Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại trường đại học lâm nghiệp

117 220 0
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại trường đại học lâm nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... sở lý luận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập trình độ thạc sĩ Chương 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập trình độ thạc s tại trường Đại học Lâm nghiệp. .. pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập trình độ thạc sĩ trường Đại học Lâm nghiệp 6 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 1.1... độ thạc sĩ .30 1.4 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập trình độ thạc sĩ 34 1.4.1.Vai trò quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập 34 1.4.2 Yêu cầu quản lý kiểm tra đánh giá

Ngày đăng: 27/04/2018, 00:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Công tác tổ chức chấm thi: Chấm thi được đánh giá là một trong những khâu khó khăn nhất trong quy trình KTĐG kết quả học tập. Kết quả KTĐG kết quả học tập có đảm bảo được sự khách quan, chính xác, công bằng hay không phụ thuộc phần lớn vào khâu chấm thi.

  • Thanh tra, kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định quản lý. Kiểm tra còn giúp hoàn thiện các quyết định quản lý về nhiều mặt, khẳng định sự đúng sai của đường lối, chính sách, mục tiêu, cơ cấu, cơ chế của tổ chức. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm:

  • Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trong hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ, đóng vai trò rất quan trọng, nó thể hiện tính nghiêm túc trong KTĐG kết quả học tập và góp phần trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của nhà trường. Công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời sẽ tránh được sai sót hoặc phát hiện sai sót để kịp thời xử lý, điều chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra. Hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên và liên tục từ đầu đến cuối xuyên suốt cả quá trình bằng cách kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của giảng viên, đối chiếu, so sánh với yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động trên cùng với quyết định điều chỉnh.

  • Hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của nhà trường. Nó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, trường Đại học Lâm nghiệp đã có những cải tiến nhất định trong việc quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ thông qua các hoạt động như: đổi mới hình thức, phương pháp KTĐG, trang bị cơ sở vật chất cho đào tạo thạc sĩ.

  • Hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của nhà trườngdo Hiệu phó phụ trách đào tạo sau đại học trực tiếp chỉ đạo; Phòng Đào tạo sau đại học quản lý trực tiếp và phối hợp với Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng,khoa chuyên môn sẽ tổ chức, chỉ đạo, việc thực hiện kế hoạch KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ; Phòng Thanh tra có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của nhà trường.

  • Để tìm hiểu về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi, với câu hỏi: “Đồng chí đánh giá như thế nào về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo” đối với GV, CBQL, HVCH. Kết quả thu được tại bảng 2.1:

  • Qua số liệu tại bảng 2.1 cho thấy đa số các GV, CBQL và HVCH được khảo sát đều đánh giá cao về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG kết quả học tập đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, có 88.3% GV, 85.3% CBQL và 81.1% HVCH được khảo sát cho rằng hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ. Qua kết quả khảo sát ở trên cho chúng ta thấy, các đối tượng tham gia vào hoạt động KTĐG kết quả học tập có nhận thức đúng về tầm quan trọng của KTĐG kết quả học tập, điều này sẽ có những tác động tích cực đối với hoạt động KTĐG và công tác quản lý vì nhận thức đúng thì sẽ hành động đúng. Do đó, việc nhận thức được vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ đối với quá trình đào tạo thạc sĩ sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận các CBQL, GV và HVCH được khảo sát còn chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG kết quả học tập, có tới 11.8% GV, 14.7% CBQL và 18.9% HVCH cho rằng KTĐG kết quả học tập không quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng. Đây là vấn đề cần có sự thay đổi nhận thức của các lực lượng tham gia, bởi một bộ phận không nhỏ này không thấy được tầm quan trọng của KTĐG kết quả học tập của học viên tức là không thấy được mục đích, ý nghĩa của công tác này, dẫn đến việc thực hiện công tác này sẽ gặp khó khăn.

  • Qua kết quả phân tích định lượng đã thu được, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với thầy N.V. Tuấn - Hiệu phó phụ trách đào tạo trình độ thạc sĩ, N.V. Thiết - trưởng phòng Đào tạo sau đại học để làm sáng tỏ hơn về kết quả đã điều tra. Về vấn đề này,cả hai nhân vật được phỏng vấn đều có chung nhận định rằng “để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ ngoài việc chú trọng đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy thì cần phải chú trọng hơn nữa đến hoạt động KTĐG kết quả học tập của học viên. Muốn hoạt động này đạt hiệu quả cao thì GV, CBQL phải nâng cao nhận thức về vai trò của KTĐG kết quả học tập. Hiện nay, đa số các CBQL, GV của nhà trường đều có nhận thức đúng vai trò của KTĐG trong học tập. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV, CBQL chưa thực sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động này, vì vậy, vẫn còn gặp sai sót trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động này cho GV, CBVC, CBQL của nhà trường”.

  • Cùng chung câu hỏi trên, khi phỏng vấn một số cán bộ giảng dạy thì cũng nhận được sự nhận thức cao về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập, do đó các giảng viên đều có chung nhận định, cần phải có hoạt động KTĐG kết quả học tập và phải thường xuyên được tiến hành trong quá trình giảng dạy, điều đó giúp cho giảng viên đánh giá được mức độ nhận thức của học viên để có phương hướng điều chỉnh hoạt động dạy.

  • Qua kết quả khảo sát định tính và định lượng về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập cho thấy, kết quả phỏng vấn đội ngũ tham gia quản lý hoạt động có sự tương đồng với kết quả khảo sát bằng bảng hỏi về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ. Vì vậy, việc nhận thức đúng về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ sẽ là kim chỉ nam cho việc thực hiện hoạt động KTĐG kết quả học tập được thực hiện tốt hơn và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ của nhà trường.

  • Thực tế cho thấy, chủ trương của nhà trường trong thời gian qua đã tạo nên từng bước tiến bộ trong cách nhìn nhận và thực hiện của GV, CBQL và HVCH đối với hoạt động KTĐG kết quả học tập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập nhà trường gặp một số khó khăn dẫn đến hiệu quả thực hiện của quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học viên còn hạn chế.

  • Để đánh giá việc thực hiện mục tiêu KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của CBQL và GV. Tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Thầy/Cô vui lòng cho biết việc thực hiện mục tiêu KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của nhà trường hiện nay”. Kết quả khảo sát thu ở bảng 2.2:

  • Nhận xét:

  • Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy, việc thực hiện các mục tiêu KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ đã được nhà trường phổ biến, quán triệt tới các GV, CBQL tham gia công tác KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại trường. Các mục tiêu đề ra đã được đa số các GV và CBQL được khảo sát cho rằng thực hiện đạt ở mức độ tốt và đạt yêu cầu và đạt ở tỷ lệ từ 85% đến 90% ở tất cả các mục tiêu. Ở mục tiêu 1 và 2 thì tỉ lệ đánh giá “không đạt yêu cầu” chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 10%). Riêng mục tiêu thứ 3 có 14.7% CBQL được khảo sát cho rằng thông qua kiểm tra đánh giá việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học không đạt được yêu cầu ở mục tiêu này. Điều này cho thấy, các mục tiêu của KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ đã được thực hiện rất tốt và đạt hiệu quả. Tuy nhiên vẫn tồn tại việc một số GV, CBQL chưa chủ động hoàn toàn trong công tác và chưa thấy rõ lợi ích của KTĐG trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.

  • Việc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá hiện nay cũng được các giảng viên và Nhà trường hết sức quan tâm. Với việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì các phương pháp để KTĐG kết quả học tập của học viên trình độ thạc sĩ cũng có thêm nhiều lựa chọn. Bảng dưới đây sẽ cho biết mức độ và hiệu quả của các phương pháp mà giảng viên sử dụng trong quá trình KTĐG kết quả học tập cho học viên cao học.

  • Qua bảng trên cho thấy:

  • c. Thực trạng việc thực hiện các hình thứckiểm tra đánh giá kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại trường Đại học Lâm nghiệp

  • Những hình thức KTĐG kết quả học tập dưới đây là những hình thức được các giảng viên giảng dạy sử dụng và mong muốn của các học viên đối với các hình thức KTĐG. Kết quả điều tra được ở bảng sau:

  • Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy:

  • - Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan