ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

80 355 0
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH  HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đất đai là một trong những tài nguyên quý giá của con người, là điều kiện sống của con người, động vật và thực vật trên trái đất. Đối với một đất nước, đất đai càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả là một trong những chính sách tất yếu của mỗi quốc gia. Đất đai là loại tài nguyên có những tính chất đặc biệt, do đó việc quản lý đất đai cũng mang những đặc trưng riêng không giống với bất cứ ngành quản lý nào. Để quản lý đất đai hiệu quả, Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách, nhiều công cụ, trong đó hồ sơ địa chính được coi là một trong những công cụ quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng hồ sơ địa chính hiện nay bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh, đa mục tiêu thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trở thành một yêu cầu tất yếu. Cơ sở dữ liệu địa chính cập nhật, sắp xếp và lưu trữ các dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan theo một hệ thống nhất định, thuận lợi cho việc tra cứu cũng như sử dụng vào các mục đích khác nhau. Cơ sở dữ liệu địa chính có thể được coi là một kho dữ liệu số về các thông tin về đất đai, tạo nên một phương thức quản lý đất đai hiện đại, tiết kiệm và hiệu quả. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai không chỉ đòi hỏi những yêu cầu về công nghệ thông tin, nguồn lực, vật lực mà quan trọng nhất là tính chính xác và tính quy chuẩn của các nguồn dữ liệu đầu vào. Do đó, cơ sở dữ liệu đất đai cần được thành lập một cách có hệ thống; các quy định kĩ thuật chung và phù hợp với các yêu cầu cụ thể của từng địa phương. Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 18 xã và 2 thị trấn. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc hoàn thiện hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thí điểm tại huyện Phú Vang việc cấp đổi cấp lại giấy chứng nhận, hoàn thiện hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để nhân rộng tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thông tin đất đai của tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đến nay huyện Phú Vang vẫn chưa thực hiện xong việc 7 cấp giấy chứng nhận, thu thập giấy tờ hồ sơ gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Do đó, việc nghiên cứu những vướng mặc trong việc hoàn thiện hồ sơ địa chính từ đó đưa ra các giải pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương.

... XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 50 3.1 Các đề xuất giải pháp xây dựng sở liệu địa 51 3.2 Giải pháp xây dựng sở liệu khơng gian địa. .. Đặng Hoài Thu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI HAI XÃ VINH AN VÀ VINH THANH)... liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm có chương: Chương Tổng quan hồ sơ địa sở liệu địa Chương Đánh giá thực trạng hồ sơ địa huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương Đề xuất giải pháp xây dựng

Ngày đăng: 20/04/2018, 18:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan