Thực trạng của việc kinh doanh thiếu văn hoá, nguyên nhân, hướng giải quyết

17 509 0
Thực trạng của việc kinh doanh thiếu văn hoá, nguyên nhân, hướng giải quyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, nền kinh tế càng phát triển nó càng khẳng định vai trò của văn hoá trong mọi hoạt động kinh doanh cũng như mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh nhằm tạo ra một nền kinh tế ngày một hoàn thiện hơn. Phải chăng câu nói của Mạnh Tử: “Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân” vẫn còn đúng và mâu thuẫn lâu đời trong lịch sử giữa kinh tế và đạo đức, văn hoá và kinh doanh vẫn không thể giải quyết? Còn những ý kiến, cách nhìn nhận đánh giá hiện nay về vấn đề này thì sao? Có thể nói văn hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá chung, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy văn hoá kinh doanh chủ yếu phản ánh sự nhận thức, giá trị, các truyền thống và quan hệ phân phối lưu thông của cải của đời sống xã hội, song nó cũng liên quan mật thiết với văn hoá sản xuất, sáng tạo, lưu giữ và tiêu dùng. Mỗi thời đại có sự phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất, những nhu cầu tiêu dùng và do đó trình độ kinh doanh cũng khác nhau. Bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái tốt đẹp. Vì lý do ấy, người ta thường nói nhà kinh doanh có văn hoá bao chứa cả trí tuệ của nhà triết học, lòng dũng cảm của người lính và tài năng của nghệ sĩ. Vấn đề văn hoá và phát triển trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn cầu. Để làm rõ vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh doanh hiện nay, bài viết đề cập đến những mục sau: 1. Định nghĩa và vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh doanh hiện nay. 2. Tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh. 3. Thực trạng của việc kinh doanh thiếu văn hoá, nguyên nhân, hướng giải quyết.

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế càng phát triển nó càng khẳng định vai trò của văn hoá trong mọi hoạt động kinh doanh cũng như mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh nhằm tạo ra một nền kinh tế ngày một hoàn thiện hơn. Phải chăng câu nói của Mạnh Tử: “Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân” vẫn còn đúng và mâu thuẫn lâu đời trong lịch sử giữa kinh tế và đạo đức, văn hoá và kinh doanh vẫn không thể giải quyết? Còn những ý kiến, cách nhìn nhận đánh giá hiện nay về vấn đề này thì sao? Có thể nói văn hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá chung, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy văn hoá kinh doanh chủ yếu phản ánh sự nhận thức, giá trị, các truyền thống và quan hệ phân phối lưu thông của cải của đời sống xã hội, song nó cũng liên quan mật thiết với văn hoá sản xuất, sáng tạo, lưu giữ và tiêu dùng. Mỗi thời đại có sự phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất, những nhu cầu tiêu dùng và do đó trình độ kinh doanh cũng khác nhau. Bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái tốt đẹp. Vì lý do ấy, người ta thường nói nhà kinh doanhvăn hoá bao chứa cả trí tuệ của nhà triết học, lòng dũng cảm của người lính và tài năng của nghệ sĩ. Vấn đề văn hoá và phát triển trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn cầu. Để làm rõ vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh doanh hiện nay, bài viết đề cập đến những mục sau: 1. Định nghĩa và vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh doanh hiện nay. 2. Tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh. 1 3. Thực trạng của việc kinh doanh thiếu văn hoá, nguyên nhân, hướng giải quyết. 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆN NAY. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HOÁ. I.1. Văn hoá là gì. Trước khi đi vào phần nội dung chính chúng ta cần hiểu văn hoá là gì? Có thể nói văn hoá là một phức hợp bao gồm nhiều vấn đề mà chỉ với ý nghĩa là một lĩnh vực hoạt động của đời sống tinh thần thì nó mới có vị trí tương đối độc lập còn với ý nghĩa khác thì nó vừa biểu hiện vừa đan xen các hoạt động khác nhau của xã hội loài người. ở việt nam, về mặt lý luận và học thuật mà nói, nội dung khái niệm văn hoá đã được nhiều người thảo luận, làm rõ. Nhưng thực tế, nó mới chỉ được quan tâm bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu của khoa học xã hội. I.2. Văn hoá được thể hiện trong kinh doanh như thế nào. Do thiếu hiểu biết, nhiều người vẫn quan niệm cho rằng: Văn hoá như một lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, do kinh tế trợ cấp, chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện mở mang các hoạt động văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của con người. Với quan niệm đó, văn hoá được coi như là một hoạt động có tính giải trí, khi kinh tế còn khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá và rõ ràng trong điều kiện đó người ta không nhận thấy vai trò của văn hoá nói chung cũng như văn hoá đối với kinh tế và kinh doanh nói riêng. Trong thời gian gần đây, từ việc xem xét sự phát triển của nhiều quốc gia mà đặc biệt là các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 3 người ta đã thấy những dấu ấn và đặc trưng văn hoá của các quốc gia đó trong phát triển kinh tế. Thực tế đó đã bắt buộc người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu tố văn hoá vào quá trình phát triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của văn hoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt động sản xuất kinh doanh. I.3. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và kinh doanh. Văn hoá và kinh doanh có sự tác động biện chứng với nhau. Kinh doanh phải đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển. Kinh tế không chỉ phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế. Với mối quan hệ đó, sự phát triển của mối quốc gia, mỗi dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, có tốc độ cao, chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa văn hoá và kinh doanh. Bản thân hoạt động kinh doanh dưới mọi hình thức là một hoạt động văn hoá, bởi nó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ hay thưởng thức của con người, làm đẹp mối quan hệ giữa người với người và môi trường sống của nó. Chính cái yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, ngày càng nhiều về số lượng của người tiêu dùng đã kích thích sự sáng tạo vô biên, sự cố gắng không mệt mỏi của các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh. II: VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆN NAY II.1. Văn hoá thúc đẩy xã hội tiến theo hướng văn minh hiện đại. Yếu tố văn hoá trong kinh doanh chính là hoạt động đem lại cái đẹp, cái thiện tới mọi nhà. Không thoả mãn tới những gì đã có hôm nay, các nhà 4 thiết kế mỹ thuật, nhà sản xuất, nhà kinh doanh…. đã không ngừng cải tiến mẫu mã, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ vào quá trình chế tạo sản phẩm và đội ngũ các nhà thương nghiệp đã không quản ngại đường xá xa xôi đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ, từng bước hình thành một mạng lưới kinh doanh xuyên quốc gia, xuyên lục địa và cũng từ hoạt động này thúc đẩy xã hội tiến theo hướng văn minh hiện đại. II.2. Yếu tố văn hoá trong kinh doanh thể hiện sự giao lưu văn hoá. Đó là sự giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền của mỗi nước, giữa các liên quốc gia và có tính toàn cầu mà sản phẩm là phương tiện chuyển giao các thông tin về văn minh và tiến bộ xã hội từ nước này sang nước khác. Văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện giữa người bán và người mua: Người mua có tiền nên có quyền lựa chọn sản phẩm mà mình có nhu cầu với những chỉ tiêu về chất lượng và số lượng …. Người bán bầy tỏ lòng kính trọng với người mua bởi họ hiểu rằng chính khách hàng là ân nhân của họ, là “thượng đế” trên thương trường. Chính việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có thể làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại đã tạo nên tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật cho mối đơn vị hay cá nhân tham gia kinh doanh, cũng có nghĩa là dân giầu thì nước mạnh và từ đó “Phú quý sinh lễ nghĩa”, tức là một quan hệ văn hoá được duy trì trên cơ sở mọi người đều lao đông và tham gia chuyển hoá thành quả lao đông dưới hình thức kinh doanh, từ đó mọi người thông cảm và hiểu nhau hơn có điều kiện để sống “có văn hoá hơn” trong sự điều tiết có tính khách quan của “Cơ chế thị trường năng động”. 5 Những đảo lộn to lớn do quá trình phát triển nói chung và của sản xuất kinh doanh nói riêng, nó sản sinh ra các nhóm người khác nhau trên thế giới, các nền văn hoá lâu đời và vô giá. Có thể cũng có những người không đồng ý với những nhận xét trên. Dù sao đi nữa, thực tế sẽ đưa chúng ta đến thống nhất ở mức độ nào đó về ý nghĩa và vai trò của văn hoá với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực và hệ thống điều tiết của quá trình phát triển nói chung và kinh doanh nói riêng. Để nhận thức vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế thị trường suất phát từ thực tiễn hai mặt: - Một là, hiệu quả của các chính sách điều chỉnh đối với kinh tế thị trường tự do. - Hai là, sự suất hiện những vấn đề nan giải trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, do tăng trưởng kinh tế tách rời văn hoá. Người ta bắt đầu nhận thức được rằng: Ngày nay sự phát triển của một quốc gia không chỉ đơn thuần phụ thuộc mức độ tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu định lượng (GDP, GDP, theo đầu người) mà còn phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống dựa vào sự giầu có về cả vật chất và tinh thần. II.3. Vai trò của văn hoá mang tính truyền thống. Ở Việt Nam, trước khi có hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác sâm nhập vào, thì những giá trị văn hoá truyền thống và những ảnh hưởng của tư tưởng khổng giáo, phật giáo đan xen với nhau đó là: - Một quan hệ cộng đồng bền chặt, lòng tự tôn dân tộc cao độ. - Một thái độ lao đông cần cù chịu khó, sáng tạo vươn lên trên mọi hoàn cảnh. - Các giá trị đạo đức trong xã hội mang lại lòng tương thân tương ái. - Một chế độ cai trị TW tập quyền 6 - Một giá trị xã hội vươn tới sự thông thái và học vấn cao thông qua thi cử. Những giá trị văn hoá đó đã có vai trò trong hoạt động kinh tế và kinh doanh mà dấu ấn củavẫn còn cho đến ngày nay ở cả dạng vật chất và tinh thần. II.4. Vai trò của những hoạt động văn hoá tinh thần. Vai trò của các hoạt động văn hoá tinh thần là nhằm phục vụ nhu cầu không thể thiếu của con người nó đảm bảo chất lượng của yếu tố con người – yếu tố cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nhằm đáp ứng ngày càng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Mục tiêu này được nói thành một câu đơn giản và mộc mạc là “con người không chỉ cần có bánh mì mà còn cần có cả hoa hồng”. II.5. Vai trò của yếu tố văn hoá với tư cách là chi thức và kiến thức. Quy luật của sự phát triển là từ thấp đến cao, kể từ đơn giản đến phức tạp từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Hoạt động của con người nói chung, của sản xuất kinh doanh nói riêng cũng tuân theo quy luật phát triển đó. Sản xuất kinh doanh là quá trình con người sử dụng các chi thức, kiến thức đã tích luỹ được. Như vậy nếu không có sự tích luỹ các chi thức, kiến thức thì con ngươi không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ như hiện nay. 7 II.6. Các di sản văn hoá của một nền văm minh cổ xưa cũng có vai trò tạo ra động lực tinh thần trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích so sánh các quá trình phát triển và tồn tại của các nền văn minh đã giúp con người hiện đại nhìn lại từ quá khứ, biết được khả năng của chính dân tộc mình, từ đó xem xét hiện tại và hướng tới tương lai. Đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì di sản đó sẽ đặt ra câu hỏi: Nền văn hoá cổ xưa chứng tỏ trình độ phát triển cao của Việt Nam ngang tầm với các dân tộc khác cùng thời điểm, được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại, thì tại sao hiện nay chưa phát triển và phải làm thế nào để phát triển? Câu hỏi đó như là một sự thúc giục, một động lực tinh thần cực kỳ quan trọng, nổ lực hơn bất quá trình sản xuất kinh doanh nào. 8 CHƯƠNG II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐƯA CÁC YẾU TỐ VĂN HOÁ VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Đưa các yếu tố văn hoá vào kinh doanh là tạo ra động lực thúc đầy sản xuất kinh doanh phát triển. Quá trình sản xuất kinh doanh thực chất là quá trình con người sử dụng toàn bộ chi thức và kiến thức tích luỹ được tạo ra giá trị vật chất mới. Các giá trị này có thể biểu hiện dưới hình thái vật chất và hình thái ý thức, nó gắn liền với tư liệu sản xuất và người lao đông. Khối lượng các chi thức, kiến thức đó bản thân nó đã là các giá trị văn hoá, đồng thời nó cũng được huy động và sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong môi trường văn hoá. Nếu không có môi trường văn hoá thì không thể sử dụng các chi thức đó nhằm tạo ra hiệu quả sản xuất và kinh doanh. 2. Đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh tạo ra sự phát triển hài hoà, lành mạnh của mỗi quốc gia, của mỗi dân tộc. Mọi nền sản xuất suy cho cùng đều nhằm mục đích nâng cao các lợi ích vật chất và tinh thần. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là động cơ thúc đẩy hoạt động của con người. Không có nhà kinh doanh nào lại không quan tâm đến lợi nhuận bởi đó là điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong việc sử dụng các yếu tố đó vào kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, tuỳ thuộc vào sự nhận thức, độ thông mình vào mục đích khác nhau mà người ta có những cách kiếm lợi khác nhau. Có điều, nếu không có các tác động theo hướng tích cực thì cùng với việc tạo ra lợi nhuận, có thể kéo theo những hậu quả xã hội to lớn. Việc đưa các yếu tố văn hoá vào kinh doanh làm cho kinh doanh kết hợp được giữa cái lợi và cái đẹp, giữa các giá trị vật chất và các giá trị tinh 9 thần, giúp con người và cộng đồng dân tộc đó có sự phát triển hài hoà lành mạnh. 3. Đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra sức mạnh cộng đồng trong phát triển. Tri thức là kho tàng quý báu của nhân loại cũng như của mỗi dân tộc. Tri thức không chỉ của riêng ai và cũng không có vĩ nhân nào có đầy đủ tri thức một cách toàn diện. Sử dụng tri thức đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, các cộng đồng để khai thác nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trí tuệ của mỗi người sẽ bổ sung cho nhau tạo ra trí tuệ tập thể ở trình độ cao và hoàn thiện hơn. Sự kết hợp đó là nét đẹp văn hoá trong sản xuất kinh doanh và nó tạo ra sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. 4. Đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, qua đó là thành công của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh là nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của con người của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ về cả số lượng lẫn chất lượng. Tuỳ thuộc vào lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá của người tiêu dùng có đòi hỏi rất khác nhau và muôn hình muôn vẻ. Có thể coi đó là những đòi hỏi của văn hoá tiêu dùng, các sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đáp ứng những đòi hỏi đó là đáp ứng văn minh tiêu dùng và sẽ có sức sống trên thị trường. Để đạt được điều đó, sản phẩm kinh doanh, phải gắn với các yếu tố văn hoá, thông qua việc tiếp cận văn hoá mà chọn lọc và vật chất hoá chúng trong sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng . 10

Ngày đăng: 02/08/2013, 10:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan