: Số khách cụ thể bắt đầu từ 1995- 2004 - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Bảng 2.6.

Số khách cụ thể bắt đầu từ 1995- 2004 Xem tại trang 48 của tài liệu.
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH ĐẾN TỈNH CHĂM PA SẮC - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH ĐẾN TỈNH CHĂM PA SẮC Xem tại trang 51 của tài liệu.
3.1. TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH CHĂMPASẮC QUA 3 NĂM 2002-2004NĂM 2002-2004 - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

3.1..

TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH CHĂMPASẮC QUA 3 NĂM 2002-2004NĂM 2002-2004 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 3.1: Số lượt khách đến tỉnhChămpasắc qua 3 năm 2002-2004. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Bảng 3.1.

Số lượt khách đến tỉnhChămpasắc qua 3 năm 2002-2004 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 3.2: Cơ cấu du khách theo quốc tịch - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Bảng 3.2.

Cơ cấu du khách theo quốc tịch Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 3. 3: Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Bảng 3..

3: Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3. 4: Cơ cấu theo độ tuổi năm 2004 - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Bảng 3..

4: Cơ cấu theo độ tuổi năm 2004 Xem tại trang 61 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan