Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lê-nin

34 939 0
Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lê-nin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lê-nin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trước hết nó khôi phục được nền kinh tế sau chiến tranh. Chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến “nước Nga đói” thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó, nó còn khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà V.I.Lê-nin vạch ra . Chính sách kinh tế mới của V.I.Lê -nin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý thuyết nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN). Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của đảng ta nhất là từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức vận dụng quan điểm của V.I.Lê nin trong chính sách kinh tế mới. Tất nhiên do thời gian và không gian xa nhau, trải qua những biến động khác nhau về bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ở nước ta có sự biến đổi. Thực chất, chính sách kinh tế mới NEP của Lê nin là giải pháp để đưa đất nước vượt qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy để góp phần hiểu rõ thêm chính sách kinh tế mới của Lê nin và sự vận dụng chính sách đó vào Việt Nam của đảng và nhà nước ta, em xin có vài phân tích về vấn đề này nhằm hiểu thêm về tính đúng đắn của nó.

MỤC LỤC Phần A: Giới thiệu đề tài -3 Phần B: Nội dung nghiên cứu -5 I. Lý luận chung về chính sách kinh tế mới(NEP) của V.I.Lê Nin và sự vận dụng nó vào việt Nam -6 1.Cơ sở lý luận -6 Chính sách kinh tế mới của Lê Nin là gì a. điều kiện ra đời của NEP -6 b. Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới -6 2. Cơ sở thực tiễn -7 Sự vận dụng NEP vào việt Nam a. tính tất yếu khách quan và khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản -7 • Tính tất yếu khách quan -7 • Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản -7 b. Vận dụng vào Việt Nam -9 • Phát triển lực lượng sản xuất -9 • Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa10 • Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại -20 • Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân 20 II. Thực trạng của vấn đề và giải pháp -21 1. Về nông nghiệp -21 2. Về chính trị -22 3. Về công nghệ khoa học -23 4. Về tài nguyên thiên nhiên và năng lượng -24 5. Về môi trường -26 6. Về công bằng xã hội -27 Phần C: Kết luận -28 1 Tài liệu tham khảo -30 PHẦN A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lê-nin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trước hết nó khôi phục được nền kinh tế sau chiến tranh. Chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến “nước Nga đói” thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó, nó còn khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà V.I.Lê-nin vạch ra . Chính sách kinh tế mới của V.I.Lê -nin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý thuyết nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN). Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của đảng ta nhất là từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức vận dụng quan điểm của V.I.Lê nin trong chính sách kinh tế mới. Tất nhiên do thời gian và không gian xa nhau, trải qua những biến động khác nhau về bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ở nước ta có sự biến đổi. Thực chất, chính sách kinh tế mới NEP của Lê nin là giải pháp để đưa đất nước vượt qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy để góp phần hiểu rõ thêm chính sách kinh tế mới của Lê nin và sự vận dụng chính sách đó vào Việt 2 Nam của đảng và nhà nước ta, em xin có vài phân tích về vấn đề này nhằm hiểu thêm về tính đúng đắn của nó. PHầN B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ: CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI (NEP) CỦA V.I.LÊ NIN VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ VÀO VIỆT NAM(VN). 1-Cơ sở lý luận: Chính sách kinh tế mới của Lê nin là gì? a-Điều kiện ra đời của NEP Không bao lâu sau cách mạng tháng mười, việc thực hiện kế hoạch xây dựng CNXH của Lê Nin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Trong thời kỳ này, Lê Nin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến là chưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời, xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ, xoá bỏ việc mua bán lương thực tự do trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của nhà nước Xô viết. Nhờ nó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được nhà nước Xô viết . Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Hậu quả của chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó chính sách chưng thu lưng thực thừa đã làm mất động lực đối với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách kinh tế mới của Lê nin được đề xướng để đáp ứng yêu cầu này nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng CNXH trong giai đoạn mới . b-Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới 3 *)Thay thế chính sách chưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác thuế nông nghiệp chính là địa tô mà người nông dân phải trả cho nhà nước. Số lương thực còn lại, người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường . *)Tổ chức thị trường thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp. *)Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất nhỏ của nông dân, thợ thủ công, khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển sang chế độ hoạch toán kinh tế. Đồng thời V.I.Lê Nin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế phát triển. Như vậy khác với thời kỳ nội chiến, trong điều kiện hoà bình ở nước Nga Xô viết đã chủ trương khôi phục phát triển kinh tế dựa trên những nguyên tắc của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Rất tiếc là, những tư tưởng đó của ông không được những người kế tục sau này phát triển tiếp mà lại đưa nềnkinh tế đi sang quỹ đạo của nền kinh tế chỉ huy. 2-Cơ sở thực tiễn. Sự vận dụng NEP vào VN. a-Tính tất yếu khách quan và khả năng quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản *) Tính tất yếu khách quan Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lê Nin mới chỉ dự đoán khả năng lên CNXH ở các nước lạc hậu, không qua giai đoạn lên tư bản chủ nghĩa và chỉ ra điều kiện chung để biến khả năng đó thành hiện thực. Qúa độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản là một tất yếu vì những lý do sau đây: 4 Một là, đặc điểm thời đại ngày nay –thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Qúa trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý trí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng xu thế phát triển đi lên là phù hợp khách quan, hợp với quy luật của lịnh sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích người lao động, là hình thái kinh tế xã hội cao hơn CNTB. Nó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự nghiệp phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người . Hai là, đối với nước ta mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng XHCN là cơ sở cho việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa .Mục tiêu của con đường XHCN là hoà bình độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, chống áp bức bóc lột, bình đẳng, phồn thịnh và văn minh . *) Khả năng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản ở VN Đặc điểm nổi bật nhất trong thời đại ngày nay là cách mạng kỹ thuật gắn với cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phát triển kinh tế của cả nước. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kỹ thuật và công nghệ cho phép cải tạo điều kiện phát triển con người, chuyển từ lao động thể lực sang lao động trí óc. Cách mạng khoa học kỹthuật làm thay đổi cơ cấu các ngành như công nghiệp nguyên tử, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp điện tử, công nghiệp vũ trụ, công nghiệp khai thác đại dương, sự phát triển của máy tính điện tử, người máy, kỹ thuật vi điện tử, vi sinh học Tất cả điều đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, nâng cao trình độ xã hội hoá và chi phối sự biến đổi cơ bản về quan hệ sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế. Trong điều kiện đó cho phép và buộc chúng ta tự tận dụng, khai thác, sử dụng tất cả những thành tựu mà nhân loại đã đạt được để rút ngắn thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. 5 Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước, các tổ chức phi chính phủ về vốn, công nghệ, quản lý tạo điều kiện sớm đổi mới cơ sở kỹ thuật, cơ cấu kinh tế phân công lao động, tạo thêm việc làm, chuyên môn hoá sản xuất. Vấn đề đặt ra là tranh thủ thời cơ, mở rộng và tận dụng tốt sự giúp đỡ và hợp tác có hiệu quả bằng nhiều hình thức trong các ngành, các lĩnh vực . Nguồn lao động dồi dào, truyền thống lao động cần cù, thông minh của dân tộc ta, tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thận lợi, tiềm lực ban đầu về cơ sở vật chất –kỹ thuật, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, công nhân lành nghề, kết cấu hạ tầng là những yếu tố hết sức quan trọng để mở rộng sự hợp tác,tạo điều kiện cho các nước ngoài đầu tư và là thế mạnh cho tăng trưởng kinh tế nhanh. Để khai thác, phát huy thế mạnh đó, đòi hỏi phải có đường lối chính sách đúng đắn Cuối cùng, với sự vận dụng chính sách kinh tế mới của Lê nin, kết quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới từ đại hội đảng lần thứ VI đến nay đã củng cố và khẳng định con đường lựa chọn lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn. Tóm lại, xem xét tính tất yếu và khả năng lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản là sự tổng hợp nhiều mặt, nhiêù nhân tố kinh tế, chính trị xã hội, tư tưởng văn hoá, dân tộc, quốc tế Tất nhiên trong những nhân tố chủ quan và khách quan phân tích trên, thì nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định . Hơn nữa biến những khả năng thành hiện thực là một quá trình, nó tác động và đòi hỏi nỗ lực trong tư duy và hoạt động thực tiễn của mỗi công dân, cũng như từng tập thể, từ cơ sở đến trung ương trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của đời sống kinh tế xã hội nước ta. b-vận dụng vào VN Chính sách NEP thực chất là chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ, vậy ta hãy xét những nhiệm vụ kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta *)Phát triển lực lượng sản xuất 6 Lực lượng sản xuất gồm người lao động (lực lượng sản xuất cơ bản), tư liệu sản xuất và khoa học. Trong thời đại xu hướng quốc tế hoá sản xuất và đời sống ngày một gia tăng ,cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra như vũ bão , thì công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá , với việc đổi mới và nâng cao trình độ văn hoá - giáo dục , khoa học- công nghệ . Đầu tiên muốn phát huy nhân tố con người của nền sản xuất xã hội, chúng ta không thể không đầu tư phát triển , trước hết là giáo dục - đào tạo, sau đó là hàng loạt vấn đề đối với người lao động như tuyển dụng, sử dung, quản lý, chính sách đãi ngộ nghĩa là theo phương châm từ con người, do con người và vì con người. Trong các tác phẩm kinh điển của mình, Cac Mac và Anghen cho rằng con người phải được đặc biệt chú trọng vì con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy đảng và nhà nước ta luôn xác định con người VN vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước .Ngay từ đại hội đảng lần thứ III năm 1960 Đảng ta đã khẳng định “Con người là vốn quý nhất”.Đến các kỳ họp đại hội VI,VII,VIII trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước , Đảng ta đã khẳng định “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.Do vậy những chính sách , giải pháp đúng trong giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá trong thời đại ngày nay .Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài ham học hỏi , thông minh sáng tạo , làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của tổ quốc , được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá , được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp , năng lực quản lý sản xuất kinh doanh ,điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội , có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới . Tiếp đến là văn hoá ,ngày nay văn hoá được coi là một yếu tố nội sinh , không phải chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân của sự phát triển .Phát triển kinh tế xã hội phải đặt nền tảng văn hoá mang bản sắc dân tộc , đồng thời tiếp 7 thu các giá trị tinh hoa của loài người .Văn hoá phải kết hợp thành trí tuệ của cả dân tộc, được kế thừa và phát triển qua nhiêù thế hệ , tạo ra sức mạnh vật chất , tinh thần to lớn của toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khoa học và công nghệ ngày nay có vai trò quyết định lợi thế cạng tranh và tốc độ phát triển của các quốc gia .Do vậy , chính sách khoa học và công nghệ giờ đây không chỉ giới hạn ở việc xử lý các vấn đề công nghệ và kỹ thuật trong quá trình phát triển công ngiệp .Công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đòi hỏi chúng ta phải quan tâm xây dựng và phát huy tốt lực lượng nghiêm cứu khoa học xã hội và nhân văn , khoa học tư nhiên và khoa học kỹ thuật , kết hợp có hiệu quả thành tựu của nhiều bộ môn khoa học vào việc giải quyết các vấn đề được đặt ra. Muốn cho khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự phát triển thì phải tìm ra động lực cho sự phát triển của bản thân khoa học và công nghệ. Động lực này nằm ở lợi ích của những người nghiêm cứu , phát minh và ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ , bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần , lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế-xã hội .Sản phẩm trí tuệ trước hết phải là sở hữu của người trực tiếp làm ra chúng, được coi như những hàng hoá đặc biệt , được trả giá tương xứng với giá trị của chúng . Gắn hoạt động ngiêm cứu và công nghệ với thực tiễn , với nhu cầu xã hội,thiết lập các quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp với cơ quan và người làm công tác nghiêm cứu , phát minh, sáng chế trên cơ sở bạn hàng cùng có lợi , trả công thoả đáng , tương xứng với hiệu quả kinh tế xã hội của việc áp dụng các kết quả nghiêm cứu khoa học và công nghệ nhằm khuyến khích các nhà khoa học hăng hái miệt mài sáng tạo để có cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn bằng trí tuệ của mình .Đó là một trong những phương hướng quan trọng nhất tạo nên động lực bền vững cho sự phát triển khoa học và công nghệ.Về phần mình các nhà khoa học phải nâng cao lòng yêu nước , xây dựng hoài bão lớn , cống hiến quên mình cho sự nghiệp nghiêm cứu , phát minh, đóng góp tích cực và có hiệu 8 quả cho xã hội , cho công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá, đáp ứng sự tin cậy của đảng , nhà nước và nhân dân. *)Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nước ta chính là tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế (TPKT)đều phát triển , từ đó phát huy tốt nhất vị trí vai trò của mỗi TPKT đối với đất nước và xử lý hài hoà mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các TPKT , từng bước phát huy vai trò chủ đạo của TPKT nhà nước. Phương hướng cơ bản đó đòi hỏi việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phải theo các quan điểm chỉ đạo sau đây : Thứ nhất xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN phải làm cho quan hệ sản xuất phù hợp hơn với sức sản xuất trong các TPKT , đồng thời đẩy mạnh cải cách môi trường thể chế nhằm thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH đất nước . Thực chất đổi mới kinh tế ở nước ta trong hơn 10 năm qua là sự điều chỉnh một cách toàn diện các quan hệ sản xuất bao gồm cả về mặt quan hệ sở hữu , quan hệ quản lý và quan hệ phân phối . Đó là bước khới đầu của cách mạng về các quan hệ sản xuất , xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình xã hội hoá sản xuất : CNH, HĐH đất nước ,phát triển kinh tế thị trường của nước ta .Nhờ bước đầu “cởi trói” cho một loạt các quan hệ sản xuất , các TPKTđang phát huy tác dụng , chứng tỏ sức sống và các vị trí quan hệ của nó trong cuộc sống xây dựng nền kinh tế mới . Tuy nhiên , cho đến nay kinh tế thị trường của ta còn sơ khai . ở các vùng nông thôn ,miền núi còn mang nặng dấu ấn kinh tế tự nhiên . Với đặc trưng là tự cung tự cấp .ở đây kinh tế hàng hoá chưa phát triển , công nghệ sản xuất còn lạc hậu thô sơ . Kinh tế hàng hoá nhỏ của nông dân thợ thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn và chưa được quản lý , tổ chức tốt . Kinh tế tư bản tư nhân chưa được chú ý phát triển đúng mức, phần lớn là quy mô nhỏ và kinh donh chủ yếu trong lĩnh vực lưu thông .Kinh tế tư bản nhà nước được từng bước hình thành và phát triển 9 nhưng chưa được huy động hết tiềm năng vốn có của nó . Kinh tế nhà nước đang trong quá trình đổi mới , tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với lực lượng sản xuất và với việc quản lý theo kinh tế thị trường . Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước gắn liền với sự thay đổi một cách sâu sắc cơ chế quản lý điều hành của bộ máy nhà nước . Về nguên tắc nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất và kinh doanh . Nhiêm vụ quan trọng của nhà nước là tác động vào thị trường , tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trên cơ sở định hướng chính sáchmôi trường pháp lý văn minh .Định hướng chiến lược đúng đắn có vai trò quan trọng mang tính chất kiên quyết đối với sự phát triển kinh tế cuả mỗi nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở , hàng hoá sản xuất trong nước có thể không cạnh tranh được với hàng nước ngoài do đó nếu không có chiến lược đúng đắn để nền kinh tế phát triển thì kinh tế sẽ lệ thuộc vào nước khác . Chủ trương của nhà nước VN được khẳng định trong các văn bản gần đây của các cơ quan lãnh đạo cao nhất là : Trên cơ sở tiếp tục cải cách kinh tế , ta cần phải xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng XHCN .Tư tưởng cơ cấu của chủ trương này là kết hợp tất cả các ưu thế mà những yếu tố khác nhau mang lại , cụ thể là tính năng động của cơ chế thị trường , ý tưởng XHCN về nâng cao phúc lợi xã hội và phân phối công bằng thu nhập của các nhóm xã hội. Biểu thị chung vai trò của nhà nước ta đề cập khái niệm “sự tác động của nhà nước đối với nền kinh tế”. Nhà nước kiểm soát , hổ trợ phát triển các bản thân nền kinh tế , điều chỉnh kinh tế và thúc đẩy các tiến bộ xã hội . Đánh giá tác động của nhà nước đối với nền kinh tế sẽ không chỉ dựa vào các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà còn dựa vào kết quả về mặt xã hội.Cơ chế tác dộng của nhà nước ta vào nền kinh tế trước hết: * Với tư cách là người lập kế hoạch nhà nước tác động trực tiếp vào phương hướng đầu tư và phát triển kinh tế .Nhà nước đề ra mục tiêu rõ ràng cho chính sách .Phát hiện ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục , những mối tương 10 . Phần A: Gi i thiệu đề t i -3 Phần B: N i dung nghiên cứu -5 I. Lý luận chung v chính sách kinh tế m i( NEP) của V. I. Lê Nin v sự v n dụng nó v o việt Nam. -6 Chính sách kinh tế m i của Lê Nin là gì a. i u kiện ra đ i của NEP -6 b. N i dung v biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế m i -6 2. Cơ sở thực tiễn

Ngày đăng: 02/08/2013, 09:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan