SKKN Ngữ văn THCS

11 720 8
SKKN Ngữ văn THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG VIỆC DẠY HỌC VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THCS A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Giáo dục là một lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội. Bởi vì đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của giáo dục là những con người. Sự tác động ấy bao gồm cả trí tuệ lẫn tâm hồn, cả năng lực lẫn quan niệm sống. Như vậy là chất lượng cuộc sống cũng như quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục. Trọng trách này đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những điều chỉnh kịp thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội . Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, đang đứng trước một thử thách vô cùng gay gắt. Thế giới đang tiến như vũ bão trên các mặt trận sản xuất vật chất và tinh thần, trong khi nước ta ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được những thử thách đó, ta phải phát huy được nguồn lực con người, phát huy cao tiềm năng trí tuệ của toàn dân tộc để vượt qua được nguy cơ tụt hậu, bắt kịp trình độ phát triển hòa nhập với trình độ khu vực thế giới. Xuất phát từ nhận thức đó, Đảng ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, coi “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu” và: “ Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Từ sự quan tâm đó đã đặt ra cho ngành GD và ĐT những thách thức mới đòi hỏi ngành GD và ĐT phải có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học, chương trình SGK. Để được như vậy đòi hỏi mỗi người giáo viên (GV) phải tự ý thức được trách nhiệm của mình, phải luôn tìm tòi, học hỏi nắm bắt phương pháp dạy học mới để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Như vậy mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là phải giúp học sinh có khả năng tiếp cận những tri thức, những kỹ năng mới tiên tiến hiện đại, đồng thời có năng lực phát triển và giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Bản thân tôi tham dự đầy đủ các buổi tập huấn về việc thay sách, tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, tôi thấy cách sắp xếp chương trình và nội dung chương trình của SGK rất hay, các phương pháp dạy học hết sức mới mẻ, phong phú và đa dạng, nhưng áp dụng nó như thế nào? Thực hiện nó ra sao đó mới là vấn đề cần nói đến. Trên thực tế trải qua nhiều năm giảng dạy trực tiếp đứng lớp cọ sát với chương trình, kiêm nhiệm thêm công tác tổ trưởng tổ Văn – Sử – GDCD, tôi đi dự giờ góp ý xây dựng tiết dạy rất nhiều tôi đã nhận thấy một số khó khăn trong việc dạy Ngữ văn khai thác văn bản đặc biệt là cách giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh 1 trả lời. Có những tiết dạy giáo viên đặt câu hỏi rất nhiều, câu hỏi nào học sinh cũng trả lời được, vì những câu hỏi đó học sinh chỉ nhìn vào SGK đọc lên, không suy luận . Nếu như vậy thì khả năng phân tích tìm hiểu nêu suy nghĩ của các em sẽ không có, dẫn tới tình trạng khi viết văn lời văn khô khan chỉ biết sao chép theo khuân mẫu không có sáng tạo. Có những tiết giáo viên đặt câu hỏi không học sinh nào trả lời được, không khí lớp học nặng nề nhưng giáo viên vẫn không gợi ý, không thay hình thức câu hỏi. Có những giáo viên gặp đâu hỏi đó, câu hỏi vụn vặt hỏi tấn công học sinh đến khi không trả lời được mới thôi. Chính những câu hỏi như vậy khiến cho chất lượng tiết dạy đạt hiệu quả thấp, học sinh lo sợ khi GV đặt câu hỏi… Từ những khó khăn trên tôi đã tập trung nghiên cứu, ghi chép, và suy nghĩ để tìm ra phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp với bài dạy văn bản trong tiết dạy học Ngữ văn của mình. Đó cũng chính là lí do tôi chọn viết đề tài này. II. Các biện pháp nghiên cứu viết đề tài: - Tham khảo các tài liệu; - Thực tế giảng dạy; - Các kinh nghiệm qua các đợt tập huấn thay sách; - Qua các tiết dự giờ rút kinh nghiệm học hỏi ở đồng nghiệp… B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Trong các môn học như chúng ta đã biết môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chính của trường THCS. Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho hoặc ra đời hoặc tiếp tục những con người cao hơn nữa. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng biết thương yêu, biết quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng sáng tạo, bước đầu có năng lực hình thành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ tư duy và thực hành. Đó cũng là những con người có ham muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải khéo léo nắm bắt đặc điểm đối tượng học sinh để vừa dạy học, vừa rèn luyện và giáo dục khả năng toàn diện cho học sinh qua các môn học. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi làm sao cho phù hợp, sinh động, gợi hứng thú tìm tòi suy nghĩ, óc phán đoán cho học sinh mới là điều hết sức khó khăn, học sinh có hứng thú học, khi giáo viên đặt câu hỏi học sinh có chịu suy nghĩ trả lời hay không, học sinh có hiểu bài nắm bắt được kiến thức trọng tâm hay không cũng phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài dạy của mình. Qua đề tài này việc xây dựng hệ thống câu hỏi tôi tin là sẽ giúp cho tất cả giáo viên dạy Ngữ văn đặc biệt là GV của trường tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm khi đặt câu hỏi trong giờ dạy của mình. Bởi vì hệ thống câu hỏi ở đề tài này là những câu hỏi mà vai trò của giáo viên chỉ là người dẫn đưa học sinh khám phá nội 2 dung kiến thức của bài học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tức là đi từ câu hỏi phát hiện, tái hiện để dấn sâu vào hình thức hỏi sáng tạo nêu vấn đề, từ đó sẽ kích thích năng lực suy nghĩ, óc phán đoán, mở ra nhiều hướng tiếp nhận mới nhằm khơi dậy hoạt động bên trong của người học. Đây chính là việc thể hiện vai trò, năng lực của người giáo viên khi giảng dạy. II. Một số biện pháp cụ thể : Trong quá trình tiến hành một tiết dạy GV tiến hành đặt rất nhiều câu hỏi để học sinh trả lời. Mục đích của việc đặt câu hỏi là kiểm tra việc chuẩn bị bài cũ, chuẩn bị bài mới, chú ý nghe giảng hay mức đô tiếp thu tìm hiểu bài, mức độ hiểu bài của học sinh. Để được như vậy người GV phải nắm được đặc điểm đối tượng học sinh của lớp mình dạy, nắm được các kiểu bài, cách tiến hành tìm hiểu từng phần, nội dung đơn vị kiến thức để từ đó có cách đặt câu hỏi khai thác kiến thức cho phù hợp. Có rất nhiều dạng câu hỏi nhưng ở đây tôi chỉ đưa ra một số dạng câu hỏi cơ bản chủ yếu nhất cần phải có trong tiết dạy văn học - khai thác văn bản. Các dạng câu hỏi này nó bao quát cho tất cả các đối tượng học sinh từ học sinh trung bình, yếu kém đến học sinh khá giỏi đó là 4 loại câu hỏi cơ bản: (1) Câu hỏi phát hiện. (2) Câu hỏi gợi mở. (3) Câu hỏi nêu vấn đề. (4) Câu hỏi so sánh. Bốn dạng câu hỏi này GV thường xuyên sử dụng trong quá trình tiến hành tiết dạy của mình với các dạng văn bản thuộc các thể loại khác nhau. 1. Câu hỏi phát hiện. Đây là loại câu hỏi cho đối tượng học sinh yếu, trung bình phát huy khả năng của mình, bởi vì loại câu hỏi này là những nội dung đã có sẵn, chỉ cần học sinh theo dõi hoặc xem bài trước sẽ trả lời được. Học sinh có thể nhìn vào SGK phát hiện ra kiến thức GV hỏi . Chính loại câu hỏi câu hỏi này không làm cho học sinh chán nản đặc biệt là học sinh có lực học trung bình và yếu, khi học sinh trả lời đúng câu hỏi các em sẽ cảm thấy hứng thú, cảm thấy có cơ hội để chứng tỏ mình. Ví dụ khi dạy văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” (Ngữ văn 6 – tập 2) khi tìm hiểu bài thơ được làm theo thể thơ nào GV có thể dùng câu hỏi phát hiện sau: ? Quan sát bao quát bài thơ, bài thơ có bao nhiêu khổ? ? Mỗi khổ thơ có bao nhiêu câu thơ? Và mỗi câu thơ có mấy tiếng? . Với câu hỏi đó học sinh chỉ cần quan sát bài thơ và đếm các khổ thơ các số tiếng trong câu thơ để tìm ra bài thơ được viết theo thể nào. Hay khi GV dạy các bài ca dao nói về tình cảm gia đình (Ngữ văn 7 tập 1)giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi phát hiện như sau: ? Các bài ca dao này nói về nội dung gì? ? Tình cảm được thể hiện trong các bài ca dao đó là tình cảm nào? Hoặc khi dạy văn bản “Quan Âm Thị Kính” (Ngữ văn 7 tập 2) khi tìm hiểu nỗi oan của Thị Kính GV đặt câu hỏi: ? Trong đoạn trích em thấy có mấy lần Thị Kính kêu oan? ? Thị Kính kêu oan với ai? . 3 Đó là những câu hỏi phát hiện học sinh rất dễ trả lời, câu hỏi này làm cơ sở, tạo tiền đề để cho GV tiến hành hướng dẫn học sinh đi đến tìm hiểu kiến thức khác được rút ra từ câu hỏi phát hiện, tạo không khí cho lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú học tập. 2. Câu hỏi gợi mở. Trong tiến hành dạy học không nhất thiết câu hỏi nào GV đưa ra cũng yêu câu học sinh phải trả lời. Có câu hỏi GV hỏi chỉ để hỏi, tức là hỏi rồi tự mình trả lời, hỏi như vậy lôi cuốn học sinh chú ý tập trung vào bài học hơn, có khi GV đặt câu hỏi học sinh không trả lời được, vậy lúc này mới đòi hỏi tới sự chuẩn bị, khéo léo của người GV, GV phải biết dẫn dắt, khơi gợi vấn đề để cho học sinh tìm hiểu. Ví dụ khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 tập 2) GV đưa ra câu hỏi sau: ? Cho biết chủ đề của văn bản? Có thể học sinh không trả lời được GV dùng câu hỏi gợi mở. ? Văn bản đề cập đến vấn đề gì? ? Câu văn nào thể hiện rõ nhất vấn đề đó? Hoặc: ? Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài văn này có gì đặc sắc? Dùng câu hỏi gợi mở: ? Bố cục của bài văn gồm mấy phần? ? Dẫn chứng Bác đưa ra để chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân dân ta có chính xác, toàn diện, thuyết phục không? . Từ đó GV hướng dẫn học sinh rút ra được kết luận về nghệ thuật nghị luận của bài văn qua các câu trả lời của học sinh. Hay khi dạy văn bản “ Viếng lăng Bác” (Ngữ văn 9 – tập 2) GV hướng dẫn học sinh cách khai thác văn bản theo khổ thơ. Khi tìm hiểu khổ thơ đầu để làm nổi bật được nội dung xuyên suốt bài thơ là mạch cảm xúc tác giả, GV có thể hỏi: ? Câu đầu cho ta biết điều gì? Dùng câu hỏi gợi mở: ? Giải thích nghĩa từ “viếng”, “thăm”? ? Tại sao ở nhan đề thác giả dùng từ “viếng”, ở câu đầu bài thơ dùng từ “thăm”? ? Nhận xét cách xưng hô của tác giả? . Tác dụng của dạng câu hỏi này giúp học sinh dần dần nhận ra vấn đề cần tìm hiểu, tạo sự lô-gíc và xâu chuỗi kiến thức một cách có hệ thống. 3. Câu hỏi nêu vấn đề. Đây là dạng câu hỏi tối ưu trong phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và hoạt động tư duy, tính năng động trí tuệ cho học sinh qua giờ dạy. Khi GV đặt câu hỏi học sinh phải dùng óc suy nghĩ, phán đoán để trả lời câu hỏi. Vì vậy, đây là câu hỏi học sinh khá mới có thể trả lời được. Trong giờ dạy GV phải biết xây dựng tình huống có vấn đề bằng việc thông qua xây dựng hệ thống câu hỏi có vấn đề. Loại câu hỏi này chứa đựng một dung lượng kiến thức lớn và mang tính chất tổng hợp gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các kiến thức nhằm làm sáng tỏ quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Chính vì vậy loại câu hỏi này có tính chất phức tạp về nội dung bởi vì nó thường 4 gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, từ đó rèn luyện năng lực độc lập, suy nghĩ sáng tạo, nó còn mang tính chất hệ thống, liên tục nhằm lôi cuốn học sinh hứng thú tìm hiểu tác phẩm. Bằng thực tế, tôi tiến hành lấy một số ví dụ trên một số văn bản như sau: Văn bản: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Ngữ văn 7 , tập 1). ? Em hãy hình dung cảnh tượng buổi chiều trong thôn xóm? ? Một vẻ đẹp như thế nào được toát lên từ cảnh tượng ấy? ? Vì sao khi tả cảnh buổi chiều nơi đồng quê tác giả chỉ cần dùng hai chi tiết “tiếng sáo mục đồng” và “có trắng từng đôi liệng xuống đồng”? ? Qua văn bản này em hiểu gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử dân tộc ta? Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Ngữ văn 9 tập 2) ? Trong văn bản em yêu mến, cảm phục nhân vật nào nhất? Vì sao? ? Qua văn bản em hiểu được gì về thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm? ? Nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của mình đối với cuộc sống hiện tại? . Các câu hỏi trên đều mang tính chất suy luận, mở rộng vấn đề giúp học sinh có khả năng nêu cảm nhận, nêu sự nhận xét đánh giá của cá nhân mình qua hệ thống câu hỏi. Cũng chính vì vậy dạng câu hỏi này có tác dụng giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học hơn, học sinh trình bày vấn đề mang tính chất sáng tạo hơn và GV cũng nắm được qua bài dạy học sinh nắm được kiến thức bài học ở mức độ nào. 4. Câu hỏi so sánh Đây là một trong những loại câu hỏi có hiệu quả cao trong quá trình tìm hiểu văn bản. So sánh nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề, khắc sâu kiến thức. Vận dụng loại câu hỏi này sẽ giúp việc phân tích văn bản sâu hơn, phong phú sinh động, có liên hệ được các kiến thức cùng đề tài. Có những câu hỏi so sánh ngay kiến thức trong văn bản với văn bản, có khi so sánh kiến thức giữa hai văn bản khác nhau hay rộng hơn là kiến thức trong cùng một nội dung, một đề tài. Ví dụ: Khi dạy văn bản “Người con gái Nam Xương” (Ngữ văn 9)? ? Em có nhận xét gì về cái chết của Vũ Nương? ? Nhân vật Vũ Nương có điểm nào giống và khác với nhân vật Thúy Kiều? Hoặc GV có thể cho so sánh về thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm “Bánh trôi nước”; “Truyện Kiều”; “Người con gái Nam Xương”… Đó là các câu hỏi so sánh với lượng kiến thức rộng xuyên suốt kiến thức trong cấp học, giúp học sinh có kiến thức phổ rộng hơn. Cũng có những câu hỏi GV cho học sinh so sánh cụm từ để tìm ra được các suy nghĩ, tâm trạng khác nhau của nhân vật mặc dù từ ngữ tác giả sử dụng giống nhau. Ví dụ: Dạy văn bản “Bạn đến chơi nhà” (Ngữ văn 7 – Tập 1) ? So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang”? … Nói như vậy những không phải khi Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh là phải rạch ròi đâu là câu hỏi phát hiện, đâu là câu hỏi gợi mở hay đâu là câu hỏi so sánh… Mà GV phải biết khéo leo sử dụng hệ thông câu hỏi tùy theo đối tượng học 5 sinh, tùy theo nội dung của từng bài cũng như tùy theo kiến thức của mỗi phần. Có những câu hỏi GV đã kết hợp nhiều hình thức câu hỏi và học sinh dần dần trả lời, ví dụ khi dạy văn bản “Sang thu” (Ngữ văn 9) Khi GV cho học sinh đọc diễn cảm khổ 3: ? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào? Tại sao tác giả viết “Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi” ? Theo em đây có phải là câu thơ hay nhất trong bài không? Vì sao? Nhìn chung còn rất nhiều dạng câu hỏi được sử dụng trong việc khai thác văn bản nhằm đạt hiệu quả cao trong giờ dạy văn mà cơ bản là các loại câu hỏi như tôi đã trình bày ở trên. Sau đây là một bài soạn cụ thể của tôi, khi soạn giáo án tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức, với đối tượng học sinh tôi đứng lớp. Bài dạy này tôi đã đưa vào dạy cho toàn tổ dự giờ và góp ý, rút kinh nghiệm. Tiết 29: Văn học 7 – tập 1 Văn bản QUA ĐÈO NGANG Bà Huyện Thanh Quan I/ Mục tiêu bài học Giúp học sinh 1. Kiến thức - Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang. - Thấy được tâm trạng buồn bã, cô đơn trước thực tại, nhớ thương tha thiết về quá vãng, mến yêu cảnh vật tiêu sơ thấm đậm sắc mầu dân tộc. - Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ văn chương. 3. Thái độ tình cảm: Tô đậm lòng yêu nước, yêu cảnh sắc thiên nhiên. II/ Chuẩn bị III/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, nêu nghĩa chính của bài thơ? ? Nêu suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến xưa? 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 I. Vài nét về tác giả, tác phẩm. 6 Học sinh đọc chú thích ? Nêu vài nét sơ lược về tác giả? ? Theo em bà Huyện Thanh Quan là người như thế nào? ? Bà có lối thơ với đặc điểm như thế nào? ? Theo em bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoạt động 2 Đọc chậm, rõ ràng, buồn, chú ý ngắt nhịp. Giáo viên đoc mẫu ? Bài thơ được viết theo thể loại nào? Nhận xét về số câu, số chữ trong câu? ? Nhận xét về cách gieo vần trong bài thơ? ? Bài thơ có sử dụng phép đối ở các câu nào? ? Bài thơ Đường luật này có bố cục như thế nào? - Bà sống ở thế kỷ XIX, chồng làm tri huyện Thanh Quan. - Là người thông minh lịch lãm, rất thương người. - Là 1 nữ sĩ nổi tiếng hay chữ và hay thơ. - Lối thơ có đặc điểm: Trang nhã, buồn, luôn hoài cổ. - Vào Huế nhậm chức, khi qua Đèo Ngang. Học sinh đọc - Có 8 câu mỗi câu 7 chữ. - Chỉ gieo một vần “a” ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8. - Đối: + Câu 3 – 4 + Câu 5 - 6 ⇒ đối ý, đối thanh… - Luật bằng trắc, vần trắc (căn cứ vào chữ thứ hai câu 1) chú ý chữ thứ 2, 4, 6 - Bố cục 4 phần: + Hai câu đề + Hai câu thực + Hai câu luận + Hai câu Kết ⇒ không theo đúng như trên - bị coi là thất luật. 1. Tác giả: Bà sống vào TK XIX Là người học rộng, tài cao, được vua vời vào Huế nhậm chức. (dạy học cho các cung nữ) 2. Tác phẩm II. Tìm hiểu văn bản 1. Đọc 2. Thể loại Thất ngôn bát cú Đường luật 7 ? Em có thể chọn cách phân tích nào đối với bài thơ này? Giáo viên hướng dẫn. ? Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả? ? Cảnh vật Đèo Ngang được tác giả miêu tả đó là những cảnh vật nào? Câu 2? ? Nhận xét về những sự vật được miêu tả ở câu 2? ? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả ở 2 câu tiếp là cận cảnh hay viễn cảnh? ? Nêu nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thực? Tác dụng của nghệ thuật đó? ? Cảnh Đèo Ngang tiếp tục được cảm nhận bằng gì ở hai câu luận? ?Nhận xét về tâm trạng của BHTQ? Nghệ thuật của hai câu thơ? - Lúc trời chiều bóng xế. “bóng xế tà” ⇒Không gian mênh mông của một vùng đèo núi, cảnh vật vắng, lữ khách dễ nao lòng. - Cỏ cây, đá, lá, hoa ⇒ 3 sự vật (cây cỏ; đá; hoa) - Um tùm, chen chúc nhau, dường như tất cả chen chúc nhau, cố ngoi lên để đón lấy sự sống. ⇒ cảnh sắc um tùm, hoang dã. - Nhìn xa thấy: “Lom khom… mấy nhà” - Dùng từ láy, đối, đảo ngữ (VN trước CN) ⇒ nhà cửa thưa thớt, con người nhỏ bé, cảnh buồn, hoang vu, quanh vắng. - Tiếng chim quốc và chim đa đa → âm thanh do những con vật hoang dã gợi lên kêu tha thiết, khắc khoải được cảm nhận như là một sự đau lòng nhớ nước. ⇒ Nhớ nhà, nhớ quá khứ (hoài cổ). Nghệ thuật chơi 3. Phân tích a. Cảch tượng Đèo Ngang - Vào lúc xế chiều - Cỏ cây hoa lá, đá chen chúc nhau. ⇒ cảnh sắc um tùm, hoang dã. - Nhà cửa thưa thớt, con người nhỏ bé. ⇒ Cảnh đượm buồn, hoang vu, quạnh vắng. b. Tâm trạng của tác giả. - Nhớ nước, thương nhà → đau lòng → buồn, hoài cổ. 8 ? Khi nhà thơ dừng chân đã cảm nhận gì trước cảnh Đèo Ngang? ? Nội dung của bài thơ? ? Thái độ của BHTQ trước thực tại của đời sống đương thời? ? Nghệ thuật chính của bài thơ? ? Thể thơ, từ ngữ tác giả sử dụng, cách gieo vần…? Hoạt động 3 Hướng dẫn HS luyện tập. (đọc diễn cảm bài thơ) chữ → mượn cảnh nói tình. - Thấy cảnh trời rộng, non nước mênh mông. → Nghệ thuật đối : thiên nhiên mênh mông, rợn ngợp > < nhỏ bé cô đơn của con người (mảnh tình riêng) - Bài thơ là bức tranh vịnh cảnh Đèo Ngang có cảnh gần, cảnh xa, có nhiều đường nét, âm thanh tất cả nhuộm trong ánh ngày sắp tắt → cảnh hoang vắng chỉ có thiên nhiên ngự trị, con người thì nhỏ bé, lẻ loi → trước cảnh đó tình cảm kín đáo, cô đơn … khơi dậy. - Lời thơ trang nhã, ít từ Hán Việt. - Sử dụng từ ngữ sáng tạo, có phép tiểu đối, hiệp vần trong cùng một câu. (tà- đá; tà-hoa; đá-lá; đá-hoa; lá-hoa) - Nghệ thuật chơi chữ độc đáo: “Quốc quốc – gia gia” vừa là tiếng chim kêu vừa gợi tình cảm nước nhà . Học sinh đọc ghi nhớ HS luyện tập - Nỗi buồn cô đơn tuyệt đối của Bà Huyện Thanh Quan. 4. Tổng kết * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập 4. Củng cố, dặn dò - ? Đọc lại phần ghi nhớ SGK, - Học thuộc phần ghi nhớ và thuộc lòng bài thơ. - Tìm hiểu thêm về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Soạn trước bài “Bạn đến chơi nhà”. C/ KẾT LUẬN 9 Trên đây là phương pháp thiết kế hệ thống câu hỏi trong việc dạy văn bản văn học mà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu trong các năm học vừa qua. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt đã đưa vào các tiết dự giờ cho cả tổ cùng tham dự góp ý thì tất cả các đồng nghiệp đều tán thành, nhất trí và thấy được mặt tích cực, tác dụng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp trong tiết dạy văn bản. Qua thực tế đứng lớp, tôi đã áp dụng phương pháp này từ năm học 2005 – 2006 đến nay. Chất lượng của học sinh được nâng cao rõ rệt. Các em đã yêu thích môn Ngữ Văn hơn trước, kỹ năng viết bài Tập làm văn trôi chảy hơn, sáng tạo hơn, các kiến thức được vận dung trong bài viết linh hoạt hơn, chính xác hơn. Trong giờ học, không khí học tập sôi nổi hơn, tạo hứng thú học tập cao hơn. Bởi vì, tất cả các em đều được tạo điều kiện suy nghĩ, tiếp xúc với văn bản, đều có cơ hội được trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Qua tiết dạy cụ thể tôi thực hiện trước sự tham gia dự giờ của tổ, kết quả khảo sát đối với học sinh trong việc tiếp thu nắm vững bài học như sau: Tỷ lệ trên trung bình: 92%. Đặc biệt loại khá giỏi đạt tới trên 46%. Sau hai năm vận dụng rộng rãi phương pháp trên trong toàn tổ, chất lượng môn Ngữ Văn được nâng cao tương đối đều trong từng năm. Tổng hợp trung bình chất lượng của riêng cá nhân tôi trước khi chưa sử dụng phương pháp này với sau khi vận dụng có sự tiến bộ rõ rệt như sau: Kết quả khi chưa vận dụng: Kết quả khi đã vận dụng: Giỏi: 3% Giỏi: 6% Khá: 10% Khá: 15% Trung bình: 52% Trung bình: 59% Yếu: 25% Yếu: 15% Kém : 10% Kém: 5% Tất cả những vấn đề mà tôi đã nghiên cứu ở trên đã được đưa ra thảo luận, áp dụng và tiếp tục được vận dụng nhằm hoàn thiện hơn về cơ sở lí luận và phương pháp dạy học này, không những chỉ là môn Ngữ văn với phân môn văn học mà còn áp dụng cho cả phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn, cho cả các môn học khác như Lịch sử, GDCD, Địa lí… Tới đây tôi sẽ đưa ra thảo luận và cùng với các môn học khác tiến hành dạy học theo phương pháp này. Trên dây là những nghiên cứu, những suy nghĩ của tôi, đã được đồng nghiệp góp ý và vận dụng trong dạy học. Để hoàn thiện hơn nữa, đạt chất lượng tốt hơn nữa, tôi rất mong được sự bổ sung góp ý của của các đồng nghiệp và lãnh đạo. Người viết sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Hà 10 . luận của bài văn qua các câu trả lời của học sinh. Hay khi dạy văn bản “ Viếng lăng Bác” (Ngữ văn 9 – tập 2) GV hướng dẫn học sinh cách khai thác văn bản theo. đồng”? ? Qua văn bản này em hiểu gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử dân tộc ta? Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Ngữ văn 9 tập 2) ? Trong văn bản em yêu

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan