Đáp án HSG tỉnh vòng 2

9 260 0
Đáp án HSG tỉnh vòng 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁP ÁN KÌ THI HSG TỈNH LỚP 12 MÔN SINH HỌC – VÒNG II – NĂM HỌC 2008 – 2009 Câu 1: a/ Quá trình tự nhân đôi của AND cần đoạn ARN mồi vì enzim AND- polimeraza chỉ có hoạt tính polime khi có mạch khuôn mẫu và một đoạn polinucleotit có dầu 3’OH tự do để gắn đầu 5’ của mạch nuclêotit vào. ( 0,25 điểm) Vì đoạn mồi là một đoạn ARN nên sau khi tổng hợp đoạn Okazaki thì nó phải được cắtbỏ và tổng hợp các nuclêotit mới để thaythế. Quá trình cắt bỏ đoạn mồi và tổng hợp các nuclêotit mới được thực hiện bởi enzim AND – polimeraza I. Enzim này cắt bỏ đoạn mồi và gắn các nuclêotit mới vào đầu 3’OH của đoạn Okazaki trước. . ( 0,25 điểm) b/ Đặc điểm mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới: Mã di truyền phổ biến cho sinh vật đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’đến 3’, có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, mã có tính thoái hoá ( 0,5 điểm ) Đặc điểm mã di truyền phản ánh tính đa dạng cho sinh giới : mã di truyền có tính thoái hoá. ( 0,25 điểm) Câu2: a/ Sự khác nhau giữa di truyền phân li độc lập với hoán vị gen: Phân li độc lập Hoán vị gen - Hai( hay nhiều ) gen nằm trên 2 (hay nhiều) cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp tự do -PLĐL có tính phổ biến -PLĐL cho tỉ lệ các loại giao tử bằng nhau -F1 dị hợp n cặp gen=> F2có số KG là 3 n và có tỉ lệ (1:2:1) n , số KH là 2 n với tỉ lệ (3:1) n - Kết quả lai phân tích F1 dị hợp n cặp gen cho kết quả kiểu hình cới tỉ lệ (1:1) n -Hai (hay nhiều) gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau, di truyền phụ thuộc nhau -HVG đôi khi mới xảy ra -HVG cho tỉ lệ các loại giao tử khác nhau( trừ TH f=50%) - F1 dị hợp n cặp gen=> F2có số KG lớn hơn 3 n và không theo tỉ lệ (1:2:1) n , số KH không theo tỉ lệ (3:1) n - Kết quả lai phân tích F1 dị hợp n cặp gen cho kết quả kiểu hình với tỉ lệ khác (1:1) n (0,25điểm) (0,25điểm) (0,25điểm) (0,25điểm) (0,25điểm) b/ 2 ví dụ về phép lai phân tích thuộc 2 định luật khác nhau đều cho tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1 - Định luật phân li độc lập, ví dụ ở đậu Hà Lan ( 0,5 điểm) P: thân cao, hạt vàng x thân thấp, hạt vàng AaBb aabb G: AB, ab, Ab, aB ab F1: Kiểu gen : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb Kiểu hình : 1 thân cao hạt vàng (AaBb) 1 thân cao, hạt xanh (Aabb) 1 thân thấp hạt vàng (aaBb) 1 thân thấp hạt xanh (aabb) - Định luật tương tác gen kiểu bổ trợ dạng 9:3:3:1, ví dụ sự di truyền tính trạng mào gà: ( 0,5 điểm) P: mào hạt đào x mào hình lá AaBb aabb G: AB, ab, Ab, aB ab F1: kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb : 1 aaBb: 1aabb kiểu hình: 1 mào hạt đào (AaBb) 1 mào hoa hồng(Aabb) 1 mào hạt đậu (aaBb) 1 mào hình lá (aabb) Câu 3: a/ Số lượng từng loại nuclêotit của gen: - Tổng nuclêotit của gen (N): hiệu số giữa G với loại nu khác chính là G – A. Theo điều kiện bài ra ta có: G – A = 10% tổng số nu của gen (1) Ta lại có G+A= 50% tổng số nu của gen (2). từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: G – A = 10% G + A =50% 2G = 60% => G = 30%;A = 50%-30%=20% Cũng theo điều kiện bài rat a có : 2A + 3G = 3900. Thay A và G vào ta có: 2x 20%N + 3x 30%N = 3900 giải ra ta có N = 3000 nu ( 0,5 điểm) - Số nu từng loại của gen G =X = 30% x 3000 = 900 nu ( 0,25 điểm) A=T = 20% x 3000 = 600 nu ( 0,25 điểm) b/ Số lượng nu từng loại của gen có trong tế bào khi tế bào chứa gen đó đang ở kì giữa của nguyên phân: Ở kì giữa nguyên phân các NST đã ở trạng thái kép, do đó gen cũng đã nhân đôi và trong tế bào có 2 gen. Số nu từng loại của gen là : A = T = 600 x 2 = 1200 nu ( 0,25 điểm) G = X = 900 x 2 = 1800 nu ( 0,25 điểm) c/ Số lượng từng loại nu khi gen bị đột biến: gen bị đột biến mất 1 cặp nu( 0,25 điểm) - Nếu mất cặp A-T: A = T = 600 -1 = 599 nu; G = X =900 nu - Nếu mấy cặp G –X: G = X = 900 – 1 = 899 nu; A = T = 600 nu gen bị đột biến thay 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác: ( 0,25 điểm) - Nếu thay cặp A-T bằng cặp G-X A = T = 600 -1 = 599 nu; G = X =900 +1 = 901 nu - Nếu thay cặp G –X bằng cặp A-T G = X = 900 – 1 = 899 nu; A = T = 600 + 1 = 601 nu - Nếu thay cặp nu giống nhau thì số lượng nu từng loại không thay đổi. gen bị đột biến thêm 1 cặp nu( 0,25 điểm) - Nếu mất cặp A-T: A = T = 600 +1 = 601 nu; G = X =900 nu - Nếu mấy cặp G –X: G = X = 900 + 1 = 901 nu; A = T = 600 nu Câu 4 : Từ kết quả của 3 phép lai đều có KH 100% đen và giống 1 trong 2 bố mẹ => bố mẹ thuần chủng. ( 0,25 điểm) - Từ kết quả F2 của phép lai 3 cho 4 KH với tỉ lệ 9:3:3:1. Tổng số kiểu tổ hợp là 16, Như vậy, tính trạng màu sắc lông do 2 cặp gen quy định và đã có tác động của qui luật tương tác gen, dạng 9:3:3:1. Đó là sự tương tác của 2 gen trội không alen với nhau và nằm trên NST thường. F1 của phép lai 3 chứa 2 cặp gen dị hợp, kiểu gen là AaBb ( 0,25 điểm) Qui ước: ( 0,25 điểm) - Sự tác động bổ trợ của 2 gen trội A, B cho KH lông đen( KG A- - sự có mặt của gen trội A cho màu lông nâu ( KG A-bb) - Sự có mặt của gen trội B cho màu lông xám (KG aaB-) - Kiểu gen aabb cho màu trắng Vậy dòng đen thuần chủng có KG AABB Dòng nâu thuần chủng có KG AAbb ( 0,25 điểm) Dòng xám thuần chủng có KG aaBB Dòng trắng có KG aabb - Sơ đồ lai ( 0,25 điểm) * Phép lai 1: P lông đen x lông nâu AABB AAbb G AB Ab F1 AABb ( 100% đen ) G F1 ­ : AB; Ab F2: KG :1AABB : 2AABb: 1AAbb KH 3 lông đen (AAB-) : 1 lông nâu ( 0,25 điểm) * Phép lai 2 : P lông đen x lông xám AABB aaBB G AB aB F1 AaBB ( 100% đen ) G F1 ­ : AB; aB F2: KG :1AABB : 2AaBB: 1aaBB KH 3 lông đen (A-BB) : 1 lông xám ( 0,5 điểm)* Phép lai 3 : P lông đen x lông trắng AABB aabb G AB ab F1 AaBb ( 100% đen ) G F1 ­ : AB; aB; Ab; ab F2: KG :1AABB:2AaBB:1AAb : 2AABb :4AaBb:2 Aabb :1aaBB:2aaBb: 1aabb KH 9 lông đen (A- : 3 lông nâu( A-bb): 3 lông xám(aaB-) :1lông trắng (aabb) Câu 5 : a/ Tần số tương đối của các alen: - Gọi p là tần số tương đối của alen A - Gọi q là tần số tương đối của alen a - Gọi r là tần số tương đối của alen a1 Kiểu hình mắt đỏ mắt nâu mắt xanh Kiểu gen AA, Aa, Aa1 aa, aa1 a1a1 Tần số KH p 2 + 2pq+2pr q 2 + 2 pr r 2 0,51 0,24 0,25 ( 0,25 điểm) ( 0,25 điểm) từ bảng trên ta có : p 2 + 2qr + r 2 = 0,24+0,25 = 0,49 ð ( q+r) 2 = 0,49 ð q+r = 0,7 từ r 2 = 0,25 => r = 0,5. Vậy q = 0,2 => p = 0,3 Tần số tương đối alen A = 0,3; alen a = 0,2; alen a1 = 0,5 ( 0,25 điểm) b/ Thành phần kiểu gen của quần thể: ( 0,5 điểm) theo công thức của định luật hecđi – vanbec ( p+q+r) 2 ta có ( 0,3A + 0,2a + 0,5a1). ( 0,3A + 0,2a + 0,5a1) = 0,09 AA + 0,06 Aa + 0,15Aa1 + 0,06Aa +0,04aa + 0,1aa1 + 0,15 Aa1 + 0,1aa1 + 0,25a1a1 = 0,09AA + 0,12Aa + 0,3 Aa1 + 0,04 aa + 0,2 aa1 + 0,25 a1a1 c/ Xác suất để sinh ra một cá thể có màu mắt nâu thuần chủng từ bố mắt đỏ, mẹ mắt nâu: cá thể màu mắt nâu thuần chủng có KG aa. nhận 1 giao tử a từ bố, 1 giao tử a từ mẹ => kiểu gen của bố mắt đỏ là Aa. mẹ mắt nâu có thể có 2 KG aa hoặc aa1. ( 0,25 điểm) ( 0,25 điểm) - Trường hợp 1 P: Bố mắt đỏ x mẹ mắt nâu Aa aa G: 0,5 A; 0,5a 1a Xác suất cá thểmắt nâu(aa) : 0,12 x 0,5 x 0,04 = 0,0024 ( 0,25 điểm) - Trường hợp 1 P: Bố mắt đỏ x mẹ mắt nâu Aa aa1 G: 0,5 A; 0,5a 0,5a ; 0,5a1 Xác suất cá thể mắt nâu(aa) : 0,12 x 0,5 x 0,2 x 0,5 = 0,006 . Tần số KH p 2 + 2pq+2pr q 2 + 2 pr r 2 0,51 0 ,24 0 ,25 ( 0 ,25 điểm) ( 0 ,25 điểm) từ bảng trên ta có : p 2 + 2qr + r 2 = 0 ,24 +0 ,25 = 0,49 ð ( q+r) 2 = 0,49. ĐÁP ÁN KÌ THI HSG TỈNH LỚP 12 MÔN SINH HỌC – VÒNG II – NĂM HỌC 20 08 – 20 09 Câu 1: a/ Quá trình tự nhân đôi của

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan