TU TUONG HCM VE TC LAO DONG XA HOI.doc

4 348 0
TU TUONG HCM VE TC LAO DONG XA HOI.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HỘI Bùi Ngọc Thanh * Trong bất kỳ một nền sản xuất hội nào, người lao động cũng là yếu tố quyết định, song tổ chức lao động như thế nào để phát huy được nhân tố con người lại là vấn đề có vai trò quyết định hơn. Ở nước ta, lĩnh vực khoa học này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn những đường nét cốt lõi, cơ bản nhất. Đó là: phân công và hiệp tác lao động, trả công lao động, tái sản xuất sức lao động và thu hút con người tham gia lao động. Đây cũng chính là những nội dung then chốt của khoa học tổ chức lao động hội. Trên nền tảng đó, ngày nay, các nhà khoa học, các nhà quản lý lao động đang nghiên cứu, tìm tòi, cụ thể hóa những biện pháp hữu hiệu để hợp lý hóa tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa. Trước nhất, bằng hoạt động thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết thành lý luận, Người dạy, phải thấu suốt vai trò "động lực" của lực lượng lao động hội. Một trong những nhiệm vụ then chốt của công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội là phải xây dựng và phát triển một nền kinh tế phát triển bền vững. Thực hiện nhiệm vụ trọng đại này không ai khác là nhân dân lao động được huy động, thu hút tối đa và được tổ chức hợp lý trong nền sản xuất hội. Đó là một trong những điều kiện có tính quyết định để tạo ra một khối lượng sản phẩm hội ngày càng lớn, chất lượng cao. Người nói: Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận, cho nên, muốn có chủ nghĩa hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất. Chủ nghĩa hội có tính ưu việt của nó là tạo ra nhiều khả năng và tiền đề để thu hút, sử dụng các nguồn lao động. Ở đó, người lao động được giải phóng hoàn toàn và liệu sản xuất thuộc về họ; họ làm việc không phải cho ai khác mà là cho chính mình và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Người chỉ rõ: "hiện nay, nhân dân lao động ta là những người làm chủ nước ta . Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình" (1) . Chúng ta cần lưu ý rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường. Nếu trong cách mạng giải phóng dân tộc, Người đã kêu gọi: lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta thì trong cách mạng hội chủ nghĩa Người đã nhấn mạnh tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình. Như vậy, theo lời dạy của Người thì lực lượng sản xuất lớn nhất của hội là nhân dân lao động. Đây cũng là nguồn vốn quý báu nhất. Nếu huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có tính quyết định này sẽ đạt được sự thành công của công cuộc xây dựng và phát triển một nền kinh tế hội chủ nghĩa hùng mạnh. Khi hết thảy những người lao động, bao gồm hàng chục triệu người đã được thu hút tham gia vào nền sản xuất hội thì một vấn đề cấp bách được đặt ra là phải thi hành những biện pháp nào để mọi người làm việc có hiệu suất cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, biện pháp đầu tiên là kỷ luật lao động phải nghiêm. Theo lời dạy của Người, kỷ luật lao động bao gồm tính tự giác của mọi người dựa trên tinh thần làm chủ đi đôi với việc thi hành nghiêm minh pháp luật của Nhà nước. Khi người lao động thực sự có tinh thần làm chủ, tự giác trong lao động thì nhân tố tưởng như trừu tượng lại trở thành nhân tố đầu tiên, cụ thể, rõ ràng và hiện thực để tăng năng suất lao động và nó sẽ chi phối tất cả các nhân tố khác tác động đến năng suất lao động. Người dạy: "Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. Mỗi người phải ra sức góp công, góp của để xây dựng nước nhà. Chớ nên "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau". Ai cũng phải là một chiến sĩ dũng cảm phấn đấu xây dựng chủ nghĩa hội" (2) . Đi đôi với kỷ luật tự giác dựa trên tinh thần làm chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vị trí xứng đáng cho kỷ luật lao động dựa trên cơ sở luật pháp, tức là phải thực hiện tốt nghĩa vụ lao động và khi cần thiết có những đối tượng phải yêu cầu họ tham gia lao động, bởi vì, hội cũ còn rơi rớt lại những thói hư tật xấu, trong đó có tệ ăn bám, lười biếng, không chịu làm việc. Người kiên trì giáo dục, bồi dưỡng tính tự giác và chỉ ra cho mọi người hiểu rằng, lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta; và, ai cũng phải tùy khả năng của mình mà tự nguyện, tự giác tham gia lao động, góp phần xây dựng nước nhà. Người chỉ rõ, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ . Ai sợ khó, sợ khổ, muốn "ngồi mát ăn bát vàng", người đó mới là kém . Vào lúc này, lời dạy của Người càng có tính giáo dục sâu sắc. Mỗi người phải là một chiến sĩ dũng cảm trong lao động, phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" mới làm ra của cải; phải "một nắng hai sương" mới có được đồng tiền bát gạo; không thể làm ăn lớt phớt mà lại giàu có, sung sướng, ấm no được. Sẽ không bao giờ có chuyện "làm chơi, ăn thật", bởi vì, "làm chơi" thì không ra của cải mà "ăn thật" thì "miệng ăn núi lở". Chỉ có thể bằng chính trí tuệ, sức lực của mình, làm giàu hợp pháp thì mới có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, ấm no. Lời dạy của Người giản dị mà đầy tính thuyết phục, những người chân chính đều nhận thấy rằng, phải từ sức lao động của chính mình mà xây dựng nên cuộc sống tốt đẹp cho mình và làm tròn trách nhiệm của mình đối với hội. Làm được như thế chính là tự mình đã trả lời được câu hỏi, mình có phải là con người hữu ích cho hội hay không? Một trong những nội dung then chốt của tổ chức lao động hội là trả công lao động. Nếu như kỷ luật lao động nhằm làm cho mỗi người phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc đầy đủ nhiệm vụ sản xuất, công tác được phân công thì trả công lao động đúng đắn lại là yếu tố hết sức quan trọng nhằm kích thích tính tích cực của mỗi người lao động và bảo đảm cho sự công bằng trong cống hiến và đãi ngộ. Từ năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: "Phân phối phải theo mức lao động. Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít. Lao động khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì được phân phối ít." (3) . Người chỉ rõ, nếu ai thực hiện vượt mức quy định thì được thưởng. Có như thế mới khuyến khích mọi người cố gắng hơn nữa. Thưởng, phạt phải công bằng. Từ chỉ dẫn của Người, ngày nay các nhà khoa học lao động đã khái quát thành ba căn cứ để trả công lao động: Một là, phải căn cứ vào độ phức tạp của lao động (việc khó hay việc dễ); hai là, phải tính đến mức tiêu hao lao động sống (làm nhiều hay làm ít); và ba là, phải lưu ý đến điều kiện lao động (môi trường nơi làm việc tốt hay xấu). Trong tổ chức lao động hội, phân công lao động là một nội dung quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn rất cụ thể và chi tiết: "phải tổ chức và phân phối sức lao động cho tốt . Sức người có nhiều loại: có thanh niên, có phụ nữ, có người trẻ, có người già. Phải phân công cho hợp lý, người khỏe thì làm việc nặng, người yếu thì làm việc nhẹ ." (4) . Như vậy, theo tưởng của Người, một trong những điều kiện để sử dụng hợp lý các nguồn lao động là phải nắm vững cơ cấu chất lượng lao động (nam, nữ, độ tuổi, sức khỏe, trình độ và khả năng .) để bố trí, xếp đặt vào từng loại việc cho phù hợp. Từ những công việc đời thường rất bình dị, Người đã khái quát thành những nguyên tắc để chỉ dẫn chúng ta trong việc sử dụng lao động. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tùy chỗ mà dùng được. Người đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng lao động đúng ngành nghề, đúng chuyên môn được đào tạo, vì đó là điều kiện quan trọng để người lao động phát huy tài năng và có sự cống hiến lớn. Người đã nghiêm khắc phê phán tình trạng phân công, sử dụng lao động trái với nghề nghiệp chuyên môn của người lao động, chẳng hạn, "thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người, thì hai người đều thành công . Phải dùng người đúng chỗ, đúng việc" (5) . Kết luận của Người mang tính đúc kết thành chân lý khoa học là "người nào việc đó, dụng nhân như dụng mộc". Một bộ phận hợp thành tái sản xuất hội, đó là tái sản xuất sức lao động. Song song với tái sản xuất lao động cá nhân và tái sản xuất các thế hệ lao động tiếp theo, trong thời đại "cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt", Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tái sản xuất sức lao động lành nghề, nghĩa là, người lao động phải được đào tạo để có trình độ nghề nghiệp ngày càng cao, làm việc ngày càng có hiệu quả. Thực tế chứng minh rằng, lao động lành nghề có hiệu quả cao gấp bội so với lao động giản đơn. Vì vậy, Người nói: "phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động có thể nắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật, ra sức đào tạo thật nhiều cán bộ kỹ thuật; cán bộ quản lý cần thiết cho sản xuất phát triển. Chỉ có như thế, chúng ta mới xây dựng thắng lợi chủ nghĩa hội" (6) . Được đào tạo có kiến thức, có hiểu biết, đó là chìa khóa cho người lao động sử dụng ngày càng đầy đủ công suất máy móc, cải tiến công cụ làm việc, phát huy sáng kiến, nâng cao chất lượng công việc. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc đào tạo lao động có nghề với trình độ kỹ thuật cao, đó chính là việc trang bị cho họ khả năng và vốn liếng nghề nghiệp để tạo việc làm có năng suất và chất lượng cao, như thế, người lao động sẽ đứng vững được trong nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa - một nền kinh tế hết sức nghiêm khắc về chất lượng lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: "Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt" (7) . Quản lý một nền kinh tế, tổ chức một nền sản xuất đòi hỏi chúng ta phải có những hiểu biết cần thiết về khoa học tổ chức lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những quan điểm tưởng, những nội dung, nguyên tắc rất cơ bản, đó là tài sản quý của lĩnh vực khoa học này mà mỗi người cần nghiên cứu, thấm nhuần và vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới để tổ chức sản xuất, tổ chức công tác, tổ chức lao động hợp lý, khoa học, đạt hiệu quả ở tầm cao. * TS, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t 10, tr 310 (2), (3) Hồ Chí Minh: Sđd, t 10, tr 310 - 311, tr 410 (4) Hồ Chí Minh: Sđd, t 12, tr 194 (5) Hồ Chí Minh: Sđd, t 5, tr 275 (6) (7) Hồ Chí Minh: Sđd, t 10, tr 312, tr 313 . phải theo mức lao động. Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít. Lao động khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì. nhất. Đó là: phân công và hiệp tác lao động, trả công lao động, tái sản xuất sức lao động và thu hút con người tham gia lao động. Đây cũng chính là những

Ngày đăng: 02/08/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan