Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại trường đại học lâm nghiệp

117 220 0
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại trường đại học lâm nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... sở lý luận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập trình độ thạc sĩ Chương 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập trình độ thạc s tại trường Đại học Lâm nghiệp. .. pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập trình độ thạc sĩ trường Đại học Lâm nghiệp 6 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 1.1... độ thạc sĩ .30 1.4 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập trình độ thạc sĩ 34 1.4.1.Vai trò quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết học tập 34 1.4.2 Yêu cầu quản lý kiểm tra đánh giá

Ngày đăng: 27/04/2018, 00:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Công tác tổ chức chấm thi: Chấm thi được đánh giá là một trong những khâu khó khăn nhất trong quy trình KTĐG kết quả học tập. Kết quả KTĐG kết quả học tập có đảm bảo được sự khách quan, chính xác, công bằng hay không phụ thuộc phần lớn vào khâu chấm thi.

  • Thanh tra, kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định quản lý. Kiểm tra còn giúp hoàn thiện các quyết định quản lý về nhiều mặt, khẳng định sự đúng sai của đường lối, chính sách, mục tiêu, cơ cấu, cơ chế của tổ chức. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm:

  • Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trong hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ, đóng vai trò rất quan trọng, nó thể hiện tính nghiêm túc trong KTĐG kết quả học tập và góp phần trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của nhà trường. Công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời sẽ tránh được sai sót hoặc phát hiện sai sót để kịp thời xử lý, điều chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra. Hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên và liên tục từ đầu đến cuối xuyên suốt cả quá trình bằng cách kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của giảng viên, đối chiếu, so sánh với yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động trên cùng với quyết định điều chỉnh.

  • Hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của nhà trường. Nó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, trường Đại học Lâm nghiệp đã có những cải tiến nhất định trong việc quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ thông qua các hoạt động như: đổi mới hình thức, phương pháp KTĐG, trang bị cơ sở vật chất cho đào tạo thạc sĩ.

  • Hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của nhà trườngdo Hiệu phó phụ trách đào tạo sau đại học trực tiếp chỉ đạo; Phòng Đào tạo sau đại học quản lý trực tiếp và phối hợp với Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng,khoa chuyên môn sẽ tổ chức, chỉ đạo, việc thực hiện kế hoạch KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ; Phòng Thanh tra có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của nhà trường.

  • Để tìm hiểu về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi, với câu hỏi: “Đồng chí đánh giá như thế nào về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo” đối với GV, CBQL, HVCH. Kết quả thu được tại bảng 2.1:

  • Qua số liệu tại bảng 2.1 cho thấy đa số các GV, CBQL và HVCH được khảo sát đều đánh giá cao về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG kết quả học tập đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, có 88.3% GV, 85.3% CBQL và 81.1% HVCH được khảo sát cho rằng hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ. Qua kết quả khảo sát ở trên cho chúng ta thấy, các đối tượng tham gia vào hoạt động KTĐG kết quả học tập có nhận thức đúng về tầm quan trọng của KTĐG kết quả học tập, điều này sẽ có những tác động tích cực đối với hoạt động KTĐG và công tác quản lý vì nhận thức đúng thì sẽ hành động đúng. Do đó, việc nhận thức được vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ đối với quá trình đào tạo thạc sĩ sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận các CBQL, GV và HVCH được khảo sát còn chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG kết quả học tập, có tới 11.8% GV, 14.7% CBQL và 18.9% HVCH cho rằng KTĐG kết quả học tập không quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng. Đây là vấn đề cần có sự thay đổi nhận thức của các lực lượng tham gia, bởi một bộ phận không nhỏ này không thấy được tầm quan trọng của KTĐG kết quả học tập của học viên tức là không thấy được mục đích, ý nghĩa của công tác này, dẫn đến việc thực hiện công tác này sẽ gặp khó khăn.

  • Qua kết quả phân tích định lượng đã thu được, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với thầy N.V. Tuấn - Hiệu phó phụ trách đào tạo trình độ thạc sĩ, N.V. Thiết - trưởng phòng Đào tạo sau đại học để làm sáng tỏ hơn về kết quả đã điều tra. Về vấn đề này,cả hai nhân vật được phỏng vấn đều có chung nhận định rằng “để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ ngoài việc chú trọng đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy thì cần phải chú trọng hơn nữa đến hoạt động KTĐG kết quả học tập của học viên. Muốn hoạt động này đạt hiệu quả cao thì GV, CBQL phải nâng cao nhận thức về vai trò của KTĐG kết quả học tập. Hiện nay, đa số các CBQL, GV của nhà trường đều có nhận thức đúng vai trò của KTĐG trong học tập. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV, CBQL chưa thực sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động này, vì vậy, vẫn còn gặp sai sót trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động này cho GV, CBVC, CBQL của nhà trường”.

  • Cùng chung câu hỏi trên, khi phỏng vấn một số cán bộ giảng dạy thì cũng nhận được sự nhận thức cao về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập, do đó các giảng viên đều có chung nhận định, cần phải có hoạt động KTĐG kết quả học tập và phải thường xuyên được tiến hành trong quá trình giảng dạy, điều đó giúp cho giảng viên đánh giá được mức độ nhận thức của học viên để có phương hướng điều chỉnh hoạt động dạy.

  • Qua kết quả khảo sát định tính và định lượng về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập cho thấy, kết quả phỏng vấn đội ngũ tham gia quản lý hoạt động có sự tương đồng với kết quả khảo sát bằng bảng hỏi về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ. Vì vậy, việc nhận thức đúng về vai trò của hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ sẽ là kim chỉ nam cho việc thực hiện hoạt động KTĐG kết quả học tập được thực hiện tốt hơn và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ của nhà trường.

  • Thực tế cho thấy, chủ trương của nhà trường trong thời gian qua đã tạo nên từng bước tiến bộ trong cách nhìn nhận và thực hiện của GV, CBQL và HVCH đối với hoạt động KTĐG kết quả học tập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập nhà trường gặp một số khó khăn dẫn đến hiệu quả thực hiện của quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học viên còn hạn chế.

  • Để đánh giá việc thực hiện mục tiêu KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của CBQL và GV. Tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Thầy/Cô vui lòng cho biết việc thực hiện mục tiêu KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của nhà trường hiện nay”. Kết quả khảo sát thu ở bảng 2.2:

  • Nhận xét:

  • Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy, việc thực hiện các mục tiêu KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ đã được nhà trường phổ biến, quán triệt tới các GV, CBQL tham gia công tác KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại trường. Các mục tiêu đề ra đã được đa số các GV và CBQL được khảo sát cho rằng thực hiện đạt ở mức độ tốt và đạt yêu cầu và đạt ở tỷ lệ từ 85% đến 90% ở tất cả các mục tiêu. Ở mục tiêu 1 và 2 thì tỉ lệ đánh giá “không đạt yêu cầu” chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 10%). Riêng mục tiêu thứ 3 có 14.7% CBQL được khảo sát cho rằng thông qua kiểm tra đánh giá việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học không đạt được yêu cầu ở mục tiêu này. Điều này cho thấy, các mục tiêu của KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ đã được thực hiện rất tốt và đạt hiệu quả. Tuy nhiên vẫn tồn tại việc một số GV, CBQL chưa chủ động hoàn toàn trong công tác và chưa thấy rõ lợi ích của KTĐG trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.

  • Việc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá hiện nay cũng được các giảng viên và Nhà trường hết sức quan tâm. Với việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì các phương pháp để KTĐG kết quả học tập của học viên trình độ thạc sĩ cũng có thêm nhiều lựa chọn. Bảng dưới đây sẽ cho biết mức độ và hiệu quả của các phương pháp mà giảng viên sử dụng trong quá trình KTĐG kết quả học tập cho học viên cao học.

  • Qua bảng trên cho thấy:

  • c. Thực trạng việc thực hiện các hình thứckiểm tra đánh giá kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại trường Đại học Lâm nghiệp

  • Những hình thức KTĐG kết quả học tập dưới đây là những hình thức được các giảng viên giảng dạy sử dụng và mong muốn của các học viên đối với các hình thức KTĐG. Kết quả điều tra được ở bảng sau:

  • Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy:

  • - Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên

  • Đa số các giảng viên (70.6% GV) đều thường xuyên sử dụng hình thức KTĐG thường xuyên trong quá trình giảng dạy và các học viên (73.0% HVCH) đều cho rằng nên sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập. Trong khi đó 29.4% giảng viên thỉnh thoảng mới kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình giảng dạy và 19.4% HVCH cho rằng chỉ nên thỉnh thoảng KTĐG thường xuyên trong quá trình học và còn có 7.6% HVCH cho rằng không. Điều này cho thấy, các GV đã thực hiện tương đối tốt quy chế quản lý học viên đối với đào tạo trình độ thạc sĩ.

  • Việc sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình giảng dạy sẽ nhằm thay đổi được không khí lớp học, tăng cường sự giao lưu giữa giảng viên và học viên. Và đó cũng là một hình thức khai thác thông tin, tìm hiểu thực tế công tác quản lý. Đối với học viên cao học việc kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình học khiến họ bắt buộc phải suy nghĩ để trả lời, sau đó có sự đánh giá, nhận xét thì những kiến thức đó sẽ được hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn.

  • - Hình thức KTĐG thi/làm chuyên đề kết thúc học phần

  • Hình thức kiểm tra này tất cả các giảng viên giảng dạy thực hiện rất tốt, 100% các học phần đều được thi hoặc làm chuyên đề kết thúc học phần. Đối với học viên qua khảo sát cho thấy tất cả các học viên đều hưởng ứng hình thức KTĐG kết thúc học phần.

  • - Hình thức tổ chức cho học viên tự đánh giá

  • Đối với hình thức này thì tất cả các giảng viên giảng dạy không sử dụng (100%), GV cho rằng không nên sử dụng hình thức này vì không thể đánh giá được kết quả học tập của học viên và tự học viên đánh giá sẽ không khách quan. Với học viên thì có 4.3% HVCH mong muốn được sử dụng thường xuyên hình thức đánh giá này, 12.4% HVCH mong muốn thỉnh thoảng được tự đánh giá và 83.3% HVCH cho rằng không nên sử dụng hình thức tự đánh giá.

  • Như vậy, kết quả học tập của học viên cao học được căn cứ vào kết quả của kiểm tra đánh giá thường xuyên và kết quả của bài thi/làm chuyên đề kết thúc học phần mà không sử dụng hình thức tự đánh giá của học viên.

  • Trong quá trình thực hiện hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ, nhà trường luôn luôn tuân thủ và áp dụng theo các quy chế, quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kịp thời áp dụng và cũng đã ban hành những quyết định nhằm cụ thể hóa một số điểm trong quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm phù hợp với điều kiện của nhà trường. Các quyết định đó nhằm quy định riêng cho từng khâu trong quá trình đào tạo. Đối với việc KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ, trong những năm qua nhà trường cũng đã ban hành một số quy định về việc KTĐG kết quả học tập áp dụng cho đào tạo trình độ thạc sĩ tại Nhà trường, như:

  • - Quyết định số 485/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 20/5/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp về việc Ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 10/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

  • - Quyết định 1121/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 09/10/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp về việc ban hành Quy định về tổ chức thi hết môn trong đào tạo trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

  • - Quyết định 1080/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 15/9/2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp về việc ban hành Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp (Quyết định này ban hành hướng dẫn cụ thể hóa Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

  • Quy trình KTĐG kết quả học tập của học viên có vị trí rất quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KTĐG kết quả học tập. CBQL, GV là người trực tiếp thực hiện quy trình này. Để thực hiện tốt được các bước trong quy trình thì việc phổ biến quy trình tới các đội ngũ tham gia trực tiếp vào quá trình này là một việc làm rất cần thiết và cần phải phổ biến thường xuyên.

  • Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, tác giả đã khảo sát CBQL và GV với câu hỏi: “Đồng chí có được nghe phổ biến, hướng dẫn cụ thể về quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp không?”. Kết quả thu được như sau:

  • Qua số liệu khảo sát cho thấy, nhà trường đã phổ biến và hướng dẫn về quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ tới đội ngũ CBQL và GV trong trường. Phần lớn các GV và CBQL được nghe phổ biến về quy trình KTĐG, có 19.6% GV và 44% CBQL cho rằng họ được hướng dẫn cụ thể; 49% GV và 41.2% CBQL cho rằng họ có được hướng dẫn nhưng không cụ thể, và 31.4% GV và 14.7% CBQL cho rằng không được hướng dẫn về quy trình KTĐG kết quả học tập của học viên. Điều này cho thấy, một phần không nhỏ các CBQL, GV chưa được nghe phổ biến về quy trình KTĐG kết quả học tập. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả được biết: Đa số các GV công tác tại nhà trường thì được nghe phổ biến về KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ; số GV được khảo sát cho rằng không được nghe hướng dẫn là các GV được mời giảng và giảng viên mới tham gia công tác giảng dạy trình độ thạc sĩ. Còn số CBQL không được hướng dẫn là những người vừa mới bắt đầu tham gia vào công tác quản lý trình độ thạc sĩ.Có thể nói rằng, công tác phổ biến, hướng dẫn về quy trình đã được nhà trường thực hiện nhưng thực hiện không thường xuyên.

  • Để đánh giá về thực trạng thực hiện quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ, tác giả đã điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV và HVCH về việc thực hiện các bước trong quy trình.

  • Kết quả thu được như sau:

  • Nhìn chung các bước trong quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ được các GV, HVCH thực hiện thường xuyên và ở mức độ khá tốt. Điều này thể hiện việc phổ biến quy chế, quy trình của Nhà trường có tác động rất lớn đến tinh thần, thái độ nghiêm túc của các đội ngũ tham gia trực tiếp vào hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ. Bên cạnh những nội dung thực hiện rất tốt, thì cũng tồn tại một số nội dung trong quy trình cần được quan tâm và cần hoàn thiện tốt hơn.

  • * Về công tác ra đề thi, đáp án và biểu điểm

  • Qua kết quả khảo sát về công tác ra đề thi tại Trường Đại học Lâm nghiệp cho thấy:

  • - Nội dung KTĐG kết quả học tập: Có 80,4% GV giảng dạy môn học/học phần và 79,4% HVCH được hỏi cho rằng, nội dung KTĐG kết quả học tập mà các giảng viên ra đề đều bám sát nội dung đã học ở mức độ rất tốt và tốt. Chỉ có 3,3% HVCH được hỏi cho rằng, nội dung KTĐG kết quả học tập không bám sát vào nội dung chương trình đã được học.

  • Từ việc phân tích trên kết hợp với tìm hiểu thêm, tác giả được biết: Đa số các đề thi KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ đều sử dụng phương pháp thi tự luận mở hoặc làm chuyên đề, do đó, kiến thức sử dụng để làm bài KTĐG rất rộng để học viên có thể phát huy được các kiến thức đã được GV trang bị, vận dụng được các kỹ năng, kiến thức đã học vào thực tế, sử dụng các kiến thức đã học để phân tích các vấn đề, tổng hợp các vấn đề nhỏ thành những vấn đề lớn hoàn chỉnh và biết nhận định chính xác được vấn đề và sáng tạo ra những vấn đề mới.

  • - Công tác đảm bảo bí mật của đề KTĐG kết quả học tập: Tất cả các GV, HVCH đều có chung ý kiến cho rằng đề thi KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ được đảm bảo bí mật ở mức rất tốt và tốt. Các ý kiến đánh giá đảm bảo bí mật ở mức độ bình thường cũng chỉ chiếm một phần nhỏ ý kiến được hỏi. Điều này cho thấy công tác đảm bảo bí mật của đề KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ được Nhà trường thực hiện rất tốt.

  • - Các đề thi trước khi nộp cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng thì phải được thông qua khoa chuyên môn ký duyệt vào đề thi. Hầu hết các giảng viên giảng dạy đều thực hiện rất tốt và tốt (chiếm tỉ lệ 74.5% GV được khảo sát) nhiệm vụ này theo đúng quy trình, quy định. Tuy nhiên, vẫn còn 17,6% GV được khảo sát cho rằng việc thực hiện quy định này không tốt, điều này xuất phát một phần từ việc một số môn học/học phần trình độ thạc sĩ tại Nhà trường có mời các chuyên gia bên ngoài cơ sở đào tạo về giảng dạy, do đó, việc đề thi KTĐG kết quả học tập có thể không được thông qua bộ môn có xảy ra vì giảng viên gửi thẳng đề thi cho Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng. Mặt khác, một số môn học/học phần được phép làm tiểu luận thay thi, thì việc đề tiểu luận không được thông qua Bộ môn/Khoa là thường xuyên xảy ra vì có thể giảng viên giao luôn đề làm tiểu luận cho học viên ngay trên lớp.

  • - Về việc xây dựng đáp án và thang điểm cho đề thi cũng được phần lớn các giảng viên thực hiện tương đối tốt (56,8%). Bên cạnh đó, vẫn còn một số các giảng viên chỉ thực hiện ở mức độ bình thường (15,7%) và thực hiện không tốt (27,5%). Thực tế cho thấy, một số giảng viên khi ra đề thi KTĐG kết quả học tập đã không xây dựng thang điểm cho từng câu hỏi trong đề thi và vẫn còn có giảng viên không xây dựng đáp án và nộp đáp án cùng với đề thi cho Phòng khảo thí và Đảm bảo chất lượng. Điều này cho thấy đây cũng là một khâu quản lý chưa tốt của CBQL phụ trách quản lý đề thi của Nhà trường.

  • * Tổ chức KTĐG kết quả học tập: Công tác tổ chức KTĐG kết quả học tập của Nhà trường được thực hiện một cách tương đối nghiêm túc. Đa số các GV, HVCH đều đánh giá các nội dung trong khâu tổ chức KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ như phân công cán bộ coi thi, thực hiện quy chế của cán bộ coi thi, công tác thanh tra trong quá trình thi và xử lý vi phạm quy chế thi đều thực hiện rất tốt và tốt.

  • - Qua khảo sát cho thấy 31.4% GV, 27% HVCH được hỏi đã đánh giá công tác phân công cán bộ coi thi là rất tốt và có 35.3% GV, 48.6% HV cho rằng tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn 5.8% GV và 2.7% HVCH cho rằng công tác phân công cán bộ coi thi không tốt.

  • Việc thực hiện quy chế coi thi cũng được HVCH đánh giá cao, có 52.9% GVvà 78.3% HVCH cho rằng cán bộ coi thi đã thực hiện rất tốt và tốt quy chế coi thi.Tuy nhiên, vẫn còn 47.1% GV, 21.7% HVCH cho rằng cán bộ coi thi nghiêm túc thực hiện quy chế ở mức bình thường và không tốt. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn với giảng viên và học viên cao học, được biết: một bộ phận CB coi thi trong khi coi thi còn làm việc riêng, cán bộ coi thi còn nể nang học viên cao học do đó, coi thi quá dễ dẫn đến có hiện tượng sao chép bài làm của nhau; chưa tuân thủ hết quy trình quy định về coi thi nên đã xảy ra hiện tượng học viên nhờ người thi hộ,...

  • - Công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình KTĐG kết quả học tập: Trong những năm gần đây công tác thanh, kiểm tra mới được triển khai trong KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ. Qua khảo sát về hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quá trình KTĐG kết quả học tập thì đa số các học viên cho rằng công tác này thực hiện không tốt và đạt kết quả bình thường (51.9% HVCH). Trong khi đó, có 48.1% HVCH đánh giá hoạt động này thực hiện ở mức độ rất tốt và tốt. Điều này cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ không được thực hiện thường xuyên và hiệu quả hoạt động không cao.

  • * Về công tác chấm thi

  • Trong thời gian vừa qua, công tác chấm thi trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế, quy định của Nhà trường và tuân thủ các bước trong quy trình chấm thi.

  • Qua khảo sát về thực trạng công tác chấm thi trình độ thạc sĩ tại Nhà trường cho thấy:

  • + Việc giao bài thi cho cán bộ coi thi được 70.6% GV được hỏi cho rằng công tác này thực hiện rất tốt và tốt, vẫn còn 9.8% GV cho rằng việc giao bài thi cho cán bộ coi thi thực hiện không tốt. Điều này dẫn đến việc chấm thi và trả bài thi của giảng viên cũng bị ảnh hưởng theo, theo đó có 47.0% GV cho rằng công tác chấm thi và trả bài của giảng viên thực hiện đạt mức độ rất tốt và tốt, trong khi đó có tới 23.5% GV cho rằng công tác này thực hiện không tốt. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì có một số nguyên nhân của việc thực hiện không tốt là do trợ lý đào tạo sau đại học đi công tác hoặc giảng viên đi công tác nên không thể giao được bài thi và chấm thi theo đúng kế hoạch. Điều này rất hay xảy ra đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ.

  • + Công tác chấm thi được 74.5% GV và 76.2% HVCH điều tra cho rằng công tác chấm thi đảm bảo khách quan công bằng được thực hiện rất tốt và tốt, và không có giảng viên nào được hỏi cho rằng công tác chấm thi đảm bảo tính khách quan công bằng là không tốt, nhưng trong đó vẫn có 8,6% HVCH được hỏi cho rằng công tác chấm thi khách quan công bằng được thực hiện không tốt. Điều này cho thấy vẫn còn một số học viên không bằng lòng với kết quả đạt được so với bài làm của mình. Vấn đề này có thể có một số các yếu tố ảnh hưởng của tới kết quả chấm thi như: cách trình bày của học viên không đúng theo sự hướng dẫn hoặc quan điểm của giảng viên phụ trách môn học/học phần hoặc do tâm lý của giảng viên khi chấm bài cũng rất dễ có những đánh giá không khách quan.

  • * Công tác quản lý điểm thi và công bố kết quả

  • Trong 5 năm trở lại đây, công tác quản lý điểm thi và công bố điểm thi của học viên cao học được quản lý và công bố được thông qua phần mềm quản lý điểm sau đại học qua cổng thông tin của nhà trường. Do đó, tất cả điểm các môn học/học phần của học viên cao học đều được công khai và học viên được phép tra kết quả học tập của mình trên mạng thông qua acount mà học viên được cấp từ khi bắt đầu vào học.

  • - Qua khảo sát về việc quản lý và công bố điểm thi, có 66.7% GV và 67.1% HVCH được hỏi cho rằng việc quản lý và công bố điểm thi kịp thời chính xác được thực hiện rất tốt và tốt; 25.5% GV và 23.2% HVCH được hỏi cho rằng công tác quản lý và công bố điểm thi được thực hiện ở mức bình thường và vẫn còn 7.8% GV và 9.7% HVCH được hỏi cho rằng công tác quản lý và công bố điểm thi thực hiện ở mức không tốt. Có điều này xảy ra là do một phần điểm bài thi thu được bị chậm từ khâu chuyển bài, chấm thi và dẫn đến vào điểm thi và công bố điểm thi cũng bị chậm theo. Mặt khác, điểm bài thi được quản lý trên phần mềm quản lý và thông qua hệ thống mạng, do đó, khi mạng của nhà trường hoặc phần mềm có vấn đề thì việc nhập điểm cũng sẽ bị ảnh hưởng.

  • - Qua kết quả khảo sát về việc phản hồi thắc mắc của học viên cao học, cho thấy 80.4% GV và 56.8% HVCH được hỏi cho rằng việc phản hồi thắc mắc của học viên nhanh chóng kịp thời được thực hiện ở mức độ rất tốt và tốt. Có 15.7% GV và 35.7% HVCH được hỏi cho rằng việc phản hồi thắc mắc của học viên nhanh chóng kịp thời được thực hiện ở mức độ bình thường. Vẫn còn, 3.9% GV và 7.6% HVCH cho rằng việc phản hồi thắc mắc của học viên nhanh chóng kịp thời được thực hiện ở mức độ không tốt. Điều này cho thấy, công tác phản hồi ý kiến cho học viên đã được Nhà trường thực hiện một cách tương đối nghiêm túc và ý kiến phản hồi của học viên được xử lý khá kịp thời sau mỗi môn thi.

  • Thông qua KTĐG kết quả học tập của học viên, công tác phân tích kết quả học tập của GV và CBQL tại trường Đại học Lâm nghiệp trong những năm qua cũng đã được thực hiện. Tuy nhiên, công tác này mới chỉ triển khai ở một số giảng viên có sự quan tâm và tâm huyết với chất lượng KTĐG kết quả học tập của học viên. Qua khảo sát cho thấy chỉ có 29.4% GVđược khảo sát cho rằng việc phân tích kết quả KTĐG, ra quyết định mới nhằm điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý ở mức độ rất tốt và tốt. Có 21.6% GVcho rằng công tác này được thực hiện ở mức độ không tốt. Điều này cho thấy, một số giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ và cán bộ quản lý chưa quan tâm đến việc phân tích kết quả KTĐG để đưa ra những giải pháp để điều chỉnh quá trình dạy học.

  • Tóm lại, qua khảo sát về thực trạng thực hiện quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp cho thấy, các bước trong quy trình đều được các bộ phận phụ trách thực hiện rất nghiêm túc và đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ mới được xây dựng, một số khâu trong quy trình còn chưa hoàn thiện và mới lần đầu được áp dụng, do đó, bên cạnh đó một số các bước trong quy trình được thực hiện rất nghiêm túc nhưng kết quả đạt được lại không tốt. Điều này cho thấy, công tác quản lý và phổ biến quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ của Nhà trường chưa được chặt chẽ, chưa có sự phổ biến sâu rộng đến đội ngũ tham gia vào hoạt động KTĐG dẫn đến kết quả đạt được chưa đạt được theo mục tiêu và mong muốn đặt ra.

  • Trong những năm qua, Hội đồng trường và Ban giám hiệu Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo sau đại học nói chung và đào tạo trình độ thạc sĩ nói riêng. Với mục tiêu phát triển, bền vững về số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, do đó, quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ được Nhà trường rất quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác xây dựng kế hoạch KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ theo hướng đổi mới, đảm bảo về chất lượng, các nguồn lực để hoạt động diễn ra hiệu quả, chính xác, khách quan. Trong đó ưu tiên xây dựng kế hoạch mang tính đồng bộ, toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của Nhà trường.

  • Qua khảo sát về thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp thu được kết quả tại bảng sau:

  • Ghi chú: 1- Rất tốt; 2- Tốt; 3- Bình thường; 4- Không tốt

  • Để hoạt động KTĐG kết quả học tập tránh được sai sót hoặc phát hiện sai sót để kịp thời xử lý, công tác thanh tra, kiểm tra rất quan trọng và phải được tiến hành liên tục từ đầu đến cuối xuyên suốt cả quá trình.

  • Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch được đánh giá cao trong quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Qua điều tra 51 GV và 34 CBQL về mức độ và hiệu quả của công tác này, tác giả nhận được:

  • Bảng 2.10: Mức độ và hiệu quả thanh tra, kiểm tra hoạt động KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ

  • Qua số liệu khảo sát cho thấy:

  • - Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý việc thực hiện quy trình KTĐG kết quả học tập tại nhà trường đã được tiến hành, song mức độ thường xuyên kiểm tra chỉ đạt 31.8% và hiệu quả đạt ở mức độ tốt là 30.6%. Qua đây cho thấy, quản lý thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy trình KTĐG kết quả học tập trình độ thạc sĩ được tiến hành không thường xuyên và một số khâu trong quy trình hầu như không được tiến hành thanh tra, kiểm tra như khâu ra đề thi và chấm thi vì hai khâu này có tính chất chuyên môn, chủ yếu do giảng viên phụ trách môn học/học phần thực hiện, đòi hỏi họ vừa phải có chuyên môn, vừa phải có nghiệp vụ KTĐG. Để đảm bảo tính chính xác và toàn diện năng lực của người học cần quan tâm tới việc thanh tra, kiểm tra ở khâu này. Đối với một số khâu khác như lập kế hoạch KTĐG hoặc quản lý và công bố điểm thi, tuy có sự tham gia của công tác thanh tra, kiểm tra, song chỉ mức độ thỉnh thoảng và chưa thực hiện (41.2%) và hiệu quả mang lại là không hiệu quả còn cao (41.2%) , điều này phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra các bước trong quy trình KTĐG chưa tốt, nhiều khi được coi đó là công việc hành chính.

  • - Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức KTĐG kết quả học tập của học viên được đánh giá là có sự tham gia của công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên hơn các khâu khác, có 41.2% cho rằng công tác này thường xuyên được thực hiện và đạt hiệu quả 43.5%. Điều này cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức KTĐG kết quả học tập của học viên không chỉ là công việc thuần túy mang tính chất nghiệp vụ mà cần huy động nhiều người tham gia nên rất cần được kiểm tra và thực tế khâu này cần được chú trọng nhất. Điều này chứng tỏ, công tác thanh tra kiểm tra trong công tác này cần được thực hiện thường xuyên hơn nữa để mang lại hiệu quả như mục tiêu đã đề ra về công tác thanh tra, kiểm tra.

  • 1. Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29/NQ-TW (2013), Hội nghị Trung Ương 8, khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

  • 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quyết định số 2653 /QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

  • 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 10/TT-BGDĐT ngày 28/02/2011 về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 15/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • 5. Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, các cơ sở giáo dục đại học toàn quốc tập trung triển khai cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội”.

  • 6. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020, Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/6/2012.

  • 7. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, trường Cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội.

  • 8. Benjamin S.Bloom và các cộng sự (1994), Nghiên cứu phân loại mục tiêu giáo dục: Lĩnh vực nhận thức, người dịch: Đoàn Văn Điều, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

  • 9. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • 10. Nguyễn Đức Chính, Đánh giá thực kết quả học tập trong giáo dục Đại học và đào tạo nguồn nhân lực, VNH3, TB14.586, ĐH Quốc gia Hà Nội.

  • 11. Nguyễn Công Giáp (2010), Quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Hà Nội.

  • 12. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Trần Thị Mai Phương (2010), Tập bài giảng Khoa học quản lý, tài liệu lưu hành nội bộ, Học viện Quản lý Giáo dục.

  • 13. Đỗ Thị Thúy Hằng (2012), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

  • 14. Trần Thị Minh Hằng (2011), Tâm lý học quản lý, Nxb Giáo dục Việt Nam.

  • 15. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Hà Nội.

  • 16. Cấn Thị Thanh Hương (2011), Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Giáo dục.

  • 17. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

  • 18. Đàm Thúy Hiền (2014), Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập bậc đại học trong hệ thống giáo dục mở tại trường Đại học Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục.

  • 19. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra- đánh giá trong dạy học đại học. Nhà xuất bản Giáo dục.

  • 20. Lê Thị Thu Liễu, Huỳnh Xuân Nhựt (2009), Thực trạng đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học- cao đẳng, bài báo khoa học, Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục – Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh

  • 21. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc(1996), Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông. Chương trình KHCN cấp nhà nước KX-07, Hà Nội.

  • 22. Trần Thị Oanh (2014), Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông Bắc Kiến Xương, Thái Bình, luận văn thạc sĩ, Học viện Quản lý giáo dục.

  • 23. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

  • 24. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2008), Giáo dục học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

  • 25. Hoàng Thị Phương (2014), Biện pháp quản lý công tác kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học đại nam trong giai đoạn hiện nay, Học viện quản lý giáo dục.

  • 26. Nguyễn Thị Phương Thanh (2014), Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Y tế công cộng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục.

  • 27. Nguyễn Thị Thanh (2007), Đổi mới phương thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học viên các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ.

  • 28. Nguyễn Thị Thanh (2006), Quy trình kiểm tra-đánh giá kết quả học tập. Tạp chí khoa học Giáo dục. Số 6 tháng 3/2006.

  • 29. Dương Triệu Thống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 30. Hà Thế Truyền, Quản lý quá trình dạy học sau trung học phổ thông, Bài giảng dành cho học viên cao học, 2016.

  • 31. Nguyễn Thành Vinh (2012), Khoa học quản lý đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  • 32. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

  • 33. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb VHTT, Hà Nội.

  • 34. Quality Assurance Agency for Higher Education (QAA) (2006), Code of practive for the assurance of academic quality and standards in higher education – section 6: Assessment of student,

  • http://www/qaa.ac.uk/academicinfrastructure/codeofpractice/sesion6/COP_AOS.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan