Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường quân khu V

102 120 0
Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường  quân khu V

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

  • TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

    • 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

      • 1.1.1. Khái niệm về Kế toán trách nhiệm

      • Các tổ chức kinh doanh đều phải được hình thành từ nhiều bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nhà quản lý ở mỗi bộ phận có sự độc lập tương đối trong việc điều hành công việc của mình và phải hoàn thành những nhiệm vụ được đặt ra từ bộ phận quản lý cao hơn. Sự phân chia một doanh nghiệp, công ty thành các phòng ban hay các bộ phận giúp cho việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Chính điều này làm phát sinh vấn đề làm sao để đánh giá tốt nhất kết quả bộ phận. Để hỗ trợ cho quản lý đo lường và kiểm soát kết quả bộ phận, kế toán quản trị đưa ra việc vận dụng mô hình kế toán trách nhiệm. Vậy, kế toán trách nhiệm là gì ?

      • Theo Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh: “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên cấp trên trong tổ chức, thông qua đó, các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức” [5, tr.155].

      • Còn theo Joseph G. Louderback III, Jay S. Holmen, Geraldine E. Dominiak (1999): “Kế toán trách nhiệm là sự thu thập và báo cáo thông tin được dùng để kiểm soát hoạt động và đánh giá quá trình thực hiện. Một hệ thống kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin tài chính trong hệ thống kiểm soát quản trị nói chung” [11, tr.412].

      • Một quan điểm nữa của Herry R.Anderson, Belverd E. Needles, James C. Caldwell, Sherry K. Mills (1996) cũng nhấn mạnh đến hệ thống thông tin báo cáo của kế toán trách nhiệm: “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin báo cáo gồm :

      • (1) Phân loại sắp xếp các dữ liệu tài chính thành những phạm vi trách nhiệm trong một tổ chức.

      • (2) Báo cáo những hoạt động của mỗi phạm vi chỉ nên bao gồm những doanh thu và chi phí được phân loại mà nhà quản lý đó có thể kiểm soát .” [9, tr.201].

      • Theo PGS.TS Phạm Văn Dược – Trưởng khoa Kế Toán – Kiểm toán – Trường Đại học Kinh tế TP. HCM và cô Đặng Kim Cương – giảng viên bộ môn kế toán cho rằng: “ Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán tập hợp kết quả theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm cá nhân, nhằm giám sát và đánh giá kết quả của từng bộ phận trong tổ chức” [4, tr.266].

      • Như vậy, kế toán trách nhiệm phải đưa ra những khái niệm, những công cụ, phương pháp, chỉ tiêu được dùng để đánh giá thành quả của từng bộ phận, thông qua đó hướng các bộ phận đến việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

      • 1.1.2. Cơ sở hình thành của kế toán trách nhiệm

      • Kế toán quản trị có một vai trò rất lớn, là công cụ quan trọng cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc ra quyết định và thông qua đó đánh giá kết quả thực hiện quyết định. Việc đánh giá thực sự có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức kinh doanh mức độ phân quyền của tổ chức.

      • “Kế toán quản trị với chức năng tổ chức là cơ sở để kế toán quản trị thực hiện tốt kế toán trách nhiệm, đồng thời tạo lập ra những dòng thông tin trong doanh nghiệp”. [8, tr 12].

      • Khi có sự phân cấp quản lý, các bộ phận trong tổ chức được phân quyền thông qua việc ủy quyền, trách nhiệm giải quyết công việc được chuyển giao thông qua những kế hoạch, văn bản, chế độ, quy chế,…gắn liền với lợi ích do trách nhiệm tạo ra. Song song với việc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao về các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, các cấp quản lý phải chú trọng về hiệu quả kinh doanh của nó và phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Nghĩa là phải có được sự liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức vừa đảm bảo được việc hoàn thành mục tiêu của bộ phận được giao, vừa đảm bảo được mục tiêu chung của tổ chức. Như vậy, cần phải có một công cụ đánh giá trách nhiệm một cách đáng tin cậy, kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị được hình thành có chức năng và nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách hữu ích cho việc đánh giá thành quả quản lý.

      • Để hình thành hệ thống trách nhiệm phải xuất phát từ yêu cầu quản lý của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm ra đời từ những năm 1970 do đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để thích ứng với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

      • 1.1.3. Vai trò của kế toán trách nhiệm

      • Kế toán trách nhiệm có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

      • 1.1.3.1. Vai trò của kế toán trách nhiệm đối với việc cung cấp thông tin

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan