cừu dolly

4 1.4K 8
cừu dolly

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhưng, năm 1997 là một cột mốc mà nghành y-sinh học đã gây chấn động và làm bàng hoàng cả thế giới qua một bản tin, đó là vào ngày 24.12.1997, tiến sĩ Ian Wilmut của Viện Nghiên Cứu Khoa Học Roslin thuộc Ai-len, công bố trên tờ báo Nature một bản tin dật gân: Một con cừu bảy tháng tuổi có cơ cấu sinh học giống hệt một con cừu khác, đã được tạo ra và nuôi dưỡng bằng phương pháp sinh sản vô tính (Cloning). Phương pháp mà các khoa học gia đã thực hiện tạo sinh vô tính được tiến hành qua 5 giai đoạn: 1. Lấy tế bào từ tuyến vú của một con cừu cái có tên là Finn Dorset để nuôi sống trong một ống nghiệm. 2. Lấy trứng của một con cừu cái khác có tên là Blackface, rút bỏ nhiễm sắc thể di truyền (AND) để biến cái trứng đó thành một trứng trống rỗng. 3. Bằng xung điện kết hợp tế bào của Finn Dorset và trứng rỗng của Blackface để thành một phôi thai. 4. Cấy phôi thai này vào tử cung của một con cừu cái thứ ba. 5. Con cừu cái này mang thai và đẻ ra một con cừu con giống hệt cừu mẹ Finn Dorset. Con cừu con được tạo sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính có tên là Dolly, đúng là tên của cô ca sĩ nhạc đồng quê của Mỹ, Dolly Parton. Tiến sĩ Wilmut cho biết trong 23 năm, với 277 lần thí nghiệm, ông đã tạo được 29 phôi sống được hơn sáu ngày rồi bị chết. Duy nhất có con cừu Dolly được sinh ra. Ông nói rằng nếu pháp luật cho phép, bằng bất cứ tế bào nào của cơ thể con người như từ máu, da, thịt, phèo, phổi, tim, gan . phương pháp sinh sản vô tính có thể tạo ra những con người như bản sao của chính mình, và có khả năng tạo ra hàng loạt theo ý muốn. Những tế bào còn tốt của những xác ướp có thể được nhân bản và làm tái xuất hiện những vua chúa tiền nhân. Trong tháng hai vừa qua, Viện Roslin, trung tâm nghiên cứu tại Scotland tạo ra Dolly, đã quyết định ''đưa cừu Dollly vào giấc ngủ vĩnh viễn'', nhẹ nhàng, sau khi một cuộc kiểm tra thú y cho thấy nó mắc bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng và không thể cứu chữa được. Sau đó, Viện đã tặng xác cừu cho Viện bào tàng quốc gia Scotland. Tại đây, các chuyên gia đã ngâm và thuộc da Dolly để bảo quản trước khi trải nó trên một khuôn hình bằng sợi thuỷ tinh. Ian Wilmut, trưởng nhóm nhân bản cừu Dolly, cho biết ông rất tự hào khi thấy Dolly được trưng bày. Nó sẽ tiếp tục nhắc nhở mọi người về những tiến bộ khoa học đã đạt được ở Ediburgh. Dolly chào đời ngày 5/7/1996 và sự kiện này được giữ bí mật trong nhiều tháng trong khi những người tạo ra nó ở Viện Roslin và PPL Therapeutics Plc - một công ty công nghệ sinh học nhỏ ở Scotland - kiểm tra cẩn thận dòng giống của ''cô nàng cừu'' này. Tuyên bố về sự ra đời của Dolly vào tháng 2/1997 làm cho toàn thế giới bị sốc. Sự ra đời của cừu Dolly được dự đoán là một trong những đột phá khoa học quan trọng của thập niên 90. Tuy nhiên nó cũng làm dấy lên sự tranh luận kéo dài về đạo đức nhân bản. Dolly, một con cừu giống Dorset Phần Lan, được nhân giống bình thường 2 lần với một con cừu đực núi xứ Wale tên là David. Lần đầu tiên Dolly sinh con (được đặt tên là Bonnie) vào tháng 4/1998. Sau đó, nó sinh thêm 3 cừu con nữa vào năm 1999. Viêm khớp Tuy nhiên, vào tháng 1 năm ngoái tình hình sức khoẻ của nó khiến các chuyên gia lo lắng vì họ chẩn đoán nó mắc một dạng viêm khớp. Viêm khớp thường thấy ở những động vật lớn tuổi hơn và một cuộc tranh luận nữa nổ ra về tuổi thực sự của Dolly cũng như nguy cơ lão hoá sớm ở động vật nhân bản. Vào thời gian đó, Giáo sư Ian Wilmut, trưởng nhóm nhân bản cừu Dolly, cho biết viêm khớp ở Dolly cho thấy các kỹ thuật nhân bản chưa hoàn thiện và giới khoa học cần nghiên cứu nhiều hơn nữa. Theo Tiến sĩ Patrick Dixon, một người viết về đạo đức nhân bản người, bản chất cái chết của Dolly có tác động lớn tới triển vọng nhân bản người. Ông nói: ''Vấn đề thực sự là cừu Dolly chết vì nguyên nhân gì và liệu cái chết đó có liên quan tới lão hoá sớm hay không. Theo các tiêu chuẩn của cừu thì nó chưa già''. Giáo sư Richard Gardner, Chủ tịch nhóm nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản liệu pháp thuộc Hiệp hội Hoàng gia cho biết: ''Chúng ta phải đợi kết quả khám nghiệm tử thi cừu Dolly để đánh giá liệu cái chết tương đối sớm của nó có liên quan gì tới việc nó là một động vật nhân bản hay không. Nếu có liên quan, đó sẽ là một bằng chứng nữa về nguy cơ vốn có trong nhân bản sinh sản và sự vô trách nhiệm của bất kỳ người nào đang cố nhân bản người''. Giáo sư Wilmut đã thí nghiệm nhân bản 276 phôi thai cừu. Dolly là thành quả duy nhất của thí nghiệm đó. Nhóm của ông đã loại bỏ vật liệu di truyền khỏi một trứng và thay thế bằng vật liệu di truyền của một tế bào được lấy từ vú của một con cừu cái trưởng thành. Tiếp đó, họ ngâm trứng vào hoá chất và sử dụng điện để kích thích nó phân chia và trở thành phôi. Cuối cùng, phôi, sẽ trở thành Dolly, được cấy vào tử cung của một con cừu. Lịch sử nhân bản vô tính Công nghệ nhân bản vô tính khỉ về cơ bản cũng có chung một quy trình tương tự như nhân bản cừu Dolly. Nhân của quả trứng khỏe mạnh, chưa được thụ tinh được thay bằnng một cái nhân khác từ tế bào da trưởng thành của một loài động vật. Với cách tính toán thời điểm một cách cẩn thận và sử dụng các loại xung điện, một phôi thai có thể được tạo ra. Phôi thai nay mang gien di truyền của người hiến da. Người ta có thể cấy những cái phôi được tạo ra bằng cách này vào tử cung của động vật để tạo ra những dòng nhân bản vô tính. "Nhân bản vô tính người" được coi là bất hợp pháp ở Anh và nhiều nước khác. Tuy nhiên, phương pháp nhân bản này đã áp dụng trên một số loài động vật. Nhiều gia súc đã được nhân bản thành công. Nỗ lực đầu tiên của các nhà nhân bản học là nhân bản vô tính một loài bò rừng sắp bị tiệt chủng, tên là Noah. Noah đã được nhân bản tại Mỹ vào năm 2001, nhưng đã chết sau khi chào đời 48 giờ. Trước đó, các nhà khoa học đã nhân bản được chuột. Cumulina là một loại chuột nhà màu nâu quen thuộc. Cumulina được nhân bản vô tính từ những tế bào trưởng thành tại ĐH Hawaii vào năm 1997. Cô chuột mẹ đã sống đến trưởng thành, sinh thêm hai chú chuột con, trước khi lìa đời vào tháng 5/2000. Chú ngựa tên Prometea, phiên bản nhân bản vô tính đầu tiên của loài ngựa được sinh ra tại Ý vào tháng 5/2003. Còn chú mèo nhân bản CopyCat đã chào đời vào năm 2002, tại Texas. Với một chú mèo đực bình thường, CopyCat đã làm mẹ của ba chú mèo khác vào tháng 9/2006. Còn chú chó Snuppy, đã được nhân bản tại Hàn Quốc. Những hoài nghi về tính xác thực của chú chó Snuppy đã được xua tan sau khi có những kết quả kiểm tra gien di truyền ADN. Cũng nhóm nghiên cứu này đã tạo ra được 2 con sói con nhân bản, gọi là Snuwolf and Snuwolffy. Nói về chó, người ta còn nhân bản được ba con chó giống chó săn Afgan, tên là Bona, Peace và Hope. Nhân bản tế bào gốc mà không cần phôi ThienNhien.Net - Một phương pháp gen mới đối với các tế bào phôi gốc (embryonic stern cells) đã vượt qua các rào cản về đạo đức, đó là việc tạo ra các tế bào từ một người trưởng thành để chuyển hoá thành một loại mô ở người bất kỳ. Tháng 6 vừa qua, ba nhóm nghiên cứu đã công bố thành công khi thử nghiệm kỹ thuật này trên chuột và hiện nay họ đã tiến hành trên cơ thể người. Những tế bào phôi gốc nhân tạo sẽ có thể giúp phục hồi thị giác và chữa được bệnh tiểu đường hay suy tim. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có ai thực hiện được kỹ thuật này Chú ngựa tên Prometeap sinh tại Ý tháng 5/2003 (Ảnh: BBC) trên cơ thể người mặc dù nó đã từng thành công trên cơ thể loài khỉ rezut-loài khỉ có mặt hồng, lông xám hoặc nâu. Ngoài ra, việc tạo ra được những tế bào này thông qua nhân bản phôi đang vấp phải những vấn đề về đạo đức cũng như số lượng trứng ít ỏi cho việc thử nghiệm. Hiện tại nhóm nghiên cứu của James Thomson đến từ Đại Học Wisconsin, Hoa Kỳ và nhóm nghiên cứu của Shinya Yamanaka của Đại Học Kyoto, Nhật Bản đã phát minh ra một kỹ thuật tạo ra các tế bào gốc pluripotent cho người trưởng thành - loại tế bào có chức năng tương tự các tế bào phôi gốc: cụ thể là có thể tạo ra nhiều loại mô khác nhau ở người. Ban đầu các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào phôi gốc có thể biến đổi những tế bào thông thường thành hình thái của chúng. Chẳng hạn khi hợp nhất với những tế bào hồng cầu non, chúng biến đổi những tế bào hồng cầu này thành những tế bào gốc. Do đó, họ bắt đầu quan tâm hơn tới những loại gen có trong các tế bào phôi gốc mà không có trong các tế bào thường. Sau đó, họ sử dụng một loại vi rút nhằm chuyển các tổ hợp khác nhau của các gen này thành những gen thường để tạo ra một bộ gen nhỏ nhất có khả năng tương tự. Nhóm Yamanaka cũng tìm thấy bốn loại gen tương tự đã tiến hành trên chuột: OCT3/4, SOX2, KLF4 and c-MYC và cũng đã thử nghiệm cho các tế bào người có khả năng chuyển các tế bào da của một người phụ nữ 36 tuổi thành những tế bào gốc pluripotent. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Thomson lại đưa ra kết luận về một danh sách bốn loại gen khác so với của nhóm Yamanaka do họ không sử dụng gen c-MYC. Thay vì vậy, họ lại thành công khi kết hợp hai loại gen NANOG and LIN-28 với hai loại gen đầu của nhóm Yamanaka: OCT3/4 and SOX-2. Chính điều này tạo cho họ một thuận lợi do loại gen này có đặc tính là gây ra bệnh ung thư. Nói cách khác, nhóm nghiên cứu của Nhật đã chứng minh rằng kỹ thuật của họ sẽ hiệu quả đối với các tế bào của những người ở độ tuổi 69, nhưng những tế bào già nhất mà nhóm Wisconsin đã thử nghiệm lại được lấy từ bao quy đầu của một trẻ sơ sinh. Hiện không có nhà nghiên cứu nào dám khẳng định rằng tế bào của họ có thể được sử dụng để thay thế cho các mô ở người bởi khác với các tế bào phôi gốc được lấy từ các phôi, những tế bào mới này đều tạo ra những thay đổi đối với mã gen của chúng khi ghép bốn gen này với nhau, do đó có thể gây ra những biến đổi khác thường cho một số bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, những tế bào này luôn phù hợp với những mẫu bệnh đang được nghiên cứu ở người. Chúng có thể được tạo ra từ tế bào da của người có bệnh thần kinh vận động. Và do có khả năng chuyển hóa thành các nơtron thần kinh nên các nhà nghiên cứu cũng có thể thực hiện được việc tái hiện lại quá trình bệnh trong ống nghiệm. Robin Lovell Badge, chuyên gia của Viện Quốc Gia Nghiên Cứu Y Học MRC Hoa Kỳ nói rằng: “Điều này đã thành công đến mức bất ngờ. Song dù cho những phương pháp mới này có thể vượt qua các nhu cầu sử dụng công nghệ nhân bản thì chúng cũng không thể thay thế được tất cả.” . vào tử cung của một con cừu cái thứ ba. 5. Con cừu cái này mang thai và đẻ ra một con cừu con giống hệt cừu mẹ Finn Dorset. Con cừu con được tạo sinh ra. cừu Dolly, cho biết ông rất tự hào khi thấy Dolly được trưng bày. Nó sẽ tiếp tục nhắc nhở mọi người về những tiến bộ khoa học đã đạt được ở Ediburgh. Dolly

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan