Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Bê Tông

76 1.5K 0
Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Bê Tông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Bê Tông Bài giảng về công nghệ chế tạo bê tông đúc sẵn Tác giả: Nguyen Ninh Thụy Nhà xuất bản: Dh Bách Khoa tpHCM

Trang 1

* Qui trình sản xuất bao gồm các qui trình sản xuất chính, phụ và phục vụ.

- Qui trình sản xuất chính, còn gọi là qui trình công nghệ, là qui trình mà

trong đó đối tượng lao động ( trong nhà máy BTCTĐS ) biến đổi thành sản phẩm, đặc trưng cho 1 xí nghiệp sản xuất.

Trong các nhà máy BTCTĐS, qui trình công nghệ chính là quá trình biến đổi hình thái, kích thướt, trạng thái bề mặt của các sản phẩm BTCT cũng như sự biến đổi các tính chất cơ lý hóa của bê tông và bê tông cốt thép.

Qui trình công nghệ chính được cấu tạo từ các qui trình, giai đoạn nhằm đảm bảo nhận được bán sản phẩm và sản phẩm theo giới hạn riêng biệt ( như qui trình gia công cốt thép ).

- Qui trình sản xuất phụ là qui trình lao động, mà sản phẩm nhận được

không cơ bản, không đặt trưng đối với nhà máy Ví dụ : qui trình sản xuất năng lượng điện sản suất hơi nước, sửa chữa thiết bị máy móc

- Qui trình phục vụ là quá trình lao động nhằm tạo điều kiện thực hiện các

qui trình chính và phụ Ví dụ : các qui trình vận chuyển, kiểm tra kỹ thuật, cơ cấu hành chánh, quản lý đời sống

2 Sơ đồ cấu trúc qui trình sản xuất.

CF

Trang 2

 : Qui trình công nghệ chính. : Qui trình công nghệ phụ. : Qui trình công nghệ phục vụ.

A, B, C, D, E, F, K : các khu của qui trình sản xuất;A : khu bảo quản và chuẩn bị nguyên liệu;

1 : Kho cốt thép; 2 : kho xi măng; 3 :kho cốt liệu;B : khu gia công chế tạo cốt thép và các linh kiện cốt thép.

13 : xưởng thép;

C : khu chế tạo hỗn hợp bê tông và vữa.4 : xưởng nhào trộn.

D : khu tạo hình và gia công sản phẩm.

5 : tạo hình; 6 : gai công bề mặt; 7 : gia công nhiệt;8 : tháo sản phẩm; 9 : hoàn thiện và trang trí sản phẩm;10 : làm sạch khuôn; 11 : bôi khuôn; 12 : đặt cốt thép;E : khu bảo quản và xuất sản phẩm.

14 : kho thành phẩm.F : khu các qui trình sản xuất phụ.

16 : xưởng cơ khí sữa chữa thiết bị máy móc.17 : xưởng sản xuất hơi nước.

18 : xưởng sản xuất năng lượng điện.19 : bộ phận sản xuất không khí nén.K : vùng kiểm tra, phục vụ.

15 : kiểm tra kỹ thuật.

3 Qui trình công nghệ công đoạn.

- Qui trình công nghệ công đoạn là 1 yếu tố cơ bản của qui trình công nghệ và được đặt trưng bởi tính chất không đổi của :

+ Đối tượng gia công chế tạo.

+ Vị trí làm việc của người làm thực hiện.

- Vị trí làm việc của mỗi công đoạn gọi là trạm sản xuất.Ví dụ : gọi là trạm

* Dựa vào mức độ trang bị kỹ thuật, công nghệ công nghệ có thể là

+ Công đoạn thủ công.

+ Công đoạn máy.

+ Công đoạn tự động.

+ Công đoạn thiết bị.

5

Trang 3

- Công đoạn thủ công là những công tác được thực hiện bằng các dụng cụ và

máy móc đơn giản Như công đoạn tháo lắp khuôn; công đoạn đặt cốt thép.

- Công đoạn máy được thực hiện dưới sự giúp đỡ của máy móc, nơi người

công nhân làm việc liên tục với nó trong suốt quá trình làm việc Như : máy đổ bê tông, hàn các khung lưới thép trên các máy hàn điểm, kéo cơ học cốt thép bằng các máy kích thủy lực.

- Công đoạn tự động được thực hiện không có sự tham gia trực tiếp của

người công nhân Những công nhân ở đây chỉ làm nhiệm vụ theo dõi và quan sát Như cân đong tự động vật liệu; chế tạo hỗn hợp bê tông bằng các trạm tự động; hàn lưới và khung cốt thép phẳng trên các máy hàn tự động nhiều điện cực.

- Công đoạn thiết bị được đạt trưng bởi sự thực hiệnqui trình công nghệcủa

các thiết bị đặt biệt Như thiết bị dưỡng hộ sản phẩm Công việc của công nhân trong giai đoạn này là chất tải và dở tải thành phẩm và thiết bị Người công nhân theo dõi, làm việc theo chế độ đã hoạch định.

4 Sơ đồ cấu trúc của qui trình công nghệ toàn bộ.

QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ TOÀN BỘQUI TRÌNH GIAI ĐOẠN

GIA CÔÂNGNVL

CHẾ TẠO HỖN HỢPBÊ TÔNG

CHẾ TẠO CÁCLINH KIỆNCỐT THÉP

TẠO HÌNH DƯỠNG HỘ

NHIỆT HOÀN THIỆNSẢN PHẨM

CÁC QUI TRÌNH CÔNG ĐOẠN ( TRẠM CÔNG NGHỆ )

THỦ CÔNGMÁYTHIẾT BỊ

CHẾ TẠO HỖN HỢPBÊ TÔNG

CHẾ TẠO CÁCLINH KIỆNCỐT THÉP

TẠO HÌNH DƯỠNG HỘNHIỆT

DƯỠNG HỘ NHIỆTCHẤT TẢI SẢN PHẨMTHIẾT BỊ NHIỆT

DỠ TẢI SẢN PHẨMĐẶT CỐT

THÉPLẮP GHÉPTHÀNH KHUNG

CỐT THÉPLẮP ĐẶT CÁC CHI TIẾT

ĐỆM, GHÉP

Trang 4

II TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ CẤU KIỆN BÊ TÔNG ĐÚC SẴN.

1 Qui trình sản xuất.

- Trong các nhà máy Bê tông đúc sẵn, người ta sử dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất theo dây chuyền Đó là hình thức tổ chức sản xuất cao nhất, dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau :

- Tính tỉ lệ.- Tính liên tục.- Tính chuyên hóa.- Tính song song.

- Tính nhịp điệu.- Tính thẳng dòng.- Tính tự động.

a) Tính tỉ lệ : khả năng sản xuất như nhau của tất cả các trạm công nghệ

trong 1 đơn vị thời gian.

b) Tính song song : sự thực hiện đồng thời các công tác thành phần của qui

trình công nghệ để tạo khả năng rút ngắn thời gian của chu kỳ công nghệ.- Tính song song nhất thiết phải đặt ra cho sự thực hiện các công tác trên

các trạm công nghệ khi thời cơ thực hiện các công tác ( ti ) trên các trạm vượt quá giá trị của nhịp sản xuất ( Τ ) của tuyến công nghệ.

- Số lượng trạm cần thiết :

Với T là khoảng thời gian từ thời điểm sản xuất xong 1 sản phẩm đến thời điểm sản xuất xong sản phẩm thứ 2 tiếp theo đó, gọi là nhịp sản xuất.

c) Tính thẳng dòng : sự bảo đảm đường đi ngắn nhất của sản phẩm và thiết

bị theo tất cả các tuyến công nghệ để nâng cao năng xuất lao động.

d) Tính liên tục : tính tổ chức qui trình của các vật liệu và sản phẩm theo các

trạm với thời gian nghỉ ( trống ) giữa các trạm là nhỏ nhất nhắm rút ngắn chu kỳ công nghệ.

- Tương ứng với tính chất này, tổ chức sản xuất có thể là dây chuyền liên tục và dây chuyền gián đoạn Từ đó sẽ có 2 loại tuyến công nghệ tương ứng :

+ Tuyến dây chuyền liên tục : đặc trưng bởi chuyển động liên tục của

đối tượng hoặc công cụ lao động theo dây chuyền sản xuất với các chu kỳ bắt buộc ( cưỡng bức ) của các công đoạn, tương ứng với nhịp của tuyết sản xuất, đồng thời bảo đảm tính tỉ lệ.

+ Tuyến dây chuyền gián đoạn được đặt trưng bởi thời gian nghỉ giữa

các công đoạn công nghệ do tính tỉ lệ của tổ chức sản xuất không được đảm bảo.

Trang 5

e) Tính nhịp điệu : tính chất của qui trình công nghệ đảm bảo cho sản xuất

sản phẩm nghiêm ngặt theo đồ thị sản xuất hoặc sau những khoảng thời gian như nhau Tính nhịp điệu được đánh giá tương ứng với thời lượng của chu kỳ công đoạn theo nhịp và theo tiến độ qui trình toàn bộ.

f) Tính tự động : có thể tự động toàn phần để giảm bớt lao động thủ công ->

nâng cao năng suất lao động -> hạ giá thành sản phẩm.

g) Tính chuyên hóa : hình thức phân chia lao động xã hội nhằm mục đích :

+ Nâng cao mức độ sử dụng trang thiết bị, hạ giá thành sản phẩm.

+ nâng cao năng suất của tuyến sản xuất.

+ tạo điều kiện tự động hóa các qui trình sản xuất.

- Trong các nhà máy bê tông cốt thép đúc sẵn, tính chuyên hóa được thể hiện ở chổ : sản xuất 1 số dạng sản phẩm riêng biệt : cột điện, dầm mái, ống cấp thoát nước.

- Còn trong các trạm công nghệ thì được thực hiện 1 số hoặc 1 nhóm công tác nhất định, mà trạm này thì cố định Đó là tính chuyên hóa.

2 Hai dạng cơ bản của sản xuất dây chuyền.

a) Sản xuấr dây chuyền với sự chuyển động của đối tượng lao động.b) Sản xuấr dây chuyền với sự chuyển động của công cụ lao động.

Tạo hìnhsản phẩm

Hiệu chỉnh bề

Dưỡng

hộ nhiệt khuônTháo khuônBôi

Đặt cốt thép căng trướcLàm

Trang 6

- Số lượng các trạm công nghệ phổ thông được xác định dựa trên công suất yêu cầu của nhà máy.

III BA PHƯƠNG PHÁP ( TỔ CHỨC ) SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM VÀ CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN.

1 Ba phương pháp sản xuất các sản phẩm.

- Trong sản xuất các sản phẩm và CKBTCTĐS, dựa vào :

+ Công suất của nhà máy và mức độ chuyên môn hóa của nó

+ Dạng và đặc trưng sản phẩm.

+ Trình độ kỹ thuật và công nghệ chế tạo.

- Dựa vào đó mà người ta có thể sử dụng 3 phương pháp sản xuất :

+ Dây chuyền liên tục.

+ Dây chuyền gián đoạn.

+ Dây chuyền cố định.

3 PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT

D/C GIÁN ĐOẠND/C CỐ ĐỊNHD/C LIÊN TỤC

D/C GIÁN ĐOẠN VỚI BĂNG CHUYỀN

XUNG ĐỘNG

D/C GIÁN ĐOẠN

TỔ HỢP MÁY(D/C STAND)D/C BỆ D/C KASET

D/C GIÁN ĐOẠN VỚI BĂNG CHUYỀN

XUNG ĐỘNG

a) Phương pháp dây chuyền liên tục : còn gọi là phương pháp dây chuyền

liên tục, trong phương pháp này, tất cả những công tác ở các trạm công nghệ được cân bằng đồng bộ hoàn toàn ( thời lượng thực hiện các công tác ở các trạm công nghệ cân bằng nhau ) và sự vận chuyển của vật liệu từ trạm này đến trạm kia của tuyến sản xuất được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của các thiết bị vận chuyển đặc biệt – gọi là băng chuyền.

- Phương pháp dây chuyền liên tục được đặc trưng với nhịp điệu nghiêm ngặt và tốc độ sản xuất cao Phương pháp dây chuyền liên tục có thể :

+ Không tự động.

+ Bán tự động.

Trang 7

+ Tự động hoàn toàn.

Trong dây chuyền sản xuất không tự động : chỉ có băng chuyền

vận chuyển tự động còn sự điều khiển các thiết bị công nghệ và thiết bị phụ do công nhân điều khiển.

Trong dây chuyền sản xuất bán tự động : ngoài băng chuyền tự

động, còn có các thiết bị bán tự động khác.

Trong dây chuyền sản xuất liên tục tự động hoàn toàn : tuyến sản

xuất tự động, cấu tạo từ tổng bộ các thiết bị tự động, thực hiện không những chỉ các công tác công nghệ cơ bản mà còn cả các công nghệ phụ.

b) Phương pháp dây chuyền gián đoạn : được đặc trưng bởi sự gián đoạn của

đối tượng lao động có thể kèm theo 1 số các công cụ lao động từ trạm công nghệ này sang trạm công nghệ khác nhờ các thiết bị vận chuyển như : băng chuyền xung động; cần trục cầu chạy

- Phương pháp dây chuyền xung động ứng với dạng đầu ( dây chuyền gián đoạn với băng chuyền xung động ).

- Dạng sau này gọi là dây chuyền gián đoạn tổ hợp máy.

c) Phương pháp dây chuyền cố định : bằng phương pháp này, sản phẩm đứng

yên tại 1 vị trí trong suốt thời gian sản xuất của 1 qui trình công nghệ, còn các thiết bị, công nhân cùng với các công tác chế tạo sản phẩm được vận động từ trạm này đến trạm khác.

- Có 2 phương pháp dây chuyền cố định : - Phương pháp bệ ( stand ) - Phương pháp Kaset.

+ Trong phương pháp bệ : công việc chế tạo sản phẩm được tiến hành

trên các bệ bằng, với 1 diện tích nhất định và được trang bị với những thiết bị cần thiết; còn lại các thiết bị khác được vận động để thực hiện tất cả các công tác của qui trình công nghệ

Trong quá trình chế tạo, các sản phẩm nằm tại 1 vị trí, chỉ có thiết bị cần thiết và công nhân làm việc.

+ Trong phương pháp Kaset : tất cả các công tác được tiến hành nhờ

thiết bị đặc biệt, gọi là Kaset Kaset này được thiết kế để chế tạo nhiều sản phẩm cùng 1 lúc.

Ơû đây trong quá trình chế tạo không những chỉ có sản phẩm cố định mà còn có các thiết bị cơ bản cố định, nói chung chỉ có công nhân vận động.

2 Đánh giá, so sánh và phạm vi ứng dụng của ba phương pháp trên.a) Đánh giá phạm vi ứng dụng :

Trang 8

• Công nghệ chế tạo các khung lưới cốt thép trên các tuyến công nghệ tự động.

• Để chế tạo hỗn hợp vữa trên các thiết bị vận hành liên tục;

• Để tạo hình sản phẩm rtên các băng chuyền liên tục;

• Để dưỡng hộ nhiệt sản phẩm trong các thiết bị vận động liên tục.Phương pháp dây chuyền liên tục được ứng dụng trong những nhà máy có công suất lớn Nó đòi hỏi mức độ cơ giới hóa cao Do đó, tiêu tốn về năng lượng điện cũng rất lớn.

Nó chỉ chế tạo 1 số sản phẩm nhất định ( vì rất khó đổi khuôn ).

+ Phương pháp dây chuyền gián đoạn với băng chuyền xung động :

được sử dụng rộng rãi trong

• Việc chế tạo, gia công cốt thép trên các tuyến bán tự động;

• Chế tạo hỗn hợp bê tông trên các thiết bị vận hành theo chu kỳ;

• Dưỡng hộ nhiệt sản phẩm bằng các thiết bị 2,3 tầng;

+ Phương pháp dây chuyền gián đoạn tổ hợp máy : dể dàng chuyển

dạng sản phẩm này sang dạng sản phẩm khác ( vì dể dàng thay đổi công việc chế tạo ) – nghĩa là sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm.

b) Lựa chọn : chọn phương pháp dây chuyền để chế tạo sản phẩm, bao giờ

cũng phải lập phương án so sánh :

+ Căn cứ vào đặc tính của sản phẩm.

+ Yêu cầu công suất của nhà máy.

+ Trình độ trang thiết bị ( điều kiện sản xuất ).

+ Đánh giá về kinh tế bằng kỹ thuật đối với phương pháp đó.

 Từ đó, chúng ta lựa chọn phương pháp tối ưu, đảm bảo về điều kiện kỹ thuật và kinh tế Trong 1 nhà máy có thể sử dụng nhiều phương pháp.

IV PHÂN LOẠI VÀ THÀNH PHẦN CỦA NHÀ MÁY BTCTĐS.

1 Phân loại : dựa trên các cơ sở sau :

+ Điều kiện sản xuất của nhà máy.

+ Thời hạn làm việc của nhà máy.

+ Công suất của nhà máy.

+ Đối tượng của công trình.

a) Dựa vào điều kiện sản xuất của nhà máy : gồm 2 loại

Loại xí nghiệp : nhà máy BTCTĐS là 1 cơ sở sản xuất các sản

phẩm và kết cấu BTCT mà tất cả qui trình công nghệ chính chế tạo nên các cấu kiện và sản phẩm được đặt trong nhà hoặc xưởng.

Trang 9

Loại Poligone : trong qui trình chế tạo các sản phẩm và cấu kiện thì

chỉ có các qui trình chế tạo bê tông, các linh kiện cốt thép thì đặt trong nhà, còn các công tác khác đều được thực hiện ngoài trời.Người ta có thể chế tạo 1 Poligone độc lập như 1 cơ sở sản xuất hoặc có thể kết hợp nó với nhà máy Trường hợp sau, có lợi hơn vìchu3ng loại sản phẩm chúng ta chế tạo nhiều hơn.

b) Dựa vào thời hạn làm việc của nhà máy :

- Nhà máy : cố định hoặc di động.

- Poligone : cố định hoặc di động (dùng cho yêu cầu sản xuất nhỏ và

tb )

Thông thường, loại Poligone làm việc từ 3 – 5 năm Để tiện cho việc di chuyển, chúng ta phải xây dựng ở dạng lắp ghép.

c) Dựa vào công suất của nhà máy : có 3 loại : nhỏ, trung bình, lớn.

- Nhà máy có công suất nhỏ : sản lượng < 30.000 m3/năm.

- Nhà máy có công suất trung bình:sản lượng từ 30.000–120.000m3/năm.- Nhà máy có công suất lớn : sản lượng > 120.000 m3/năm.

d) Dựa vào đối tượng của công trình mà sản phẩm của nhà máy phải phục

vụ cho công trình đó :

- Liên hiệp các nhà máy sử dụng các sản phẩm và cấu kiện cho nhà ở và các công trình công cộng ( vì các công trình công cộng bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm, cấu kiện nên cần có sự liên hiệp giữa các nhà máy BTCTĐS )

- Liên hiệp các nhà máy sản xuất các sản phẩm và cấu kiện cho nhà hoặc công trình công nghiệp.

- Liên hiệp các nhà máy sản xuất các sản phẩm và cấu kiện phục vụ cho nông nghiệp : nông trường, trại chăn nuôi

- Liên hiệp các xí nghiệp chế tạo sản phẩm và thi công xây dựng.

2 Thành phần của nhà máy : gồm có :a) Thành phần chính : gồm

- Các kho chất kết dính : kho cốt liệu.

- Các xưởng gia công chế tạo nguyên vật liệu.- Xưởng chế tạo hỗn hợp bê tông và vữa.- Xưởng gia công, chế tạo linh kiện cốt thép.

- Xưởng tạo hình, dưỡng hộ nhiệt và hoàn thiện sản phẩm.- Kho thành phẩm.

b) Thành phần phụ : gồm

Trang 10

- Xưởng sửa chữa khuôn ( đối với nhà máy rộng ).- Trạm điện, trạm hơi nước.

- Không khí nén.

- Các thiết bị phân phối : kho xăng, kho dầu, kho than.

c) Thành phần phục vụ : gồm

- Phòng thí nghiệm.- Nhà hành chính.- Nhà ăn.

- Quản trị, lãnh đạo.

 Thành phần của nhà máy phụ thuộc vào điều kiện trang bị, công suất của nhà máy, điều kiện mặt bằng

V XÁC ĐỊNH THỜI LƯỢNG VÀ CHU KỲ CÔNG NGHỆ.

- Thời lượng và chu kỳ công nghệ là thời gian giữa 2 thời điểm : thời điểm đầu và thời điểm kết thúc dây chuyền công nghệ.

- Thành phần của thời lượng bao gồm các phần sau :

THỜI LƯỢNG CHU KỲ CÔNG NGHỆ

THỜI GIAN LÀM VIỆCTHỜI GIAN NGHỈ

THỜI LƯỢNG CHU KỲ CÔNG ĐOẠN

THỜI LƯỢNG CÁCQUI TRÌNH

TỰ NHIÊN

THỜI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC PHỤ

THỜI NGHỈ GIỮACÁC CÔNG TÁCCÔNG ĐOẠN

THỜI GIAN NGHỈGIỮA CÁC CA

CÔNG TÁCKẾT THÚC

CÔNG TÁC

KỶ THUẬTTỰ NHIÊNDƯỠNG HỘ NHÂN TẠODƯỠNG HỘ KIỂM TRA CHUYỂNVẬN

BẢO DƯỠNG,CHUẨN BỊSP TRƯỚCDƯỠNG HỘ

TỔNG BỘSẢN PHẨM

THỜI GIAN NGHỈ GIỮALÚC CALẢM VIỆC

THỜI GIAN NGHỈĂN TRƯA

- Nếu rút ngắn được 1 trong những thành phần của thời lượng thì ta có thể rút ngắn được thời gian của chu kỳ công nghệ -> nâng cao tốc độ.

Trang 11

CHƯƠNG II :

CHẾ TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG

I SƠ ĐỒ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG.

CÁC TUYẾN CÔNG NGHỆ

TIẾP NHẬN VẬT LIỆU VÀO NHÀ MÁYĐƯỜNG SẮT - ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SÔNG

BỐC DỠ VẬT LIỆU

BẰNG CƠ KHÍ,KHÍ NÉN

BẰNG CƠ KHÍCHUYỂN ĐỘNG

VÀ CỐ ĐỊNH

BẰNG CẦN TRỤC,MÁY BỐC DỠ.WAGON TỰ HÀNH

CHẤT XẾP & BẢO QUẢN

KHO KIỂU BUNKE, XILO

CHẤT XẾP & BẢO QUẢN

KHO HỞ & KHO KÍN

CHẤT XẾP & BẢO QUẢN

KHO KÍN

BẰNG CƠ KHÍ

BẰNG CƠ KHÍ, KHÍ NÉNCÁC TH/BỊ V/C Đ/ BIỆT

VẬN CHUYỂN ĐẾN XƯỞNG NHÀO TRỘN

HÒA TAN TRG NƯỚC & BQ

MÁY TRỘN THÙNG CHỨA

BẢO QUẢN TRUNG GIAN

BUNKE PHÂN PHỐI

PHÂN LƯỢNG

THIẾT BỊ PHÂN LƯỢNG THEO KHỐI LƯỢNG

BẢO QUẢN TRUNG GIAN HỖN HỢP KHÔ

NƯỚC NHÀO TRỘN

TH/BI PHÂN LY H2O

NHÀO TRỘN HỖN HỢP

MÁY TRỘN BÊ TÔNG ( MÁY TRỘN VỮA )

BUNKE PHÂN PHỐI

BẢO QUẢN TRUNG GIAN H/HỢP ĐÃ CHẾ TẠO

VẬN CHUYỂN HỖN HỢP

ÔTÔ TRỘN BÊ TÔNG, ÔTÔ TỰ ĐỔ

Trang 12

II TIẾP NHẬN, VẬN CHUYỂN, BỐC DỠ, BẢO QUẢN CKD (XIMĂNG).1 Yêu cầu kiểm tra chất lượng ckd vào nhà máy.

- Khi tiếp nhận CKD vào nhà máy, cũng như khi bảo quản CKD, trong kho cần phải tiến hành kiểm tra chất lượng của nó về các chỉ tiêu cơ bản sau :

+ Xác định lượng nước tiêu chuẩn.

+ Xác định thời gian ninh kết.

+ Xác định độ mịn.

+ Xác định khối lượng riêng và khối lượng thể tích.

+ Xác định Mác của CKD.

2 Vận chuyển và bốc dỡ CKD và nhà máy

* Có thể dùng 3 phương tiện : đường sắt; đường bộ; đường sông.

- Bằng đường sắt : có thể vận chuyển bằng các toa tải kín trong các bao

giấy, và các thiết bị vận chuyển đặc biệt như : Bunke, thùng Stec, container

TOA TẢI KÍNKIỂU BUNKEKIỂU THÙNG

- Bằng đường bộ : chứa trong các container ( thùng chứa Ximăng đặc biệt )

Oâtô tải ximăng chuyên dụng trong các auto-stec, hoặc trong các bao giấy.

ÔTÔ TẢI XIMĂNG

- Bằng đường sông :trong các tàu, xà lan ( CKD chứa trong bao ).

* Tính chọn phương tiện vận chuyển CKD vào nhà máy phụ thuộc vào

nhiều yếu tố :

+ Địa bàn hoạt động của nhà máy.

+ Công suất của nhà máy.

Trang 13

- Thông thường, với khoảng cách vận ngắn < 100 km, và khối lượng vận chuyển ít, người ta sử dụng phương tiện ôtô;

+ Nếu khoảng cách và phương tiện vận chuyển lớn, người ta dùng phương tiện đường sắt.

+ Vận chuyển bằng đường sông khi nhà máy nằm cạnh sông ngòi Trường hợp này phải xây dựng bến cảng riêng trong nhà máy.

- Vận chuyển CKD có thể 2 hình thức :

+ Dạng rời ( ximăng không có bao bì ).

+ Dạng bao bì Hình thức vận chuyển này, phải tốn kém 1 lương bao và cũng không chắc chắn ( bao có thể bị rách trong quá trình bốc xếp, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của công nhân ) Do đó, những năm gần đây, hình thức vận chuyển này ít được sử dụng Nó chỉ thích hợp cho việc vận chuyển các loại ximăng đặc biệt ( ximăng Aluminat, ximăng màu ) với khối lượng nhỏ.

- Dở tải CKD : công việc này phụ thuộc vào phương tiện vận CKD đến nhà máy và có thể sử dụng các phương tiện sau : cơ khí, khí nén, trọng lực

+ Nếu phương tiện vận chuyển là các toa tải kín, thì công việc dỡ tải là cơ khí hoặc khí nén.

 Phương pháp khí nén mang nhiều tính chất ưu việt hơn vì :

• Công suất lớn hơn;

• Ít bụi băm;

• Ximăng ít bị mất mát;

• Bảo đảm sức khỏe cho công nhân;

+ Nếu phương tiện vận chuyển là wagon tải kiểu Bunke, container thì thường có nắp mở đáy ở dưới.

+ Khi phương tiện vận chuyển bằng đường sông, thí việc dỡ tải bằng các thiết bị bốc dỡ trên tàu hoặc trên cảng.

3 Các kiểu kho CKD và bảo quản ximăng.a) Các yêu cầu đối với kho ximăng và bảo quản.

- Việc bảo quản CKD trong kho, phải được thực hiện trong các buồng kín, không bị ảnh hưởng của hơi nước, của khí quyển và nước ngầm.

- Kho phải bào đảm có khả năng bảo quản riêng các loại CKD khác nhau; yêu cầu không dưới 3 loại.

- Trong kho phải có ít nhất 1 khoảng trống để vận động ximăng, chống hiện tượng đóng vón cục.

- Bảo đảm khả năng không chỉ cung cấp CKD, cho xưởng trộn, mà còn cho

Trang 14

b) Các kiểu kho ximăng :

- Trong các nhà máy sản xuất các cấu kiện và sản phẩm BTCTĐS, người ta có thể sử dụng 2 loại kiểu kho : kho kiểu Bunke và kho kiểu Xilô

* Kho kiểu Bunke : có thể ở dạng hình tròn ( trụ ), hình vuông, hay chử

+ Chiều cao của Bunke < 1,5 lần kích thướt Bunke trên mặt bằng.

+ Trường hợp đường kính của Bunke > 6 m, thì Bunke phải có ít nhất là 2 cửa tháo Kho kiểu này hiện nay ít sử dụng vì :

• Hệ số sử dụng mặt bằng không cao.

• Múc độ cơ giới hóa và tự động hóa thấp.

* Kho kiểu Xilô : có dung tích 1500 – 12.000 tấn.

+ Thường dùng cho các nhà máy có công suất lớn.

+ Đối với các nhà máy cố định thì Xilô thường đúc bằng BTCT.

+ Đối với các nhà máy di động thì Xilô thường đúc bằng thép.

+ Thông dụng nhất là kho Xilô dạng hình trụ, phần dưới của Xilô hình nón cụt, với điều kiện góc a > góc chảy tự nhiên.

+ Thường được xây dựng kế tiếp nhau thành 2 dãy hoặc hình sao Đường kính d = 5 – 10 m; V = 100 – 1500 T/c.

Trang 15

α = 60 − 65°

 Để vận chuyển CKD vào các Xilô và chuyển CKD từ Xilô này đến Xilô khác, cũng như vận chuyển CKD từ xưởng nhào trộn thì kho CKD phải được trang bị các thiết bị cơ khí hoặc khí nén thích hơp như : các vít xoắn (snec) , máng tải

 Để đảm bảo không bị ảnh hưởng của nước ngầm và dể vận chuyển CKD, các Xilô thường được xây dựng cao trên mặt đất.

4 Vận chuyển CKD trong phạm vi nhà máy.

- Để vận chuyển Ximăng trong phạm vi nhà máy được phân chia thành 2 giai đoạn :

+ Vận chuyển từ các phương tiện vận tải vào kho chứa.

+ Vận chuyển CKD từ kho chứa đến Bunke tiếp nhận của xưởng nhào trộn.

a) Vận chuyển CKD từ các phương tiện vận tải đến kho chứa : được thực

hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thực hiện trực tiếp :thường được áp dụng khi :

+ Phương tiện vận chuyển CKD LÀ CÁC wagon tải ximăng kiểu thùng, hoặc ôtô tải ximăng chuyên dụng mà trên đó có đặt các thiết bị động cơ khí nén.

- Thực hiện gián tiếp :khi phương tiện vận chuyển là :

+ Các wagon tải ximăng kiểu Bunke

+ Các toa tải kín thì CKD được dỡ vào Bunke tiếp nhận rồi từ đó chuyển lên các Xilô nhờ thiết bị vít xoắn ( snec ) kết hợp với thang tải khí hút (nén).

Trang 16

Hình II – 1 : Sơ đồ thiết bị chuyển động hút bằng khí nén để dở tải ximăng.

1) Wagon ximăng chạy trên đường sắt.2) Oáng vải cao su.

3) Buồng lắng với tay áo lọc bụi.4) Thiết bị chân không.

5) Vít xoắn ruột gà có áp để cung cấp ximăng vào thiết bị nhận.6) Tủ với trang thiết bị điện.

Trang 17

Hình II – 2 : Sơ đồ vận chuyển ximăng bằng khí nén trong nhà máy.

1) Bunke tiếp nhận (phễu).

2) Bunke chuyển vít xoắn.

3) Thang tải khí nén.4) Oáng dẫn CKD.5) Buồng lọc lắng.6) Thiết bị phân phối.7) Xilô.

8) Máng chuyển khí nén.9) Bơm vít khí nén.10)Buồng lọc tay áo.11)Máy quạt khí thải.12)Snec phân phối.13)Bunke trộn.14)Snec tiếp nhận.15)Thiết bị phân lượng.16)Khí nén.

Trang 18

Hình II – 3 : Sơ đồ thiết bị khí nén thông thoáng vận hành liên tục.

1) Bunke tiếp nhận.2) Vít xoắn ruột gà.3) Động cơ điện.

4) Buồng hỗn hợp ( * ).5) Tấm ngăn có lỗ nhỏ.6) Oáng để cấp khí nén.7) Đường ống dẫn ximăng.

( * ) Buồng hỗn hợp : dùng để xáo trộn để hỗn hợp dễ lưu động cho tiện việc vận chuyển.

a) Loại thiết bị trên dễ bị hao mòn do có ma sát và không vận chuyển được với 1 khoảng cách lớn Để khắc phục những nhược điểm này, người ta sử dụng thiết bị máng tải để vận chuyển CKD (XM) bằng khí nén.

Trang 19

765MC A - A

Hình II – 4 : Sơ đồ thiết bị khí nén thông thoáng vận chuyển ximăng.

a) Quạt áp lực trung bình.b) Oáng mềm để cấp không khí.c) Thân máng.

d) Vật liệu lọc.

e) Phần dưới của máng để dẫn không khí.f) Tường ngăn bằng tấm có độ rỗng nhỏ.g) Phần trên của máng để vận chuyển ximăng.h) Bunke để tiếp nhận ximăng.

b) Những chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cơ bản của các kho ximăng cơ giới kiểu Xilô ( Tham khảo theo bảng II – 1 )

Trang 20

Bảng II – 1 :

CÁC CHỈ TIÊU SỨC CHỨA CỦA KHO (T)1000 1500 2000 4000- Xilô

+ Sức chứa (T)

+ Đường kính (m)

+ Số lượng (cái)- Lượng tải của kho (T/ngày)- Số người phục vụ

- Công suất thiết bị điện (KW)- Tiêu tốn riêng (tính cho 1 Tấn )

+ Điện (KW/h).

+ Không khí nén (m3)

+ Chi phí lao động (người/h)

b) Vận chuyển CKD từ kho chứa đến xưởng trộn.

- Vận chuyển CKD từ kho chứa đến xưởng trộn, ở cự ly 40 – 50 m ( theo phương ngang ), thích hợp nhất là :

+ Sử dụng thiết bị máng tải khí nén hoặc snec theo phương ngang.

+ Theo phương đứng thì sử dụng gầu nâng hoặc thang tải khí nén.

- Nhưng do bị giới hạn bởi khoảng cách vận chuyển vật liệu của máng tải khí nén và không đủ độ cao của thang tải, khí nén và gầu nâng cho nên đối với các nhà máy lớn, để vận chuyển CKD, người ta sử dụng các thiết bị :

+ Bơm vít khí nén theo phương ngang.

+ Bơm “ buồng” để vận chuyển theo phương thẳng đứng.1

6

Trang 21

Hình II - 5 : Sơ đồ thiết bị bơm buồng khí nén.

1) Xilô.

2) Cửa chắn hình quạt.3) Oáng dẫn nghiên.4) Buồng bơm khí nén.5) Cửa tháo hình nêm.6) Ống dẫn.

7) Không khí nén.

 Tóm lại, trong các thiết bị vận chuyển CKD, dù là phương ngang hoặc phương đứng thì thiết bị vận chuyển CKD bằng khí nén có nhiều ưu việt hơn vì :

+ Vốn đầu tư ít.

+ Ít thất thoát CKD.

+ Điều kiện lao động được bảo đảm.

+ Tính bền vững của các thiết bị cao.Ngoài ra :

+ Thiết bị vận chuyển bằng khí nén có kích thướt nhỏ.

+ Đường vận chuyển “mềm”.

+ Không gây khó khăn cho việc qui hoạch kho.

+ Cho phép bố trí tự do xưởng trộn.

+ Tạo khả năng dể dàng xây dựng bình đồ nhà máy.

III TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN CỐT LIỆU.1 Yêu cầu, kiểm tra chất lượng cốt liệu vào nhà máy.

a) Yêu cầu :

- Không lẫn tạp chất và không bẩn.

- Không lẫn lộn các loại cốt liệu với nhau.- Không bị phong hóa.

- Không thấm nước.

Trang 22

2 Các yêu cầu & các dạng chung của kho cốt liệu.a) Các yêu cầu có tính nguyên tắc :

- Bố trí kho và các thiết bị phải bảo đảm cho :

+ Sản xuất của nhà máy được tiến hành liên tục.

+ Điều kiện cơ giới hóa, tự động hóa các công tác dở tải, chất xếp.

+ Tiện việc vận chuyển cốt liệu trong phạm vi khocu4ng như đưa cốt liệu đến xưởng nhào trộn.

- Công suất của các thiết bị dùng vào việc dỡ tải cần phải đảm bảo nhanh, giải phóng các phương tiện vận tải đưa cốt liệu đến nhà máy Thời gian dỡ tải không vượt quá định mức.

- Bảo quản các cốt liệu trong kho phải theo từng loại, từng cấp phối và từng hạng trong các khoang riêng biệt.

- Khi dỡ tải và vận chuyển trong phạm vi kho phải đãm bảo cốt liệu không bị nghiền vỡ và phân tách thành những thành phần riêng lẻ.

- Mặt bằng kho phải được đúc bằng bê tông để tránh tạp chất và rác rưởi.

b) Các dạng chung của kho.

- Dựa vào phương tiện vận chuyển cốt liệu đến nhà máy, kho cốt liệu có thể phân chia làm 4 loại :

+ Kho có đường ray ( vận chuyển cốt liệu bằng đường sắt ).

+ Kho không có đường ray ( phương tiện vận chuyển là các ôtô tải hoặc bằng dây cáp, theo băng chuyền ).

+ Kho cảng (vận chuyển bằng đường sông ).

+ Kho tổng hợp (vận chuyển bằng đường sắt + bộ + sông ).

- Dựa vào phương pháp dỡ tải và thiết bị sử dụng tương ứng, gồm các loại kho :

+ Kho ứng với phương tiện vận chuyển là đường sắt thí :

• Dở tải bằng phương pháp trọng lực.

• Dỡ tải bằng phương pháp cạp xúc, gầu nâng cần trục tháp.

• Dỡ tải bằng các thiết bị cố định và cơ động.

+ Với phương tiện vận chuyển đường bộ thì :

• Dỡ tải bằng phương pháp trọng lực, bằng băng chuyền đai.

• Bằng xe goòng, đường cáp.

+ Với phương tiện vận chuyển bằng đường sông thì :

• Dở tải bằng xà lan tự hành hoặc không tự hành.

• Bằng các thiết bị thủy lực.

• Bằng các máy xúc, cần trục gầu ngoặm.

Trang 23

- Dựa vào phương pháp chất xếp và bảo quản cốt liệu, người ta chia làm các loại kho :

+ Kho “đống”.

+ Kho bán Bunke và Xilô.

+ Kho có mái che ( kho kín ) và không có có mái che.

- Dựa vào sức chứa cốt liệu :

+ Kho lớn có dung tích : 7.000 – 8.000 m3 cốt liệu.

+ Kho trung bình có dung tích : 5.000 – 7.000 m3 cốt liệu.

+ Kho nhỏ có dung tích : 3.000 – 5.000 m3 cốt liệu.

3 Vận chuyển và dỡ tải cốt liệu vào nhà máy.a) Phương tiện vận chuyển cốt liệu.

- Đường sắt : dùng các phương tiện vận chuyển sau :

+ Bán wagon : 60 T.

+ Toa sàn.

+ Goòng tự đổ : ( có khả năng quay quanh 1 trục, lật nghiên ) :50 – 60 T.- Đường bộ : dùng ôtô tự đổ.

- Đường sông : tàu, xà lan tự hành và không tự hành.

b) Dở tải cốt liệu từ các phương tiện vận chuyển ( máy dở tải cơ động ).

- Dở tải từ các bán wagon, có thể thực hiện bằng 2 cách :

+ Bằng phương pháp trọng lực.

+ Bằng băng nâng.

Trang 24

+ Cốt liệu còn sót lại ở các góc của wagon, phải cần đến lao động thủ công.

+ Các bán wagon sẽ bị mòn.

- Dở tải cốt liệu từ toa sàn : phải dùng thêm các Bunke tiếp nhận ( nằm sau mặt bằng nhà máy ) và hệ thống băng chuyền.

Hình II – 7 : Máy dở tải cố định ( T – 182A )

Trang 25

1) Thân máy dở tải;2) Toa sàng;

3) Bunke tiếp nhận.4) Băng tải;

5) Cánh quạt.

+ Năng suất của máy Q = 170 – 180 T/h.

+ Toa sàn sẽ chuyển động liên tục với vận tốc 2,5 – 3 m/s So với loại trên, loại dở tải cố định này :

+ Vốn đầu tư lớn ( vì phải trang bị thêm Bunke tiếp nhận và hệ thống băng chuyền ).

+ Toa sàn có thể bị cọ sát bởi cánh gạt.

Ngoài ra người ta còn dùng các xe goòng tự đổ.

- Dỡ tải từ ôtô tự đổ : phương pháp này được thực hiện theo phương pháp trọng lực vào các Bunke tiếp nhận hoặc trực tiếp vào các kho ( trường hợp sau thì kho phải trang bị máy ủi để dồn cốt liệu thành đống ).

- Dỡ tải từ các xà lan tự hành và không tự hành.được thực hiện nhờ cần trục gầu ngoặm và các máy xúc.

* Chú ý trong công tác dỡ tải :

- Khi dỡ tải các bán wagon, các toa sàn bằng phương pháp trọng lực hoặc nhờ các thiết bị dỡ tải cố định thì thông dụng nhất là :

+ Sử dụng các thiết bị tiếp nhận gồm hàng loạt các Bunke mà kích thước và số lượng của chúng phụ thuộc vàoloa5i và số lượng các wagon dỡ tải cùng 1 lúc Do chiều dài của 1 toa thường từ 16 – 18 m, nên thiết bị tiếp nhận thường được thiết kế gồm 3 Bunke có chiều dài tổng cộng L = 18 m.

- Khi sử dụng các bán wagon mà công việc dỡ tải nhờ các thiết bị chuyển động hoặc các toa sàn chạy trên ray cầu chở liệu, thì dỡ tải trực tiếp vào các kho chứa.

4 Bảo quản và vận chuyển cốt liệu trong phạm vi nhà máy.

a) Trong phạm vi kho : cốt liệu sau khi được dỡ tải từ các phương tiện vận

chuyển, có thể bảo quản ở các kho dạng đống, bán Bunke và trong các

- Kho dạng đống : có 2 dạng

+ Dạng hở ( không có mái che ).

+ Dạng bán kín ( có 1/2 mái che ).

Trang 26

* Dạng hở :

VÙNG CHẾT

MC A - A

BĂNG TẢI NGANGNỀN BÊ TÔNG

VÁCH NGĂN BTCT

- Kho dạng đống không có mái che, được trang bị các thiết bị băng nâng để chất liệu thành đống dài song song với đường sắt; có tiết diện ngang hình tam giác; hoặc hình thang để bảo quản riêng biệt các loại cốt liệu có các cấp phối khác nhau.

- Kho đống được chia thành nhiều ngăn, vách ngăn bằng BTCT Trong trường hợp cốt liệu được dỡ tải vào Bunke tiếp nhận, kho đống không có mái che được xây dựng thêm cầu tải để chuyển cốt liệu vào cá khoang chứa và băng tải.

* Dạng bán kín ( ½ kín, ½ hở ).

NỀN BTCT

* Chú ý : đối với loại kho có cầu tải :

- Chiều cao H của cầu tải càng lớn có nghĩa là chiều cao chất tải càng tăng, số lượng vật liệu chứa trên 1 đơn vị diện tích có ích của kho càng cao Nếu

Trang 27

ngược lại, sẽ làm tăng giá thành xây dựng cầu tải và tạo điều kiện cho cốt liệu dể bị phân tầng.

- Vì vậy, người ta khống chế chiều cao cầu tải H = 16 m

- Kho đống có cầu tải chất liệu được gọi là “ kho đồng chất tải”.

KHO ĐỐNG HÌNH VÒNG CUNG

* Kho bán Bunke ( Bunke hào ) gồm :

+ Bán Bunke.

+ Bán Bunke cầu tải.

Trang 28

- Kho bán Bunke có dạng là 1 đường hào, có tiết diện hình thang được phân cách thành nhiều khoang bằng các tường ngăn bằng BTCT.

- Kho bán Bunke có thể nằm sâu dưới mặt bằng hoặc là nổi trên mặt bằng kho ( tùy mực nước ngầm ), giữa 2 hình đắp nổi hình tam giác bằng bê tông chạy song song nhau.

- Kho bán Bunke thuộc loại kiên cố và thường có mái che.

- Chất tải cốt liệu vào kho cũng bằng những phương pháp tương tự như đối với kho đống Khi chất tải :

+ Sử dụng bằng nâng Poktal, thì kho có tên gọi là kho bán Bunke.

+ Khi sử dụng cầu tải, kho có tên gọi “ kho bán Bunke cầu tải “.

BÁN BUNKE CẦU TẢI CÓ MÁI CHE KIỂU HÀO – CẦU CẠN.

1 Cầu cạn với băng tải nghiên.

2 Băng tải phân chia trên mặt kho với xe đổ vật liệu vào kho.3 Máng chảy với cửa van tháo liệu.

4 Băng tải vận chuyển ở trong hào.5 Cầu tải.

* So sánh 2 loại kho ( kho đống và kho bán Bunke ), kho bán Bunke có nhiều

đặc tính ưu việt hơn :

Trang 29

+ Mức độ sử dụng diện tích của kho lớn.

+ Không có các vùng chết trong kho khi dở tải cốt liệu từ kho.

+ Công việc dở tải kho bán Bunke được thực hiện hoàn toàn theo phương pháp trọng lực – là phương pháp dở tải rất kinh tế.

+ Độ ẩm của cốt liệu không bị ảnh hượng lớn của thời tiết ( vì kho thường có mái che ) cho nên được khống chế điều hơn về nhiệt độ và độ ẩm (hai yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng bê tông ).

+ Cốt liệu được bảo đảm sạch sẽ, không bị ảnh hưởng của bụi, đất và các tạp chất khác ở môi trường bên ngoài.

+ Điều kiện làm việc của công nhân được bảo đảm hơn (vì công việc được thực hiện trong nhà).

- Tuy nhiên, kho bán Bunke cũng có nhược điểm :

+ Vốn đầu tư lớn.

+ Trong trường hợp cần thiết thì không thể tận dụng được nước mưa để làm sạch cốt liệu.

* Dạng kho Xilô : thường được cấu tạo từ 2 dãy, mỗi dãy có khoảng 8 Xilô.

1) Xilô.

2) Cửa tháo rung.

3) Băng chuyền thuận nghịch trên Xilô.4) Băng tải thuận nghịch dưới Xilô.

5) Xe tiếp liệu để phân phối vào các Xilô.6) Băng tải nghiên (α < 180).

Trang 30

- Tùy thuộc vào dung tích yêu cầu, kho có thể từ 8 – 16 Xilô và đường kính d=6 m/Xilô.

b) Vận chuyển cốt liệu từ kho đến xưởng trộn.

- Từ kho đống và kho bán Bunke, cốt liệu thường được đưa trực tiếp vào xưởng trộn.

1) Phân xưởng trộn.2) Băng tải nghiên.

3) Băng tải nghiên ngoài kho.4) Băng tải ngang dưới kho.- Vận chuyển từ kho Xilô

5) Băng tải ngang.6) Băng tải ngang.

IV MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN KHO.

1 Lượng ximăng tính toán dùng để xác định dung tích toàn bộ kho xi măng : có thể xác định theo công thức

Trang 31

- Trong đó :

+ Nn : năng suất năm của nhà máy (m3).

+ X : lượng xi măng trung bình cho 1 m3 sản phẩm được xác định trên cơ sở tính chọn cấp phối bê tông hoặc theo định mức thiết kế công nghệ (T).

+ dx : dự trữ xi măng trong kho (ngày đêm).

+ 1,04 : hệ số tính đến sự hao hụt ximăng trong quá trình vận chuyển (2%) và trong quá trình chế tạo bê tông và tạo hình sản phẩm (2%).

+ 0,9: hệ số chất tải khokhi bảo quản xi măng.

+ n : số ngày làm việc trong năm.

+ Nn.X : lượng xi măng toàn bộ trong năm.

Nn lượng xi măng cần thiết trong 1 ngày.

n lượng xi măng cần thiết trong dx ngày dự trữ.

0,9.n04,1 X.dNn x

lượng xi măng cần thiết để dự trữ trong dx ngày có kể đến hao hụt trong vận chuyển và bảo quản.

2 Kho cốt liệu :

- Lượng cốt liệu tính toán dùng để xác định dung tích toàn bộ kho cốt liệu.

- Trong đó :

+ C : lượng cốt liệu trung bình cho 1 m3 sản phẩm, được xác định trên cơ sở tính toán cấp phối hoặc theo định múc thiết kế công nghệ (Tấn).

+ Dc : dự trữ cốt liệu, phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển :

• Nếu bằng đường sắt : dc = 7 – 10 ngày = dx.

• Nếu bằng đường bộ : dc = 5 – 7 ngày = dx.

+ K : hệ số tăng thể tích kho do bảo quản riêng các thành phần cở hạt.- Chiều dài vùng dở tải cốt liệu được tính theo công thức :

+ Khi phương tiện vận chuyển là đường sắt :

Ld = n.l + l1.(n-1)- Trong đó :

• n : số wagon dở tảicu2ng 1 lúc.

• l : chiều dài của wagon.

• l1 : khoảngcách giữa các wagon.

Trang 32

• N : toàn bộ số wagon trong thành phần wagon cho trước.

• T : thời gian dể dở tải 1 wagon ( h).

• t : định mức thời gian dở tải toàn bộ thành phần wagon Mức thời gian này, dựa trên thảo hiệp giữa cơ quan đường sắt và nơi tiêu thụ (n/máy).

+ Đối với kho đống :

- Chiếàu dài vùng dở tải :Lđ =

(m)Trong đó :

• VCK : thể tích cốt liệu bảo quản rong kho đống.

• a : góc chảy tự nhiên của cốt liệu trong kho đống.

• h : chiều cao định múc của kho ( tra bảng ).

• KCT : hệ số chất tải của kho = 0,8 – 0,9- Diện tích mặt bằng của kho đống :

Fđ = 2tg.Lαđ.h

(m2)

+ Đối với kho Bunke :

- Dung tích Bunke cho mỗi loại cốt liệu :VBunke = PCNΦ.a

( m3 )Trong đó :

• PCN : chi phí cho 1 năm của các cốt liệu riêng biệt (m3).

• a : dự trữ cốt liệu trong Bunke (h)

• Φ : quĩ thời làm việc tính toán trong 1 năm.

V CHẾ TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG.

1 Qui trình công nghệ ( bố trí thiết bị ) chế tạo hỗn hợp bê tông trong xưởng nhào trộn.

a) Hai dạng sơ đồ bố trí thiết bị.

- Qui trình chế tạo hỗn hợp bê tông trong xưởng nhào trộn có thể tiến hành theo 2 sơ đồ :

+ Sơ đồ đứng ( sơ đồ bậc 1 ) : chỉ vận chuyển xuống.

+ Sơ đồ Pakte ( sơ đồ bậc 2 ) : vận chuyển lên và xuống.

Trang 33

* Theo sơ đồ đứng :

- Theo sơ đồ đứng, các thiết bị được lắp đặt trên các sàn nhà nhiều tầng.- Việc nâng chuyển vật liệu vào Bunke cấp liệu ở phần trên cùng của

xưởng trộn, chỉ tiến hành 1 lần.

- Sự chuyển động tiếp theo của tất cả các thành phần của hỗn hợp được thực hiện bằng phương pháp trọng lực ( ưu điểm ).

* Theo sơ đồ Pakte : sơ đồ 2 bậc, việc bố trí các thiết bị trong xưởng trộn như

sau :

Trang 34

10)Thiết bị nâng chuyển.

1, 2, 3, , 9) giống như sơ đồ đứng.

- Trong sơ đồ này, thiết bị được xếp đặt theo 2 nhóm ( theo nguyên tắc thường được bố trí trong nhà 1 tầng )

+ Trong nhóm 1 gồm có :

• Các Bunke tiếp liệu;

• Các thiết bị phân lượng;

• Các Bunke tổng hộp các vật liệu thành phần đã phân lượng;

+ Trong nhóm 2 gồm có :

• Các máy trộn;

• Thiết bị phân lượng nước và phụ gia;

• Các Bunke phối liệu hỗn hợp;

- Theo sơ đồ này, vật liệu được nâng chuyển 2 lần :

+ Lần 1 : vào các Bunke cấp liệu, sau đó chuyển động xuống, vào các thiết bị tương ứng bằng phương pháp trọng lực.

+ Lần 2 : nâng chuyển lên máy trộn nhờ máy nâng xe kích hoặc bằng băng tải.

* So sánh 2 loại sơ đồ trên :- Bố trí thiết bị theo sơ đồ đứng.

Trang 35

 Do vậy, sơ đồ này chỉ ứng dụng cho những nhà máy có công suất trung bình và lớn.

- Bố trí thiết bị theo sơ đồ pakte :

+ Ưu điểm :

• Nhà thấp hơn.

• Giá thành xây dựng và thi công lắp đặt thiết bị nhỏ.

+ Nhược điểm :

• diện tích sử dụng lớn;

• Phải trang bị thêm các thiết bị nâng chuyển;

• Gây nhiều bụi;

 Do vậy, sơ đồ này chỉ ứng dụng cho những nhà máy có công suất nhỏ, vận hành liên tục.

b) Bunke cấp liệu :

- Nhằm sử dụng tốt hơn thể tích xây dựng lầu trộn, vật liệu sau khi được vận chuyển đến từ các kho được bảo quản trong các khoang của Bunke tương ứng với mỗi đơn nguyên Số lượng các khoang từ 4 -7 Trong đó :

+ 2 – 3 khoang cho cốt liệu lớn.

+ 1 – 2 khoang cho cốt liệu nhỏ.

+ 1 – 2 khoang cho CKD ( đối với nhà trộn có thể tích 1 mẻ hỗn hợp là 330 lít ).

- Nếu số khoang ≥ 8 thì :

+ 4 khoang dành cho cốt liệu lớn.

+ 2 khoang cho cốt liệu nhỏ.

+ 2 khoang cho CKD CKD ( đối với nhà trộn có thể tích 1 mẻ hỗn hợp là > 800 lít ).

- Đối với hỗn hợp bê tông trang trí thì :

+ 2 – 3 khoang dành cho cốt liệu trang trí.

+ 1 – 2 khoang cho xi măng màu.

- Các nguyên vật liệu thành phần được vận chuyển từ các kho đến các Bunke cấp liệu.

- Có thể được tiến hành theo 2 dạng sơ đồ sau :

+ Sơ đồ dọc.

Trang 36

+ Sơ đồ vuông góc : có 2 dạng.

1) Băng tải nghiên.

2, 3, 4) các đơn nguyên xưởng nhào trộn ( thực tế là những Bunke lớn).

c) Các đơn nguyên của xưởng trộn.

- Để giảm bớt các phương tiện vận chuyển và thiết bị máy móc, người ta thiết kế các thiết bị phân lượng – nhào trộn, gồm 1 số các đơn nguyên cùng kiểu Trong mỗi đơn nguyên được bố trí 2 hoặc 4 máy trộn và được phục vụ chung bợi 1 hệ thống Bunke cấp liệu và các thiết bị phân lượng (xem sơ đồ dưới đây.

45

Trang 37

1) Băng tải nghiên.

2) Băng chuyền dẫn động.3) Máng chảy 2 tay áo.4) Phễu quay.

5) Thiết bị lọc.6) Buồng lắng.7) Băng tải vít xoắn;

8, 9,10) Thiết bị phân lượng chất lỏng, cốt liệu và CKD với hệ thống điều khiển.

11) Bunke tổng hợp.12) Hệ thống van hút.13) Máy trộn tự do.14) Máy trộn cưỡng bức.15) Bunke phối liệu.

16,17) Thùng đựng nước và phụ gia có kèm theo thiết bị phân lượng.

18) Trạm điều khiển từ xa.

2 Phân lượng vật liệu.

- Việc phân lượng vật liệu trong xưởng trộn được thực hiện bằng các thiết bị phân lượng theo khối lượng ( nếu phân lượng theo thể tích sẽ không chính xác do vật liệu bị biến dạng).

- Chất lượng của hỗn hợp bê tông thì phụ thuộc vào mức độ chính xác của phân lượng.

- Theo định múc hiện nay, mức độ chính xác được qui định như sau :

+ Đối với ximăng, nước và phụ gia < ±1 % theo khối lượng.

+ Đối với cốt liệu < ± 2 % theo khối lượng.

- Đối với cốt liệu rỗng, do cấu trúc của nó không đồng nhất, nên khối lượng thể tích dao động trong phạm vi lớn Do vậy, đối với loại cốt liệu này thì phải nhất thiết là phải phân lượng theo khối lượng.

- Để tăng cường độ chính xác của phân lượng, người ta thường xuyên kiểm tra độ ẩm của vật liệu và từ đó có những thay đổi tương ứng khi phân lượng.

- Trong các xưởng trộn hiện đại, công việc phân lượng các nguyên vật liệu thành phần được thực hiện trên các thiết bị tự động và bán tự động Các thiết bị này, không những đảm bảo độ chính xác nhất định mà còn cho phép rút ngắn thời gian phân lượng.

+ Trong các thiết bị phân lượng tự động thì toàn bộ chu kỳ phân lượng vạt liệu, có tính cả công tác vận hành vật liệu vào máy trộn được itê1n hành theo 1 chương trình cho trước và không có sự tham gia của người điều khiển.

+ Trong các thiết bị phân lượng bàn tự động thì công tác chất tải vào

Trang 38

việc vận chuyển bê tông từ thiết bị phân lượng đến máy trộn được tiến hành nhờ bởi người điều khiển từ xa.

- Hệ thống phân lượng gồm : các thiết bị phân lượng hoạt động đồng thời Số lượng các thiết bị này phụ thuộc vào :

+ Số chủng loại hỗn hợp bê tông.

+ Các cở hạt.

+ Cấp phối riêng biệt.

- Nguyên tắc hoạt động này, có thể tiến hành theo 2 cấp, trong đó theo trình tự, người ta cân 2 cấp phối liệu ( cân tổng cộng ) Loại thiết bị này cho phép giảm bớt số lượng thiết bị phân lượng, không kéo dài chu kỳ phân lượng.

- Phụ thuộc vào qui trình chế tạo hỗn hợp bê tông là liên tục hay theo chu kỳ mà người ta sử dụng các thiết bị phân lượng hoạt động liên tục theo chu kỳ.

3 Nhào trộn hỗn hợp bê tông.

- Để nhận được hỗn hợp bê tông cóp chất lượng, trong quá trình nhào trộn, cần thiết phải đảm bảo :

+ Có độ đồng nhất nhất định.

+ Các hạt cốt liệu phải được phân bố đồng đềuliên tục trong môi trường hồ dính kết (vữa ).

- Để đảm bảo được yêu cầu trên, thì cần phải thực hiện những công việc sau

+ Tính chọn cấp phối đúng.

+ Chọn phương pháp nhào trộn thích hợp, cũng như về kiểu thiết bị nhào trộn.

+ Phải tính chọn thời gian nhào trộn hợp lý

- Ngoài ra chất lượng của hỗn hợp bê tông còn phụ thuộc vào 1 số yếu tố phụ :

+ Dung tích vật liệu đem nhào trộn;

+ Thứ tự vật liệu đem nhào trộn.

a) Các phương pháp nhào trộn hỗn hợp bê tông và các thiết bị trộn.

- Dựa vào trình tự nhào trộn các nguyên vật liệu thành phần mà công việc nhào trộn hỗn hợp bê tông, có thể tiến hành theo 2 phương pháp :

+ Nhào trộn đồng thời các nguyên vật liệu thành phần.

+ Nhào trộn theo trình tự.

Ngày đăng: 18/10/2012, 08:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan