Giáo án lớp 5 (tuần 32)

18 1.5K 9
Giáo án lớp 5 (tuần 32)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tập đọc: ÚT VỊNH. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4) 2 HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời câu hỏi: H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? Bài thơ nói lên điều gì? GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: (1p) Giới . Giới thiệu chủ điểm va và bài tập đọc ĐD: Tranh chủ điểm: Những chủ nhân tương lai -Chủ điểm mở đầu sách Tiếng Việt 2 có tên gọi là Em là học sinh. Chủ điểm kết thúc bộ SGK Tiếng Việt tiểu học có tên - Những chủ nhân tương lai. GV cho HS quan sát tranh chủ điểm và hỏi: Các em hiểu “Những chủ nhân tương lai” là ai? -GV giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm: Truyện Út Vịnh kể về một bạn nhỏ có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ chơi trên đường ray. Hoạt động 1: (11p) Luyện đọc MT: Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài văn, đọc đúng các từ khó. Hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải. ĐD: Tranh minh hoạ của bài tập đọc. PP: Đọc cá nhân, nhóm. a) HS đọc bài viết 1 HS giỏi đọc bài văn. Cả lớp đọc thầm theo. -GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Tranh vẽ hai em nhỏ đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. Phía xa một đoàn tàu đang tới. Bạn nam đang lao tới cứu 2 em nhỏ. b) HS đọc đoạn nối tiếp -GV chia bài thành 4 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc của từng đoạn. HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 2 lượt. Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc, phát hiện từ HS đọc sai để luyện đọc cho các em ( Út Vịnh, chềnh ềnh, chăn trâu, mát rượi, .). GV kết hợp cho HS tìm hiểu một số từ khó trong bài ở phần chú giải. c) HS đọc theo nhóm -HS luyện đọc theo cặp (mỗi em đọc 2 đoạn) - 2 HS đọc bài văn + lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen những HS đọc tốt. d) GV đọc diễn cảm bài văn. Hoạt động 2: (10p) Tìm hiểu bài MT: Hiểu nội dung của truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ. ĐD: SGK, tranh minh hoạ trong SGK. PP: Hỏi đáp, động não, *HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: H: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ? -HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. *1 HS đọc thành tiếng đoạn 2.Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: H: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? - HS thảo luận cùng bạn trả lời câu hỏi để nêu lên được 2 ý: Tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em” và nhận thuyết phục Sơn. *Đoạn 3 +4: 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. thuyết trình, giảng giải. H: Khi nghe còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn rađã thấy điều gì? Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ? -HS trr lời, GV nhận xét, bổ sung. *GV cho HS thảo luận nhóm 4, nói cho nhau nghe mình đã học tập được ở Út Vịnh điều gì? -HS phát biểu, GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Hoạt động 3: (7p) Đọc diễn cảm. MT: Biết đọc diễn cảm bài văn. ĐD: Bảng phụ ghi sẵn một phần của đoạn 2, 3. PP: Đọc nhóm, cá nhân. -4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm hết bài văn. -GV đưa bảng phụ đã chép sẵn một phần của đoạn 2,3 lên và hướng dẫn đọc. -GV đọc diễn cảm. HS theo dõi phát hiện từ cần nhấn giọng để thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời cứu em nhỏ của Vịnh. -HS luyện đọc theo nhóm. -Cho HS thi đọc: Vài nhóm thi đọc HS thi đọc -Lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen những HS đọc tốt. Củng cố, dặn dò: (3p) H: Bài văn nói lên điều gì? -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài học thuộc lòng Những cánh buồm sắp tới. TUẦN 32 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008. Toán: LUYỆN TẬP. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) -GV chấm điểm ở VBT. -GV nhận xét, chữa những bài nhiều em làm sai. -Vài HS nhắc lại những chú ý trong phép chia. Hoạt động 1: (10p) Hướng dẫn HS làm BT1 MT: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia số thập phân, số tự nhiên, số thập phân. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -GV yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở. GV phát bảng nhóm cho 3 HS làm (mỗi em làm một dãy tính) -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, lớp nhận xét. -GV yêu cầu một số em nêu cách tính. -HS trao đổi vở cho nhau để kiểm tra. -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Chẳng hạn: 11 2 6 1 11 12 6: 11 12 == x 16 : 22 8 1116 11 8 == x Hoạt động 2: (9p) Hướng dẫn HS làm BT2. MT: Củng cố HS kĩ năng chia nhẩm với 0,1; 0,01; . và chia cho 0,25; 0,5 . ĐD: SGK, bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -GV yêu cầu HS tính nhẩm rồi nêu (miệng) kết quả tính nhẩm. -GV yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm. Ví dụ: 8,4 : 0,01 = 840 (vì 8,4 : 0,01 chính là 8,4 x100) hoặc 11 : 0,25 = 44 ( vì 11 : 0,25 chính là 11 x4) GV cho HS nêu kết luận: Khi chia một số với 0,1; 0,01; 0,001 tức là bằng số đó nhân với 10; 100; 1000; .Hoặc khi nhân một số với 0,5 hay 0,25 thì bằng số đó nhân với 2 hay 4. Hoạt động 3: (8p) Hướng dẫn HS làm BT3 MT: Củng cố cho HS viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành -HS đọc yêu cầu của bài tập và bài mẫu rồi tự làm bài tập. GV phát bảng nhóm cho 3 HS làm (mỗi em làm 1 bài) -HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét. -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: b/ 4,1 5 7 5:7 == c/ 5,0 2 1 2:1 == d/ 75,1 4 7 4:7 == Hoạt động 4: (9p) Hướng dẫn HS làm BT4 MT: Củng cố HS kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số. ĐD: Bảng nhóm PP: Động não, thực hành. -Một HS đọc đề bài toán và đáp án, GV yêu cầu HS thảo luận nêu cách tính để tìm đáp án. -Gọi vài HS nêu đáp án và cho biết vì sao chọn đáp án đó. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Khoanh vào đáp án D Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn lại phép tính đã học; làm bài ở VBT. Chính tả: (Nhớ - viết) BẦM ƠI. Các hoạt động Cách hoạt động Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại cách viết hoa các danh hiệu, giải thưởng, -GV cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ sau: Nhà giáo Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; Huy chương Vàng; Huy chương Đồng. -GV nhận xét và cho điểm. Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: (22p) Hướng dẫn HS viết chính tả MT: Nhớ - viết đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ Bầm ơi. ĐD: SGK, bảng phụ viết một số từ HS dễ viết sai. PP: Hỏi đáp, động não, thực hành. a) Hướng dẫn chính tả -Một HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. -Một HS đọc thuộc lòng 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi, lớp lắng nghe + nhận xét. -Cả lớp đọc thầm lại 14 dòng thơ. -Cho HS viết vào nháp những từ dễ viết sai: lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe, . b) HS viết chính tả -GV nhắc HS gấp SGK, nhớ - viết 14 dòng thơ đầu. -GV thu bài khi hết giờ. c) Chấm , chữa bài -GV đọc bài chính tả một lượt. HS tự soát lỗi -GV chấm 8 - 10 bài. -HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. -GV nhận xét chung + cho điểm. Hoạt động 2: (10p) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. MT: Tiếp tục luyện viết hoa tên các cơ quan, đơn vị thông qua bài tập thực hành. ĐD:-VBT Tiếng Việt. -Bút dạ và một vài tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT2. -Bảng lớp viết tên các cơ quan, đơn vị. PP: Động não, thảo luận, thực hành. a) Hướng dẫn HS làm bài tập 2: -Cho 1 HS đọc yêu cầu của BT. Lớp đọc thầm. -GV giao việc: Các em đọc lại tên 3 cơ quan đơn vị a, b, c: Nhiệm vụ của các em là phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng đã cho. -HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu cho 3 HS làm. -3 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp, lớp nhận xét. GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. GV chốt: Tên các cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. b) Hướng dẫn HS làm BT3 -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu + lớp theo dõi trong SGK. -GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. -Cho HS làm việc. GV dán 3 tờ phiếu đã ghi sẵn bài tập 3 trên bảng lớp. -3 HS lên sửa trên phiếu. Lớp nhận xét. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: a/Nhà hát Tuổi trẻ b/ Nhà xuất bản Giáo dục c/ Trường Mẫu giáo Sao Mai Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. -Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị. Khoa học: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. Các hoạt động Cách tiến hành Khởi động: (4p) Cho HS thi kể tên và phân biệt được các môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Bài mới: Giới thiệu bài (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: (15p) Quan sát và thảo luận. MT: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên. ĐD: Hình trong SGK, trang 130, 131. -Phiếu học tập. PP: Động não. Bước 1: Làm việc theo nhóm. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì? -Tiếp theo, cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên thiên nhiên đó. -Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu bài tập: Phiếu học tập Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Câu 2: Hoàn thành bảng sau: Hình Tên tài nguyên thiên nhiên Công dụng Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 -GV theo dõi và hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2: (15p) Trò chơi “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”. MT: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng. ĐD:Bảng lớp, phấn. PP: Trò chơi. Bước 1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi: -Chia số HS tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau. -2 đội đứng thành 2 hàng dọc. -Khi GV hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một tài nguyên thiên nhiên. Khi viết xong, bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết công dụng của tài nguyên đó. -Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng là thắng cuộc. -Số HS còn lại cổ động cho hai đội chơi. Bước 2: -HS chơi như hướng dẫn. -Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. Củng cố, dặn dò: ( 2p ) -GV nhận xét tiết học -Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài cho. tiết sau. Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008 Toán: LUYỆN TẬP. Các hoạt động Cách tiến hành Khởi động: (3p) -Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Gọi thuyền”, bằng cách tìm các sự vật có âm đầu trùng vói âm đầu tên của mình. Hình thức chơi bằng cách tiếp điện, mỗi lần nêu phải nêu được 2 sự vật trở lên. Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV chấm điểm ở VBT. -GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa. -Vài HS nhắc lại cách tính chất của phép cộng, trừ. Hoạt động 1: (8p) Hướng dẫn HS làm BT1. MT: Giúp HS củng cố về tìm tỉ số phần trăm của hai số. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -Một HS đọc yêu cầu của bài tập và phần chú ý. -GV nhắc lại: Nếu tỉ số phần trăm là số thập phân các em chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân. -HS làm bài vào vở, 2 em làm bài vào bảng nhóm. -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, lớp nhận xét. -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: a) 2 : 5 = 0,4 b) 2 : 3 = 0,6666 c) 3,2 : 4 = 0,8 0,4 = 40% 0,6666 = 66,66% 0,8 = 80 % Hoạt động 2: (7p) Hướng dẫn HS làm BT2 MT: Củng cố HS cách thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. ĐD: SGK, bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -HS tự làm bài vào vở. Một em làm bài vào bảng nhóm. -HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng nhóm. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. a) 2,5% + 10,34% = 12,84% b) 56,9% - 34,25% = 22,65% c) 100% - 23% - 47,5% = 29,5% GV: Khi thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta làm như thế nào? (Thực hiện như cộng trừ số tự nhiên chỉ thêm kí hiệu phần trăm) Hoạt động 3: (10p) Hướng dẫn HS làm BT3 MT: Củng cố HS giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. ĐD: Phiếu học tập. PP: Động não, thực hành. -1 HS đọc đề bài toán, HS nêu tóm tắt bài toán. -HS thảo luận cùng bạn để nêu cách giải, rồi giải. -Một em làm bài vào giấy cỡ lớn. -HS trình bày bài giải, lớp nhận xét. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng Hoạt động 4: (8p) Hướng dẫn HS làm BT4 MT: Củng cố HS giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. PP: Động não, thảo luận, thực hành. -HS dẫn HS cách tương tự như bài 3. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: Bài giải Số cây lớp 5A đã trồng được là: 180 x 45 : 100 = 81 (cây) Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là: 180 - 81 = 99 (cây) Đáp số: 99 cây Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài ở VBT. Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (dấu phẩy). Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) -Kiểm tra 2 HS, 2 em lần lượt nêu tác dụng của đâu phẩy + mỗi em cho một ví dụ. -GV nhận xét, ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ nam và nữ. Hoạt động 1: (10p) Hướng dẫn HS làm BT1. MT: Tiếp tục luyện tập sử dụng dấu phẩy trong văn viết. ĐD: VBT. -3 tờ giấy khổ to viết nội dung 2 bức thư + bút dạ. PP: Động não, thực hành, nhận xét. a)1 HS đọc BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK. -GV giao việc: + Các em đọc lại nội dung 2 bức thư. + Điền dấu chấm, dấu phẩy vào 2 bức thư sao cho đúng. Viết hoa những chữ đầu câu. -HS làm bài tập vào vở. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 3 HS làm bài. -3 HS làm bài vào phiếu dán bài trên bảng lớp và trình bày . -Lớp nhận xét bài làm của bạn. -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: Bức thư 1: “Thưa Ngài, tôi xin trân trọng gửi tới Ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong Ngài đọc và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn Ngài” Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với điều kiện anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.” -Cho 1 HS đọc lại mẫu chuyện vui, lớp theo dõi trong SGK. H: Câu chuyện gây cười ở chỗ nào? Hoạt động 2:(10p) Hướng dẫn HS làm BT2 MT: HS biết đoạn văn có dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy. ĐD: 3 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 2. PP: Động não, thảo luận, thực hành. - 1 HS đọc yêu cầu của BT2. Lớp đọc thầm. -GV nhắc lại yêu cầu. HS viết đoạn văn của mình trên giấy nháp. -GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (nhóm 6). Phát phiếu cho các nhóm làm bài. Nhiêm vụ của các nhóm: + Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn. + Chọn một đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn đó vào giấy khổ to. + Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn. -Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn. HS các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn. GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt. Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại kiến thức về dấu hai chấm, chuẩn bị cho bài ôn tập về dấu hai chấm Kể chuyện: NHÀ VÔ ĐỊCH. Các hoạt động Cách tiến hành Khởi động: (2p) Cho HS chơi trò chơi học tập. Bài cũ: (4p) -2 HS lần lượt kể về việc làm tốt của một người bạn. -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Một cậu HS bé nhất lại được mọi người gọi là Nhà vô địch. Cậu bé đó klà ai? Cậu đã làm gì? Câu chuyện Nhà vô địch hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Hoạt động 1: (10p) GV kể chuyện. MT: Giúp HS nhớ nội dung câu chuyện để kể lại được. ĐD: Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong truyện. -Bộ tranh minh hoạ PP: Kể chuyện, quan sát. GV kể lần 1 (không sử dụng tranh). HS lắng nghe. GV đưa bảng phụ đã ghi tên các nhân vật có trong truyện lên và giới thiệu tên các nhân vật. GV kể lần 2 (vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ) HS quan sát tranh + nghe. Tranh1: Các bạn trong làng tổ chức thi nhảy xa. Chị Hà làm trọng tài. Các bạn của Tôm Chíp nhảy qua hố cát thành công. Tranh 2: Chị Hà gọi đến Tôm Chíp. Cậu rụt rè, bối rối. Bị các bạn trêu chọc, cậu quyết định vào vị trí nhưng gần đến điểm đệm nhảy thì đứng sựng lại. Tranh 3: Tôm Chíp quyết định nhảy lần thứ 2. Cậu nhìn thấy một bé trai đang lăn trên bờ mương nên cậu lao đến, vọt qua kịp cứu đứa bé sắp rơi xuống nước. Tranh 4: Các bạn ngạc nhiên vì Tôm Chíp đã nhảy qua con mương rộng: thán phục tuyên bố chức vô địch thuộc về Tôm Chíp. Hoạt động 2: (22p) HS kể chuyện + nêu ý nghĩa câu chuyện. MT: Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời người kể và bằng lời của Tôm Chíp. Hiểu nội dung câu chuyện. ĐD: PP: Kể chuyện, thảo luận. a) 1 HS đọc yêu cầu 1. - GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ, suy nghĩ cùng bạn bên cạnhkể lại nội dung từng đoạn câu chuyện theo tranh. -HS trong lớp xung phong kể lần lượt từng đoạn câu chuyện theo tranh. GV bổ sung, góp ý nhanh; cho điểm HS kể tốt. b) 1 HS đọc yêu cầu 2, 3. -GV nhắc HS - kể lại câu chuyện theo lời nhân vật các em cần xưng “tôi”, kể theo cách nhìn, cách kể của nhân vật. -Từng cặp HS “nhập vai” nhân vật, kể cho nhau câu chuyện; trao đổi về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích của Tôm Chíp, ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể chuyện. Mỗi HS nhập vai kể xong câu chuyện đều cùng các bạn trao đổi, đối thoại. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, cuối cùng bình chọn người thực hiện bài tập KC nhập vai đúng và hay nhất, người hiểu truyện, trả lới các câu hỏi đúng nhất. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị cho người thân; chuẩn bị tiết KC tuần 33 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN DẤU CÂU. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (5p) Ôn lại kiến thức cũ -GV yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy. -HS tìm ví dụ. -GV nhận xét , ghi điểm. Hoạt động 2: (7p) Nhận xét bài làm của HS MT: Giúp HS nhận biết được những điểm mình còn sai trong bài để rút kinh nghiệm. ĐD: SGK . PP: Hỏi đáp, động não. -GV nhận xét bài làm của HS ở tiết trước, nhắc nhở các em những điều cần lưu ý. Ví dụ: Các em hay nhầm lẫn tác dụng của dấu phẩy giữa các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Chẳng hạn: Ở tiết LTVC tuần 31, bài tập 1 nhiều em còn làm nhầm lẫn. Hoạt động 3: (26p) Thực hành MT: Củng cố lại kiến thức về tác dụng của dấu phẩy. Biết điền dấu phẩy thích hợp trong câu; biết đặt câu có dấu phẩy. Biết làm thêm một số bài tập nâng cao. ĐD:BVT, một số bài tập ngoài scáh giáo khoa. PP: Động não, thực hành a) Những HS chưa hoàn thành bài hoặc làm bài chưa đạt thì tiếp tục làm. GV theo dõi, sửa chữa, chấm điểm. b) Bài tập ra thêm cho HS khá, giỏi: 1. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu văn của đoạn văn sau: Trường mới xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ. Nhìn từ xa những mảng tường vàng ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. Em bước vào lớp vừa thấy bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa .Cả đến chiếc thước kẻ chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế. 2. Trong đoạn văn sau có 4 dấu phẩy đặt sai vị trí.Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa các dấu phẩy dùng sai. Nhà tôi, ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao, nhìn xuống,hồ như chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló, bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút, là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc um tùm. 3. Đặy câu: a)Câu có dấu phẩy ở bộ phận chủ ngữ. b)Câu có dấu ở bộ phận vị ngữ. c)Câu có dấu phẩy ở giữa trạng ngữ và cụm chủ vị. d)Câu có dấu phẩy ở giữa hai vế của câu ghép. -HS làm bài, 3 HS làm bài tập 2 trên phiếu. -HS trình bày kết quả, lớp nhận xét, thống nhất với cách chọn từ ở BT1. 3 HS làm bài trên phiếu trình bày, lớp nhận xét. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học. -Nhắc những HS về nhà ôn lại bài; chuẩn bị bài cho tiết sau. Luyện toán: LUYỆN TẬP. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (5p) Bài cũ -GV chấm điểm ở VBT. -GV nhận xét bài làm của HS. -Cho vài HS nhắc lại tính chất của phép cộng , phép trừ. Hoạt động 2: (15p) Hướng dẫn HS làm bài ở VBT MT: Củng cố kiến thức về tìm tỉ số phần trăm của 2 số; thực hiện các phép tính cộng trừ các số phần trăm. Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. ĐD: VBT, bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -HS làm bài ở VBT của bài Luyện tập (98-99). GV lưu ý bài 3: Một HS đọc đề bài toán, nêu tóm tắt. GV yêu cầu HS thảo luận để nêu cách giải. GV nhận xét và chốt lại cách giải như bài 3 của tiết sáng. -HS làm bài. -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -HS làm bài trên bảng nhóm lần lượt trình bày kết quả. -HS nhận xét bài làm của bạn. -GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. -GV chấm bài một số em. Hoạt động 3: (12p) Bài tập nâng cao dành cho HS khá giỏi. MT: Nhằm phát huy tính sáng tạo, ham mê học toán cho các em. ĐD: Chuẩn bị một số bài tập. PP: Động não, thực hành. -GV giao nhiệm vụ: Em nào chưa hoàn thành bài ở VBT hoặc làm bài chưa đúng thì chữa bài.Em nào đã hoàn thành bài thì làm một số bài tập sau. -GV ghi đề bài lên bảng: 1. Tính: a) 7 3 : 5 4 b) 5 3 : 5 3 3 c) 470,04 : 12 d) 18 : 14,4 2. Tìm y: y x 7,25 = 72,50 470,04 : y = 24 3. Tính diện tích một tấm bảng hình chữ nhật là 3,575m 2 , chiều rộng của tấm bảng là 130cm. Người ta muốn nẹp xung quanh tấm bảng đó bằng khung nhôm. Hỏi khung nhôm đó dài bao nhiêu mét? -HS làm bài, GV theo dõi , giúp đỡ HS yếu. -Gọi vài HS nêu kết quả bài làm, HS nhận xét bài làm của bạn. -GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS. Bài nào nhiều em làm sai thì GV chữa. Củng cố, dặn dò: (4p) -GV nhận xét tiết học. -Về nhà ôn lại phép cộng phép, phép trừ. -Xem trước tính chất của phép nhân, phép chia. [...]... (7p) Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần qua MT : Nhằm tuyên dương những tổ và cá nhân xuất sắc ĐD: Bảng theo dõi, đánh giá -Chi đội trưởng lên đánh giá quá trình hoạt động của lớp trong tuần qua, cũng như trong tháng 4: Nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần, cũng như kế hoạch của tháng Hoạt động 2: (10p) Thảo luận, rút kinh nghiệm MT : Rèn ý thức phê và tự phê PP: Hoạt động cả lớp. .. nghiệm MT : Rèn ý thức phê và tự phê PP: Hoạt động cả lớp -HS phát biểu ý kiến cho bản đánh giá của lớp -HS bình chọn tổ và cá nhân xuất sắc -GV nhận xét, đánh giá: Trong tuần qua, lớp học của chúng ta vẫn chưa có tiến bộ nhiều, nhiều em đến lớp vẫn chưa thuộc bài, việc chuẩn bị bài mới chưa chu đáo Chưa tự giác vệ sinh lớp học Trong các tuần vừa rồi nhiều em bị ốm nên tỉ lệ chuyên cần chưa đảm bảo HS chưa... đánh giá sản phẩm của bạn -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như các bài trên) -GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vị trí các ngăn trong hộp -GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô-bốt -GV nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài sau Thứ năm ngày 24 tháng 4 năm 2008 4cm O Toán: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT... thật là kì vĩ: phía tây là Hoạt động 3: (10p) -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm Hướng dẫn HS làm -GV nhắc lại yêu cầu BT3 -HS làm bài vào VBT, GV theo dõi, giúp đỡ MT: HS nhận biết được -GV dán lên bảng hai tờ phiếu 2 HS lên bảng lớp thi làm cách dùng dấu hai chấm -HS trình bày kết quả bài làm, lớp nhận xét đúng -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng ĐD: VBT, phiếu bài tập H: Em hãy... thận khi tao tác lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt ĐD: Bộ đồ dùng kĩ thuật Lớp 5 PP: Quan sát, động não, thực hành Hoạt động 2: (24p) Đánh giá sản phẩm MT: HS biết đánh giá sản phẩm của bạn đạt hay chưa đạt ĐD: Bản tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm PP: Quan sát, nhận xét, đánh giá Nhận xét, dặn dò: (2p) Cách tiến hành GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng cho tiết học của HS GV nhận xét -GV giới thiệu bài và nêu... phải quan sát kĩ hình 5a(SGK) và chú ý lắp 2 tay đối nhau + Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thân chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau -GV cần theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm lắp sai hoặc còn lúng túng -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK) -Cử một nhóm HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của... Quảng Trị Toán: LUYỆN TẬP Các hoạt động Cách tiến hành Khởi động: (5p) -GV tổ chức cho HS thi nêu dấu hiệu để HS nhận đoán hình, MT: Ôn lại kiến thức cũ từ đó nêu diện tích và chu vi các hình đó Chẳng hạn: Đố bạn, hình gì các cặp cạnh đối song song bằng nhau và vuông góc với nhau? (hình chữ nhật) -GV nhận xét và khen những em đặt câu đó hay Hoạt động 1: (8p) -GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi... mét và mét vuông ta ĐD: Bảng nhóm làm như thế nào?InHS làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng PP: Động não, thực hành nhóm -HS trình bày bài làm, lớp nhận xét -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng Hoạt động 2: (8p) -GV: Cả lớp đọc thầm bài toán và cho biết bài toán cho biết Hướng dẫn HS làm BT2 gì? Hỏi gì? MT: Giúp HS biết tìm -H: Muốn tính diện tícáoan gạch ta phải biết gì? cạnh của hình vuông từ Làm... nhật) -GV nhận xét và khen những em đặt câu đó hay Hoạt động 1: (8p) -GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi trong SGK Hướng dẫn HS làm BT1 H: Bài toán cho biết gì? MT: Giúp HS củng cố và Bài toán hỏi gì? rèn luyện kĩ năng tính diện GV: Bài toán đã cho các em biết chiều dài, chiều rộng của sân tích, chu vi của hình chữ bóng theo tỉ lệ trên bản đồ là 1: 1000 Vậy muốn tính chu vi nhật và diện tích...Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2008 Kĩ thuật: Lắp rô - bốt ( tiết 3 ) Các hoạt động Bài cũ: (4p) Giới thiệu bài: (1p) Hoạt động 1: (24p) HS thực hành rô - bốt MT: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt Lắp từng bộ phận và lắp ráp rô - bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình Rèn luyện tính cẩn thận khi tao tác lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt ĐD: Bộ đồ dùng kĩ thuật Lớp 5 PP: Quan sát, động não, . 3 : 5 4 b) 5 3 : 5 3 3 c) 470,04 : 12 d) 18 : 14,4 2. Tìm y: y x 7, 25 = 72 ,50 470,04 : y = 24 3. Tính diện tích một tấm bảng hình chữ nhật là 3 ,57 5m 2. nhận xét và chốt lại kết quả đúng. a) 2 ,5% + 10,34% = 12,84% b) 56 ,9% - 34, 25% = 22, 65% c) 100% - 23% - 47 ,5% = 29 ,5% GV: Khi thực hiện phép tính cộng, trừ

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

Hình ảnh liên quan

ĐD:Bảng lớp ghi 4 đề văn. -Một số tranh ảnh gắn với  cảnh được gợi ý từ 4 đề. -Bút dạ và giấy khổ to cho  HS lập 4 dàn ý. - Giáo án lớp 5 (tuần 32)

Bảng l.

ớp ghi 4 đề văn. -Một số tranh ảnh gắn với cảnh được gợi ý từ 4 đề. -Bút dạ và giấy khổ to cho HS lập 4 dàn ý Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan