Tham luận một số vấn đề đgiáo dục đạo đức học sinh

2 429 1
Tham luận một số vấn đề đgiáo dục đạo đức học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD-ĐT Daklak Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THPT BC Chu Văn An Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tham luận một số vấn đề đgiáo dục đạo đức học sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây ,như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức đời sống xã hội. Sống trong xã hội dù muốn hay không con người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với mọi người xung quanh. Các mối quan hệ ấy ta gọi là quan hệ xã hội của con người. Trong các mối quan hệ phức tạp ấy. Con người luôn luôn phải ứng xử giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp cới yêu cầu lợi ích chung của xã hội.Trong trường hợp ấy con người được xem là có đạo đức. Ngược lại một cá nhân nào đó chỉ biết lợi ích của mình bất chấp lợi ích của người khác và xã hội thì người đó được coi là thiếu đạo đức. Trong lĩnh vực đạo đức, những nhu cầu, lợi ích của cá nhân, của xã hội đều được thể hiện ra ở các quy tắc, chuẩn mực va dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải được xã hội thừa nhận và hình thành một cách tựgiác luôn luôn được củng cố bằng “ Sức mạnh” của các tấm gương quần chúng. Trong những hoạt động xã hội đạo đứcvấn đề luôn luôn đặt ra với tất cả các cá nhân để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên trình độ phát triển KT-XH và quan điểm giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Chúng ta cần xem xét vai trò đạo đức thể hiện như thế nào? a) Vai trò đạo đức đối với cá nhân? - Góp phần hoàn thiện nhân cách. - Có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích. - Giáo dục lòng nhân ái, vị tha. b) Vai trò đạo đức đối với gia đình? - Đạo đức là nền tảng của gia đình. - Tạo nên sực ổn định phát triển vững chắc của gia đình. - Là nhân tố thường xuyên xây dựng gia đình hạnh phúc. c) Vai trò đạo đức đối với đời sống xã hội? - Đạo đức được coi là sức khoẻ của một cơ thể sống. - Xã hội sẽ phát triển bền vững, nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực xã hội. - Xã hội sẽ bị mất ổn định nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp. • Mỗi cá nhân cần phát triển hài hoà hai mặt đạo đức và tài năng. Trong đó đạo đức là gốc Vì: Học hỏi, bồi dưỡng sẽ có tài năng. Nếu không có đạo đức sẽ trở thành người không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự, làm hại cho người khác,xã hội. VD: Một kĩ sư xây dựng giỏi nhưng lại ăn cắp bớt xén tiền và tài sản của nhân dân. • Hạnh phúc gia đình có được nhờ đạo đức? Vì: Có đạo đức mới giáo dục con cái đúng quy tắc chuẩn mực. Từ đó con ngoan trưởng thành. VD: Gia đình bố mẹ cãi nhau, làm ăn phi pháp, không chung thuỷ dẫn đến gia đình tan vỡ và con cái sa vào nghiện hút, cờ bạc. Vì: Cá nhân sống đúng quy tắc chuẩn mực thì gia đình hạnh phúc, mà khi gia đình hạnh phúc xã hội sẽ ổn định và hạnh phúc. Xây dựng củng cố và phát triển nền đạo đức mới nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn. Không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại mà còn xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chế độ XHCN luôn trau dồi đạo đức cho mọi người trong khi xây dựng và phát triển cái mới. Phát huy học hỏi tinh hoa nhân loại chúng ta phải kế thừa phát triển những giá trị đạo đức của ông cha ta để lại. Ngày nay trong cơ chế thị trường, có nhiều mối quan hệ phức tạp nảy sinh. Do đó việc nâng cao trình độ nhận thức đạo đức, tự trang bị cho mình có được quan điểm đạo đức tiến bộ là yêu cầu cấp thiết đảm bảo cho con người nâng cao y chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Như vậy giáo dục đạo đức cho học sinh la làm cho học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản phổ thông thiết thực với lứa tuổi học sinh. Hiểu được ý nghĩa các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Sự cần thiết phải rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó. Từ đó học sinh biết đánh giá các hành vi của bản thân và mọi người xung quanh. Biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức văn hoá xã hội trong giao tiếp và các hoạt động học tập, lao động, vui chơi. Các em có thái độ đúng đắn rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hoá trong đời sống hằng ngày. Các em có tình cảm trong sáng lành mạnh đối với mọ người, với gia đình, quê hương, đất nước. Từ đó các em có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mục đã học và hướn tới những giá trị xã hội tốt đẹp. Có trách nhiệm với hoạt động của bản thân để tự hoàn thiện mình. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách học sinh. Thực hiện mục tiêu giáo dục “ Giúp cho học sinh phat triển toàn diện về đạo đức, trí dục, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN”. BMT ngày 05 tháng 12 năm 2007 Người tham luận Nguyễn Đức Thoan . Văn An Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tham luận một số vấn đề đgiáo dục đạo đức học sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây ,như. điểm đạo đức tiến bộ là yêu cầu cấp thiết đảm bảo cho con người nâng cao y chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Như vậy giáo dục đạo đức cho học sinh

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan