Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp

81 860 13
Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại việt nam   thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BỘ TƢ PHÁP TRẦN MINH SƠN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƢƠNG ĐĂNG HUỆ HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu thân, xuất phát từ yêu cầu phát sinh công việc tơi để hình thành hướng nghiên cứu Các thơng tin, số liệu nêu Luận văn có tham khảo sử dụng số thông tin, số liệu từ nguồn sách, báo cáo, tạp chí Các thơng tin, số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ ngun tắc, xác Kết trình bày luận văn thu thập trình nghiên cứu đề tài Hà Nội, năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Minh Sơn MỤC LỤC Trang Mục lục MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết việc nghiên cứu đề tài Tình hình nghiên cứu đề tài 3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài 5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 6 Điểm đề tài Kết cấu luận văn Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, nhu cầu vai trò cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 1.1.2 Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 12 1.1.3 Vai trò cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 20 1.2 Nguyên tắc hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 23 1.3 Các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 27 1.3.1 Xây dựng khai thác sở liệu pháp luật phục vụ hoạt động 27 doanh nghiệp 1.3.2 Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến văn quy phạm pháp luật 28 cho doanh nghiệp 1.3.3 Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp 29 1.3.4 Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp 30 1.3.5 Tiếp nhận kiến nghị doanh nghiệp hoàn thiện pháp luật 31 1.3.6 Xây dựng tổ chức thực chương trình hỗ trợ pháp lý cho 32 doanh nghiệp 1.4 Pháp luật công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 34 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO 37 DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Kết thực công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 37 2.1.1 Các Bộ, quan ngang Bộ 37 2.1.11 Bộ Tư pháp Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh 37 nghiệp giai đoạn 2010-2014 2.1.1.2 Các Bộ, quan ngang Bộ khác có liên quan 41 2.1.2 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 42 2.1.3 Các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp 44 2.2 Tồn tại, hạn chế công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 46 nguyên nhân 2.2.1 Tồn tại, hạn chế công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 46 2.2.1.1 Công tác xây dựng chế, sách liên quan đến cơng tác hỗ trợ 46 pháp lý cho doanh nghiệp 2.2.1.2 Kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 47 2.2.1.3 Tổ chức đội ngũ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 49 2.2.2 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 50 2.3 Thực tiễn kinh nghiệm quốc tế công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh 52 nghiệp Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG 59 HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1 Hoàn thiện pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 59 3.1.1 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 Chính phủ hỗ trợ 59 pháp lý cho doanh nghiệp 3.1.2 Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 62 Bộ Tài Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, sử dụng toán kinh phí thực cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 3.1.3 Tiếp tục thực Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp đến năm 2020 63 3.1.4 Xây dựng ban hành kế hoạch tổ chức thực Chương trình 65 hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi ngành, lĩnh vực địa phương 3.2 Hoàn thiện tổ chức máy, cán làm công tác hỗ trợ pháp lý cho 67 doanh nghiệp 3.2.1 Các Bộ, quan ngang Bộ 67 3.2.2 Các địa phương 68 3.2.3 Các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp 69 3.3 Tăng cường nguồn lực thực công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh 70 nghiệp 3.4 Tăng cường chế phối hợp Trung ương địa phương, tổ 71 chức đại diện cho doanh nghiệp trình tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết việc nghiên cứu đề tài Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp việc Nhà nước quy định thực hình thức, nội dung hỗ trợ pháp lý; điều kiện bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tổ chức, cá nhân kinh doanh; trách nhiệm Bộ, quan ngang Bộ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Doanh nghiệp đối tượng đóng góp chủ yếu cho tổng sản phẩm quốc gia GDP, đòn bẩy quan trọng việc tạo công ăn việc làm, giải vấn đề xã hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần đảm bảo ổn định xã hội lành mạnh hóa quan hệ xã hội Chính lẽ đó, Đảng Nhà nước ln tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển lớn mạnh Điều ghi nhận văn kiện Đảng pháp luật Nhà nước Quan tâm chăm lo cho phát triển doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên cấp, ngành Định hướng việc hình thành phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao khơng nhiệm vụ trước mắt, mà xác định mục tiêu chiến lược lâu dài Đảng Nhà nước Từ Việt Nam thực sách mở cửa, hàng loạt đạo luật liên quan đến doanh nghiệp ban hành như: Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ góp phần tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ thuận tiện cho doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp bước khẳng định địa vị pháp lý doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động doanh nghiệp nhiều mặt yếu kém, có việc thực pháp luật, đối tượng doanh nghiệp nhỏ vừa, đối tượng chiếm 97,7% tổng số doanh nghiệp Việt Nam1 Về vấn Nguồn: Báo cáo đánh giá hình thực Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ vừa giai đoạn 2011-2015 Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ngày 17/5/2014 đề này, theo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ năm 2008 Bộ Tư pháp nêu rõ: “Về phía doanh nghiệp, trình độ hiểu biết luật pháp ý thức chấp hành pháp luật phận chủ sở hữu người quản lý chưa cao; số doanh nghiệp làm ăn khơng trung thực, cố tình vi phạm quy định pháp luật; quản trị nội doanh nghiệp yếu, chưa minh bạch; ” Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoạt động doanh nghiệp Việt Nam, nhằm thể chế hóa đường lối, sách Đảng Nhà nước, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng năm 2008 hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (viết tắt Nghị định số 66/2008/NĐ-CP), Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày tháng năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 (viết tắt Chương trình 585), Bộ Tư pháp Bộ Tài ban hành Thơng tư liên tịch số 157/2010/TTLT/BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn lập dự toán, thực toán kinh phí dành cho cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (viết tắt Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT/BTC-BTP) loạt Chương trình hỗ trợ pháp lý phạm vi ngành, địa phương Bộ, quan ngang Bộ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Các quy định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ban hành kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp thời gian qua Tuy nhiên, sau năm triển khai thực (năm 2008 năm ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP), Nghị định số 66, Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTCBTP Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (Chương trình liên ngành Chương trình phạm vi ngành, lĩnh vực địa phương) bộc lộ hạn chế, bất cập, vướng mắc, khó khăn đặt nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, hoàn thiện chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Ngoài ra, giao nhiệm vụ quản lý nhà nước công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi nước, đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sỹ để góp phần hồn thiện chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam Tình hình nghiên cứu Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, từ lâu nhiều nước thiết lập chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Hầu thuộc Cộng đồng chung Châu Âu coi việc thông tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trách nhiệm Nhà nước Tại Cộng hòa Pháp, năm 1978 ban hành Luật số 78-753 quy định quan nhà nước có trách nhiệm trả lời xác câu hỏi cá nhân doanh nghiệp có liên quan đến quy định pháp luật.2 Tại Hàn Quốc, Nhật Bản… việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Chính phủ đặt biệt coi trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đất nước3 Tại nước ta, Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ban hành năm 2008 văn pháp lý cao Nhà nước ta quy định cách đầy đủ hình thức, nội dung hỗ trợ pháp lý, điều kiện bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tổ chức, cá nhân kinh doanh; trách nhiệm Bộ, quan ngang Bộ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, qua trình thực Nghị định số 66/2008/NĐCP từ năm 2008 đến nay, thực tế bộc lộ nhiều vướng mắc, khó khăn hạn chế cần nghiên cứu để tìm giải pháp triển khai hiệu hoạt động thời gian tới, có nhiều cơng trình nghiên cứu chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (Bản thân tác giả có 05 cơng trình nghiên cứu) chưa có cơng trình nghiên cứu cách có hệ thống, đồng chế như: - “Cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp làm thay đổi đời sống doanh nghiệp”, Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ pháp luật, số năm 2008; Nguồn: Báo cáo Chương trình hỗ trợ kỹ thuật EC cho Việt Nam (ETV2) Hội thảo: "Kinh nghiệm số nước trợ giúp pháp luật cho doanh nghiệp nghiên cứu vận dụng Bộ Tài chính" ngày 15/11/2007 Nguồn: Báo cáo ngày 26/2/3013 Bộ Tư pháp sơ kết năm thực Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 - “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp – vài bất cập, nguyên nhân kiến nghị”, Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ pháp luật, số tháng 1(214)/2010; - “Nâng cao hoạt động hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp hội viên hệ thống Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ vừa Việt Nam”, Nguyễn Thanh Bình, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề tháng 12/2010; - “Doanh nghiệp mong từ hỗ trợ pháp lý”, Trương Thanh Đức, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề tháng 12/2010; - “Vai trò Câu lạc pháp chế doanh nghiệp công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”, Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề tháng 12/2010; - “Phát huy hiệu hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cộng đồng doanh nghiệp nhỏ vừa Việt Nam”, Tơ Hồi Nam, Ths Lê Anh Văn, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề tháng 5/2013; - “Bước đột phá góp phần hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn khó khăn”, Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề, tháng 5/2013; - “Kết đáng ghi nhận Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014”, TS Đinh Trung Tụng, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề tháng 5/2013; - “Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013 định hướng hoạt động năm 2014”, PGS-TS Dương Đăng Huệ, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề tháng 2/2014; - “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp lĩnh vực tài chính”, Hồ Thị Hằng, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề tháng 2/2014; - “Nâng cao hiệu công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thời gian tới”, Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ pháp luật, số chuyên đề tháng 2/2014 Tuy nhiên, mục đích phạm vi nghiên cứu, cơng trình nghiên cứu dừng lại mức độ nêu kết thực hiện, nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giới thiệu hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp mà chưa nghiên cứu, phân tích cách tồn diện, tổng thể nội dung liên quan đến vấn đề để từ đưa giải pháp đồng nhằm nâng cao hiệu hoạt động thời gian tới Tuy vậy, tài liệu nghiên cứu quan trọng tác giả lựa chọn tham khảo thực việc nghiên cứu đề tài luận văn Mục đích nhiệm vụ việc nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu luận văn làm rõ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam, hình thức, nội dung hỗ trợ pháp lý, điều kiện bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; trách nhiệm Bộ, quan ngang Bộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam; nhận diện hạn chế, bất cập chế định tồn tại, vướng mắc thực tiễn thực chúng Từ đó, tìm số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập, vướng mắc, tồn nhận diện, góp phần giải khó khăn, vướng mắc đặt công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Với mục đích nghiên cứu vậy, nhiệm vụ nghiên cứu xác định khía cạnh sau: - Nghiên cứu vấn đề lý luận công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nội dung, hình thức ý nghĩa, sở hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phân tích, đánh giá hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp - Nghiên cứu tình hình thực cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam - Tìm số giải pháp nhằm triển khai hiệu công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu đề tài 62 hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư Bộ Tài lập kế hoạch tổ chức xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tuy nhiên, chế phối hợp, triển khai thực Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp với Chương trình hỗ trợ pháp Bộ, ngành, địa phương chưa rõ, gây chồng chéo, lãng phí, khơng hiệu số hoạt động Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung điều khoản chế phối hợp, hỗ trợ thực Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 3.1.2 Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 Bộ Tư pháp Bộ Tài hướng dẫn lập dự tốn, thực tốn kinh phí dành cho cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Theo Nghị định 66/2008/NĐ-CP, kinh phí hỗ trợ pháp lý cấp từ ngân sách nhà nước, Bộ, quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ tự nguyện tổ chức, cá nhân sở kế hoạch hoạt động xây dựng hàng năm văn hướng dẫn chi tiết định mức chi có liên quan đến triển khai hoạt động nhiều bất cập Cụ thể sau: Để triển khai tập huấn, hội nghị, tọa đàm, theo Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 Bộ Tài quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị quan nhà nước, đơn vị nghiệp công lập không theo kịp giá thực tế28 Theo kinh nghiệm từ Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, đơn vị thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải đáp pháp luật vấn đề liên quan tới pháp luật cho doanh nghiệp, dự án duyệt theo chế phối hợp ngân sách Nhà nước chiến tỉ lệ 70% thu đối ứng từ doanh nghiệp 30%, thực tế ngân sách đảm bảo từ 30% đến 50% so với tổng chi phí mà thơi Về định mức chi, quy định cụ thể Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 Bộ Tư pháp Bộ Tài hướng dẫn số nội dung chi, mức chi không phù hợp với thực tiễn Ví dụ: 28 Duyệt chi ngân sách mức từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng cho diễn giả thực tế trả với mức cao hơn, phổ biến 500.000 đồng, có hội thảo chi tới 2.000.000 đồng 63 văn giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp chi trả 300.000đ; tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp: 20.000đ/giờ Như thấy, định mức chi ngân sách thiếu tương thích với thực tế trở ngại lớn công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch Bộ, ngành địa phương Vì vậy, cần nghiên cứu để chỉnh sửa định mức cho phù hợp với thực tiến thực Ngồi ra, nghiên cứu tính đến việc thành lập “Quỹ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” để thực nội dung đề Nghị định số 66/2008/NĐ-CP, Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp 3.1.3 Tiếp tục thực Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp đến năm 2020 Năm 2014 năm cuối kết thúc triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014, nhiên, qua đánh giá kết thực Chương trình thời gian qua cho thấy, việc tiếp tục thực Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành đến năm 2020 cần thiết lý sau: Thứ nhất, nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ngày cao Một mục tiêu Chương trình 585 xác lập, tăng cường nâng cao tri thức pháp luật cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện khả tự giải vấn đề pháp lý phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh Mục tiêu đạt thơng qua việc tiến hành cách đồng bộ, có hệ thống liên tục giải pháp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 585 Mặt khác, nay, Hiếp pháp năm 2013 Quốc hội thông qua, Chính phủ chuẩn bị ban hành loạt đạo luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phá sản Ngoài ra, Việt nam gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm 2014 đặt vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải vận dụng để tồn hoạt động có hiệu Trong bối 64 cảnh vậy, việc tiếp tục thực Chương trình 585 tạo điều kiện, hội cho doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ vừa Việt Nam có hỗ trợ mặt pháp lý từ phía nhà nước Thứ hai, việc tiếp tục thực Chương trình 585 đến năm 2020 nhằm phát huy vai trò định hướng, phối hợp Chương trình hỗ trợ pháp lý bộ, ngành, địa phương tạo thành sức mạnh tổng hợp việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi toàn quốc Trên sở Nghị định số 66 Quyết định số 585, tính đến đầu năm 2014, hầu hết Bộ, ngành Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi quản lý nhà nước Bộ, ngành, địa phương Các Chương trình phát huy tác dụng, góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao tri thức pháp lý thói quen sử dụng pháp luật sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp Tuy nhiên, có hiệu Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Bộ, ngành, địa phương thực có phối hợp với nhau, đặc biệt với Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp hiệu cao Ngồi ra, nay, số Bộ, quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định Nghị định số 66/2008/NĐ-CP Chính phủ Do đó, cần tiếp tục thực Chương trình 585 đến năm 2020 để tạo điều kiện cho Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tiếp cận với hoạt động Chương trình liên ngành, đảm bảo tất doanh nghiệp phạm vi toàn quốc thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý Chương trình liên ngành Thủ tướng Chính phủ Thứ ba, việc tiếp tục thực Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp đến năm 2020 để tạo điều kiện tiếp tục thực hoạt động Chương trình liên ngành giai đoạn 2010-2014 chưa hồn tất Qua năm triển khai Chương trình liên ngành, bên cạnh thành công đạt việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Chương trình liên ngành giai đoạn 2010-2014 65 khơng hạn chế Một số hoạt động chưa thực xong Một số cơng việc hồn thành chưa tạo kết bền vững Vì vậy, cần tiếp tục thực Chương trình liên ngành để Bộ, ngành có điều kiện thực đầy đủ có hiệu mục đích, nhiệm vụ mà Quyết định Thủ tướng Chính phủ đề ra:”Thời gian triển khai Chương trình từ năm 2010 đến 2014 để thực hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Chương trình có định hướng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đến năm 2020 để tạo bền vững, bảo đảm kết Chương trình có tác động lâu dài”(điểm phần IV nội dung Chương trình kèm theo Quyết định số 585) Ngồi ra, kinh phí cấp cho Chương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm từ năm 2010-2014, thực tế đến bước vào năm cuối thực Chương trình (năm 2014) tổng kinh phí giai đoạn thực từ năm 2010-2014 cấp thực 1/3 so với tổng kinh phí ngân sách Trung ương phê duyệt29 (trong tỷ lệ giải ngân thực hoạt động Chương trình năm sau cao năm trước Năm 2012, 2013 đạt 97%) Từ lý nêu cho thấy, việc tổng kết, đánh giá triển khai thủ tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp đến năm 2020 cần thiết nhằm góp phần hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn khó khăn Ngoài ra, giai đoạn 2015-2020, Chương trình 585 cần hồn thiện việc xây dựng đưa vào vận hành thức Trang thơng tin thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, địa tin cậy công cụ hữu hiệu triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thời gian tới 3.1.4 Xây dựng ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi ngành, lĩnh vực địa phương 29 Kinh phí ngân sách Trung ương phê duyệt theo Quyết định số 585 giai đoạn 2010-2014 135 tỷ đồng, đó, kinh phí phân bổ thực từ năm 2010 đến hết 2014 là: 37 tỷ đồng (xin xem Phụ lục số 03) 66 Nghị định 66/2008/NĐ-CP quy định trách nhiệm Bộ trưởng Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạo, tổ chức thực công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định Khoản 3, Điều 12 Nghị định 66/2008/NĐ-CP quy định việc xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Bộ trưởng Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi ngành, lĩnh vực địa phương quản lý Sau chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực chương trình phạm vi chức năng, nhiệm vụ Các tổ chức đại diện doanh nghiệp tổ chức, cá nhân có chức cung cấp dịch vụ pháp lý khuyến khích tham gia thực hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo chương trình hỗ trợ Tuy nhiên, số thống kê phần cho thấy, việc xây dựng ban hành, thực Kế hoạch triển khai hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi ngành lĩnh vực địa phương theo Nghị định 66/2008/NĐ-CP chưa thực đồng bộ, nhịp nhàng Trung ương với địa phương, địa phương với khiến cho việc xây dựng nhiều Kế hoạch triển khai hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi ngành lĩnh vực địa phương theo Nghị định 66/2008/NĐ-CP chưa rõ ràng, khơng có tính khả thi, triển khai chưa hiệu thực tế, nhiều kế hoạch ban hành mang tính hình thức, chưa đáp ứng u cầu doanh nghiệp Có địa phương ban hành hàng năm Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; có địa phương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 20102015; giai đoạn 2015-2020… Vì vậy, cần nghiên cứu tổng rà sốt, chỉnh sửa thống Kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi ngành, lĩnh vực địa phương để khắc phục nhược điểm khơng khả thi, mang tính hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp 67 3.2 Hoàn thiện tổ chức máy, cán làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 3.2.1 Các Bộ, quan ngang Bộ Hiện nay, Trung ương, sở Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn Bộ Tư pháp quy định: “Bộ Tư pháp có trách nhiệm quản lý nhà nước công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi nước” (Khoản 21 Điều 2); Khoản Điều 13 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP quy định: Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực quản lý nhà nước công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi nước Trong phạm vi trách nhiệm mình, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: chủ trì tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành ban hành theo thẩm quyền văn quy phạm pháp luật công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chủ động tổ chức thực phối hợp thực hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định Nghị định số 66; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật hướng dẫn kỹ nghiệp vụ cho cán làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phối hợp với Bộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đạo kiểm tra việc thực công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp với Bộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ Thực hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật Trên sở đó, năm 2011, Bộ Tư pháp thành lập Phòng Quản lý công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc Vụ pháp luật Dân Kinh tế - Bộ Tư pháp; thành lập Trung tâm thông tin, hỗ trợ pháp luật thuộc Cục Cơng tác Phía Nam Bộ Tư pháp Ở Bộ, ngành tổ chức pháp chế thuộc Bộ đầu mối tổ chức triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm Bộ Tại Bộ, quan ngang Bộ bổ sung chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho Vụ Pháp chế làm đầu mối tham mưu tổ chức triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Tuy nhiên, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 68 Bộ, ngành chưa triển khai cách độc lập, mà hầu hết tiến hành đồng thời với nhiệm vụ khác như: công tác xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, tra… vậy, khiến cho cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa phát huy hiệu chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp Trong thời gian tới, Vụ Pháp chế Bộ, ngành cần phải bố trí nhân chuyên trách triển khai hiệu công tác phạm vi ngành, lĩnh vực Bộ, ngành quản lý Về phía Bộ Tư pháp với chức giúp Chính phủ quản lý thống cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi nước cần tăng cường nhân hoàn thiện hệ thống tổ chức thực chức hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp thông qua việc củng cố, phát triển tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hình thành Phòng quản lý cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế, Bộ Tư pháp; Trung tâm thông tin, hỗ trợ pháp luật thuộc Cục Cơng tác phía Nam - Bộ Tư pháp để thúc đẩy công tác quản lý nhà nước hướng dẫn Bộ, ngành địa phương công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 3.2.2 Các địa phƣơng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đạo quan chuyên môn chủ động nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp; tổ chức thực hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định Nghị định số 66/2008/NĐ-CP Theo đó, Sở Tư pháp quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp địa phương làm đầu mối phối hợp với quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định Nghị định số 66/2008/NĐ-CP Các Sở, ban, ngành phân công theo kế hoạch có phối hợp chặt chẽ việc thực nhiệm vụ, cử chuyên viên có kinh nghiệm, trình độ, kịp thời giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp đồng thời bố trí kinh phí ngân sách để triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định Nghị định 66 (Hà 69 Nội, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Đắc Lắc, Cần Thơ, Đồng Nai), nhiên, tình trạng quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có phận làm cơng tác pháp chế chun trách; cán bộ, công chức làm công tác pháp chế đầu kiêm nhiệm, việc tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị thực công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhiều hạn chế; việc theo dõi triển khai báo cáo kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp không thường xuyên, kịp thời, ra, với tư cách quan đầu mối Sở Tư pháp nhiều nơi chưa bố trí biên chế chun trách tham mưu theo dõi cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, vậy, theo thống kê đến 31/12/2012 có 19% địa phương bố trí ngân sách riêng để thực công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp30 điều cho thấy địa phương chưa thực quan tâm, bố trí kinh phí thực cơng tác dù Nghị định Chính phủ ban hành thực Vì vậy, năm 2014 tiến hành tổng kết kết thực Nghị định số 66/2008/NĐ-CP, Bộ Tư pháp cần ban hành “Chỉ thị tăng cường công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” để thúc đẩy quan tâm, đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công tác này, đảm bảo đến hết năm 2020, 100% địa phương bố trí kinh phí thường xuyên cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 3.2.3 Các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp Sau Nghị định 66/2008/NĐ-CP ban hành, tổ chức đại diện doanh nghiệp hỗ trợ pháp lý có ý thức tự giác cao việc nghiên cứu tài liệu tìm hiểu sách, văn pháp luật liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh (92% nắm bắt nội dung triển khai hoạt động quy định Nghị định 66/2008/NĐ-CP 31) Đa số tổ chức đại diện cho doanh nghiệp 30 Kết điều tra, khảo sát Ban Quản lý Chương trình 585 với đối tượng cán bộ, công chức 31 Kết điều tra, khảo sát Ban Quản lý Chương trình 585 với đối tượng tổ chức đại diện cho doanh nghiệp 70 địa phương tích cực việc thực chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp việc hỗ trợ pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp hội viên Một số Hiệp hội doanh nghiệp địa phương chủ động đề xuất kế hoạch thực tổ chức hội thảo diễn đàn khuyến cáo doanh nghiệp thực thi pháp luật, kiến nghị quan chức hoàn thiện sách, đồng thời tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho Doanh nghiệp lồng gép số lớp đào tạo kiến thức pháp luật theo yêu cầu doanh nghiệp Một số hội doanh nghiệp địa phương có trang Web điện tử riêng tích cực tun truyền phổ biến thơng tin pháp luật cho Doanh nghiệp Bên cạnh đó, số hiệp hội, văn phòng đại diện địa phương thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn cho thấy, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp hầu hết thiếu nhân lực kinh phí hoạt động Nhiều tổ chức đại diện cho doanh nghiệp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 1-2 nhân viên thường trực Văn phòng, vậy, khó triển khai hiệu cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Vì vậy, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp cần tăng cường nhân sự, củng cố tổ chức hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật cho hội viên hiệp hội để kết nối với Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Chương trình liên ngành Chương trình phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương để tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hội viên, đồng thời phát huy nguồn lực Nhà nước doanh nghiệp công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 3.3 Tăng cƣờng nguồn lực thực công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Trong thời gian gần đây, đặc biệt từ có Nghị định số 66/2008/NĐ-CP hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014, việc đầu tư nguồn lực máy, cán kinh phí cho cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tăng cường Tuy nhiên, ngồi nguồn kinh phí cấp 190 tỷ đồng theo Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 71 5/5/2010 Thủ tướng Chính phủ số địa phương bố trí kinh phí thơng qua Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi địa phương Ủy ban nhân dân TP Hà Nội tỷ đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh 250 triệu đồng (năm 2014) nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí dành cho cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bố trí Vĩnh Phúc, Tuyên Quang (50 triệu đồng năm 2012) Vì vậy, cần tăng cường nguồn lực tài cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua việc xây dựng ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi ngành, lĩnh vực địa phương để thức đẩy công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo hình thức hỗ trợ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP, đồng thời Bộ Tư pháp cần ban hành Chỉ thị tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua việc yêu cầu Bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí kinh phí thường xuyên Bộ, ngành Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định Nghị định 66/2008/NĐ-CP Chính phủ Ngoài ra, đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư huy động nguồn kinh phí hỗ trợ tổ chức, cá nhân, dự án nước ngồi đóng góp cho cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 3.4 Tăng cƣờng chế phối hợp Trung ƣơng địa phƣơng, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trình tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Trong thời gian qua, Bộ, ngành Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều cố gắng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua kết tổng hợp 100% Bộ, ngành 63 địa phương ban hành kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, số Bộ, ngành, địa phương ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi ngành, địa phương theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP, nhiên, hiệu kế hoạch, Chương trình chưa cao chế phối hợp Trung ương địa phương, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trình tổ 72 chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhiều hạn chế, chưa tạo nguồn lực thống tạo thành sức mạnh tổng hợp công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Tăng cường chế phối hợp Trung ương địa phương, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trình tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, thời gian tới cần phải thực giải pháp sau: Thứ nhất, sở Nghị định 66/2008/NĐ–CP, Quyết định 585/QĐ–TTg Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP, Bộ Tư pháp, Ban Chỉ đạo Chương trình 585 cần thống hướng dẫn Bộ ngành, địa phương triển khai có hiệu kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phạm vi quản lý nhà nước Bộ, ngành, địa phương Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý bộ, ngành nhằm thiết lập hệ thống tổ chức triển khai thực sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp nhỏ vừa làm trọng tâm Ở Trung ương, Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có chế phối hợp triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp Phòng thương mại công nghiệp, Hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân nữ, Hội doanh nghiệp trẻ, đoàn luật sư để tăng cường nguồn lực, thực đồng bộ, hiệu công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Thứ ba, xây dựng mơ hình điểm Bộ, ngành tỉnh, thành có nhiều doanh nghiệp hoạt động để tổ chức triển khai thực sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cấp Trung ương địa phương nhằm làm định hướng hoạt động cho tổ chức triển khai cấp, tập trung nguồn lực nâng cao hiệu công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trọng đến doanh nghiệp nhỏ vừa, doanh nghiệp địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn Thứ tư, kinh phí dành cho tổ chức triển khai thực sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bố trí ngân sách hàng năm Bộ, ngành, địa phương cần tổng hợp thông qua đầu mối Bộ Tư pháp để thống quản 73 lý tránh trùng lặp, lãng phí Nâng cao tính tự chủ tài tổ chức triển khai, thực sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Thứ năm, nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp chung thực công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Trung ương với địa phương, ngành có liên quan công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 74 KẾT LUẬN Kết hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thời gian qua cho thấy, bước đầu công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tạo dấu ấn cộng đồng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận thức ý thức vai trò quan trọng pháp luật, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán pháp chế doanh nghiệp, tăng cường lực cho cán làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp góp phần giảm thiểu rủi ro pháp lý kinh doanh cho doanh nghiệp Trong giai đoạn nay, doanh nghiệp cần hỗ trợ từ phía Nhà nước công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, ý thức pháp luật nhiều chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp công tác quản lý pháp luật quan chức hạn chế Hỗ trợ pháp lý Nhà nước ban phát mà trách nhiệm trước tiến tới hành phục vụ Dù vậy, hỗ trợ không đồng nghĩa với việc phải đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp mà giới hạn khuôn khổ nguồn lực hữu hạn quyền điều kiện để nâng cao công tác quản lý pháp luật Sự hỗ trợ phải thiết thực gắn với thực tế, nghĩa phạm vi doanh nghiệp cần tự doanh nghiệp giải khơng có trợ giúp khác Vì vậy, phải lựa chọn nội dung, cách thức, tiến tới hoàn thiện chế hỗ trợ phù hợp dựa sở nhu cầu đáng doanh nghiệp chức năng, nhiệm vụ quan chức Nhà nước Ngoài ra, nhu cầu hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp đa dạng khả tiềm lực Nhà nước có hạn nên cần có chế huy động tham gia tồn xã hội Có sách khuyến khích phát triển loại hình dịch vụ tư vấn luật, nâng cao vai trò tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (như hiệp hội) bước cần thiết bên cạnh hoạt động hỗ trợ Nhà nước để bước thực mục tiêu xã hội hóa cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo sơ kết năm triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014, Hà Nội Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 (2014), Báo cáo kết thực năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014, Hà Nội Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh (2009), Cơ chế, sách nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò, trách nhiệm hiệp hội chuyên ngành hỗ trợ doanh nghiệp thành phố phát triển, cạnh tranh hội nhập, TP Hồ Chí Minh Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2007), Các loại hình doanh nghiệp, Hà Nội Tổng cục thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt Nam chín năm đầu kỷ XXI, NXB Thống Kê, Hà Nội PGS-TS Dương Đăng Huệ Ths Nguyễn Thanh Tịnh (chủ biên), Cẩm nang pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp nhỏ vừa, Vụ Pháp luật Dân - Kinh tế, Bộ Tư pháp Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức, Hà Nội, tập Ngân hàng giới (2002), Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng, vai trò hoạt động, Hà Nội Michel Capron Francoise Quairel-Lanoizelée (2009), Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Lê Minh Tiến Phạm Như Hổ dịch, NXB Tri Thức, Hà Nội Ngân hàng giới (2002), Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường, Vũ Hồng Linh dịch, Vũ Cương hiệu đính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 10 Ths Nguyễn Thanh Bình (2012), Nâng cao hoạt động hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp hội viên hệ thống Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ vừa Việt Nam, Tạp chí dân chủ pháp luật 11 Trương Thanh Đức (2010), Doanh nghiệp mong từ hỗ trợ pháp lý”, Tạp chí dân chủ pháp luật 76 12 TS Đinh Trung Tụng (5/2013), Kết đáng ghi nhận Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014”, Tạp chí dân chủ pháp luật; 13 PGS-TS Dương Đăng Huệ (2/2012), Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013 định hướng hoạt động năm 2014, Tạp chí dân chủ pháp luật; 14 Hồ Thị Hằng (2/2012) Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp lĩnh vực tài chính, Tạp chí dân chủ pháp luật; 15 Website Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch đầu tư, Sở ban ngành, tổ chức dịch vụ tư vấn pháp luật… ... hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Việt. .. chức thực chương trình hỗ trợ pháp lý cho 32 doanh nghiệp 1.4 Pháp luật công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 34 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO 37 DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. .. nghiệp 1.1.1 Khái niệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 1.1.2 Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 12 1.1.3 Vai trò cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 20 1.2 Nguyên tắc hoạt động hỗ trợ

Ngày đăng: 25/03/2018, 20:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan