BÀI 20: HIẾN PHÁP....(TIẾT 1)

5 3.5K 26
BÀI 20: HIẾN PHÁP....(TIẾT 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN GDCD LỚP 8 BÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (TIẾT 1) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp HS nhận biết được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiểu vị trí, vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nắm được những nội dung cơ bản của hiến pháp năm 1992. 2. Kĩ năng HS có nếp sống và thói quen “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” 3. Thái độ Hình thành cho HS ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. II. Nội dung và kiến thức trọng tâm Hiểu được hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì? III. Tài liệu – phương tiện HS: SGK lớp 8, tập… GV: SGK, SGV lớp 8, Hiến pháp, các bộ luật. Bút lông, giấy khổ lớn… IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. Sỉ số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Thế nào là quyền tự do ngôn luận ? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào? HS: Trả lời: GV: Nhận xét, cho điểm, chốt lại: * Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. * Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật; công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp cơ sở; trên các phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng… Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài GV: Cho HS xem một số bộ luật và đặt câu hỏi: (Các bộ luật trên được cụ thể hóa từ đâu?) HS: Trả lời GV: chốt lại Tất cả các bộ luật trên đều được cụ thể hóa từ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Vậy Hiến pháp là gì? Nội dung như thế nào? Chúng ta cũng tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ 2: Khai thác đặt vấn đề <Thảo luận lớp> 2 phút GV: Yêu cầu 3 HS đọc phần đặt vấn đề SGK. HS: Đọc và thảo luận câu hỏi: Câu 1: Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu 1 điều trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được cụ thể hóa trong điều 65 của hiến pháp? I. Đặt vấn đề 1. 2. 3. 4. 1. Như điều 6, điều 8 đó là sự cụ thể hóa của điều 65. Đ8 Luật Bảo vệ, CS và GD trẻ em: Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan. Câu 2: Từ điều 65, điều 146 của Hiến pháp và các điều luật em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa Hiến pháp với luật bảo vệ, CS và GD trẻ em luật HN và GD. HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung GV: Đánh giá, chốt lại: GV: Vậy vì sao tất cả các bộ luật đều phải cụ thể hoá từ Hiến pháp? HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung GV: Đánh giá, chốt lại: 2. Giữa Hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ với nhau, mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp hiến pháp và cụ thể hóa Hiến pháp. 1. Bài học: Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống pháp luật. GV: Từ khi thành lập nước đến nay, nhà nước đã ban hành mấy bản Hiến pháp và vào những năm nào. Để nắm rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu Hiến pháp. HĐ3: Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam <Thảo luận nhóm> 4phút GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm (1-2) câu 1 Nhóm (3-4) câu 2 HS thảo luận Câu 1: từ khi thành lập đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Hiến pháp đầu tiên ra đời năm nào và gắn liền sự kiện gì? Câu 2: Vì sao có Hiến pháp 1959, 1980 và 1992? HS: Đại diện trình bày Nhóm khác bổ sung GV: nhận xét, chốt lại: GV: Hiến pháp 1959, 1980, 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi Hiến pháp? HS: Trả lời. GV: Chốt Sự ra đời HP là gì? GV: Theo em Sửa đổi, bổ sung HP là gì? HS: Trả lời. GV: Chốt GV: Hiến pháp hiện hành của nước ta là Hiến pháp nào? Được Quốc hội thông qua khi nào? Bao nhiêu điều, bao nhiêu chương? HS: Trả lời. 1. 4 bản hiến pháp. Hiến pháp đầu tiên ra đời 1946, sau khi CMT8 thành công, nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 2. * HP 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. * Hiến pháp 1980 Hiến pháp của thời kì quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước * Hiến pháp 1992 Hiến pháp thời kì đổi mới đất nước. Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 là sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. - Sự ra đời HP tức là HP đó được ban hành đầu tiên. - Sửa đổi, bổ sung là trên cơ sở đã ban hành, sửa đổi, bổ sung thêm cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của đất nước. - Là Hiến pháp 1992 được quốc hội CHXHCN Việt Nam, thông qua trong phiên họp ngày 15-4- 1992. Gồm 147 điều và 12 chương. GV: Chốt GV: Hiến pháp ra đời và được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp từng thời kì, giai đoạn. Để hiểu hơn về Hiến pháp cùng tìm hiểu nội dung bài học. HĐ 4: Nội dung bài học GV: Các bộ luật ra đời đều phải dựa trên cơ sở nào? HS: Trả lời GV: chốt lại: Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp. Câu 1: Vậy Hiến pháp là gì? HS: Trả lời HS khác nhận xét, bổ sung GV: chốt lại: GV: Em hiểu pháp lí là gì? HS: Trả lời HS khác nhận xét, bổ sung GV: chốt lại: GV: Là HS chúng ta phải có nếp sống và thói quen như thế nào? HS: Trả lời HS khác nhận xét, bổ sung GV: chốt lại: Câu 2: Nội dung của Hiến pháp quy định những vấn đề gì? HS: Trả lời HS khác nhận xét, bổ sung GV: chốt lại: GV: Bản chất nhà nước ta là gì? HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung II. Nội dung bài học Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật VN. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp. Pháp lí là: Căn cứ cơ sở lí luận của pháp luật. Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: Bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Nhà nước của dân, do dân và vì dân GV: chốt lại: GV: Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện quyền chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? HS: Trả lời HS khác nhận xét, bổ sung GV: chốt lại: HĐ 5: Củng cố. Trò chơi “Ô chữ” GV: Đưa ra hệ thống với 8 câu hỏi. HS: Giải đáp, để tìm từ khóa. Thể lệ: Chia lớp thành 2 dãy A- B. Mỗi đội lần lượt trả lời 4 câu. Nếu đội này không trả lời được, thì đội khác sẽ trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Nếu đội bạn bổ sung thì được 3 điểm. Từ khóa: “HIẾN PHÁP” GV: Chốt lại: Quyền chính trị: Tham gia bầu cử. Quyền kinh tế: Tự do kinh doanh Văn hoá xã hội: tự do học tập, nghiên cứu. Quyền và nghĩa vụ cơ bản: Bình đẳng trước pháp luật, tự do ngôn luận. Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc, bảo vệ lợi ích công cộng. Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật VN. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp. =>Chúng ta rút ra bài học, mỗi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. 4. Dặn dò Về nhà học bài, làm BT 1, SGK T 57. Chuẩn bị phần tiếp theo của bài 20. V. Rút kinh nghiệm . nước nhà. * Hiến pháp 1980 Hiến pháp của thời kì quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước * Hiến pháp 1992 Hiến pháp thời kì đổi mới đất nước. Hiến pháp 1959,. GDCD LỚP 8 BÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (TIẾT 1) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp HS nhận biết được Hiến pháp là đạo

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan