PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN MANG YANG – TỈNH GIA LAI

74 217 0
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN MANG YANG – TỈNH GIA LAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM CƯỜNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN MANG YANG – TỈNH GIA LAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM CƯỜNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN MANG YANG – TỈNH GIA LAI Ngành: Kinh Tế Nông Lâm LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Nguời hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngành nông nghiệp huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai”, do Nguyễn Kim Cường, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________. TS. TRẦN ĐỘC LẬP Giáo Viên hướng dẫn Ký tên, ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Thời gian thì cứ trôi, nhưng ơn nghĩa sinh thành và nuôi dưỡng của ba, mẹ con không thể nào quên. Con xin cảm ơn cha, mẹ đã cho con tất cả nghị lực, niềm tin để con vững bước nuôi dưỡng giấc mơ của mình. Giờ đây giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực, con thật sự đã lớn khôn để cùng nó bước vào cuộc sống. Cuộc sống của con là tất cả những gì cha, mẹ đã ban tặng. “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”. Xin chân thành cảm ơn BGH Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm tôi theo học tại trường. Đặc biệt là thầy Trần Độc Lập đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi một cách nhìn rộng và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể mang theo bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị ở UBND huyện Mang Yang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn cùng phòng, cùng lớp, và người bạn đã luôn ở bên quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Xin chân thành cám ơn Em xin kính chúc toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đạt được nhiều thành công trên sự nghiệp giảng dạy của mình. Đại học Nông Lâm, ngày 09 tháng 06 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Kim Cường NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN KIM CƯỜNG. Tháng 6 năm 2012. “Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngành nông nghiệp huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai”. NGUYEN KIM CUONG. June 2012. “Analysic situation the economic restructuring of agriculture in Mang Yang distric, Gia Lai provin” Khóa luận đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Mang Yang trên cơ sở phân tích, tổng kết số liệu về tỷ trọng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 2010. Nội dung khóa luận tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp để thấy được những mặt đã đạt được và hạn chế của quá trình chuyển dịch nhằm đóng góp giải pháp, ý kiến phù hợp cho địa phương. Qua kết quả phân tích được thì quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã đi đúng hướng. Trong nội bộ nông nghiệp thì tỷ trọng trồng trọt được giảm dần và tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao được đưa nhanh vào sản xuất tăng thêm thu nhập cho nhân dân và ngân sách địa phương. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch còn chậm, nông nghiệp phát triển chưa bền vững, tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp còn thấp. Để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp thì chính quyền địa phương cần cố gắng nhiều hơn, phải có những giải pháp và thực hiện giải pháp thực sự nghiêm túc. vi MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT ix DANH MỤC BẢNG x DANH MỤC HÌNH xi CHƯƠNG I 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Cấu trúc luận văn 3 CHƯƠNG II 5 2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Mang Yang 5 2.1.1 Vị trí địa lý 5 2.1.2 Các nguồn tài nguyên 6 2.2 Kinh tế xã hội 8 2.2.1 Dân số 8 2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 8 2.3 So sánh lợi thế, hạn chế của huyện 9 2.3.1 Lợi thế 10 2.3.2 Hạn chế 10 vii 2.4 Đường lối đổi mới của Đảng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1986 2005 10 2.5 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế 14 CHƯƠNG 3 17 3.1 Cơ sỞ lý luận 17 3.1.1 CCơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp 17 3.1.2 Chuyển dich cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 21 3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 23 3.1.4 Vai quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. 28 3.2 Phương pháp nghiên cứu 28 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 28 3.2.2 Phương pháp phân tích 28 3.2.3 Phương pháp so sánh 29 CHƯƠNG 4 30 4.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 30 4.1.1 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 33 4.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ thương mại 34 4.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Mang Yang 37 4.2 Mối tương quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên văn hóa, xã hội huyện Mang Yang 50 4.2.1 Giáo dục 50 4.2.2 Y tế 51 viii 4.2.3 Đời sống kinh tế nhân dân 52 4.3 Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Mang Yang 52 4.3.1 Kết quả đạt được 52 4.3.2 Tồn tại 53 4.3.3 Nguyên nhân tồn tại 53 4.4 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện trong giai đoạn 2011 2015 54 4.4.1 Mục tiêu tổng quát cho kinh tế của huyện đến năm 2015 54 4.4.2 Phương hướng cho các ngành kinh tế Nông nghiệp huyện 54 4.5 Các giải pháp chủ yếu nhằm đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện trong giai đoạn 2011 2015 57 4.5.1 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 57 4.5.2 Giải pháp về vốn và sử dụng vốn 57 4.5.3 Giải pháp về công nghệ 58 4.5.4 Giải pháp về phát triển thị trường cho nông sản 58 4.5.5 Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp của huyện 59 5.1 Kết luận 60 5.2 Kiến nghị 61 5.2.1 Đối với tỉnh 61 5.2.2 Đối với huyện 61 5.2.3 Đối với nông dân 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 ix DANH MỤC VIẾT TẮT KTNN Kinh tế nông nghiệp CCKT Cơ cấu kinh tế TN – KT – XH Tự nhiên – Kinh tế Xã hội CN – XD Công nghiệp – xây dựng TM – DV Thương mại – dịch vụ x DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Cơ Cấu Kinh Tế của Huyện Mang Yang2006 – 2010 31 Bảng 4.2: Cơ Cấu Ngành Công Nghiệp của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 33 Bảng 4.3: Khối Lượng Hàng Hóa Vận Chuyển Trên Địa Bàn Huyện 2006 – 2010 35 Bảng 4.4: Số Lượng Kinh Doanh Thương Mại – Du Lịch 36 Bảng 4.5: Tình Hình Sử Dụng Đất của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 37 Bảng 4.6: Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 38 Bảng 4.7: Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp ( Theo Nghĩa Hẹp ) của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 39 Bảng 4.8: Diện Tích Gieo Trồng Tại Huyện Mang Yang của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 41 Bảng 4.9: Cơ Cấu Cây Lương Thực Có Hạt của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 42 Bảng 4.10: Cơ Cấu Cây Công Nghiệp của Huyện Mang Yang 43 Bảng 4.11: Diện Tích Cây Chất Bột Có Củ của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 44 Bảng 4.12: Cơ Cấu Ngành Chăn Nuôi của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 45 Bảng 4.13: Số Lượng Vật Nuôi của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 46 Bảng 4.14: Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 48 Bảng 4.15:Sản Lượng Thủy Sản Chủ Yếu của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 49 Bảng 4.16: Số Lượng Trường Học của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 50 Bảng 4.17: Số Lượng Học Sinh Đến Trường của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 51 Bảng 4.18: Thu Nhập Bình Quân Người Năm và Tỷ Lệ Hộ Nghèo của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 52 xi DANH MỤC HÌNH Trang Biểu đồ 4.1: Cơ Cấu Kinh Tế của Huyện Mang Yang 2006 – 2010 32 Biểu đồ 4.2: Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp của Huyện Mang Yang 40 1 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự ngiệp phát triển của đất nước. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghịêp đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Nước ta là một nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và đại bộ phận dân cư đang sống ở nông thôn thì nông nghiệp càng có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế . Trong quá trình phát triển, Đảng ta luôn chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (KTNN) theo hướng sản xuất hàng hóa ,chuyển từ nền nông nghiệp lạc hậu sang nền nông nghiệp hiện đại . Đây là một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan trọng hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn chuyển dịch cơ cấu đạt hiệu quả nhanh và có tính bền vững cao nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế nước ta thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao là 20.6% . Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả cao với thị trường; việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hóa, 2 hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn còn lung túng, sản xuất chủ yếu tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chưa được chú trọng. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách ở đây là phải có thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách đúng hướng và kịp thời. Hòa cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế huyện Mang Yang trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, trong giai đoạn từ năm 20062010, lĩnh vực kinh tế xã hội của huyện phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực theo đúng hướng, nhưng theo đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết lần thứ 5 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ huyện thì nền nông nghiệp chưa phát triển bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp còn thấp, vì huyện có xuất phát điểm về kinh tế thấp, xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất có nơi còn lạc hậu, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm gặp nhiều khó khăn ,kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy việc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp cân đối và thực hiện các biện pháp thúc đẩy chuyển dịch là nhân tố quan trọng quyết định tới sự phát triển của Nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của huyện Mang Yang trong thời gian tới .Với lý do trên và mong muốn đóng góp ý kiến vào sự phát triển kinh tế của địa phương ,nay tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Mang Yang ,tỉnh Gia Lai” làm luận văn tốt nghiệp đại học của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đăc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Mang Yang, cụ thể là đánh giá sự thay đổi về tỷ trọng, tốc độ tăng 3 trưởng của các ngành trong cơ cấu kinh tế, đánh giá mặt đã đạt được, mặt hạn chế cần giải quyết. Dựa vào sự hiểu biết đã học về các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ góp ý cho chính quyền địa phương thực hiện những phương hướng chuyển dịch giai đoạn 20112015. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện từ năm 20062010 Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 1222012 đến ngày 305 2012 1.4. Cấu trúc luận văn Chương1 : Mở đầu Nêu qua sơ lược về nông nghiệp Việt Nam và vài nét về huyện Mang Yang, vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Qua đó thấy được tầm quan trọng ,lý do của việc chọn đề tài . Chương 2: Tổng quan Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các đặc điểm về kinh tế, xã hội trên địạ bàn huyện Mang Yang. Khái quát đường lối đổi mới của Đảng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 19862005 Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đưa ra lý luận chung về cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng Đưa ra các phương pháp sử dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu Chương 4: Kết quả và thảo luận Đánh giá thực trạng tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt đi sâu vào ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tìm ra được mặt đạt được và hạn chế của quá trình chuyển dịch. Phương hướng phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện giai đoạn 20112015. 4 Dựa vào sự hiểu biết đã học, tìm hiểu góp ý kiến nhằm đạt được mục tiêu giai đoạn 2011 – 2015. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Trình bày tóm gọn các kết quả mà đề tài đạt được đồng thời nêu lên kiến nghị của bản thân đối với các cấp chính quyền và nhân dân. CHƯƠNG II TỔNG QUAN 2.2. Điều kiện tự nhiên huyện Mang Yang 2.2.1. Vị trí địa lý Mang yang là huyện ở trung tâm tỉnh Gia Lai. Huyện Mang Yang hiện nay vốn là một phần của huyện Mang Yang cũ đã tách ra thành Đăk Đoa và Mang Yang mới vào năm 2000. Huyện lị của mang Yang là thị trấn Kon Dơng nằm trên quốc lộ 19 ( PleikuQuy Nhơn) Vị trí tiếp giáp của huyện: Phía bắc giáp huyện Kbang. Phía nam giáp các huyện: Chư Sê, Ia Pa. Phía đông giáp huyện Đăk Đoa. Phía tây giáp huyện Đăk Pơ, Kông Chro. 2.2.1.1. Địa hình, địa mạo Huyện Mang Yang mang đặc trưng của cao nguyên, huyện có độ cao trung bình 800 900 so với mực nước biển. Địa hình có xu hướng thấp dần từ bắc xuống nam và tồn tại 2 kiểu địa hình chính: A Địa hình đồi núi Địa hình đồi núi chiếm khoảng 23 diện tích toàn huyện bao gồm những vùng đồi núi liền dải hoặc cục bộ. Kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở phía đông và đông nam. B Địa hình cao nguyên Mang Yang thuộc cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku. Đây là cao nguyên nằm ở phía tây Trường sơn, rộng khoảng 4.550km2, kéo dài từ khu vực giáp ranh 6 tỉnh Kon Tum xuống tận khối Chư Pa( Ranh giới 2 tỉnh Gia lai và Đăk lăk ) và trải rộng từ đèo Mang Yang sang Campuchia. Độ cao trung bình của cao nguyên Pleiku là từ 600 700m, độ dốc trung bình từ 315 độ, địa hình lượn sóng vừa đến nhẹ. 2.2.1.2. Khí hậu Huyện Mang Yang có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 21,60c, chế độ nhiệt của huyện Mang Yang thể hiện những nét cơ bản của chế độ nhiệt vùng nội chí tuyến, biên độ nhiệt năm nhỏ và phổ biến các nơi từ 4 đến 5 độ. Độ ẩm trung bình là 82%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.213mm tập trung vào tháng 7,8,9.Số ngày mưa trung bình là 154 ngày. Nhìn chung khí hậu của huyện Mang Yang rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới ngay trong miền khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, chè với quy mô lớn và bền vững, tuy nhiên do mưa lớn và tập trung theo mùa nên dễ gây rữa trôi, xói mòn đất và gây lũ lụt cục bộ. 2.2.1.3. Hệ thống sông ngòi, thủy điện. Huyện có hệ thống sông suối tương đối dày, phân bổ đều trên khắp địa bàn, tiêu biểu là có sông Ayun. Trong huyện có thủy điện Đê Ar thuộc xã Kon Thụp. 2.2.2. Các nguồn tài nguyên A. Tài nguyên đất Huyện Mang Yang có tổng diện tích là 1.126,77km2 trong đó đất sản xuất nông – lâm – ngư chiếm 80.04% ,đất chuyên dùng chiếm 5.5%, đất khu dân cư chiếm 2.3% và đất chưa sử dụng chiếm 12.16% 7 Đất trên địa bàn phần lớn là đất đỏ bazan có độ màu mỡ và độ phì cao thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. B. Tài nguyên khoáng sản Hầu như là huyện không có các loại khoáng sản kim loại, công nghiệp khai thác chủ yếu là cát ở sông Ayun, đá, sỏi, cát . C. Tài nguyên rừng Huyện có diện tích đất trồng rừng là 71.404,72 ha trong đó: rừng tự nhiên là 63.152,36ha, rừng trồng là 7.713,96ha và đất ươm cây giống là 538,4ha. Đặc biệt huyện còn có quốc gia Kon Ka Kinh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Rừng của huyện liên quan mật thiết đến những đặc trưng của địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm rừng của vùng Tây Nguyên. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật rừng và động vật rừng của huyện rất phong phú và đa dạng. D. Tài nguyên nhân văn Mang Yang là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá từ lâu đời, nhân dân trong huyện tin tưởng và gắn bó với đường lối của Đảng, với quê hương giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức, lối sống với những chuẩn giá trị mới, nổi lên là tính năng động xã hội, kinh tế, tích cực trong lao động sáng tạo. Nhân dân trong huyện luôn hướng về học tập và rèn luyện đức, tài, lập thân, lập nghiệp nhất là lớp thanh niên trẻ của huyện. Phòng trào thể dục thể thao của huyện cũng phát triển mạnh, nhất là bóng đá nam và bóng đá nữ. Cảnh quan môi trường Mang Yang là một huyện miền núi nằm ở trung tâm tỉnh Gia Lai có cảnh quan thiên nhiên đẹp, còn giữ vẽ hoang sơ, còn có nhiều làng của đồng bào dân tộc thiểu số mang nét đặc trưng Tây nguyên. Trên địa bàn huyện có thể khai thác dịch vụ du lịch là vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Hòn đá Trãi ( thị trấn kon Dong), Thác nước Lồ ô ( xã Hra), Thác nước AtoMan ( xã Đê Ar). Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc núi rừng của đồng 8 bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ. Tuy nhiên trong những năm gần đây môi trường đã xó một số diễn biến theo chiều hướng xấu, đó là: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp không kiểm soát là nguy cơ gây ô nhiểm môi trường đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp Tài nguyên thủy sản chưa được khai thác hợp lý như: đánh bắt cạn kiệt các loại cá ở sông suối làm mất đa dạng sinh học, thay đổi chuỗi thức ăn. Diện tích rừng bị chặt phá, tập quán phá rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số. 2.3. Kinh tế xã hội 2.3.1. Dân số Năm 2010 dân số toàn huyện là 56.026 người với mật độ là 49.72 ngườikm2 (trong đó Nam chiếm 28.398 người, Nữ chiếm 27.627chiếm) Dân số sống ở thành thị là 8.111 người chiếm 14,5% ,sống ở nông thôn là 47.915 người chiếm 84,5%. Tỷ lệ tăng tự nhiên tăng từ năm 2006 là 18,9% lên 20,29% năm 2010. Tỷ lệ sinh năm 2010 là 25,56% và tỷ lệ tử là 5,27%. Năm 2010 số người trong độ tuổi lao động là 29.509 đây là lực lượng lao dộng dồi dào tham gia vào hoạt động sản xuất của huyện. 2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh Gia Lai, được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các dự án về phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Lĩnh vực kinh tế xã hội của huyện phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Công tác định canh định cư, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh xã hội được chú trọng, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 7.5 triệu đồng năm. Giai đoạn 2006 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 12,23% trong đó, nônglâmnghiệp tăng 8,5%, công nghiệpxây dựng tăng 9 19,4%, dịch vụ thương mại tăng 15,26%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Hoạt động tài chính, tín dụng có nhiều tiến bộ. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 20052010 đạt 140 tỷ đồngvới 213 dự án tập trung các lĩnh vực như: Giao thông, thủy lợi, điện, nước, chợ,bến xe, trường học, y tế, các thiết chế văn hóa. Đến nay, 912 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã; tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99%, dùng nước hợp vệ sinh đạt 91.4%; 100% thôn, làng định canh, định cư ổn định. Thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm tăng 13.2%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 36,8% năm 2005 xuống còn 14.91% năm 2010. Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 134, 135, 167, 168 của Chính phủ được chú trọng và lồng ghép với một số dự án khác tổ chức thực hiệnđạt kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. nếu như năm 2006 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 60,8% công nghiệp xây dựng chiếm 18,9%, dịch vụ chiếm 20,3% thì đến năm 2010 tỷ lệ đó tương ứng là: 53,2%; 24,2%; 22,6%. Phổ cập giáo dục, trung học cơ sở được duy trì và phát triển. Năm 2010 số trường trong huyện là 29 trong đó: tiểu học là 14, trung học cơ sở là 13 và trung học phổ thông là 2. Phong trào xây dựng nhà văn hóa, xóm văn hóa phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả thiết thực Toàn bộ xã trong huyện đều có các trung tâm văn hóa ,trạm truyền thanh, truyền hình và trạm y tế với đội ngũ cán bộ có chất lượng phục vụ nhu câu giải trí ,khám chữa bệnh của người dân giúp người dân nâng cao đời sống tinh thần . 2.4. So sánh lợi thế, hạn chế của huyện Từ những đánh giá về tổng quan huyện ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện cho ta thấy các lợi thế và hạn chế sau: 10 2.4.1. Lợi thế Mang Yang có vị trí địa lý, khí hậu thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng các cây công nghiệp lâu năm mang lại giá trị kinh tế cao. Tài nguyên đất, nước và khí hậu là những lợi thế để mở rộng và phát triển ngành nông nghiệp. Tài nguyên du lịch rất nhiều nếu biết khai thác như : vườn quốc gia Kon Ka Kinh, cổng trời mang yang, Hòn đá Trãi (thị trấn kon Downg), Thác nước Lồ ô (xã Hra), Thác nước AtoMan (xã Đê Ar), nền văn hóa của đồng bào dân tộc thiếu số…kết hợp với kiểu khí hậu mát mẽ sẽ thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Tài nguyên rừng: với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mở, nhiều đồi núi nên việc trồng rừng có thể mang lại nguồn thu cho ngân sách huyện và người dân. 2.4.2. Hạn chế Huyện có xuất phát điểm về kinh tế thấp do mới tách ra từ huyện Mang Yang cũ (năm 2000), xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất có nơi còn lạc hậu, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn.Theo đánh giá của phòng kinh tế huyện thì nguồn vốn tỉnh hổ trợ chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của huyện. Tiềm năng đầu tư lớn nhưng chưa được khai thác; sông suối, rừng, khoáng sản, du lịch sinh thái vẫn còn đó nhưng cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên các nhà đầu tư chưa mặn mà. Vì vậy huyện Mang Yang cần khai thác, phát huy tốt các lợi thế đồng thời có các biện pháp khắc phục những hạn chế tạo điều kiện cho kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng phát triển mạnh mẽ. 2.5. Đường lối đổi mới của Đảng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 19862005 Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng hiện đại, phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được quán triệt xuyên suốt trong các Văn kiện của Đảng và chính sách của nhà nước. 11 Việt nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số là nông dân sống ở nông thôn. Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nước ta là một nước nông nghiệp, muốn phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Theo Người, Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng : nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành khác. Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà. Phải có nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh. Năm 1975 sau giải phóng, do những sai lầm chủ quan, duy ý chí và sự trì trệ của cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp kéo dài, làm cho sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành khác lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Trước nhu cầu bức xúc như vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (121986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đai hội nhấn mạnh: Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, Đại hội chỉ rõ: Nhiệm vụ trước mắt những năm còn lại của chặng đường đầu tiên (19861990) là phải tập trung sức người, sức của, thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được coi là là mặt trận hàng đầu, làm cho sản xuất nông nghiệp vận hành đúng quy luật khách quan, đưa nông nghiệp từ tình trạng tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, phải đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn, nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỷ trọng hàng hóa nông sản. Nông nghiệp được ưu tiên đáp ứng nhũng nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, về vật tư, về lao động. Năm 1987, ngay sau khi tiến hành Đại hội VI, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 ( khóa VI) tháng 41987, Hội 12 nghị Trung ương lần thứ 3 (khóa VI) tháng 81987, tiếp tục khẳng định Nghị quyết của đại hội VI của Đảng và đưa ra định hướng cho một số chính sách đổi mới ruộng đất. Đầu năm 1988, Quốc hội thông qua Luật đất đai (11988), đánh dấu một bước phát triển mới về quản lý và sử dụng đất đai. Nghị quyết của Đại hội VI đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, khuyến khích người nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa của nền kinh tế thị trường. Chính đường lối đổi mới của Đảng trong lĩnh vực nông nghiệp đã khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để cụ thể hóa nội dung đổi mới trong nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, ngày 05041988 thì Bộ chính trị (khóa VI) ra nghị quyết 10 – NQTW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Quan điểm cơ bản của Đảng về quản lý nông nghiệp là coi HTX như đơn vị kinh tế tự quản, hộ gia đình là đợn vụ kinh tế tự chủ, nhận khoán với HTX. Nghị quyết 10 chỉ rõ: Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm khăc phục các nhược điểm, sai lầm trong các chính sách lớn đối với nông nghiệp Tháng 31989, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) đã khẳng định những chuyển biến rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp từ khi thực hiện Nhị quyết 10. Hội nghị bổ sung làm rõ thêm tư tưởng đổi mới về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Như vậy Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nghị quyết Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) đã có sự điều chỉnh lớn trong đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp và cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Những vấn đề cơ bản trong đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã được xác định, trong đó mũi đột phá vào khâu quyết định nhất là sở hữu tập thể. Từ đó xác định vai trò, vị trí của kinh tế hộ, coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Tháng 61991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng được triệu tập. Đánh giá tổng quát thành tựu đổi mới, Đại hội nêu rõ, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thành tựu nổi bật là tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực song đất 13 nước chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế xã hội chưa được giả quyết. Đại hội xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm (19911995) là phải đưa đất nước ta cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Đại hội vẫn tiếp tục xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Tháng 61993, Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), đã ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Trung ương đã đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta, xác định mục tiêu, quan điểm đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn từ 19932000 đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông thôn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (61996) của Đảng đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VIII, Quốc hội và chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước tiên là sự ra đời của Luật Hợp tác xã, 171997, sau đó Chính phủ ban hành nhiều chính sách mới về nông nghiệp nông thôn, tiêu biểu là đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng 50% vốn ngân sách trong năm 1999; chính sách vay vốn cho mỗi hộ nông dân đến 10.000.000 đồng không phải thế chấp. Ngoài ra còn nhiều chương trình, dự án lớn của Chính phủ đầu tư vào nông nghiệp như: Quyết định số 1451998QĐTtg (1581998) về chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng bằng vốn tài trợ của chương trình lương thực thế giới; Quyết định số 13 1998QĐTTg (2311998) về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hôi các xã miền núi và vùng sau, vùng xa: Chương trình nước sạch nông thôn… Sau Đại hội VIII của Đảng, Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị có ra một số Nghị quyết nhằm cụ thể hóa đường lối Đại hội VIII của Đảng như: 14 Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa VIII 29121997) ra Nghị quyết vớ nội dung tiếp tục bàn về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày 17101998, Hội nghi Trung ương lần thứ 6 (lần 1 khóa VIII) đã họp bàn về nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1999 và vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tháng 1 1998 Bộ Chính trị ra nghị quyết 06 NQTW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” đề ra những cơ chế và chính sách mới, tạo sự thông thoáng hơn để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, nhất là tiềm lực về đất đai, rừng biển và lao động nông thôn Ngày 1562000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09 “về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”. Bước sang thế kỷ 21, Đại hội IX của Đảng (42001) và đại hội X của đảng (42006), đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, trong đó nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đặc biệt. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX 32002) đã ra 3 nghị quyết quan trọng liên quan trực tiếp đến nông nghiệp và nông thôn. Đó là các nghị quyết: “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 2010”; “Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể”; “Tiếp tục đổi mới cơ chế,chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” 2.6. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản có vị trí hết sức quan trọng, nó đáp ứng vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của từng địa phương. Đặc trưng trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của sản xuất là những cây trồng vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp thì sự hoạt động của lao động và tư liệu sản 15 xuất có tính thời vụ, được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ về vai trò nông nghiệp đối với phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Hầu hết các nước đang phát triển rơi vào cái bẫy của tình trạng “ vòng luẩn quẩn của nghèo khổ” . Các yếu tố trong vòng này vừa là “nhân” vừa là “quả” làm cho nhiếu quốc gia khó thoát khỏi tình trạng nghèo đói, kém phát triển. Để thoát khỏi tình trạng trên thì trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang phát triển thường chọn các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải, thông tin, thương mạidịch vu là những mục tiêu tác động để đẩy nhanh mức tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt đối với những nước có ưu thế về tiềm năng tự nhiên gắn với nông nghiệp thì nông nghiệp càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Vai trò của nông nghiệp được thể hiện chủ yếu qua 2 khía cạnh: kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phảm tối cần thiết: lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học – công nghệ phát triển như hiện nay vẫn chưa ngành nào thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và phát triển kinh tế đất nước. Qua các vấn đề nêu trên đã chứng minh vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó là một ngành không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia và nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 16 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu KTNN đáp ứng sự phát triển của kinh tế thị trường, đáp ứng về yêu cầu nông sản phẩm của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của dân cư, là điều kiện để mở rộng thị trường, tạo cơ sở thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và bộ mặt nông nghiệp nói riêng, đồng thời tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hóa cao, thâm canh tiên tiến và các ngành liên kết với nhau chặt chẽ hơn. CHƯƠNG 3 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1.1. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 3.1.1.1. CƠ CẤU KINH TẾ Cơ cấu được dùng để chỉ cách tổ chức, cấu tạo, sự điều chỉnh các yếu tố tạo nên một hình thể, một vật hay một bộ phận. Sự phát triển của sản xuất dẫn đến quá trình phân công lao động xã hội. Tùy thuộc vào tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật mà chia thành từng ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong nền sản xuất, các ngành, lĩnh vực này không thể hoạt động một cách độc lập mà phải có sự tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Từ những nhận định trên đòi hỏi nhận thức đủ về mối quan hệ giữa các bộ phận. Sự phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành cơ cấu kinh tế. Theo Các Mác: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất” Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng hợp thành trong một khoảng thời gian nhất định” Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan phản ánh trình độ phát triển của xã hội và các điều kiện phát triển của một quốc gia. Sự tác động từ chiến lược phát triển kinh tế hay sự quản lý của Nhà nước có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong một thời gian nhất định chứ không thể thay đổi hoàn toàn nó. 18 Mặt khác, cơ cấu kinh tế lại mang tính lịch sử xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được thiết lập một cách cân đốivà sự phân công lao động diễn ra hợp lý. Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến ở mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, đặc trưng văn hóa – xã hội và các yếu tố lịch sử dân tộc. Các nước có hình thái kinh tế xã hội giống nhau nhưng vẫn có sự khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kinh tế, bởi vì điều kiện kinh tế xã hội, chiến lược phát triển của mỗi nước vẫn có sự khác nhau. Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách hợp lý khi chủ thể quản lý Nhà nước có khả năng nắm bắt các quy luật khách quan, đánh giá đúng nguồn lực trong nước và ngoài nước để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình hình thành cơ cấu kinh tế. Nhưng sự tác động này không mang tính áp đặt mà là sự tác động mang tính định hướng. Nội dung cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới các góc độ khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Đây là ba bộ phận cơ bản và có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế có vị trí chủ yếu trong cơ cấu kinh tế mọi quốc gia. Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế được phân theo ba nhóm chủ yếu sau: + Nhóm ngành nông nghiệp: gồm Nông, lâm, ngư nghiệp + Nhóm ngành công nghiệp: gồm Công nghiệp và xây dựng + Nhóm ngành dịch vụ: gồm Thương mại và dịch vụ 19 Cơ cấu vùng kinh tế: Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Trong cơ cấu vùng kinh tế có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành và phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành kinh tế nào đó. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế xã hội của một vùng trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế gắn với chế độ sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất sẽ hình thành nên cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất, kinh doanh và mọi nguồn lực phát triển của mọi thành viên xã hội. 3.1.1.2. CƠ CẤU KINH TẾ HỢP LÝ Cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng trên địa bàn lãnh thổ trong khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế được xem là hợp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan Cơ cấu kinh tế phản ánh được khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực kinh tế trong nước và đáp ứng được yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực, nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới 3.1.1.3. CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất được hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại. Vì vậy, nó luôn có vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Cho nên phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. 20 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Cơ cấu KTNN là một tổng thể các quan hệ kinh tế, đó là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng, chất lượng và các quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp bao gồm: các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp. Cơ cấu ngành nông nghiệp Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) Là tập hợp các ngành gồm: nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp và thủy sản. Khi phân tích đánh giá cơ cấu kinh tế thì tiêu chí cơ cấu ngành thường được xem trọng nhất bởi vì nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Lực lượng xã hội càng phát triển, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, tỷ mỉ thì càng có nhiều ngành kinh tế được hình thành và phát triển đa dạng. Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Trong trồng trọt được phân ra trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp…Ngành chăn nuôi lại gồm có chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm…Những ngành trên có thể phân ra thành các ngành nhỏ hơn. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp. Hiện nay, trong cơ cấu nông nghiệp có hai vấn đề quan trọng là cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm. Chuyển từ trạng thái độc canh lương thực sang đa canh cây trồng là xu hướng khách quan nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện và các nguồn lực như đất đai, lao động, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội cũng như phát huy được một cách triệt để tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong quá trình phát triển. Ngành lâm nghiệp Bao gồm nhiều chủng loại thực vật và động vật rừng. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng. Rừng là một nguồn lợi to lớn về kinh tế và có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, hạn chế lũ lụt, phát triển du lịch. Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp 21 bao gồm các nội dung: bảo tồn rừng tự nhiên, phát triển và trồng rừng, khai thác tài nguyên rừng, chế biến lâm sản. Ngành ngư nghiệp Là một trong những ngành kinh tế quan trọng cấu thành kinh tế nông thôn nước ta. Cơ cấu kinh tế ngư nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy hải sản, chế biến thủy hải sản. 3.1.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 3.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi thành phần và quan hệ tỷ lệ giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của một hệ thống kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi lao động xã hội theo hướng nhất định. Cơ cấu kinh tế không thể cố định lâu dài mà phải có sự chuyển dịch cần thiết thích hợp với biến động của tự nhiên – kinh tế xã hội (TNKTXH). Sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế mà không dựa vào những biến đổi của điều kiện TNKTXH đều gây nên những thiệt hại về kinh tế. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế không chỉ là mục tiêu mà còn là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy có nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không, chuyển dịch nhanh hay chậm, không phải là mong muốn chủ quan mà phải dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội như thế nào. Điều này cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước và riêng cho các vùng. Để đánh giá mức độ, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người ta thường căn cứ vào các tiêu chí: Tỷ trọng và vị trí, tác động của các ngành phi nông nghiệp( công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) trong nền kinh tế Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp càng cao thì cơ cấu kinh tế có trình độ càng cao. 22 Sự liên kết giữa các ngành, các lãnh thổ: Sự liên kết được thể hiện qua mối quan hệ phối hợp hoặc cung cấp thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu, dịch vụ, cũng như kết hợp tạo ra sản phẩm cuối cùng một cách có hiệu quả. Sự thay đổi cơ cấu vùng theo hướng công nghiệp hóa có thể được đo bằng các tiêu chí như: Mức độ đô thị hóa, sự tăng trưởng thực tế của các khu công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu lao động và dân cư. Trình độ công nghệ và sức cạnh tranh giữa các ngành. + Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tính chất công nghiệp hóa nông nghiệp thể hiện ở mức độ chuyển hướng các phương pháp canh tác thủ công cổ truyền, giảm các phương pháp canh tác thô sơ, tăng các hoạt động canh tác bằng phương pháp công nghiệp, áp dụng cách mạng xanh, cách mạng trắng, cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa. + Trong công nghiệp, đó là mức độ ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Cơ cấu kinh tế nước ta và các nước trên thế giới chuyển dịch theo các xu hướng sau: Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch từ cơ cấu nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở, xuất khẩu. Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế với công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém sang nền kinh tế cơ giới hóa với công nghệ tiên tiến, kỷ thuật hiện đại, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao hơn, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức với công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, tự động hóa và đội ngủ lao động trí tuệ đông đảo. 3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. 23 Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng không phải là bất biến mà nó sẽ vận động phát triển và chuyển hóa từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới .Sự chuyển dịch đó đòi hỏi phải có thời gian và trải qua những bậc thang nhất định của sự phát triển .Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi tích lũy đến độ nhất định tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất. Đó là quá trình chuyển hóa dần từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệu quả hơn. Tất nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông nghiệp theo một chủ định và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp phát triển đến trạng thái tối ưu đạt hiệu quả cao, thông qua tác động có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan. Mục đích của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Mục đích của chuyển dịch là tạo ra sự cân đối giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời xây dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trên cả nước nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân. 3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một khái niệm mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội, nó không những vận động mà luôn biến đổi và phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu KTNN là một quá trình, do vậy sự hình thành, vận động, biến đổi và phát triển của nó là kết quả của sự tác động thường xuyên và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu KTNN. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu KTNN nhưng điển hình nhất thì có 4 nhân tố chủ yếu sau: 3.1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên Nhân tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, điều kiện đất đai của các vùng lãnh thổ như: nguồn nước, rừng, biển. Nắm bắt được các nhân tố này sẽ cho phép chúng ta tránh 24 được 2 khuynh hướng trong thực tiễn, đó là: quá đề cao sự lệ thuộc của cơ cấu kinh tế vào các nhân tố tự nhiên hoặc quá xem nhẹ sự ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên với sự hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế. Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu KTNN. Tuy nhiên sự tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới mỗi nội dung của cơ cấu KTNN là không giống nhau. Trong các nội dung của cơ cấu KTNN thì cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều nhất, còn cơ cấu kinh tế các thành phần kinh tế và cơ cấu kỹ thuật chịu ảnh hưởng ít hơn. Trong các điều kiện tự nhiên nêu trên thì các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, vị trí điạ lý có ảnh hưởng rất rõ nét tới sự phát triển của nông nghiệp, qua nông nghiệp ảnh hưởng tới các ngành khác trong nền kinh tế. Trong mỗi quốc gia thì các vùng lãnh thổ có vị trí địa lý khác nhau, điều kiện khí hậu, đất đai, các nguồn tài nguyên tự nhiên khác(rừng, biển, tài nguyên mỏ) và các hệ sinh thái khác nhau về số lượng và qui mô các phân ngành, chuyên ngành sâu của nông lâm ngư nghiệp, giữa các vùng có sự khác nhau dẫn tới sự khác nhau của cơ cấu ngành. Điều này được thể hiện rõ rệt từng phân biệt về các cơ cấu các ngành kinh tế trong nông nghiệp giữa các vùng đồng bằng, trung du, miền núi. Ngay giữa các vùng cơ cấu kinh tế các ngành cũng có sự khác nhau khá rõ rệt do tính đa dạng và phong phú của tự nhiên nước ta và sự phát triển không đồng đều của nguồn lực. Một số vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất tạo ra các lợi thế so với các vùng khác của đất nước. Đây là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế. Ngoài sự tác động và ảnh hưởng nói trên thì điều kiện t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ********* NGUYỄN KIM CƯỜNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN MANG YANG – TỈNH GIA LAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM CƯỜNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN MANG YANG – TỈNH GIA LAI Ngành: Kinh Tế Nông Lâm LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Nguời hướng dẫn: TS TRẦN ĐỘC LẬP Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân tích thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế Ngành nông nghiệp huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai”, Nguyễn Kim Cường, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nơng Lâm, bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _ TS TRẦN ĐỘC LẬP Giáo Viên hướng dẫn Ký tên, ngày Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Ký tên, ngày tháng năm tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ký tên, ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Thời gian trơi, ơn nghĩa sinh thành nuôi dưỡng ba, mẹ quên Con xin cảm ơn cha, mẹ cho tất nghị lực, niềm tin để vững bước nuôi dưỡng giấc mơ Giờ giấc mơ trở thành thực, thật lớn khơn để bước vào sống Cuộc sống tất cha, mẹ ban tặng “Nước biển mênh mơng khơng đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng khơng phủ kín cơng cha” Xin chân thành cảm ơn BGH Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM tồn thể q thầy Khoa Kinh Tế tận tình dạy bảo truyền đạt kiến thức cho suốt năm theo học trường Đặc biệt thầy Trần Độc Lập giúp đỡ tơi vượt qua khó khăn q trình thực khóa luận Tạo cho tơi cách nhìn rộng phương pháp thực đề tài nghiên cứu mà tơi mang theo bước tiếp đường nghiệp Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị UBND huyện Mang Yang nhiệt tình giúp đỡ tơi q trình thực khóa luận Cuối xin cảm ơn người bạn phòng, lớp, người bạn bên quan tâm giúp đỡ suốt quãng đời sinh viên Xin chân thành cám ơn! Em xin kính chúc tồn thể q thầy Khoa Kinh Tế đạt nhiều thành cơng nghiệp giảng dạy Đại học Nông Lâm, ngày 09 tháng 06 năm 2012 Sinh viên thực Nguyễn Kim Cường NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN KIM CƯỜNG Tháng năm 2012 “Phân tích tình hình chuyển dịch cấu kinh tế Ngành nơng nghiệp huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” NGUYEN KIM CUONG June 2012 “Analysic situation the economic restructuring of agriculture in Mang Yang distric, Gia Lai provin” Khóa luận đánh giá thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Mang Yang sở phân tích, tổng kết số liệu tỷ trọng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 Nội dung khóa luận tập trung sâu vào phân tích thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp để thấy mặt đạt hạn chế q trình chuyển dịch nhằm đóng góp giải pháp, ý kiến phù hợp cho địa phương Qua kết phân tích q trình chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp hướng Trong nội nơng nghiệp tỷ trọng trồng trọt giảm dần tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; loại giống trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao đưa nhanh vào sản xuất tăng thêm thu nhập cho nhân dân ngân sách địa phương Tuy nhiên trình chuyển dịch chậm, nơng nghiệp phát triển chưa bền vững, tỷ trọng ngành chăn nuôi dịch vụ nơng nghiệp thấp Để phát triển kinh tế nói chung kinh tế nơng nghiệp quyền địa phương cần cố gắng nhiều hơn, phải có giải pháp thực giải pháp thực nghiêm túc MỤC LỤC Trang  DANH MỤC VIẾT TẮT ix  DANH MỤC BẢNG x  DANH MỤC HÌNH xi  CHƯƠNG I 1  1.1  Đặt vấn đề 1  1.2  Mục tiêu nghiên cứu 2  1.2.1  Mục tiêu chung 2  1.2.2  Mục tiêu cụ thể 2  1.3  Phạm vi nghiên cứu 3  1.4  Cấu trúc luận văn 3  CHƯƠNG II 5  2.1  Điều kiện tự nhiên huyện Mang Yang 5  2.1.1  Vị trí địa lý 5  2.1.2  Các nguồn tài nguyên 6  2.2  Kinh tế xã hội 8  2.2.1  Dân số 8  2.2.2  Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 8  2.3  So sánh lợi thế, hạn chế huyện 9  2.3.1  Lợi 10  2.3.2  Hạn chế 10  vi 2.4  Đường lối đổi Đảng chuyển dịch cấu kinh tế nơng nghiệp 19862005 10  2.5  Vai trò chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp phát triển kinh tế 14  CHƯƠNG 17  3.1  Cơ sỞ lý luận 17  3.1.1  CCơ cấu kinh tế cấu kinh tế nông nghiệp 17  3.1.2  Chuyển dich cấu kinh tế chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp 21  3.1.3  Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp 23  3.1.4  Vai quản lý nhà nước trình phát triển chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp 28  3.2  Phương pháp nghiên cứu 28  3.2.1  Phương pháp thu thập số liệu 28  3.2.2  Phương pháp phân tích 28  3.2.3  Phương pháp so sánh 29  CHƯƠNG 30  4.1  Thực trạng chuyển dịch cấu ngành kinh tế 30  4.1.1  Sự chuyển dịch cấu ngành công nghiệp 33  4.1.2  Sự chuyển dịch cấu ngành dịch vụ - thương mại 34  4.1.3  Chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Mang Yang 37  4.2  Mối tương quan chuyển dịch cấu kinh tế lên văn hóa, xã hội huyện Mang Yang 50  4.2.1  Giáo dục 50  4.2.2  Y tế 51  vii 4.2.3  Đời sống kinh tế nhân dân 52  4.3  Đánh giá chung tình hình chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp huyện Mang Yang 52  4.3.1  Kết đạt 52  4.3.2  Tồn 53  4.3.3  Nguyên nhân tồn 53  4.4  Phương hướng chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2011- 2015 54  4.4.1  Mục tiêu tổng quát cho kinh tế huyện đến năm 2015 54  4.4.2  Phương hướng cho ngành kinh tế Nông nghiệp huyện 54  4.5  Các giải pháp chủ yếu nhằm đạt mục tiêu chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2011- 2015 57  4.5.1  Giải pháp phát triển sở hạ tầng nông thôn 57  4.5.2  Giải pháp vốn sử dụng vốn 57  4.5.3  Giải pháp công nghệ 58  4.5.4  Giải pháp phát triển thị trường cho nông sản 58  4.5.5  Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán cho ngành nông nghiệp huyện 59  5.1  Kết luận 60  5.2  Kiến nghị 61  5.2.1  Đối với tỉnh 61  5.2.2  Đối với huyện 61  5.2.3  Đối với nông dân 62  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63  viii DANH MỤC VIẾT TẮT KTNN Kinh tế nông nghiệp CCKT Cơ cấu kinh tế TN – KT – XH Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội CN – XD Công nghiệp – xây dựng TM – DV Thương mại – dịch vụ ix DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Mang Yang2006 – 2010 31 Bảng 4.2: Cơ Cấu Ngành Công Nghiệp Huyện Mang Yang 2006 – 2010 33 Bảng 4.3: Khối Lượng Hàng Hóa Vận Chuyển Trên Địa Bàn Huyện 2006 – 2010 35 Bảng 4.4: Số Lượng Kinh Doanh Thương Mại – Du Lịch 36 Bảng 4.5: Tình Hình Sử Dụng Đất Huyện Mang Yang 2006 – 2010 37 Bảng 4.6: Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Huyện Mang Yang 2006 – 2010 38 Bảng 4.7: Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp ( Theo Nghĩa Hẹp ) Huyện Mang Yang 2006 – 2010 39 Bảng 4.8: Diện Tích Gieo Trồng Tại Huyện Mang Yang Huyện Mang Yang 2006 – 2010 41 Bảng 4.9: Cơ Cấu Cây Lương Thực Có Hạt Huyện Mang Yang 2006 – 2010 42 Bảng 4.10: Cơ Cấu Cây Công Nghiệp Huyện Mang Yang 43 Bảng 4.11: Diện Tích Cây Chất Bột Có Củ Huyện Mang Yang 2006 – 2010 44 Bảng 4.12: Cơ Cấu Ngành Chăn Nuôi Huyện Mang Yang 2006 – 2010 45 Bảng 4.13: Số Lượng Vật Nuôi Huyện Mang Yang 2006 – 2010 46 Bảng 4.14: Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Huyện Mang Yang 2006 – 2010 48 Bảng 4.15:Sản Lượng Thủy Sản Chủ Yếu Huyện Mang Yang 2006 – 2010 49 Bảng 4.16: Số Lượng Trường Học Huyện Mang Yang 2006 – 2010 50 Bảng 4.17: Số Lượng Học Sinh Đến Trường Huyện Mang Yang 2006 – 2010 51 Bảng 4.18: Thu Nhập Bình Quân/ Người/ Năm Tỷ Lệ Hộ Nghèo Huyện Mang Yang 2006 – 2010 52 x Ngành nuôi trồng có tỷ trọng giảm 64,9% giá trị sản xuất giảm theo 49,3% Ngành khai thác có tỷ trọng giảm 85,32% giá trị sản xuất giảm 78,8% Ngành dịch vụ lâm nghiệp huyện năm qua tăng tưởng nhanh, tỷ trọng tăng 410,55% giá trị sản xuất tăng 628% C Sự chuyển dịch cấu ngành thủy sản Với đìa hình miền núi, sông suối nhiều nhỏ, hẹp nên ngành thủy sản huyện Mang Yang không phát triển, chủ yếu người dân đánh bắt nhỏ lẻ, phục vụ bữa ăn hàng ngày chính, sản phẩm chủ yếu cá Bảng 4.15: Sản Lượng Thủy Sản Chủ Yếu Huyện Mang Yang 2006 – 2010 Đơn vị: Tấn Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2006 % Tổng cộng 14,00 9,50 13,70 16,00 19,33 38,07 12,00 8,00 12,00 14,00 17,32 44,33 + Cá 1,50 1.20 1,30 1,50 1,51 + Thủy sản khác 0,50 0,30 0,40 0,50 0,50 Nuôi trồng + Cá Khai thác tự nhiên Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mang Yang Theo bảng 4.15 sản lượng thủy sản ni trồng chủ yếu cá qua giai đoạn 2006 – 2010 tăng 44,33%, sản lượng khai thác tự nhiên không tăng lên Theo bảng 4.6 giai đoạn 2006 – 2010 tỷ trọng ngành thủy sản tăng 28%, nhiên tỷ trọng ngành thủy sản cấu ngành nông nghiệp chiếm ít, khơng đáng kể, năm 2010 0,09% 49 4.2 Mối tương quan chuyển dịch cấu kinh tế lên văn hóa, xã hội huyện Mang Yang Trong trình phát triển huyện lĩnh vực kinh tế có vai trò trọng việc thúc đẩy lĩnh vực như: giáo dục, y tế, văn hóa phát triển Giai đoạn 2006- 2010 bên cạnh hoạt động văn hóa, xã hơi, chủ trương, sách nhà nước, tỉnh, huyện chuyển dịch cấu kinh tế nói chung chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện nói riêng có tác động rõ nét đến đời sống xã hội huyện 4.2.1 Giáo dục Nhờ vào phát triển kinh tế huyện quan tâm nhà nước mà nghiệp giáo dục, đào tạo năm qua có đầu tư, tiến đáng kể Mạng lưới trường, lớp quy mô phát triển ngành học, bậc học phân bố đồng địa bàn, tất xã có đủ cấp mầm non, tiểu học trung học sở, có trường trung học phổ thơng trung tâm huyện Đến năm 2010 số xã phổ cập trung học sở 12/12, có trường đạt chuẩn quốc gia Bảng 4.16 Số Lượng Trường Học Huyện Mang Yang 2006 – 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2006 ±∆ Số trường 18 22 26 27 29 Tiểu học 10 11 12 14 Trung học sở 11 11 13 13 13 Phổ thông trung học 1 2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Mang Yang Qua số liệu bảng 4.16 cho ta thấy từ năm 2006 đến 2010 số trường xây xựng tăng từ 18 lên 29 trường đáp ứng nhu cầu đến trường em nhân dân vùng, giảm thiểu tình trạng học sinh học môi trường chật chội, ảnh hưởng kết học tập 50 Bảng 4.17: Số Lượng Học Sinh Đến Trường Huyện Mang Yang 2006 – 2010 Đơn vị: học sinh Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2006 ±∆ Tổng 11.260 11.875 11.939 12.584 12.727 1467 Tiểu học 6.813 7.156 7.166 7.172 7.109 296 Trung học sở 3.307 3.601 3.581 4.173 4.251 944 Trung học phổ thông 1.140 1.118 1.192 1.239 1.367 227 Nguồn: Phòng thống kê huyện Mang Yang Kinh tế phát triển nên người dân có điều kiện cho em đến trường, nâng cai kiến thức Qua bảng 4.17 cho ta thấy số lượng học sinh đến trường giai đoạn 20062010 tăng từ 11260 học sinh lên 12727 học sinh, tăng 1467 học sinh Trung tâm bồi dưỡng trị giáo dục thường xuyên hoạt động hiệu quả, trường phổ thông dân tộc nội trú đảm bảo điều kiện dạy học cho em đồng bào dân tộc thiểu số 4.2.2 Y tế Mạng lưới y tế, đặc biệt y tế sở ngày củng cố, việc cung ứng thuốc trang thiết bị y tế trọng, hoạt động phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày quan tâm Đến năm 2010, tồn huyện có 12 sở khám chữa bệnh; 100% thơn làng có nhân viên y tế cơng cộng, tình hình dịch bệnh giăm, bệnh dịch hạch, sốt rét, phong, bướu cổ Tổ chức khám cộng đồng cho thôn, làng đặc biệt khó khăn 51 4.2.3 Đời sống kinh tế nhân dân Bảng 4.18: Thu Nhập Bình Quân/ Người/ Năm Tỷ Lệ Hộ Nghèo cua Huyện Mang Yang 2006-2010 Thu nhập bình Năm Năm Năm Năm Năm 2010/2006 2006 2007 2008 2009 2010 % 4.200.000 4.750.000 5.640.000 6.680.000 7.500.000 78,6 36,8 28,5 22,8 18,53 14,91 -59,5 quân/ người/năm (đơn vị: đồng) Tỷ lệ hộ nghèo (đơn vị: %) Nguồn: Phòng thống kê huyện Mang Yang Nhờ có chuyển dịch cấu hợp lý, kinh tế phát triển nhanh nên thu nhập người dân ngày tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống cải thiện Theo bảng 4.18 thu nhập bình quân/ người/ năm tăng lên qua năm Năm 2006 4.200.000 đồng năm 2010 tăng lên 7.500.000 đồng, tăng 78,6% Cùng với phát triển kinh tế kết hợp với chương trình xóa đói giảm nghèo 134, 135 nên tình trạng đói nghèo huyện khắc phục dần Theo bảng 4.18 tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2006 36,8% đến năm 2010 giảm 14,91%, giảm 59,5% 4.3 Đánh giá chung tình hình chuyển dịch cấu kinh tế nơng nghiệp huyện Mang Yang 4.3.1 Kết đạt Thực tốt nghị huyện chuyển đổi cấu kinh tế giai đoạn 20062010, chuyển đổi hướng, chuyển đổi diện tích loại trồng hiệu qua loại trồng có hiệu kinh tế cao phù hợp với tiềm huyện, thực tốt việc đưa giống vật ni có hiệu kinh tế cao vào chăn ni giúp tăng hiệu sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân 52 Thông qua chuyển đổi cấu kinh nghiệm, tiến kỹ thuật phát huy, kiến thức trình độ người sản xuất nâng lên 4.3.2 Tồn Cơ sở hạ tầng để giúp nông dân thực chuyển đổi cấu trồng chưa cải thiện đáng kể Chưa tạo thị trường ổn định cho nông sản phẩm, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu nông dân tự bán nên nhiều dễ bị ép giá gây thiệt hại nhiều Tỷ trọng chăn nuôi dù tăng qua năm nhung thấp, chủ yếu trồng trọt, sản xuất nơng nghiệp số vùng thiếu tính bền vững chưa khai thác có hiệu tiềm địa phương Chất lượng nhiều loại nơng sản thấp, chưa đồng đều, sức cạnh tranh hiệu thấp Phát triển nghề rừng hạn chế Môi trường người sản xuất sử dụng loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ mức nên đứng trước nguy suy thoái 4.3.3 Nguyên nhân tồn Cơng tác xây dựng nhân rộng mơ hình sản xuất hiệu chậm chưa nhiều Thị trường hàng hóa nước nói chung liên tục biến động, phân bón tăng mạnh làm ảnh hưởng đến đầu tư thâm canh nông dân khả dự báo yếu tố tác động đến sản xuất, nắm bắt thơng tin thị trường yếu Tiềm tài nguyên chưa phát huy; tài nguyên đất, tài nguyên rừng chủ yếu Nhà nước đứng chân nắm giữ phục vụ mục đích quốc phòng, bảo vệ mơi trường sinh thái Hiệu sử dụng nguồn tài nguyên chưa cao, nhiều vùng đất hoang hoang phí, số diện tích đất sử dụng hiệu không thuộc thẩm quyền điều tiết cấp huyện Trình độ học vấn, canh tác đồng bào dân tộc thiểu số thấp Tinh thần trách nhiệm phận cán chưa cao Năng lực đạo, quản lý điều hành quyền cấp hạn chế 53 4.4 Phương hướng chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2011- 2015 4.4.1 Mục tiêu tổng quát cho kinh tế huyện đến năm 2015 Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 15% Trong đó: tốc độ tăng giá trị sản xuất bình qn ngành là: -Nơng lâm ngư nghiệp: 7,95% -Công nghiệp, xây dựng: 22,14% -Dịch vụ: 19,22% Cơ cấu kinh tế -Nông, lâm, ngư nghiệp: 49% - Công nghiệp- xây dựng: 26,8% - Dịch vụ: 24,2% Tỷ lệ hộ dùng điện: 99% Tỷ lệ hộ dùng nước sạch: 95% Thu ngân sách bình quân địa bàn: 16 tỷ đồng Tỷ lệ tăng dân số tự nhiện: 1,6% Tỷ lệ đói nghèo giảm 4%/ năm Thu nhập bình quân đầu người/ năm: 15.800.000đ Gia đình văn hóa: 13413 gia đình Tỷ lệ gia đình văn hóa: 90% Số làng văn hóa: 76 làng Đưa xã Lơ Pang Đăk Trôi khỏi diện đặc biệt khó khăn 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia y tế 4.4.2 Phương hướng cho ngành kinh tế Nông nghiệp huyện -Nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) Phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, đại hóa, gắn sản xuất với chế biến theo hướng xuất Gắn sản xuất nông nghiệp với áp dụng chuyển giao khoa 54 học công nghệ, kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, vận chuyển, phân phối, đảm bảo sản phẩm có thương hiệu Đáp ứng phần lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng, chăn nuôi địa bàn huyện + Trồng trọt Vẫn theo phương hướng giai đoạn 2006- 2010 giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi dịch vụ nông nghiệp giá trị tuyệt đối ngành trồng trọt tăng qua năm Quy hoạch nguồn nguyên liệu cho cụm công nghiệp hiệu quả, mở rộng vùng thuận lợi nguồn nước, có thủy lợi; tiếp tục thực đề án lúa nước, dự án nâng cao lực cho đồng bào dân tộc thiểu số xã đặc biệt khó khăn, Từng bước đưa máy móc vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng giống có suất cao Trong cấu ngành trồng trọt chủ trương chuyển đổi cấu mùa vụ, tiếp tục chuyển phần diện tích hoa màu, lương thực có suất thấp sang phát triển công nghiệp: cao su, hồ tiêu Để tăng giá trị sản phẩm hàng hóa tăng tỷ trọng loại có lợi huyện ngành trồng trọt, mục tiêu đến 2015 diện tích nhóm trồng tăng so với năm 2010 : Cây lương thực: giai đoạn 2011 – 2015 lúa lương thực gieo trồng chủ yếu để đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân huyện Huyện thực tốt cơng tác thâm canh, nâng cao độ phì nhiêu đất Chỉ tiêu đặt đến năm 2015 lúa đơng xn đạt diện tích 1050 ha, Diện tích ngơ lai 600 phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc, định hướng huyện phát triển ngô lai ngắn ngày, đồng thời trồng xen loại công nghiệp ngắn ngày như: đỗ tương, lạc, mía để giữ độ phì nhiêu cho đất, sắn 5500 55 Cây công nghiệp dài ngày: tiếp tục chuyển đổi diện tích đất hoang, loại trồng hiệu sang trồng cao su, cà phê, hồ tiêu với tiêu đặt đến năm 2015 Cao su: 5500 ha; đó: cao su tiểu điền 2275 Cà phê: 3600 +Chăn nuôi Chăn nuôi hướng phát triển quan trọng, năm tới ngành chăn nuôi phải phấn đấu giải tốt nhu cầu thực phẩm cho người dân huyện, huyện lân cận Muốn phải phát triển chăn ni, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi cấu nông nghiệp, trọng tâm heo bò Tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi nội ngành nông nghiệp; Chú trọng lai tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo nhân rộng mơ hình chăn ni có hiệu Đẩy mạnh phát triển đàn gia súc xã phía nam; đa dạng hóa loại hình chăn ni có giá trị kinh tế cao, khuyến khích phát triển mơ hình trang trại, kết hợp với mở rộng quy mơ chăn ni hộ gia đình, xã trung tâm, góp phần nâng cai chất lượng đàn gia súc Mục tiêu cụ thể năm 2015: Đàn bò: 17000 Trong đó: tỷ lệ bò lai: 40% Đàn heo: 23000 Trong tỷ lệ nạc hóa đàn heo: 50% +Dịch vụ nông nghiệp Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để dịch vụ nông nghiệp phát triển nhanh góp phần thúc đẩy q trình chuyển đổi cấu kinh tế nông nghiệp huyện Mục tiêu đề đến năm 2015 tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp ngành nông nghiệp -Thủy sản Hầu huyện khơng có chủ trương để phát triển lĩnh vực khơng có tiềm -Lâm nghiệp 56 Bảo vệ phát triển vốn rừng có, rừng phòng hộ, đặc dụng để bảo vệ mơi trường, diện tích đất nơng nghiệp 4.5 Các giải pháp chủ yếu nhằm đạt mục tiêu chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2011- 2015 4.5.1 Giải pháp phát triển sở hạ tầng nông thôn Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển đổi cấu sản xuất Xây dựng cơng trình giao thơng sở quy hoạch duyệt, nâng cấp tuyến đường thiên thôn, liên xã, đảm bảo cho yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn Tăng cường đầu tư cho cơng trình thủy lợi để đáp ứng u cầu phát triển sản xuất, ổn định sống cho nhân dân Đảm bảo cung cấp để nước cho sản xuất sinh hoạt cho nhân dân Phát triển mạng lưới đến xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn, 4.5.2 Giải pháp vốn sử dụng vốn Để thực mục tiêu chuyển dịch cấu kinh tế nơng nghiệp huyện nhu cầu vốn đầu thư lớn Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nông nghiệp, thực có hiệu sách đầu tư tín dụng Nhà nước, huyện Mang Yang cần có giải pháp chủ trương hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn khác (ngân sách nhà nước,tỉnh hỗ trợ, ngân sách huyện, nguồn vốn tín dụng từ nhiều kênh cung cấp nguồn vốn tự có nhân dân), cụ thể như: -Đối với nguồn vốn ngân sách: chủ yếu tập trung đầu tư sở hạ tầng chuyển giao công nghệ khuyến nông Huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án có mục tiêu cụ thể tính khả thi cao để ngân sách cấp duyệt đầu tư -Đối với ngân sách huyện cần khai thác mở rộng nguồn thu đồng thời tiết kiệm tối đa, tăng tỷ trọng quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp -Đối với nguồn vốn tín dụng: nhu cầu vốn tín dụng để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, chuyển đổi cấu kinh tế lớn Do huyện cần có chủ trương, biện pháp đồng quản lý, hỗ trợ thu hút kênh cung cấp vốn tín dụng địa bàn 57 quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển tỉnh, Ngân hàng nơng nghiệp phát triển nơng thơn, quỹ tín dụng nhân dân sở Xây dựng dự án phát triển sở hạ tầng: trạm bơm điện, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt chợ nông thôn để xin vay vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển tỉnh Các ngân hàng cần đơn giản thủ tục cho vay, tăng nguồn vốn cho vay trung, dài hạn -Đối với nguồn vốn tự có nhân dân Huyện cần cơng khai cơng trình, dự án, định hướng khuyến khích phát triển để thu hút nhân dân, thành phần kinh tế an tâm phấn khởi bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất Nâng cao lực quản lý nhà nước kinh tế cấp quyền, thực tốt chủ trương, sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp Đảng Nhà nước địa bàn huyện 4.5.3 Giải pháp công nghệ Tập trung vào lĩnh vực giống trồng, vật nuôi giúp tăng suất, chất lượng sức cạnh tranh hàng hóa nơng sản Tổ chức thực chương trình Quốc gia tỉnh trung ương hỗ trợ gồm giống: ngơ lai, lâm nghiệp, bò lai, lợn hướng nạc Khuyến khích nơng dân khai thác đất vườn, đất đồi để trồng, ni loại cây, có giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho sở, hộ gia đình đầu tư cơng nghệ, trang thiết bị máy móc để nâng cao suất lao động Tổ chức khuyến nông giúp tuyên truyền, chuyển giao tiến kỹ thuật đến cho bà nông dân cách có hiệu 4.5.4 Giải pháp phát triển thị trường cho nơng sản Chính quyền địa phương phải thường xuyên theo dõi nắm bắt thông thin thị trường để định phương án quy hoạch, kế hoạch; xác định cấu sản xuất phù hợp, gắn với thị trường sản xuất để sản phẩm có khả tiêu thụ Định hướng phát triển sản phẩm có khả cạnh tranh cao 58 Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến khoa học kỹ - công nghệ vào sản xuất để nâng cao suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nông sản để nâng cao sức cạnh tranh Đầu tư nâng cấp, xây dựng chợ trung tâm huyện mạng lưới chợ nông thôn, phát triển mạnh mạng lưới giao thơng để mở rộng khả năn tiêu thụ hàng hóa Thực công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân doanh nghiệp địa bàn Hình thành liên hệ chặt chẽ thơng qua hợp đồng tiêu thụ nông dân với nhà tiêu thụ để đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định cho người sản xuất 4.5.5 Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán cho ngành nông nghiệp huyện Để giải pháp chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp huyện vào thực tế triển khai có hiệu vấn đề vai trò lãnh đạo cấp ủy, quyền, tổ chức đoàn thể vấn đề đặc biệt quan trọng, cần tạo điều kiện cho cán nông nghiệp tham quan, học tập mơ hình phát triển kinh tế nơng nghiệp ngồi tỉnh để áp dụng nhân rộng huyện nhà 59 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trong giai đoạn 2006 -2010 vừa qua kinh tế nói chung kinh tế ngành nông nghiệp huyện Mang Yang có phát triển mạnh số lượng chất lượng, mặt chuyển dịch cấu hướng phát huy lợi vùng, góp phần làm thay đổi mặt kinh tế huyện, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân Qua đánh giá thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2006 – 2010 thấy: Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng năm qua, kéo theo thay đổi hợp lý cấu kinh tế nơng nghiệp chậm Nếu năm 2006 tỷ trọng ngành nơng nghiệp chiếm 83,63% đến năm 2010 83,0% giảm (0,74%); lâm nghiệp năm 2006 16,3% năm 2010 16,9% (tăng 3,68%); thủy sản năm 2006 0,07% năm 2010 0,09% (tăng 28,6%) Xét nơng nghiệp theo nghĩa hẹp có thay đổi tỷ trọng ngành: trồng trọt năm 2006 81,96% năm 2010 75% (giảm 8,5%), ngành chăn ni năm 2006 16,32% năm 2010 tăng lên 21,5% (tăng 81,4%), dịch vụ nông nghiệp năm 2006 1,72% đến năm 2010 tăng lên 3,5% (tăng 181,2%) Qua cho thấy rằng, nơng nghiệp huyện Mang yang giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tỷ trọng chăn nuôi dịch vụ nông nghiệp tăng dần qua năm Mặt khác trồng trọt huyện trọng tập trung phát triển mạnh công nghiệp mạnh vùng phục vụ ngun liệu chế biến Về chăn ni có phát triển tập trung trọng loại vật ni mang tính hàng hóa, giá trị kinh tế cao Tuy nhiên bên cạnh kết đạt ngành nơng nghiệp huyện tồn nhiều hạn chế cần khắc phục Việc tổ chức chế biến tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp chậm phát triển, thị trường nơng sản bất ổn, việc áp dụng khoa học công nghệ đại vào sản xuất chế biến, bảo quản nông sản chưa phát triển mạnh rộng rãi, sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp chưa đồng hiệu quả, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nơng nghiệp hạn chế, chưa có nhiều cán đào tạo phục vụ lĩnh vực Do để khắc phục hạn chế giúp đưa nông nghiệp phát triển nhanh, với tiềm cần phải có phối hợp đồng Nhà nước, địa phương người nông dân 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với tỉnh Đề nghị tỉnh cần có biện pháp mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm Xây dựng kế hoạch, đề án chiến lược chuyển dịch cấu kinh tế nói chung, cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng cụ thể phù hợp với ngành, khu vực để từ địa phương có điều kiện xác định chuyển dịch cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm, tiềm điều kiện 5.2.2 Đối với huyện Thực đồng chương tình khuyến nông, tổ chức tập huấn kỹ thuật dự báo thị trường, giúp nông dân chủ động với thị trường đầu vào, đầu Đầu tư cho sở hạ tầng nông thôn, hệ thống tưới tiêu, nước sinh hoạt giao thông Thường xuyên kiểm tra, giám sát chương trình mục tiêu việc chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, để kịp thời điều chỉnh giải tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát huy ưu điểm hạn chế địa phương Đào tạo độ ngũ cán có trình độ, tạo điều kiện cho cán nông nghiệp tham quan, học tập mơ hình phát triển kinh tế nơng nghiệp tỉnh để áp dụng nhân rộng huyện nhà 61 5.2.3 Đối với nông dân Thực nghiêm túc chương trình dự án kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, vay sử dụng vốn hiệu Thực chuyển đổi cấu theo kế hoạch quyền, tránh tình trạng đầu tư dồn dập vào loại cây, loại vật nuôi gây dư thừa nguồn cung ảnh hưởng đến thu nhập năm trước 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đinh Phi Hổ, 2003, Kinh tế nông nghiệp lý thuyết thực tiễn Nhà xuất thống kê Lê Quốc Sử, 2001, Chuyển dịch cấu xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH – HĐH từ kỷ XX đến kỷ XXI thời đại kinh tế tri thức, NXB thống kê UBND huyện Mang Yang, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015 UBND huyên mang Yang, Nghị hội nghị lần thứ ban chấp hành đảng huyện Mang Yang chuyển dịch cấu kinh tế Niên giám thống kê (2006 – 2010) Phòng thống kê huyện Mang Yang Dương Quang Vinh , 2007 Phân tích chuyển dịch cấu kinh tế nơng nghiệp địa bàn huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khuyến nông phát triển nông thôn , ĐH Nông lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam ... viên thực Nguyễn Kim Cường NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN KIM CƯỜNG Tháng năm 2012 “Phân tích tình hình chuyển dịch cấu kinh tế Ngành nông nghiệp huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” NGUYEN KIM CUONG June 2012... tích thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế Ngành nông nghiệp huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai”, Nguyễn Kim Cường, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM CƯỜNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN MANG YANG – TỈNH

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan