SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MÔN HỌC MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI Ở TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ

22 289 0
SKKN        MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MÔN HỌC MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI Ở TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MÔN HỌC MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI Ở TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bộ môn Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Nếu dạy học là khó, thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Song, khó không có nghĩa là không dạy được, vì học Mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình và xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu. Đồng thời, Mĩ thuật giúp con người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt hàng ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hòa, đẹp đẽ hơn. Môn Mĩ thuật ở trong trường tiểu học chiếm một vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ môn Mĩ thuật ở trường tiểu học đào tạo học sinh phát triển hài hòa về nhiều mặt như đức, trí, thể, mỹ. Bên cạnh đó giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với các hoạt động Mĩ thuật để các em có hiểu thêm về các yếu tố làm ra cái đẹp và những tiêu chuẩn của cái đẹp từ đó bồi dưỡng thị hiếu tình cảm thẩm mĩ giúp các em có thể cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm hội họa vẻ đẹp của quê hương đất nước, thiên nhiên con người. Ngoài ra dạy Mĩ thuật để bồi dưỡng năng khiếu và khả năng sáng tạo nghệ thuật cho HS ở mức độ bước đầu. Như vậy bộ môn Mĩ thuật chiếm vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Vì vậy, đòi hỏi mỗi một giáo viên dạy môn Mĩ thuật phải nâng cao được ý thức trách nhiệm trong giảng dạy, phải không ngừng học tập, tìm tòi nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa đáp ứng với nhu cầu và xu thế ngày càng phát triển của xã hội. Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch luôn là nguồn cảm hứng và giúp cho các Giáo viên Mĩ thuật ở Tiểu học có thể vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới vào thực tiễn một cách hiệu quả. Phương pháp dạy học mĩ thuật mới Của Đan Mạch đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và các nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình dạy – học mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu: Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch luôn là nguồn cảm hứng và giúp cho các Giáo viên Mĩ thuật ở Tiểu học có thể vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới vào thực tiễn một cách hiệu quả. Phương pháp dạy học mĩ thuật mới Của Đan Mạch đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và các nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình dạy – học mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu: Lấy học sinh làm trung tâm; Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp học sinh có được các khả năng: biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh; khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác; hình thành các kĩ năng sống trong lĩnh vực mĩ thuật; yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. Vận dụng triết lý: “Nghe rồi sẽ quên, nhìn rồi sẽ nhớ, chỉ có tự làm mới hiểu”, với phương pháp dạy học này giáo viên có trách nhiệm đặc biệt là tổ chức các quy trình dạy – học mĩ thuật nhằm phát triển Trí tuệ thị giác – không gian và ngôn ngữ thẩm mĩ cho học sinh. Giáo dục mĩ thuật khuyến khích học sinh phát triển các năng lực: Trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm của mình thông qua tác phẩm mĩ thuật. Tạo ra những sản phẩm mĩ thuật, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trên kênh thông tin đã lựa chọn. Biểu đạt ý kiến, ấn tượng và cảm giác của các em. Phân tích và diễn giải sự lựa chọn của mình trong suốt quy trình. Giao tiếp và đánh giá quy trình, kết quả, tác phẩm mĩ thuật đạt được từ nghệ thuật thị giác. Trong môn học Mĩ thuật theo phương pháp mới luôn lấy Học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực: Thứ nhất, sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân ( suy nghĩ, tình cảm, mong muốn..) Thứ hai, hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm? tác phẩm mĩ thuật ( phân tích, đánh giá được sản phẩm tác phẩm). Thứ ba, giao tiếp trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm tác phẩm mĩ thuật. Bên cạnh đó, học sinh có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.

Ngày đăng: 06/04/2018, 22:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan